Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 17, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
QUAN HỆ HOA – ĐÀI: SỰ CÁO CHUNG CỦA NGUYÊN TẮC “MỘT TRUNG HOA”
Webmaster
Các bài liên quan:
    CHÍNH SÁCH MỘT TRUNG CỘNG LÀ MỘT LỜI NÓI DỐI
    TRUNG CỘNG ĐÃ ĐÁNH MẤT ĐÀI LOAN NHƯ THẾ NÀO?
    “NGOẠI GIAO NGÂN PHIẾU” CỦA ĐÀI LOAN ĐÃ HẾT THỜI
    (ĐÀI LOAN) EO BIỂN CHƯA THÁM HIỂM
    Ý ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ĐẰNG SAU CUỘC GẶP TẬP – MÃ
    THƯỢNG ĐỈNH MÃ – TẬP: BIỂU TƯỢNG CHỨ KHÔNG THỰC CHẤT

 

(The End of “One China”)

By Andrew Browne

Phạm Vũ Lửa Hạ dịch

The Wall Street Journal

Nov 13-2015

 

 

Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch cụng ly tại tiệc ăn mừng

Nhật đầu hàng và chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến, tháng 9/1945.

(Ảnh: Jack Wilkes/The LIFE Picture Collection/Getty Images).

 

Sau cuộc gặp bất ngờ có tính lịch sử với tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình có thể được sử sách lưu danh là đã công nhận nền dân chủ của Đài Loan – hoặc chọn chủ trương xung đột.

 

Khi hai vị lãnh đạo Trung Quốc và Đài Loan gặp nhau vào cuối tuần trước lần đầu tiên kể từ năm 1949, lởn vởn trong phòng họp mà không ai thấy là hồn ma của Mao Trạch Đông, lãnh tụ Trung Cộng, và Thống chế Tưởng Giới Thạch gầy hốc hác, địch thủ ác liệt của Mao Trạch Đông. Họ đã là kẻ thù của nhau trong cuộc nội chiến Trung Quốc trong hơn hai thập niên, trước khi lực lượng cách mạng nông dân chiến thắng của Mao lên nắm quyền ở Bắc Kinh cùng năm 1949.

 

Tưởng Giới Thạch buộc phải chạy ra lưu vong ở Đài Loan, mang theo Quốc Dân Đảng. Mối thù hằn giữa Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch tiếp tục qua một ranh giới thời Chiến tranh Lạnh – có thời gian quân của hai bên nã pháo và tung các luận điệu tuyên truyền nhắm vào nhau qua eo biển hẹp phân cách Đài Loan với đại lục – nhưng họ luôn có cùng một giấc mơ, xuất phát từ cuộc đấu tranh lâu dài của họ: “Một Trung Quốc”.

 

Thống nhất đại lục và Đài Loan đã là sứ mệnh thiêng liêng của mọi lãnh đạo Trung Cộng từ thời Mao Trạch Đông, trong đó có chủ tịch hiện nay Tập Cận Bình. Và tuy ý tưởng “Một Trung Quốc” ngày nay gần như chẳng còn được đại chúng ủng hộ tại Đài Loan, nơi trân quý nền dân chủ non trẻ của mình, ý tưởng này vẫn ráng sống lay lắt như một di sản bên trong Quốc Dân Đảng, đảng của Mã Anh Cửu, tổng thống đương nhiệm của đảo quốc này.

 

 

Tập Cận Bình, phải, bắt tay với Mã Anh Cửu trước cuộc gặp

tại khách sạn Shangrila ở Singapore hôm 7/11/2015.

(Ảnh: Roslan Rahman/AFP/Getty Images)

 

Song, cũng chẳng còn được bao lâu nữa. Khi những người kế tục chính trị của hai kẻ thù thời chiến của Trung Quốc có cú bắt tay lịch sử trong một khách sạn du lịch năm sao ở Singapore, cả hai vị chắc chắn hiểu rằng mục tiêu chung “Một Trung Quốc” nay coi như đã cáo chung.

 

Mã Anh Cửu hiện ở giai đoạn “vịt què”, sắp kết thúc hai nhiệm kỳ tổng thống của mình. Chính sách tiêu biểu của ông mở cửa kinh tế với Trung Quốc đã bị giới trẻ phẫn nộ ở Đài Loan phản đối; năm ngoái họ đã chiếm đóng [và biểu tình ngồi] tại Viện Lập pháp Đài Loan để ngăn cản một dự luật thương mại. Quốc Dân Đảng đang rối beng, và người có thể thắng cử tổng thống vào tháng Giêng sắp tới, Thái Anh Văn của Đảng Dân chủ Tiến bộ, đâu thể nào hô hào khẩu hiệu “Một Trung Quốc”. Đảng của bà cổ xúy độc lập, dù bản thân bà không đi xa quá đà như vậy.

 

Vận mệnh của Đông Á xoay vần ra sao nay nhìn chung sẽ tùy thuộc vào những diễn biến sắp tới. Tập Cận Bình đang nôn nóng. Ông đã nói là vấn đề Đài Loan “không thể cứ truyền từ đời này sang đời khác”. Trung Quốc trước đây đã hy vọng rằng sự hội nhập kinh tế gần gũi hơn sẽ đẩy nhanh một thỏa thuận chính trị, nhưng điều đó đã không xảy ra. Trái lại, điều đó đã khiến 23 triệu dân của Đài Loan càng lo ngại hơn về việc rơi vào tầm ảnh hưởng độc tài của Trung Quốc. Nếu chính quyền sắp tới của Đài Loan có vẻ như định hướng vĩnh viễn phân ly Đài-Trung, Tập Cận Bình có thể tái khai chiến, lôi kéo Mỹ vào một cuộc xung đột Châu Á mới.

 

Tức là trừ phi Tập Cận Bình quyết định lưu danh sử sách là chính khách Trung Quốc vạch ra một cách tiếp cận mới với Đài Loan, một phương cách đủ sáng tạo để thích ứng với cả các ước vọng “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh lẫn quyết tâm của Đài Loan giữ nền dân chủ mà mình đã nhọc công giành được.

 

Mỹ, đồng minh quân sự chính của Đài Loan, đang lo lắng theo dõi; bờ biển của Trung Quốc dựng tua tủa tên lửa nhắm tới hòn đảo này. Đài Loan là vấn đề nhức nhối duy nhất có thể thực sự khiến hai siêu cường quốc Mỹ và Trung Quốc đánh nhau. Theo một nghiên cứu gần đây của RAND Corporation [tổ chức nghiên cứu phi chính phủ ở Mỹ chuyên về các vấn đề quân sự, an ninh, N.D.], nếu xảy ra, một cuộc xung đột như vậy sẽ “nhanh chóng, ác liệt, và có thể tuyệt vọng”. Không thể loại trừ khả năng leo thang hạt nhân; đó là lý do lý giải, phần nào, tại sao Mỹ không dứt khoát bảo đảm cho an ninh của Đài Loan. Có tổng thống Mỹ nào dám liều lĩnh thí mạng Los Angeles cho Đài Bắc? Washington duy trì một chính sách “mơ hồ có tính chiến lược”

 

Mã Anh Cửu, người từng học ở Harvard, rõ ràng ao ước bắt tay với Tập Cận Bình để cứu vãn phần nào di sản bị hoen ố của mình. Ông đã vun đắp vị thế tổng thống của mình dựa trên lời hứa có quan hệ hữu hảo hơn với Trung Quốc, để rồi vấp phải sự phản đối của công chúng Đài Loan tin rằng ông đã xúc tiến quá nhanh và liều lĩnh. Tỉ lệ ủng hộ ông đã xuống còn khoảng 20%. Ít ra thì này ông sẽ được nhớ tới nhờ cuộc gặp gỡ đột phá này.

 

Câu hỏi hắc búa thực sự là tại sao Tập Cận Bình màng tới ông. Có người cho rằng có lẽ Tập Cận Bình muốn tăng cơ may của Quốc Dân Đảng trước kỳ bầu cử vào tháng Giêng, đồng thời cũng là bầu cử vào Viện Lập pháp. Nhưng điều đó khó xảy ra: các cuộc thăm dò dư luận cho thấy Quốc Dân Đảng đang tụt hậu đến vô vọng.

 

Tập Cận Bình đã trở nên một lãnh tụ thất thường, táo bạo nhưng khó lường. Nhà độc tài của Trung Quốc khiến cả khu vực bất ngờ khi thình lình tăng các áp lực quân sự và ngoại giao đối với các nước láng giềng, rồi lại cũng đột ngột làm dịu bớt đi. Ngay lúc này, các căng thẳng với Mỹ đang sùng sục về các đảo nhân tạo, dùng được cho mục đích quân sự, mà Trung Quốc đã bồi đắp ở Biển Đông [Trung Quốc gọi là Nam Hải – South China Sea, N.D.]. Cách đây vài tuần, Hải quân Mỹ cho tàu khu trục có tên lửa dẫn đường đi ngang những vùng biển gần với một trong những đảo nhân tạo đó, chỉ để nhắc cho Bắc Kinh nhớ rằng Washington vẫn thống lĩnh sóng nước vùng này và nhớ rằng Tập Cận Bình không thể tuyên bố những vùng cấm qua lại trên những tuyến giao thông hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Nên có lẽ cuộc gặp gỡ này là nhành ôliu của Tập Cận Bình – không chỉ với Đài Loan mà với cả khu vực này, và cả với Mỹ.

 

Có người suy đoán rằng Tập Cận Bình đánh bóng hình ảnh chính khách toàn cầu của mình bằng một cử chỉ phô trương cuối cùng sau khi được Tổng thống Barack Obama thết đãi tại Tòa Bạch Ốc, dự dạ tiệc với Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị tại Cung điện Buckingham, và hàn gắn quan hệ với cựu thù Việt Nam.

 

 

Thái Anh Văn, thuộc Đảng Dân chủ Tiến bộ, nữ tổng thống Đài Loan

đầu tiên đắc cử trong cuộc bầu cử vào ngày 16 tháng 1 năm 2016,

phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế,

một tổ chức nghiên cứu độc lập ở Washington, D.C., Mỹ, hôm 3/6.

(Ảnh: Brendan Smialowski/Agence France-Presse/Getty Images)

 

Nhưng có một cách lý giải khả dĩ khác. Có thể – chỉ là có thể – Tập Cận Bình thiết kế cuộc gặp với Mã Anh Cửu như là một cử chỉ xã giao khơi mào đối thoại, một cách để bắt đầu thực hiện thường xuyên các giao thiệp cấp cao mà sẽ tiếp tục dưới thời bà Thái Anh Văn, người mà Tập Cận Bình biết là khó mà chấp nhận ý tưởng “Một Trung Quốc”.

 

Nếu vậy thì đó là nước đi thay đổi cuộc cờ. Nó sẽ thay đổi những cảm nhận về Tập Cận Bình, người cho tới nay tỏ vẻ gần như không linh hoạt trong những cách xử sự với các khu vực ngoại vi không yên ả của Trung Quốc, trong đó có Hong Kong, nơi Bắc Kinh đã bác bỏ những yêu sách của dân chúng đòi có dân chủ trọn vẹn, và vùng Tân Cương bất kham của Trung Quốc, nơi chính quyền tiếp tục nặng tay đàn áp người Duy Ngô Nhĩ chủ yếu theo Hồi giáo.

 

Một chuyển biến như vậy cũng có thể gây tiếng vang trong dân chúng Trung Quốc. Dù sao đi nữa, Đài Loan là một phương án dân chủ cho cộng đồng nói tiếng Hoa.

 

Nếu đồng ý bang giao với giới lãnh đạo Đài Loan mà không cần nguyên tắc “Một Trung Quốc”, Tập Cận Bình sẽ công nhận các giá trị mà Đài Loan trân trọng: sự đa nguyên chính trị, sự đa dạng văn hóa và đời sống bình yên thường nhật của Đài Loan. Đây là những phẩm chất mà hàng triệu du khách Trung Quốc đổ sang Đài Loan mỗi năm thường trầm trồ – những phẩm chất của một xã hội hậu công nghiệp thịnh vượng nhìn chung tự làm lành với chính mình, nếu không phải với láng giềng khổng lồ của mình.

 

 

Một cậu bé Đài Loan tại một cuộc biểu tình ở Đài Bắc cầm

biển ghi dòng chữ tiếng Hoa: “Mã Anh Cửu không đại diện

cho tôi” hôm 7/11, ngày diễn ra cuộc gặp lịch sử ở Singapore

(Ảnh: Sam Yeh/Agence France-Presse/Getty Images)

 

Dân chủ đã khóa tay khiến bất cứ nhà lãnh đạo Đài Loan nào cũng không thể mặc cả với Bắc Kinh, dù người Đài Loan chắc chắn mong muốn có quan hệ thân thiện. Nếu Thái Anh Văn không chịu chấp nhận nguyên tắc “Một Trung Quốc”, khó tưởng nổi một lãnh tụ tương lai nào của Quốc Dân Đảng dám chấp nhận. Sở dĩ như vậy là vì đại đa số cử tri ở Đài Loan hài lòng với hiện trạng – không được công nhận độc lập chính thức (hòn đảo này là một quốc gia tự trị trên mọi phương diện trừ cái tên) mà cũng không thông nhất với Trung Quốc. Thái Anh Văn đã chọn lập trường thận trọng này.

 

Một điều không kém phần quan trọng là tuy hầu hết cư dân đảo quốc này là con cháu của những di dân người Hán từ đại lục, họ đã coi Đài Loan là quê hương của mình. Họ chẳng mảy may đoái hoài tới những kêu gọi đoàn kết dân tộc dựa trên tinh thần đồng bào cốt nhục như kiểu Tập Cận Bình đã nói ở Singapore: “Chúng ta là anh em vẫn gắn kết với nhau bằng máu mủ ruột thịt cho dù xương chúng ta đã gãy.”

 

Hơn nữa, nhiều người Đài Loan phẫn nộ vì một phiên bản lịch sử nhìn nhận Đài Loan một cách riêng biệt trong bối cảnh một cuộc nội chiến Cộng Sản-Quốc Dân Đảng chưa giải quyết xong, như thể 1949 là năm duy nhất có ý nghĩa trong diễn ngôn về quá khứ của họ.

 

Thực vậy, cột mốc năm tháng có ý nghĩa nhất với nhiều người Đài Loan không phải là năm 1949, khi Quốc Dân Đảng bắt đầu lưu vong, mà là năm 1945. Đó là năm mà Quốc Dân Đảng, khi đó là thế lực cầm quyền ở Trung Quốc, tiếp quản Đài Loan từ Nhật vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến.

 

Nhật đã cai trị Đài Loan như một thuộc địa trong 50 năm – và nhìn chung đã cai trị tốt. Ngược lại, Quốc Dân Đảng tàn bạo, thối nát và bất tài. Quốc Dân Đảng bình định nơi sẽ trở thành thành trì trên đảo này bằng cách tàn sát khoảng 20.000 người Đài Loan. Và sự đàn áp này tiếp tục. Do Tưởng Giới Thạch dẫn đầu, khoảng một triệu lính giải ngũ và những người tị nạn khác đổ bộ lên Đài Loan với dân số khoảng sáu triệu người và thiết lập chế độ độc tài độc đảng theo thiết quân luật.

 

Đến nay, một số người Đài Loan vẫn đánh đồng khái niệm “Một Trung Quốc” với thời kỳ mà mật vụ của Quốc Dân Đảng tiến hành đàn áp và chính quyền tống giam các nhà hoạt động đòi độc lập trên Lục Đảo, sách nhiễu các luật sư nhân quyền tìm cách biện hộ cho họ và bịt miệng báo chí. Sau một cuộc đấu tranh lâu dài, nhọc nhằn đòi dân chủ – cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của Đài Loan được tổ chức vào năm 1996 – những người Đài Loan này không có ý định nắm mắt đưa chân san sẻ với một đảng khác của người đại lục.

 

Phong cách cai trị của Tập Cận Bình – trong đó có kiểm duyệt gắt gao Internet, kiềm chế các tổ chức phi chính phủ và kiểm soát ý thức hệ ở đại học – đặc biệt khiến người Đài Loan lo ngại.

 

Học giả về Trung Quốc Donald Rodgers, giáo sư ở Austin College, viết rằng người dân Đài Loan “không muốn thống nhất với Trung Quốc – không đời nào.” Đối với họ, quan hệ với đại lục đã tới một bước ngoặt. Họ ngày càng bác bỏ giả định cho rằng “vấn đề Đài Loan” là một cuộc cãi vả trong gia đình giữa người Trung Hoa với nhau. Thay vì vậy, họ xem đó là một cuộc đấu chính trị giữa hai nước có chủ quyền ngang hàng với nhau.

 

Hoàng Quân Bối (Charles Huang), một doanh nhân Đài Loan có tiếng và một trông những cố vấn thân cận nhất của Thái Anh Văn, nói rằng người có khả năng thành lãnh đạo của Đài Loan không phản đối cuộc gặp ở Singapore nhưng phản đối việc bí mật sắp xếp cuộc gặp này – Mã Anh Cửu bất ngờ tiết lộ về cuộc gặp vào phút chót – và bất đồng với việc tổng thống Đài Loan dường như hoàn toàn chấp nhận công thức “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh.

 

Tổ tiên của ông Hoàng từ đại lục tới Đài Loan cách đây 10 thế hệ. Ông nói như vậy ông là người Hoa, nhưng ông gắn bó với Đài Loan về mặt văn hóa, xã hội, và chính trị và mọi mặt khác. Ông nói: “Tôi gọi mình là người Hoa, nhưng chỉ một cách miễn cưỡng.” Ông Hoàng nói thêm rằng mối quan hệ Trung-Đài “phải theo một cách suy nghĩ khác.”

 

Nói cách khác, quên nguyên tắc “Một Trung Quốc” đi. Và quên đi đề nghị từ lâu của Bắc Kinh về con đường tiến tới cái đích đó – công thức “Một Quốc gia, Hai Chế độ” mà Bắc Kinh đã dùng để thu hồi Hong Kong, mà qua đó thuộc địa của Anh Quốc giữ hệ thống tư pháp độc lập, báo chí năng động và các quyền tự do khác trong khi Trung Quốc đảm nhận các vấn đề quốc phòng và chính sách đối ngoại.

 

Đối với người Đài Loan, khó mà tưởng nổi họ sẽ cho phép quân lính của Trung Cộng đóng quân trên hòn đảo này, như hiện nay đang đóng quân ở khu trung tâm Hong Kong. Một cách khác mà quân Trung Quốc có thể tới Đài Loan – một cuộc đổ quân thủy bộ, với sự hậu thuẫn của các cuộc oanh tạc và bắn tên lửa – cũng không tưởng không kém, ít nhất là tạm thời hiện nay.

 

Giới phân tích cho rằng rất có thể, nếu Thái Anh Văn cương quyết chống lại quan niệm “Một Trung Quốc” và Tập Cận Bình đáp lại bằng đường lối cứng rắn, hòn đảo này sẽ bị bót nghẹt từ từ. Tập Cận Bình có thể bắt đầu bằng cách chặn đứng dòng du khách rồi tìm cách cuỗm mất một số đối tác ngoại giao của Đài Loan, mà trong đó quan trọng nhất tới nay là Vatican, vốn từ lâu có quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh.

 

Hoặc ông có thể khiến thế giới ngạc nhiên bằng cách đi theo hướng ngược lại – ví dụ, bằng cách công nhận nền dân chủ của Đài Loan và đề nghị một liên bang lỏng lẻo giữa hai nhà nước có chủ quyền. Cuộc gặp gỡ ở Singapore không có gì khích lệ cho thấy ông dự tính như vậy. Không có một thỏa thuận về nguyên tắc “Một Trung Quốc”, Tân Hoa Xã trích dẫn phát biểu của Tập Cận Bình: “Con thuyền phát triển hòa bình sẽ vấp phải những ngọn sóng kinh hoàng hoặc thậm chí bị lật.”

 

Quả thực, để tránh bất cứ suy diễn nào cho rằng cuộc gặp gỡ ở Singapore là giữa nước, hai vị lãnh đạo chỉ gọi nhau là “tiên sinh”, chứ không phải là “tổng thống/chủ tịch”. Và khi đài truyền hình nhà nước Trung Quốc đưa tin về cuộc họp báo của Mã Anh Cửu trước khi ông lên đường sang, đài này đã bôi đen huy hiệu hình lá cờ Đài Loan nhỏ xíu mà ông đeo trên ve áo.

 

Lịch sử quan hệ đầy sóng gió giữa Cộng Sản và Quốc Dân Đảng cho thấy rằng ta sẽ chứng kiến những bất ngờ phức tạp khi Trung Quốc và Đài Loan gắng tìm ra cách giải quyết thế bế tắc này. Thử nhớ lại thời điểm hồi năm 1936 khi một trong những tướng lĩnh của Tưởng Giới Thạch bắt cóc ông ở thành phố Tây An và giam giữ ông cho tới khi ông đồng ý chấm dứt nội chiến với Cộng Sản và hợp tác với các lực lượng của Mao Trạch Đông chống lại quân Nhật xâm lược.

 

Biến cố Tây An đã thay đổi vận mệnh của Châu Á: quân Quốc Dân Đảng đánh hầu hết những trận lớn chống lại quân Nhật, cầm chân hơn một triệu quân địch mà lẽ ra có thể đã được triển khai ở nơi khác, và đẩy nhanh việc chấm dứt Chiến tranh Thái Bình Dương. Trong khi đó, Cộng Sản dưỡng quân để chuẩn bị khôi phục nội chiến.

 

Những quyết định mà Tập Cận Bình đang đối mặt cũng hệ trọng không kém. Trong khi ông cân nhắc các phương án của mình, sự thanh bình của khu vực trở thành con tin.

 

Andrew Browne,

Phạm Vũ Lửa Hạ dịch

(Bản dịch, ký tên Khương An, đã đăng trên Thời Mới - Canada ngày 28/10/2015).

 

*  *  *

 

The End of “One China”

By Andrew Browne

Phạm Vũ Lửa Hạ dịch

The Wall Street Journal

Nov 13-2015

Updated Nov. 15, 2015 11:43 a.m. ET

 

 

Communist Chinese leader Mao Zedong, left, and Chinese Gen.

Chiang Kai-shek toast one another at a celebration of Japan’s

surrender and the end of World War II, Sept. 1945.

Photo: Jack Wilkes/ The life picture collection/ Getty Images

 

After a historic surprise meeting with the leader of Taiwan, Xi Jinping could go down in history for recognizing the island democracy - or choose conflict instead.

 

When the leaders of China and Taiwan met last weekend for the first time since 1949, the unseen presences in the room were the ghosts of Mao Zedong, the Communist Party’s Great Helmsman, and his bitter rival, the gaunt Generalissimo Chiang Kai-shek. They had been adversaries in the Chinese civil war for more than two decades, before Mao’s victorious peasant revolutionaries took power in Beijing that year.

 

Chiang was driven into exile on Taiwan, taking with him his Chinese Nationalist Party, or Kuomintang. The enmity of Mao and Chiang endured across a Cold War frontier—for a time, their troops hurled shells and propaganda messages at each other across the narrow strait separating Taiwan from the mainland—but they always shared a dream, born of their long struggle: “One China.”

 

The unification of China and Taiwan has been the sacred mission of every Communist leader since Mao, including the current president, Xi Jinping. And though the idea of “One China” today commands virtually no popular support on Taiwan, which prizes its fledgling democracy, it nevertheless clings to life as a legacy within the Kuomintang, the party of the country’s current president, Ma Ying-jeou.

 

Not for much longer, though. As the political heirs of China’s wartime foes reached out for a historic handshake in a five-star Singapore tourist hotel, both men surely understood that “One China” as a common goal is now as good as dead.

 

Mr. Ma is a lame duck, nearing the end of two terms in office. His signature policy of economic opening to China has been spurned by angry young Taiwanese who stormed the legislature last year to block a trade bill. The Kuomintang is in disarray, and the likely victor in presidential elections in January, Tsai Ing-wen of the Democratic Progressive Party, can’t bring herself to utter the “One China” mantra. Her party espouses independence, although she herself doesn’t go that far.

 

 

A Taiwanese boy at a demonstration in Taipei holds a sign whose

Chinese characters read, ‘Ma Ying-jeou Doesn’t Represent Me’ on

Nov. 7, the day Mr. Ma held a historic summit in Singapore with Chinese

President Xi Jinping. Photo: Sam Yeh/ Agence France-Presse/ Getty Images

 

The fortunes of East Asia now turn, to a large extent, on what happens next. Mr. Xi is impatient. The Taiwan question, he has said, “cannot be passed from generation to generation.” China had hoped that closer economic integration would hasten a political deal, but it hasn’t. Rather, it has made Taiwan’s 23 million people even more wary of falling under China’s authoritarian sway. If the next Taiwanese administration appears to be moving toward a permanent separation between China and Taiwan, Mr. Xi could reopen hostilities, dragging the U.S. into a new Asian conflict.

 

Unless, that is, Mr. Xi decides to go down in history as the Chinese statesman who crafted a new approach to Taiwan, one imaginative enough to accommodate Beijing’s cherished “One China” aspirations and Taiwan’s commitment to its hard-won democracy.

 

 

Chinese President Xi Jinping, right, shakes hands with Taiwan

President Ma Ying-jeou before their meeting at Shangrila hotel in

Singapore on Nov. 7. Photo: Roslan Rahmanroslan

Rahman/ AFP/ Getty Images

 

The U.S., Taiwan’s main military backer, is watching anxiously; China’s coastline bristles with rockets pointed at the island. Taiwan is the one festering problem that could realistically bring the U.S. and Chinese superpowers to war. Such a clash would be, as a recent Rand Corp. study noted, a “short, sharp and probably desperate affair.” Nuclear escalation couldn’t be ruled out, which is why, in part, the U.S. doesn’t explicitly guarantee Taiwan’s security. Would an American president ever risk Los Angeles for Taipei? Washington maintains a policy of “strategic ambiguity.”

 

The Harvard-educated Mr. Ma clearly hankered after his handshake with Mr. Xi to save some part of his tarnished legacy. He has built his presidency on the promise of better ties with China, only to be rejected by a Taiwanese public that believes he has pushed ahead too quickly and recklessly. His popularity rating has sunk to around 20%. At least now he will be remembered for this breakthrough encounter.

 

The real conundrum is why Mr. Xi bothered with him. Perhaps, some say, Mr. Xi hoped to boost the Kuomintang’s chances ahead of January’s vote, when Taiwan’s legislature is also up for grabs. But that is unlikely: Polls show that the Kuomintang is hopelessly behind.

 

Mr. Xi has emerged as a mercurial leader, bold yet unpredictable. China’s strongman keeps the region off-guard by abruptly ratcheting up military and diplomatic pressures against neighbors, then just as suddenly easing off. Right now, tensions with the U.S. are bubbling over artificial islands, fit for military use, that China has created in the South China Sea; a few weeks ago, the U.S. Navy sent a guided-missile destroyer churning through seas close to one of them, just to remind Beijing that Washington still rules the waves and that Mr. Xi can’t claim no-go zones amid the world’s busiest maritime thoroughfares. So perhaps this meeting was Mr. Xi’s olive branch—not just to Taiwan but to the entire region, and to America as well.

 

Others speculate that Mr. Xi was polishing his credentials as a global statesman with a final flourish after being feted by President Barack Obama in the White House, dining with Queen Elizabeth II at Buckingham Palace and patching up ties with old foe Vietnam.

 

But there is another possible explanation. Maybe—just maybe—Mr. Xi designed his meeting with Mr. Ma as an icebreaker, a way to start regularizing top-level contacts that will continue under Ms. Tsai, who Mr. Xi knows is unlikely ever to accept “One China.”

 

That would be a game-changer. It would alter perceptions of Mr. Xi, who thus far has shown almost no flexibility in his dealings with China’s troubled periphery—including Hong Kong, where Beijing has rejected popular demands for full democracy, and China’s restive Xinjiang region, where authorities continue to clamp down harshly on the mostly Muslim Uighurs.

 

Such a shift might also reverberate among the Chinese population. Taiwan, after all, provides a democratic alternative for the Chinese-speaking world.

 

 

Tsai Ing-wen of the Democratic Progressive Party, who polls

suggest is likely to win Taiwan’s January presidential elections,

speaks at the Center for Strategic and International Studies, a

Washington, D.C., think tank, on June 3.

Photo: Brendan Smialowski/ Agence France-Press/ Getty Images

 

By agreeing to engage with Taiwanese leaders without the principle of “One China,” Mr. Xi would be acknowledging the values that Taiwan holds dear: its political pluralism, cultural diversity and everyday civility. These are qualities that millions of Chinese tourists who flock to Taiwan each year often remark upon—the qualities of a prosperous postindustrial society that is largely at peace with itself, if not with its giant neighbor.

 

Democracy has handcuffed the ability of any Taiwan leader to bargain with Beijing, although the Taiwanese certainly want friendly relations. If Ms. Tsai refuses to embrace “One China,” it is hard to see any future Kuomintang leader doing so either. That is because the overwhelming majority of voters in Taiwan are content with the status quo—neither de jure independence (the island is a self-governing country in all but name) nor unification with China. Ms. Tsai has adopted this cautious position.

 

No less important, while most of the island’s residents are Han Chinese descendants of immigrants from the mainland, they have come to identify with Taiwan as their home. They have grown immune to ethnic appeals for national unity of the sort used by Mr. Xi in Singapore, where he said: “We are brothers still connected by our flesh even if our bones are broken.”

 

Moreover, many Taiwanese resent a version of history that sees Taiwan exclusively in the context of an unresolved Communist-Kuomintang civil war, as though 1949 is the only year that counts in the narrative of their past.

 

In fact, the date that matters most to many Taiwanese isn’t 1949, when the Kuomintang began its exile, but 1945. That is the year that the Kuomintang, then the governing power in China, took over the island of Taiwan from Japan at the end of World War II.

 

The Japanese had ruled Taiwan as a colony for 50 years—and, by and large, had ruled it well. By contrast, the Kuomintang was brutal, corrupt and incompetent. It pacified what was to become its island fortress by massacring some 20,000 Taiwanese. And the repression continued. Led by Chiang, a million or so demobilized soldiers and other refugees descended upon a Taiwan population of roughly six million and set up a one-party dictatorship under martial law.

 

To this day, some Taiwanese equate the notion of “One China” with a time when the Kuomintang’s secret police conducted a reign of terror and the authorities carted pro-independence activists off to jail on Green Island, persecuted human-rights lawyers who sought to defend them and muzzled the press. After a long, painful struggle for democracy—Taiwan’s first presidential elections were held in 1996—these Taiwanese have no intention of throwing in their lot with another party of mainlanders.

 

Mr. Xi’s ruling style - including strict Internet censorship, curbs on NGOs and ideological controls on college campuses - especially alarms the Taiwanese.

 

The people of Taiwan, writes the China scholar Donald Rodgers, a professor at Austin College, “have no desire to unify with China - ever.” For them, relations with the mainland have reached a turning point. Increasingly, they reject the assumption that the “Taiwan question” is a family squabble among the Chinese. Instead, they see it as a political tug of war between two sovereign equals.

 

Charles Huang, a prominent Taiwan businessman and one of Ms. Tsai’s closest advisers, says that Taiwan’s likely next leader wasn’t opposed to the Singapore meeting but objected to its secretive planning—Mr. Ma sprung it as a last-minute surprise—and took issue with the Taiwanese president’s apparently unqualified acceptance of Beijing’s “One China” formula.

 

Mr. Huang’s ancestors arrived in Taiwan from mainland China 10 generations ago. He says that makes him ethnically Chinese, but he’s bound to Taiwan culturally, socially, politically and in every other way. “I call myself Chinese,” he says, “but only reluctantly.” The cross-strait relationship, Mr. Huang adds, “has to take on a different mind-set.”

 

In other words, forget “One China.” And forget Beijing’s long-standing offer of a route to get there—the “One Country, Two Systems” formula that it used to recover Hong Kong, under which the British colony kept its independent judiciary, feisty media and other freedoms while China took over matters of defense and foreign policy.

 

For the Taiwanese, it is unthinkable that they would allow soldiers of China’s People’s Liberation Army to be stationed on the island, as they now are in downtown Hong Kong. The alternative way that Chinese troops could get to Taiwan—an amphibious military landing, backed by air and missile strikes—is almost equally unimaginable, at least for now.

 

More likely, say analysts, if Ms. Tsai stood firmly against the idea of “One China” and Mr. Xi chose a hard line in return, the island would face slow strangulation. Mr. Xi might start by choking off tourist flows and then try to steal away some of Taiwan’s diplomatic partners, of which the most important by far is the Vatican, whose relations with Beijing have long been tense.

 

Or he could surprise the world by moving in the opposite direction—for instance, by acknowledging Taiwan’s democracy and proposing a loose federation between two sovereign states. The Singapore meeting offered no encouragement that he has anything of the sort in mind. Without an agreement on “One China,” China’s official Xinhua News Agency quoted Mr. Xi as saying, “The boat of peaceful development will encounter terrifying waves or even capsize.”

 

Indeed, to avoid any suggestion that the Singapore meeting was a state-to-state encounter, the two men addressed each other as plain “mister” rather than as “president.” And when Chinese state TV broadcast Mr. Ma’s news conference before he left for Singapore, it blacked out the tiny Taiwan flag he was wearing as a lapel pin.

 

The turbulent history of relations between the Communists and the Kuomintang suggests that we should expect wrenching twists and turns as China and Taiwan try to figure out a way to resolve the impasse. Consider the moment back in 1936 when one of Chiang’s own generals kidnapped him in the city of Xi’an and held him captive until he agreed to end civil-war hostilities against the Communists and collaborate with Mao’s forces against the Japanese invaders.

 

The so-called Xi’an incident altered Asia’s destiny: The Kuomintang’s armies fought most of the big battles against the Japanese, pinning down more than a million enemy troops who might otherwise have been deployed elsewhere, and hastening the end of the Pacific War. Meanwhile, the Communists husbanded their forces to be ready to renew the civil war.

 

The decisions facing Mr. Xi are equally fateful. While he puzzles through his options, regional tranquility is the hostage.

 

Andrew Browne

Phạm Vũ Lửa Hạ dịch

The Wall Street Journal.

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh