Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 21, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
TRUNG CỘNG CAI TRỊ BẰNG SỢ HÃI
Webmaster
Các bài liên quan:
    XÃ HỘI DÂN SỰ TRUNG CỘNG: BÊN DƯỚI LỚP BĂNG
    CON HỔ KHỦNG KHIẾP
    KỲ NGHỈ Ở TÂN CƯƠNG
    GIỚI THANH NIÊN BỊ TẨY NÃO CỦA TRUNG QUỐC (Qi Ge)

 

Bài liên hệ:

NĂM ĐIỀU HOANG TƯỞNG VỀ SỨC MẠNH CỦA TRUNG CỘNG

 

(China’s Rule of Fear)

By Minxin Pei

Đặng Thị Phương Thảo & Trương Thái Tiểu Long dịch

Phạm Trang Nhung hiệu đính

Project Syndicate

February 08-2016.

 

 

Trung Quốc lại một lần nữa bị kìm kẹp trong sự sợ hãi chưa từng xảy ra kể từ thời Mao Trạch Đông. Từ phòng họp kín của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến giảng đường của các trường đại học và văn phòng của lãnh đạo các cơ quan, bóng ma của những lời buộc tội khắc nghiệt và những hình phạt thậm chí còn khắc nghiệt hơn đang rình rập giới tinh hoa chính trị, học giả và doanh nhân Trung Quốc.

 

Rất dễ dàng để nhận ra nỗi lo sợ đang lan tràn. Kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng không khoan nhượng của Chủ tịch Tập Cận Bình khởi động vào tháng 12-2012, việc bắt giữ các quan chức chính phủ đã thành chuyện thường ngày, khiến những người đồng nghiệp và bạn bè của họ đều cảm thấy run sợ.

 

Giới chức cao cấp cũng chẳng được bảo vệ là bao, như 146 “con hổ” (những quan chức giữ những chức vụ tương đương bộ trưởng hoặc chủ tịch tỉnh) mới mất chức đã nhận ra, họ thường bị hất cẳng mà không hề được cảnh báo. Thậm chí một cụm từ mới đã được bổ sung vào từ điển thuật ngữ tiếng Trung để miêu tả sự rớt đài đột ngột khi đang được trọng thị:  “miểu sát” (秒杀), hay “giết ngay tức khắc”.

 

Nhưng nỗi lo sợ thậm chí còn tác động mạnh hơn tới các quan chức cấp thấp hơn, được minh chứng bằng số lượng các báo cáo tự tử (của giới chức này) ngày càng tăng. Truyền thông đã xác nhận có 28 trường hợp vào năm ngoái, cho dù con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Lo ngại về xu hướng này, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện tại đang giao nhiệm vụ cho các tổ chức Đảng địa phương thu thập số liệu về các vụ tự tử của quan chức chính phủ kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng bắt đầu.

 

Không chỉ những kẻ tội phạm mới phải sống trong nỗi sợ hãi thường trực. Với việc thường xuyên phải thông qua những dự án và yêu cầu có khả năng khơi gợi nghi ngờ, bộ máy hành chính của Trung Quốc đang tê liệt vì sợ hãi.

 

Ngoài bộ máy hành chính, các học giả, luật sư nhân quyền, blogger và lãnh đạo các doanh nghiệp cũng phải chịu trận. Ở các trường đại học, chính phủ chiêu mộ những người cung cấp thông tin tố cáo các giáo sư tán thành các giá trị tự do trong bài giảng; nhiều học giả lên tiếng thẳng thắn đã bị mất việc. Hàng trăm luật sư nhân quyền đã bị sách nhiễu và bắt giữ.

 

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã bị mất tích tạm thời, có lẽ là bị giam giữ bởi các nhà điều tra chống tham nhũng. Một trong số những trường hợp nổi trội nhất là vụ việc của ông trùm Quách Quảng Xương (Guo Guangchang), người giàu thứ 17 ở Trung Quốc với tổng tài sản trị giá hơn 7 tỉ đô. Ông Quách đã bị bắt giữ hồi tháng 12 năm ngoái để “hỗ trợ một cuộc điều tra tư pháp”, và rồi ông xuất hiện trong cuộc họp thường niên của công ty một vài ngày sau đó mà không có lời giải thích nào được đưa ra.

 

Nhưng có lẽ ảnh hưởng đáng báo động nhất mà sự trở lại của việc cai trị dựa trên nỗi sợ hãi ở Trung Quốc gây ra là điều này đang gây ảnh hưởng tới ngay cả người ngoài. Không chỉ giới báo chí phương Tây, đại diện các tổ chức phi chính phủ và các giám đốc điều hành người nước ngoài đang sống trong nỗi sợ hãi, mà ngay cả các giám đốc điều hành, các nhà xuất bản và các biên tập viên ở Hồng Kong, những người không phải chịu quyền tài phán của Trung Quốc theo như thỏa thuận “một quốc gia, hai chế độ” cũng phải đối mặt với điều này.

 

Năm 2013, một công dân Anh bị tuyên án 2,5 năm tù vì những cáo buộc mơ hồ liên quan đến công ty cung cấp dịch vụ điều tra ChinaWhys của mình; một năm sau, vợ ông và là đối tác kinh doanh, một công dân Mỹ sinh tại Trung Quốc, cũng phải nhận bản án hai năm tù vì những cáo buộc tương tự. Tháng 12 năm ngoái, một nhà báo người Pháp bị trục xuất khỏi Trung Quốc vì một bài báo về cách chính quyền đối xử với người thiểu số Duy Ngô Nhĩ. Một tháng sau đó, nhân viên một tổ chức phi chính phủ của Thụy Điển cũng bị trục xuất, sau khi bị bắt và buộc tội “de dọa cho an ninh quốc gia”.

 

Những tập đoàn khổng lồ của phương Tây, từng được chính phủ Trung Quốc săn đón, hiện giờ cũng lo sợ những cuộc khám xét bất ngờ từ phía cảnh sát và các cuộc điều tra chống độc quyền. Hãng dược phẩm khổng lồ Glaxosmithkline đã bị phạt 500 triệu USD vào năm 2014 vì hành vi tham nhũng, một trong những khoản tiền phạt doanh nghiệp lớn nhất được Trung Quốc đưa ra. Công ty sản xuất chip điện tử Mỹ Qualcomm cũng từng phải chi ra gần 1 tỉ USD tiền phạt cho Trung Quốc vì hoạt động kinh doanh “độc quyền” vào năm ngoái (2015).

 

Đáng ngại hơn, năm chuyên viên xuất bản sách và biên tập viên tại Hong Kong làm việc cho nhà xuất bản Mighty Current chuyên đăng những chuyện giật gân về các lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đã biến mất trong vài tháng gần đây. Hai trong số đó rõ ràng là đã bị bắt cóc và bị đưa tới Trung Quốc dù họ không hề muốn. Một trong hai người, một công dân Thụy Điển, đã buộc phải xuất hiện trên truyền hình Trung Quốc, và khẳng định một cách đáng ngờ rằng anh ta đã tự nguyện rời Thái Lan để trở về Trung Quốc và yêu cầu mọi người không cố giúp đỡ mình.

 

Rõ ràng, sự kiểm soát dựa trên nỗi sợ hãi vẫn không kết thúc cùng với cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1976 như nhiều người nghĩ. Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Cho dù nền kinh tế Trung Quốc đã được hiện đại hóa và phát triển mạnh mẽ, hệ thống chính trị của quốc gia này vẫn duy trì những đặc tính chuyên chế cốt lõi: một nhà nước được miễn trừ khỏi các quy định pháp luật, một bộ máy an ninh trong nước với những đặc vụ và người cung cấp thông tin ở hầu hết mọi nơi, sự kiểm duyệt rộng rãi, và (cơ chế) bảo vệ quyền cá nhân yếu kém. Không những không bị bác bỏ, những di sản về thể chế của chủ nghĩa Mao Trạch Đông vẫn được giữ nguyên để sử dụng và sẽ được tăng cường bất cứ khi nào giới lãnh đạo thấy phù hợp, như hiện nay chẳng hạn.

 

Điều này chắc hẳn sẽ gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh ở phương Tây. Thực chất, thay vì đơn thuần coi việc trở lại của sự cai trị dựa trên sợ hãi ở Trung Quốc như một nhân tố định hình sự can dự với quốc gia này, các nhà lãnh đạo phương Tây nên phát triển những chiến lược buộc Trung Quốc phải suy nghĩ lại về con đường của họ. Với tầm ảnh hưởng quốc tế đang lên của Trung Quốc hiện nay, sự khôi phục lại những chiến thuật gây sợ hãi của chế độ chuyên chế có ảnh hưởng sâu rộng và cực kì đáng lo ngại đối với châu Á và toàn thế giới.

 

Minxin Pei

Đặng Thị Phương Thảo & Trương Thái Tiểu Long dịch

Phạm Trang Nhung hiệu đính

 

Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân), một chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc và Châu Á, là giáo sư về quản trị Chính quyền học, ông Minxin Pei hiện là giám đốc của Keck Center for International and Strategic Studies ở Claremont McKenna College, Claremont, California, USA., là người mang 2 quốc tịch: Mỹ - Hoa (vẫn giữ quốc tịch Trung Hoa và xin vào quốc tịch Mỹ) đang sống và làm việc tại Mỹ, và là nghiên cứu viên không thường trú của Quỹ Marshall Đức ở Hoa Kỳ. Những bài sưu tầm, khảo cứu của ông  được đăng trên các tờ Foreign Policy, Foreign Affairs, The National Interest, Modern China, China Quarterly, Journal of Democracy và nhiều sách của ông được ấn hành trên Financial Times, New York Times, Washington Post, Newsweek International, International Herald Tribune và nhiều tờ báo lớn khác. Năm 2008, ông được tạp chí Prospect bầu chọn là một trong 100 “trí thức công” có nhiều ảnh hưởng nhất thế giới.

 

China’s Rule of Fear

By Minxin Pei

Project Syndicate

February 08-2016.

 

 

CLAREMONT – China is once again gripped by fear in a way it has not been since the era of Mao Zedong. From the inner sanctum of the Chinese Communist Party (CCP) to university lecture halls and executive suites, the specter of harsh accusations and harsher punishment is stalking China’s political, intellectual, and business elites.

 

The evidence of pervasive fear is easy to discern. Since President Xi Jinping’s remorseless anti-corruption drive began in December 2012, arrests of government officials have become a daily ritual, sending shivers down the spines of their colleagues and friends.

 

Seniority offers little protection, as 146 fallen “tigers” (officials holding the rank of minister or provincial governor) have found out, often being hauled off without warning. A new phrase has even been added to the Chinese lexicon to describe this sudden fall from grace: miaosha, or “instant kill.”

 

But fear is taking an even bigger toll on lower-level officials, exemplified by proliferating reports of suicide. The media confirmed 28 such cases last year, though the actual number was most likely considerably higher. Concerned by this trend, the CCP leadership has now tasked local party organizations with gathering data on suicides by government officials since the anti-corruption drive began.

 

It is not just criminals who live in constant dread. With even routine approval of projects and requests potentially arousing suspicion, the Chinese bureaucracy is now paralyzed by fear.

 

Beyond the bureaucracy, academics, human-rights lawyers, bloggers, and business leaders are also suffering. In universities, the government has recruited informers to denounce professors espousing liberal values in their lectures; several outspoken liberal academics have lost their jobs. Hundreds of human-rights lawyers have been harassed and arrested.

 

Many business leaders have gone missing temporarily, presumably detained by anti-corruption investigators. Among the highest-profile cases was that of the tycoon Guo Guangchang, China’s 17th wealthiest person, with a net worth of more than $7 billion. Guo was detained last December to “assist a judicial investigation,” and then simply appeared at his company’s annual meeting a few days later, with no explanation offered.

 

But perhaps the most alarming impact of the return of fear-based governance in China is that it is now affecting even outsiders. Not only are Western journalists, NGO representatives, and foreign executives living in fear; so, too, are executives, book publishers, and editors in Hong Kong, which, according to the “one country, two systems” arrangement, should lie outside Chinese jurisdiction.

 

In 2013, a British citizen was sentenced to two and a half years in prison on dubious charges relating to his investigation firm ChinaWhys; the following year, his wife and business partner, a Chinese-born American citizen, received a two-year sentence on the same charges. Last December, a French journalist was expelled from China for an article about the authorities’ treatment of the Uighur minority. The next month, a Swedish NGO worker also was expelled, after being detained and accused of “endangering state security.”

 

Giant Western corporations, once wooed by China’s government, now fear police raids and anti-trust investigations. The pharmaceutical giant Glaxosmithkline was fined $500 million in 2014 for corrupt practices, one of the largest corporate fines ever demanded by China. Qualcomm, the American chipmaker, had to fork over nearly a $1 billion in fines to China for its “monopolistic” business practices last year.

 

More disturbing, five book publishers and editors in Hong Kong employed by the Mighty Current publishing house, which specializes in sensational stories about top Chinese leaders, have disappeared in recent months. Two were apparently abducted and taken to China against their will. One, a Swedish citizen, was forced to appear on Chinese television, implausibly claiming to have returned to China from Thailand of his own volition and asking that nobody try to help him.

 

Clearly, fear-based rule was not left behind with the end of the Cultural Revolution in 1976, as many thought. This should not be surprising. Even as China’s economy has boomed and modernized, its political system has retained its core totalitarian features: a state exempt from the rule of law, a domestic security apparatus with agents and informants virtually everywhere, widespread censorship, and weak protection of individual rights. Having never been repudiated, these institutional relics of Maoism remain available to be used and intensified whenever the top leadership sees fit, as it does today.

 

This should be triggering alarm bells in the West. Indeed, rather than simply registering the return of fear-based governance in China as a factor shaping engagement with the country, Western leaders should be developing strategies for compelling China to rethink its approach. With China’s international influence growing by the day, the revival of totalitarian scare tactics there has far-reaching – and deeply unsettling – implications for Asia and the world.

 

Minxin Pei

 

 

Minxin Pei wears many hats: Born in Shanghai, he became a dual Chinese-American citizen after moving to the United States to attend graduate school at Harvard. Minxin Pei was an adjunct senior associate in the Asia Program at the Carnegie Endowment. He is the Tom and Margot Pritzker ‘72 Professor of Government and the director of the Keck Center for International and Strategic Studies at Claremont McKenna College.

His research focuses on democratization in developing countries, economic reform and governance in China, and U.S.–China relations. He is the author of From Reform to Revolution: The Demise of Communism in China and the Soviet Union (Harvard University Press, 1994) and China’s Trapped Transition: The Limits of Developmental Autocracy (Harvard University Press, 2006). Pei’s research has been published in Foreign Policy, Foreign Affairs, the National Interest, Modern China, China Quarterly, Journal of Democracy, and many edited books. Pei is a frequent commentator on CNN and National Public Radio; his op-eds have appeared in the Financial Times, New York Times, Washington Post, Newsweek International, and the International Herald Tribune. He is a columnist for L’espresso, a major Italian news magazine and a regular contributor to the Diplomat, a leading online international affairs journal. Pei received his Ph.D. in political science from Harvard University.

Selected Publications: “Think Again: Asia’s Rise,” Foreign Policy (July–August 2009); “The Color of China,” the National Interest (March 2009); “How China is Ruled, the American Interest (Spring 2008); “Corruption Threatens China’s Future,” Carnegie Policy Brief No. 55 (2007); China’s Trapped Transition: The Limits of Developmental Autocracy (Harvard University Press, 2006).

 

Minxin Pei is Professor of Government at Claremont McKenna College and a non-resident senior fellow at the German Marshall Fund of the United States.

(From Project Syndicate).

 

Minxin Pei is an expert on governance in the People's Republic of China, U.S.-Asia relations, and democratization in developing nations. He currently serves as the director of the Keck Center for International and Strategic Studies at Claremont McKenna College, and is a former senior associate with the Asia Program at the Carnegie Endowment for International Peace. Pei earned his Bachelor's degree in English from the Shanghai International Studies University, and a Master's degree and PhD in Political Science from Harvard University. In addition, he holds an M.F.A. from the University of Pittsburgh. He is a Tom and Margot Pritzker '72 Professor of Government and George R. Roberts Fellow and Director of the Keck Center for International and Strategic Studies.

Pei has been a contributor to a number of periodicals, including China Quarterly, New York Times, Foreign Policy, China Today, The Diplomat, and Foreign Affairs, and a frequent guest commentator on CNN, and National Public Radio, among others.

In 2008, he was listed as one of the top 100 public intellectuals by Prospect magazine.

Publications:

Following is a partial list of publications:

- From Reform to Revolution: The Demise of Communism in China and the Soviet Union (Harvard University Press, 1994).

- China’s Trapped Transition: The Limits of Developmental Autocracy (Harvard University Press, 2006)

- The Color of China (The National Interest, March 2009)

- My Trip to Asia (Claremont Book Review, October 2011)

Articles in edited books:

- “When Illusion Meets Reality: The Evolving Relationship Between China and Europe”, in: Robertson-von Trotha, Caroline Y. (ed.): Europe: Insights from the Outside (Kulturwissenschaft interdisziplinär/ Interdisciplinary Studies on Culture and Society, Vol. 5), Nomos, Baden-Baden 2011.

(From Wikipedia encyclopedia).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề tại đây
Xem trang “Kiến thức - tài liệu” tại đây
Trở về homepage www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh