Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 23, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
CHIẾN TRANH GIA TĂNG HƠN HÒA BÌNH
Webmaster
Các bài liên quan:
    HIỂM HỌA TỪ XU THẾ QUÂN-SỰ-HÓA
    THẾ GIỚI ĐANG TIẾN VÀO KỶ NGUYÊN SIÊU BẤT ĐỊNH
    SỰ TÀN PHÁ CỦA CHIẾN TRANH
    NGHĨ LẠI VỀ CHIẾN TRANH

 

(More war than peace)

By John Andrews

Đào Quốc Thụy  dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

Project Syndicate

Feb 12-2016.

 

 

“Chỉ người chết mới được chứng kiến chiến tranh kết thúc”, câu nói của George Santayana [1] dường như đặc biệt thích hợp với tình hình hiện nay ở thế giới Ả Rập, từ Syria, Iraq, đến Yemen và Lybia – khu vực được coi là chảo dầu sôi của bạo lực. Afghanistan bị mắc kẹt trong cuộc chiến với Taliban; Trung Phi bị nguyền rủa bởi các cuộc chạy đua đẫm máu nhằm giành các nguồn tài nguyên – thường dọc theo các chiến tuyến sắc tộc, tôn giáo. Ngay cả sự bình yên của châu Âu cũng bị đe dọa – châu lục này phải chứng kiến cuộc xung đột li khai tại Ukraina, một cuộc chiến đã làm chết hơn 6.000 người trước khi các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn hiện nay.

 

Điều gì giải thích cho việc người ta phải dùng đến xung đột vũ trang nhằm giải quyết các vấn nạn của thế giới?

 

Cách đây không lâu, xu thế hòa bình chứ không phải chiến tranh đã từng thắng thế. Năm 1989, với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, Francis Fukuyama  đã tuyên bố về “sự cáo chung của lịch sử”, và sau đó hai năm, năm 1991, tổng thống Hoa Kỳ George H.W. Bush đã tuyên bố về “một trật tự thế giới mới” với sự hợp tác giữa các cường quốc trên thế giới.

 

Vào thời điểm đó, họ đã đúng. Thế chiến II, với ít nhất 55 triệu người tử vong, chính là đỉnh cao man rợ của nhân loại. Nhưng kể từ năm 1950 đến năm 1989 – từ Chiến tranh Triều Tiên đến Chiến tranh Việt Nam và cho tới sự kết thúc Chiến tranh Lạnh, trung bình mỗi năm có khoảng 180.000 người tử vong trong các cuộc xung đột vũ trang.  Trong thập kỷ 1990, số nạn nhân tử vong do xung đột vũ trang giảm xuống còn khoảng 100.000 người một năm. Và trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, con số này tiếp tục giảm, còn khoảng 55.000 người mỗi năm – con số thấp nhất so với các thập kỷ trong vòng 100 năm qua, và tương đương với mức 1.000 nạn nhân một năm cho mỗi cuộc “xung đột vũ trang ở mức trung bình”.

 

Tuy nhiên, rất đáng buồn như tôi đã viết trong cuốn sách The World in Conflict (Thế giới trong xung đột), xu hướng chiến tranh hiện nay lại gia tăng. Do nhiều cuộc chiến tranh ở châu Phi, từ Cộng hòa Dân chủ Congo, đến cuộc xung đột ở Somalia, bắt đầu cách đây vài thập niên, nguồn cơn của thực trạng này nằm ở nơi khác: đó chính là thế giới Hồi giáo từ bắc Nigeria đến Afghanistan, và xa hơn nữa.

 

Kể từ khi cuộc nội chiến Syria bùng nổ năm 2011, số nạn nhân tử vong ở đây vọt lên hơn 250.000 người, và hơn một nửa dân số Syria đã phải di cư, tạo ra làn sóng di dân tràn ngập các quốc gia láng giềng và các nước thuộc Liên minh Châu Âu. Thực tế, chỉ cuộc chiến Syria thôi cũng đã đủ làm thay đổi bản đồ xung đột thế giới – và xu hướng đi lên còn gia tăng dữ dội hơn nếu số lượng nạn nhân các cuộc chiến Iraq, Yemen và Libya được bổ sung vào các con số thống kê.

 

Những ai hoan nghênh Mùa xuân Ả Rập cách đây 5 năm hẳn phải công nhận rằng những bông hoa đã chóng tàn. Trừ Tunisia có được những kết quả tương đối về dân chủ, còn các nước khác như Libya, Yemen va Syria đã gia nhập nhóm các quốc gia thất bại với Somalia; và Ai Cập, quốc gia đông dân nhất thế giới Ả Rập, bị quay lại với chính thể chuyên chế cận kề độc tài.

 

Câu hỏi là khi nào, hoặc liệu  xu hướng chiến tranh có lại giảm xuống hay không?  Nhờ các tổ chức đa phương, ví dụ như Liên Hợp Quốc, ngày nay các quốc gia rất hiếm khi tuyên chiến với nhau (cuộc chiến tranh ngắn ngày do Nga tiến hành chống lại Gruzia năm 2008 là một ngoại lệ). Tương tự như vậy, nhờ có Liên minh châu Âu – nhóm các quốc gia được trao giải Nobel Hòa bình năm 2012 vì “những đóng góp trong suốt 6 thập kỷ vào quá trình thúc đẩy hòa bình, hòa giải, dân chủ và quyền con người ở châu Âu” – một cuộc chiến nữa giữa Đức và Pháp đã trở thành không tưởng.

 

Thay vào đó, các cuộc chiến giờ diễn ra giữa các nhà nước và các chủ thể phi nhà nước, ví dụ như cuộc xung đột giữa Nigeria và nhóm Boko Haram, hay cuộc xung đột giữa Ấn Độ và nhóm phiến quân Naxalite. [2] Hoặc đó là các cuộc nội chiến, ví dụ như tại Nam Sudan, hay Libya; hoặc các cuộc chiến tranh ủy nhiệm đặc trưng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh – như việc Iran triển khai các chiến binh Hezbollah của Libăng sang Syria nhằm bảo vệ chế độ Bashar al-Assad.

 

Cho dù nguyên nhân của các cuộc xung đột vũ trang là gì – vốn thường chồng chéo nhau – như tư tưởng, tôn giáo, sắc tộc, tranh giành nguồn tài nguyên – thì vị Đại tướng Phổ 2 thế kỷ trước là Carl von Clausewitz đã đưa ra một câu trả lời cô đọng nhất cho câu hỏi tại sao con người lại sử dụng bạo lực: “Chiến tranh là một hành động bạo lực để buộc kẻ thù làm những gì chúng ta muốn”.

 

Nhưng liệu chỉ sử dụng bạo lực đơn thuần có thể thuần phục Nhà nước Hồi giáo và chấm dứt chủ nghĩa cực đoan thánh chiến trong thế giới Hồi giáo hay không? Có hai lý do để nghi ngờ khả năng đó. Một là sự lưỡng lự của các thế lực hùng mạnh về quân sự bên ngoài, từ Hoa Kỳ, NATO cho tới nước Nga của Vladimir Putin, trong việc đổ bộ binh lên chiến trường sau những bài học đau đớn ở Iraq hay Afghanistan (một thảm họa đối với Liên Xô vào thập kỷ 1980, và với Hoa Kỳ và NATO trong thế kỷ này).

 

Lý do thứ hai là sự hấp dẫn ngầm trong các thông điệp Hồi giáo chủ nghĩa đối với 1,3 tỷ tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới. Các quốc gia – dân tộc thuộc thế giới Ả Rập là các quốc gia được hình thành bởi các cường quốc thực dân, thay thế cho các vương quốc Hồi giáo trước đấy như Umayyard, Abbasid, Fatimid và cuối cùng là đế quốc Ottoman, những vương quốc đã một thời mở mang nền văn minh từ vùng Lưỡng Hà đến bờ biển Đại Tây Dương. Tháng 6 năm 2014, khi Abu Bakr al-Baghdadi tuyên bố thành lập một Nhà nước Hồi giáo mới, với bản thân y là “lãnh tụ của những người Hồi giáo trung thành”, lời tuyên bố đó đã đánh trúng tâm lý của nhiều người Hồi giáo. Hơn nữa, đối với nhiều người, sự hung bạo của Nhà nước Hồi giáo không khác mấy so với ứng xử của Ả Rập Saudi, một nhà nước Hồi giáo dành nhiều thập kỷ để truyền bá tư tưởng Hồi giáo nguyên bản Wahhabi thông qua (tài trợ) hệ thống các thánh đường, các cơ sở giáo dục của đạo Hồi trên toàn thế giới.

 

Nói cách khác, thông điệp này phải được thay đổi nếu muốn hòa bình quay lại với thế giới Hồi giáo. Điều này khó có thể sớm xảy ra. Việc đầu tiên là những người Hồi giáo dòng Sunni ở Ả Rập Saudi phải ôn hòa hóa quan điểm đối đầu với người Hồi giáo dòng Shia nói chung và đặc biệt là đối với những người Hồi giáo dòng Shia chiếm đa số ở Iran. Trong khi đó, Nhà nước Hồi giáo tự xưng cũng có nhiều nhân lực, tiền bạc, lãnh thổ và kỹ năng quân sự (rất nhiều người là cựu sỹ quan quân đội Iraq).

 

Ả Rập Saudi cuối cùng cũng sẽ nhận ra rằng họ cần Iran giúp đỡ nhằm đánh bại Nhà nước Hồi giáo. Và cuối cùng Nhà nước Hồi giáo sẽ sụp đổ bởi vì công dân của họ cũng có nhu cầu được thưởng  thức âm nhạc và hành xử trong cuộc sống theo ý muốn cá nhân. Song thật đáng buồn, trong câu nói trên từ “cuối cùng” là một từ then chốt. Bản năng của người Ả Rập Saudi, được định hình qua hàng thế kỷ bởi định kiến kình địch giữa những người Ả Rập và người Ba Tư, đã xác định Iran là một mối đe dọa cần phải đối đầu thay vì hòa giải. Đối với Nhà nước Hồi giáo, Bắc Triều Tiên là một minh chứng cho thấy các nhà nước tàn bạo lại rất bền bỉ. Hiện nay, đồ thị chết chóc của các cuộc xung đột tiếp tục đi lên như một sự nhạo báng đối với giới ngoại giao, những nhà kiến tạo hòa bình và kỳ vọng của nhân loại về nhân đạo và văn minh.

 

John Andrews

Đào Quốc Thụy  dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

 

John Andrews, cựu biên tập viên & và phóng viên hải ngoại của tờ The Economist, là tác giả cuốn The World in Conflict: Understanding the World’s Troublespots.

 

[1] Triết gia, nhà thơ, nhà văn người Tây Ban Nha, 16/12/1863 – 26/09/1952 (ND).

 

[2] Một trong những nhóm du kích theo chủ nghĩa Cộng sản Mao-ít tại Ấn Độ (ND).

 

More war than peace

By John Andrews

Project Syndicate

Feb 12-2016.

 

 

WINCHESTER – “Only the dead have seen the end of war.” George Santayana’s dictum seems particularly appropriate nowadays, with the Arab world, from Syria and Iraq to Yemen and Libya, a cauldron of violence; Afghanistan locked in combat with the Taliban; swaths of central Africa cursed by bloody competition – often along ethnic/religious lines – for mineral resources. Even Europe’s tranquility is at risk – witness the separatist conflict in eastern Ukraine, which before the current ceasefire had claimed more than 6,000 lives.

 

What explains this resort to armed conflict to solve the world’s problems? Not so long ago, the trend was toward peace, not war. In 1989, with the collapse of communism, Francis Fukuyama announced “the end of history,” and two years later President George H. W. Bush celebrated a “new world order” of cooperation between the world’s powers.

 

At the time, they were right. World War II, with a death toll of at least 55 million, had been the high point of mankind’s collective savagery. But from 1950 to 1989 – the Korean War through the Vietnam War and on to the end of the Cold War – deaths from violent conflict averaged 180,000 a year. In the 1990s, the toll fell to 100,000 a year. And in the first decade of this century, it fell still more, to around 55,000 a year – the lowest rate in any decade in the previous 100 years and equivalent to just over 1,000 a year for the “average armed conflict.”

 

Sadly, as I note in my new book The World in Conflict, the trend is now turning upward. Given that so many of Africa’s wars, from the Democratic Republic of Congo to the conflict in Somalia, began decades ago, the explanation lies elsewhere: in the Muslim world from northern Nigeria to Afghanistan and beyond.

Since Syria’s civil war erupted in 2011, the death toll has reached more than 250,000, and half of the population has been displaced, causing a flood of refugees into surrounding countries and into the European Union. Indeed, the Syrian conflict alone has been enough to change the graph of conflict — and the upward trajectory becomes even steeper when the deaths in Iraq, Yemen, and Libya are included.

Those who hailed the Arab Spring five years ago must now recognize that its blooms died fast. Only Tunisia has reasonable democratic credentials, whereas Libya, Yemen, and Syria have joined Somalia as failed states, and Egypt, the most populous country in the Arab world, has reverted to an autocracy verging on dictatorship.

 

The question is when – or if – the trend will turn down again. Thanks largely to multilateral bodies such as the United Nations, states very rarely go to war with other states (Russia’s brief war with Georgia in 2008 is an exception proving the rule). Likewise, thanks to the EU – awarded the Nobel Peace Prize in 2012 because it had “for over six decades contributed to the advancement of peace and reconciliation, democracy, and human rights in Europe” – another Franco-German war is inconceivable.

 

Instead, wars are between states and non-state actors – between, say, Nigeria and Boko Haram, or between India and its Naxalite insurgents. Or they are civil wars – for example, in South Sudan or Libya. Or they are proxy battles of the type that characterized the Cold War – witness Iran’s deployment in Syria of Lebanon’s Hezbollah fighters to defend Bashar al-Assad’s regime.

 

Whatever the various, often overlapping, causes of conflict – ideology, religion, ethnicity, competition for resources – the Prussian general Carl von Clausewitz two centuries ago gave the pithiest answer to the question of why we resort to violence: “War is an act of force to compel our enemy to do our will.”

 

But can force alone compel the submission of the Islamic State and the demise of jihadist extremism in the Muslim world? There are two reasons to doubt that it can. One is the reluctance of militarily strong outside powers, whether America and its NATO allies or Vladimir Putin’s Russia, to “put boots on the ground” after their painful experiences in Iraq and Afghanistan (a disaster for the Soviet Union in the 1980s and in this century for the US and NATO).

 

The second reason is the underlying appeal of the Islamist message to many of the world’s 1.3 billion Muslims. The nation-states of the Arab world are colonial inventions, superseding the caliphates – Umayyad, Abbasid, Fatimid, and finally Ottoman – that once spread civilization from Mesopotamia to the Atlantic. When Abu Bakr al-Baghdadi in June 2014 announced a new caliphate, with himself as “commander of the faithful,” it struck a chord. Moreover, the brutality of his fundamentalist Islamic State seems to many not so very different from the behavior of Saudi Arabia, which has spent decades spreading its Wahhabi fundamentalism through mosques and madrassas around the world.

 

In other words, the message must change if peace is to return to the Muslim world. That will not happen soon. Sunni Saudi Arabia will first have to moderate its antipathy to Shia Muslims in general and Shia-majority Iran in particular. Meanwhile, the Islamic State has manpower, money, territory, and military expertise (much of it from former officers in the Iraqi army).

 

Saudi Arabia will eventually recognize that it needs Iran’s help to defeat the Islamic State. And eventually the Islamic State will implode as its subjects demand the right to listen to music and behave as they want. Sadly, “eventually” is the key word. Saudi Arabia’s instinct, born of the centuries-old antipathy between Arabs and Persians, is to see Iran as a threat to be confronted, rather than accommodated. As for the Islamic State, North Korea is proof that brutal regimes can be very durable. In the meantime, the graph of deaths from conflict will keep trending upwards, mocking the world’s diplomats, peacemakers, and pretensions to humanity and civilization.


John Andrews

 

 

John Andrews, a former editor and foreign correspondent for The Economist, is the author of The World in Conflict: Understanding the World’s Troublespots. (From Project Syndicate).

John Andrews was born in Birmingham, England.

Education: King Edward’s School, Birmingham, Pembroke College, Cambridge University (BA and MA in classical and modern Arabic), Postgraduate Certificate in Education, University of London (Institute of Education)

Career: Until moving back to London in November 2006, John Andrews was The Economist’s most experienced foreign correspondent. In a 24-year career that included positions in London as industry editor and Asia editor, his foreign postings have ranged from Singapore and Hong Kong to Brussels, Washington DC, Paris and finally Los Angeles. Before joining The Economist, Andrews spent six years with the Guardian and led the paper’s coverage of OPEC during its 1979–82 heyday. He came to the Guardian after living for seven years in the Arab world, first as an academic in Libya and Lebanon and then as a journalist. Working for NBC News he covered the Middle East peace–shuttle of Henry Kissinger and the first year of the Lebanese civil war. As a resident of the region and subsequently as a visitor, he interviewed personalities such as Muammar Gadhafy, Yasser Arafat and Ezer Weitzman.

Publications: John Andrews has written two books on Asia, co-authored a book on Europe and contributed chapters to other books, including the Encyclopaedia Britannica. His latest book is The Economist Book of Isms. His special reports in The Economist, have covered subjects as diverse as civil aerospace, the European Union and the world of sport.

Languages: English, French, Arabic. (From The Economist).

John Andrews is a consultant editor for The Economist, the prestigious British weekly. Until moving back to London in November 2006, he was The Economist’smost experienced foreign correspondent. In a 24-year career that included positions in London as industry editor and Asia editor, his foreign postings have ranged from Singapore and Hong Kong to Brussels, Washington DC, Paris and finally Los Angeles.

- Andrews began his career with The Economist as industry editor, responsible for the magazine’s coverage of airline and telecoms deregulation in the U.S. and privatization in Mrs Thatcher’s Britain.

- As South-East Asia correspondent, he covered the repeated attempts from left and right to overthrow the Philippines’ fledgling democracy under Cory Aquino and interviewed leading politicians such as Lee Kuan Yew, founding father of modern Singapore, and the future president of Indonesia, B.J. Habibie.

- As China editor, based in Hong Kong, he spent several weeks in Beijing reporting the events—at first inspiring and finally tragic—of Tiananmen Square.

- As Asia editor, based in London, he oversaw The Economist’s coverage of the Asian economic boom—and of the corruption and illusions that accompanied it.

- As the European Union correspondent, based in Brussels, Andrews covered the E.U.’s expansion; its attempts to forge common financial, commercial and diplomatic policies; and the acrimonious relationship between Britain and its continental E.U. partners.

- As Washington correspondent, he covered much of the Clinton second term, analysing American politics and society in the news pages and the Lexington column.

- As Paris bureau chief, Andrews reported on the scandal-stained French presidency of Jacques Chirac, the rise of the far-right Front National and the travails first of the Socialist-led government under Lionel Jospin and then of the conservatives under Jean-Pierre Raffarin.

- As West Coast editor, based in Los Angeles, Andrews covered the recall of California’s Governor Gray Davis, the mixed fortunes of Governor Arnold Schwarzenegger and policy issues for the western states such as immigration, urban development and the environment.

 Before joining The Economist, Andrews spent six years with the Guardian and led the paper’s coverage of OPEC during its 1979–82 heyday. A graduate of Cambridge University in classical and modern Arabic, he came to the Guardian after living for seven years in the Arab world, first as an academic in Libya and Lebanon and then as a journalist. Working for America's NBC News, he covered the Middle East peace–shuttle of Henry Kissinger and the first year of the Lebanese civil war. As a resident of the region and subsequently as a frequent visitor, he interviewed leading personalities such as Muammar Gadhafy, Yasser Arafat and Ezer Weizman.

John Andrews has written two books on Asia, co-authored a book on Europe and contributed chapters to other books, including the Encyclopaedia Britannica. He has been a Hearst journalism fellow at the Annenberg School of Communication, University of Southern California. His last book was The Economist Book of IsmsHis new book is The World in Conflict: understanding the world's troublespots, a comprehensive and penetrating analysis of present-day war and terrorism published by Profile Books under The Economistimprint. Andrews is the co-editor of Megachange: The World in 2050, which examines the key developments that will determine our future. His special reports in The Economist —12,000–word essays which, unlike the magazine’s other articles, carry a byline—have covered subjects as diverse as civil aerospace, the European Union and the world of sport. He is a frequent broadcaster and public speaker. (From www.johnandrews.net).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề, click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu, click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net  

 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh