Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 27, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
TÁC ĐỘNG CỦA BẦU CỬ MỸ TỚI KINH TẾ TOÀN CẦU
Webmaster
Các bài liên quan:
    DONALD TRUMP: ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI CỨNG RẮN.
    NHỮNG ĐIỀU GÌ CHÂU Á CẦN BIẾT VỀ TRUMP?
    ĐẢNG CỘNG HÒA TRÊN LƯNG CON HỔ DONALD TRUMP
    LÝ GIẢI THÀNH CÔNG CỦA CÁC CHÍNH TRỊ GIA DÂN TÚY
    TỔNG THỐNG DONALD JOHN TRUMP?
    DONALD TRUMP: NHƯ MỘT PHẢN DIỆN (Trần Hữu Thục)

 

(The US Election and the Global Economy)

By Michael J. Boskin

Lê Thị Hồng Loan dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

Project Syndicate

Feb 25/02/2016.

 

 

Những thay đổi lớn đang diễn ra tại Hoa Kỳ khi quốc gia này hướng tới việc bầu ra một vị tổng thống mới, một phần ba Thượng viện, và toàn bộ Hạ viện vào tháng 11 này. Kết quả của cuộc bầu cử sẽ mang lại những hệ quả toàn diện đối với chính sách kinh tế của Hoa Kỳ, và do đó đối với nền kinh tế toàn cầu.

 

Vào thời điểm hiện tại, Hillary Clinton vẫn đang là người dẫn đầu đề cử của đảng Dân chủ, mặc dù bà vẫn chưa vượt xa khỏi đối thủ mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Ngài tỷ phú khoa trương Donald Trump đang dẫn đầu tại đảng Cộng hòa, tiếp theo đó là Thượng nghị sĩ Ted Cruz của bang Texas, Thượng nghị sĩ Marco Rubio – một người bảo thủ dòng chính tài năng đến từ Florida, và sau nữa là vị Thống đốc được yêu mến của Ohio John Kasich và nhà giải phẫu thần kinh Ben Carson.

 

Không thể biết được rằng liệu những xu hướng ban đầu này có thể được duy trì trong suốt thời gian còn lại của cuộc bầu cử sơ bộ, mà hiện đang chuyển sang khu vực miền Nam và Trung Tây, hay không. Giới truyền thông và những con nghiện chính trị của Hoa Kỳ đang được bao vây bởi vô vàn các khả năng khác nhau. Liệu Rubio có thể triệu tập một liên minh rộng lớn, hoặc liệu Trump sẽ giành được đề cử của đảng Cộng hòa hay không? Liệu việc Trump được đề cử có giúp Clinton giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hay không?

 

Trong thực tế, nhiều đảng viên Cộng hòa lo sợ về một cuộc đọ sức giữa Trump với Clinton. Mặc dù Clinton có rất nhiều điểm yếu – các cử tri, đặc biệt là giới trẻ, không tin tưởng vào bà, và bà có thể phải đối mặt với những hậu quả pháp lý vì đã xử lý các thông tin tối mật bằng cách sử dụng một máy chủ email cá nhân khi còn giữ chức Ngoại trưởng – nhưng những cuộc đấu đá nội bộ khó chịu trong đảng Cộng hòa có thể mang lại cho bà một lợi thế lớn vào tháng 11. Nhiều đảng viên Cộng hòa cho rằng việc đề cử Trump sẽ khiến họ mất cả Thượng viện và Nhà Trắng.

 

Với quá nhiều điều không chắc chắn, chính sách của Hoa Kỳ có thể diễn ra theo nhiều hướng khác nhau trong những năm tới. Trong khi có rất nhiều sự chú ý dành cho các vấn đề nổi bật như tình trạng nhập cư và an ninh quốc gia, các cử tri Hoa Kỳ cũng cực kỳ quan tâm đến các vấn đề kinh tế – với những lo ngại rằng các ứng cử viên dẫn đầu sẽ giải quyết chúng theo những cách rất khác nhau.

 

Về thương mại, các ý tưởng của Trump là rất nguy hiểm và sẽ đảo ngược hàng thập kỷ tốt đẹp của tự do hóa thương mại dưới thời các lãnh đạo của cả hai đảng của Hoa Kỳ, khi áp dụng mức thuế suất cao đối với hàng hóa nhập khẩu nước ngoài, chẳng hạn như từ Trung Quốc và Mexico. Các ứng cử viên đảng Cộng Hòa khác hầu như không thảo luận về chủ đề này. Trong đảng Dân Chủ, Sanders thể hiện sự công kích đối với tự do thương mại. Clinton thì đã có một sự thay lòng đối với vấn đề này: Hiện nay bà phản đối dự án đường ống Keystone XL của Canada và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, điều mà bà đã từng ủng hộ khi còn là Ngoại trưởng. Nguy cơ về chiến tranh thương mại tuy còn thấp, nhưng đang gia tăng.

 

Clinton cũng đã nhích lại gần hơn quan điểm của Sanders về cải cách hệ thống tài chính, bởi các cuộc tấn công của Sander về việc bà đã nhận những món tiền ủng hộ lớn và các khoản thù lao khi phát biểu tại Phố Wall rõ ràng đã thu hút được sự chú ý của các cử tri trẻ tuổi. Đương đầu với những ông lớn trong giới ngân hàng đã là trọng tâm trong chiến dịch của Sanders; Clinton hiện nay cũng đang phần nào lặp lại các quan điểm chống ngân hàng theo hướng dân túy của Sanders. Đảng Dân Chủ ủng hộ chính sách nới lỏng tiền tệ, lãi suất thấp, và đồng Đô la yếu. Đảng Cộng Hòa cũng phản đối các gói cứu trợ, nhưng quan ngại về chính sách tiền tệ quá nới lỏng và quyền tự quyết quá lớn của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ bên ngoài những trường hợp khẩn cấp thực sự.

 

Những khác biệt này sẽ có tác động vô cùng sâu rộng. Bằng việc chỉ định một Chủ tịch Fed mới (hoặc bổ nhiệm lại Janet Yellen), và có thể là các thống đốc Fed khác, tổng thống kế tiếp sẽ mang lại ảnh hưởng gián tiếp lên lãi suất, tỷ giá hối đoái và thị trường tài chính toàn cầu. Nếu áp lực lạm phát gia tăng – dù không có khả năng trong thời gian tới, nhưng sẽ có thể xảy ra khi nền kinh tế toàn cầu khôi phục được sức mạnh – thì phản ứng của Fed sẽ là một yếu tố quyết định tới sự bình ổn kinh tế.

 

Các ứng cử viên cũng có quan điểm vô cùng khác nhau trong các kế hoạch về thuế và chi tiêu của họ – và do đó là các đề xuất về thâm hụt và nợ của họ. Sanders đang đề xuất khoảng 18 nghìn tỷ USD chi tiêu bổ sung trong thập niên tới để trang trải cho một hệ thống chăm sóc y tế toàn diện, đầu tư cơ sở hạ tầng, và học phí “bằng không” (tức được thanh toán bởi người nộp thuế) tại các trường đại học công. Trong khoảng thời gian đó, ông sẽ áp đặt mức tăng thuế lên tới 6,5 nghìn tỷ USD, chủ yếu nhắm vào đối tượng “người giàu”. Cái bẫy ở đây là Đảng Dân Chủ định nghĩa “người giàu” là các hộ gia đình có thu nhập hàng năm trên 250.000 USD – tương đương mức lương khởi điểm của một cặp vợ chồng thành phố với công việc đầu tiên của họ sau khi tốt nghiệp trường luật. Mức thâm hụt 11,5 nghìn tỷ USD cuối cùng sẽ phải được trang trải bởi một mức tăng thuế khổng lồ trong tương lai. Bà Clinton cũng có những ưu tiên về chi tiêu và thuế tương tự, mặc dù với mức gia tăng nhỏ hơn.

 

Đảng Cộng hòa muốn giảm thuế suất thuế thu nhập cá nhân và mở rộng đối tượng nộp thuế. Họ sẽ cắt giảm thuế doanh nghiệp Hoa Kỳ – hiện cao nhất trong OECD – về một mức cạnh tranh hơn. Một số người còn kiến nghị thay thế các loại thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp hiện hành bằng một loại thuế tiêu thụ đồng mức. Đảng Cộng hòa sẽ làm chậm mức gia tăng chi tiêu trong hầu hết các lĩnh vực, đồng thời tăng chi tiêu quốc phòng. Trong khi đó, Trump đề xuất một gói cắt giảm thuế ngoại cỡ 10 nghìn tỷ USD và Cruz đề xuất mức cắt giảm khoảng 9 nghìn tỷ USD (con số tĩnh), còn Rubio và Kasich đã đưa ra những kế hoạch tài chính hợp lý hơn về mặt kinh tế và số học. Đương nhiên, các đề xuất trong chiến dịch chỉ phần nào mang tính nguyện vọng, và sẽ phải được đàm phán với Quốc hội.

 

Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng việc cắt giảm thuế có nhiều khả năng thúc đẩy tăng trưởng hơn so với gia tăng chi tiêu, và cắt giảm chi tiêu có nhiều khả năng giúp củng cố ngân sách một cách hiệu quả hơn so với tăng thuế. Trong khi kinh nghiệm quá khứ chỉ ra rằng tăng trưởng dựa trên hạn chế chi tiêu sẽ không dễ dàng, đặc biệt là với sự lão hóa của thế hệ hậu 1945 làm tăng cao các chi phí chăm sóc y tế và lương hưu, nhiều nước – trong đó có Canada, Anh Quốc, Thụy Điển, và thậm chí cả bản thân Hoa Kỳ – đã phải nỗ lực thực hiện điều đó trong những thập kỷ gần đây.

 

Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ đối lập nhau một cách rõ ràng trong vấn đề cải cách các khoản chi cố định đang bùng nổ với các khoản nợ chưa có nguồn thanh toán lớn gấp nhiều lần tổng nợ quốc gia. Đảng Cộng Hòa – ngoại trừ Trump, người từ chối “cắt giảm” an sinh xã hội trong tương lai – đề xuất sẽ làm chậm dần mức tăng, trong khi đảng Dân Chủ đề xuất gia tăng các phúc lợi an sinh xã hội. Nhà lãnh đạo tiếp theo của thế giới tự do nên biết rằng khi một con tàu bắt đầu bị thủng đáy, ưu tiên hàng đầu phải là phải bịt chỗ thủng chứ không phải là tạo thêm một chỗ thủng mới.

 

Nhìn chung, các chính sách được đề xuất bởi Sanders và Clinton sẽ đưa nước Mỹ lại gần hơn với một nhà nước phúc lợi xã hội phong cách châu Âu. Nhưng, như Đảng Cộng Hòa chỉ ra, tính trung bình, mức sống của Tây Âu thấp hơn 30% so với mức sống của Hoa Kỳ; Châu Âu cũng phải đối mặt với tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn, và căng thẳng xã hội tăng cao. Đó là lý do tại sao các ứng cử viên đảng Cộng Hòa – cho các vị trí tổng thống, nghị sĩ Hạ viện và Thượng viện – muốn lật ngược chính sách gia tăng thuế và chi tiêu, cải cách y tế tốn kém, và điều tiết quá mức của Tổng thống Barack Obama.

 

Michael J. Boskin

Lê Thị Hồng Loan dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

 

 

Michael Jay Boskin,  giáo sư kinh tế học của đại học Stanford, là thành viên cấp cao của Viện Hoover. Ông cũng là chủ tịch hội đồng cố vấn kinh tế của George H. W. Bush từ năm 1989 đến năm 1993 và đứng đầu Uỷ ban Boskin – một bộ phận tham mưu của Quốc hội giúp chỉ ra các sai sót trong dự báo lạm phát chính thức ở Mỹ.

 

Nguồn: www.nghiencuuquocte.org

 

The US Election and the Global Economy

By Michael J. Boskin

Project Syndicate

Feb 25/02/2016.

 

 

STANFORD – Big changes are underway in the United States, as the country gears up to elect a new president, one-third of the Senate, and the entire House of Representatives this November. The outcome will have profound consequences for US economic policy, and thus for the global economy.

 

As it stands, Hillary Clinton remains the frontrunner for the Democratic nomination, though she has not yet pulled away from her socialist opponent, Senator Bernie Sanders. The bombastic billionaire Donald Trump is leading the Republican field, followed by firebrand Senator Ted Cruz of Texas, Senator Marco Rubio, a talented mainstream conservative from Florida, and, further back, popular Ohio Governor John Kasich and neurosurgeon Ben Carson.

 

It is impossible to know whether these early trends will hold through the rest of the primaries, now turning to the South and Midwest. America’s media and political junkies are consumed by the various possibilities. Can Rubio rally a broad coalition, or will Trump win the Republican nomination? Would a Trump nomination help Clinton win the general election?

 

In fact, many Republicans fear a contest pitting Trump against Clinton. Though Clinton has plenty of weaknesses – voters, especially young people, do not trust her, and she may face legal repercussions for dealing with highly classified information using a private email server when she was Secretary of State – the nasty infighting among Republicans may give her a big advantage in November. Many Republicans believe that Trump’s nomination would cost them the Senate and the White House.

 

With so much uncertainty, there are a number of directions that US policy could take in the coming years. While a lot of attention has been paid to headline-grabbing issues like immigration and national security, American voters are highly concerned about economic issues – concerns that the leading candidates would address in very different ways.

 

On trade, Trump’s ideas are dangerous and would reverse decades of beneficial bipartisan American leadership in trade liberalization, with large tariffs on foreign imports, such as from China and Mexico. The other Republican candidates barely discuss the topic. As for the Democrats, Sanders inveighs against free trade. Clinton has flip-flopped on the issue: She now opposes Canada’s Keystone XL pipeline and the Trans-Pacific Partnership, which she promoted as Secretary of State. The risk of a trade war is low, but rising.

 

Clinton has also inched toward Sanders’s position on financial-system reform, as his attacks on her for taking large donations and speaking fees from Wall Street have clearly struck a chord among young voters. Confronting the big-bank bogeyman has been a centerpiece of Sanders’ campaign; Clinton is now partly echoing his populist anti-bank positions. The Democrats favor loose monetary policy, low interest rates, and a depreciated dollar. Republicans also oppose bailouts, but worry about excessively loose monetary policy and too much discretion for the US Federal Reserve outside real emergencies.

 

These differences will have a far-reaching impact. By appointing a new Fed Chair (or reappointing Janet Yellen), and possibly other Fed governors, the next president will have an indirect influence on interest rates, exchange rates, and global financial markets. If inflationary pressures rise – unlikely any time soon, but possible when the global economy gains strength – the Fed’s response will be a key determinant of economic stability.

 

The candidates also differ enormously in their tax and spending plans – and thus their deficit and debt proposals. Sanders is proposing about $18 trillion of additional spending over the next decade to cover a single-payer health-care system, infrastructure investment, and “free” (that is, taxpayer-paid) tuition at public colleges. During that period, he would impose tax hikes of $6.5 trillion, mostly on the “wealthy.” The catch: Democrats define “wealthy” as an annual household income above $250,000 – roughly the starting salary of an urban couple in their first jobs after law school. The $11.5 trillion deficit would eventually have to be covered by a gigantic future tax hike. Clinton has similar spending and tax priorities, though with smaller increases.

 

The Republicans want to lower personal income tax rates and broaden the tax base. They would reduce America’s corporate-tax rate – the highest in the OECD – to a far more competitive level. Some propose replacing the current personal and corporate income taxes with a flat tax on consumption. The Republicans would slow growth in spending in most areas, while increasing defense spending. Whereas Trump proposes an outsize $10 trillion in tax cuts and Cruz about $9 trillion (statically scored), Rubio and Kasich have offered more economically and arithmetically plausible fiscal plans. Campaign proposals are, of course, partly aspirational, and will have to be negotiated with Congress.

 

The empirical evidence suggests that tax cuts are more likely than spending increases to spur growth, and that lower spending is more likely than tax hikes to consolidate budgets effectively. While past experience indicates that constraining spending growth will not be easy, especially with the aging of the post-1945 baby-boom generation fueling rising health-care and pension costs, many countries – including Canada, the United Kingdom, Sweden, and even the US itself – have managed to do so in recent decades.

 

Republicans and Democrats differ starkly on reforming exploding entitlement costs, which have unfunded liabilities several times the national debt. The Republicans – with the exception of Trump, who rejects future Social Security “cuts” – would gradually slow growth, whereas the Democrats propose increasing Social Security benefits. The next leader of the free world should know that when a ship starts leaking, the first priority is to plug the leak, not open new ones.

 

Overall, the policies proposed by Sanders and Clinton would take the US closer to a European-style social-welfare state. But, as Republicans point out, Western Europe’s standard of living is 30% lower than that of the US, on average; Europe also faces slower growth, higher unemployment, and heightening social tensions. That is why Republican candidates – for the presidency, the House, and the Senate – want to roll back President Barack Obama’s tax and spending increases, expensive health-care reform, and regulatory overreach.

 

Michael J. Boskin

 

 

Michael J. Boskin is Professor of Economics at Stanford University and Senior Fellow at the Hoover Institution. He was Chairman of George H. W. Bush’s Council of Economic Advisers from 1989 to 1993, and headed the so-called Boskin Commission, a congressional advisory body that highlighted errors in official US inflation estimates. (From Project Syndicate)

Michael Jay Boskin (born September 23, 1945) is the T. M. Friedman Professor of Economics and senior fellow at Stanford University's Hoover Institution. He also is Chief Executive Officer and President of Boskin & Co., an economic consulting company.

Biography: Boskin holds B.A. with highest honors, M.A., and Ph.D. degrees in economics from the University of California, Berkeley, earned in 1967, 1968, and 1971 respectively. He is a member of Phi Beta Kappa.

He joined Stanford University in 1970. He is a Research Associate, National Bureau of Economic Research.

In government he is best known for serving as chair of the Council of Economic Advisors under George H. W. Bush and as Chairman of a Congressional Advisory Commission on the Consumer Price Index. That commission, known as the Boskin Commission, is controversial for introducing changes into the calculation of the Consumer Price Index that some critics believe make the index report inflation as lower than it actually is.

Boskin was credited as having written the "worst op-ed in history" for his March 6, 2009 Wall Street Journal article "Obama's Radicalism Is Killing the Dow" by the Washington Post WonkBlog. In that article, Boskin ignored the months-long financial crisis, and blamed newly inaugurated President Obama for the dropping Dow Jones Industrial Average. The Dow average instead rose dramatically during the first six years of President Obama's administration.

Boskin has been a director of Exxon Mobil since 1996. He is also a director of Oracle Corporation, Shinsei Bank, and Vodafone Group plc (1999–2008). He serves on the Commerce Department's Advisory Committee on the National Income and Product Accounts. Boskin is the recipient of the Adam Smith Prize and other professional awards.

According to Patrick Buchanan, in Death of American Manufacturing, Boskin was sanguine about the transfer of United States manufacturing overseas.

Publications:

- Too Many Promises: The Uncertain Future of Social Security, 1986.

- Too Many Promises: The Uncertain Future of Social Security, Dow-Jones-Irwin, 1986.

- Reagan and the Economy: Successes, Failures, Unfinished Agenda, Institute for Contemporary Studies, 1987.

- The Economic Report of the President, with R. Schmalensee and J. Taylor, United States Government Printing Office, 1990.

- The Economic Report of the President, with R. Schmalensee and J. Taylor, United States Government Printing Office, 1991.

- The Economic Report of the President, with D. Bradford and P. Wonnacott, United States Government Printing Office, 1992.

- The Economic Report of the President, with D. Bradford and P. Wonnacott, United States Government Printing Office, 1993.

Books edited:

- The Crisis in Social Security, Institute for Contemporary Studies, 1977 (editor).

- Federal Tax Reform, Institute for Contemporary Studies, 1978 (editor).

- Economics and Human Welfare: Essays in Honor of Tibor Scitovsky, Academic Press, 1979 (editor).

- The Economics of Taxation, with H. Aaron, Brookings, 1980 (editor).

- The Economy in the 1980s: A Program for Stability and Growth, Institute for Contemporary Studies, 1980 (editor).

- The Federal Budget: Economics and Politics, with A. Wildavsky, Institute for Contemporary Studies, 1982 (editor).

- Private Saving and Public Debt, with J. Flemming and S. Gorini, Basil Blackwell, 1986 (editor).

- Modern Developments in Public Finance, Basil Blackwell, 1987 (editor).

- Economics of Public Debt, with K. Arrow, MacMillan, 1988 (editor).

- Frontiers of Tax Reform, Hoover Institution Press, 1996 (editor).

 

*  *  *

 

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh