(The Coming Wave of Oil Refugees)
By Michael Meyer
Lê Thị Hiền Trang dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Project Syndicate
January 29-2016.
Ý tưởng cho rằng sự giàu có nhờ vào dầu là một điều đáng nguyền rủa đã tồn tại từ lâu – và có lẽ là không cần lời giải thích. Cứ vài thập niên, giá năng lượng tăng cao chót vót, khởi động cho một cuộc chiến tranh giành các nguồn dầu mới. Sau đó cung dần vượt cầu, và giá cả đột nhiên tụt dốc. Giá giảm càng nhiều và mạnh bao nhiêu, ảnh hưởng về mặt xã hội và địa chính trị càng lớn bấy nhiêu.
Lần giá dầu sụp đổ gần nhất diễn ra vào những năm 1980 – và điều này làm thay đổi thế giới. Là một thanh niên làm việc ở một khu vực khai thác dầu ở Texas vào mùa xuân năm 1980, tôi đã chứng kiến giá dầu thô chuẩn của Mĩ tăng cao đến mức 45 đô la một thùng, tương đương với 138 đô la ngày nay. Vào năm 1988, dầu được bán ở giá thấp hơn 9 đô la một thùng, và mất hơn một nửa giá chỉ trong năm 1986.
Các tài xế hưởng lợi khi giá dầu giảm. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực khác, việc giá dầu giảm lại gây ra những tác động mang tính thảm hoạ – và không nơi nào chịu ảnh hưởng nặng nề hơn là Liên Xô, đất nước có nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào việc xuất khẩu dầu. Tỉ lệ tăng trưởng rớt xuống chỉ còn bằng một phần ba so với mức tăng trưởng vào những năm 1970. Khi Liên Xô yếu đi, tình trạng bất ổn xã hội gia tăng, mà đỉnh điểm là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào năm 1989 và toàn bộ hệ thống chủ nghĩa cộng sản ở Trung và Đông Âu. Hai năm sau đó, Liên Xô cũng không còn tồn tại.
Tương tự, giá dầu giảm ngày nay chỉ mang lại lợi ích cho một số ít người. Những người lái xe sẽ vui mừng, thế nhưng nỗi đau sẽ là rất lớn đối với nhiều người khác. Không kể đến sự rối loạn của thị trường tài chính thế giới, hay là sự sụp đổ của hệ thống sản xuất dầu khí đá phiến ở Hoa Kỳ và những hệ lụy cho sự độc lập năng lượng, nguy cơ thật sự nằm ở những đất nước phụ thuộc nặng nề vào dầu. Cũng như Liên Xô ngày xưa, hiểm hoạ về sự tan rã trong xã hội là rất lớn.
Châu Phi hạ Sahara hiển nhiên là tâm điểm của cuộc khủng hoảng do giá dầu giảm. Nigeria, nền kinh tế lớn nhất của vùng này, có thể rơi vào tình trạng kiệt quệ. Sản xuất dầu đã đình trệ và tình trạng thất nghiệp lên đến đỉnh điểm. Các nhà đầu tư đã suy nghĩ lại về hàng tỉ đô la mà họ cam kết đầu tư. Tổng thống Muhammadu Buhari, người được bầu vào tháng Ba năm 2015, đã hứa sẽ dập tắt tham nhũng, kiềm chế tự do chi tiêu của giới tinh hoa, và mở rộng dịch vụ công cho những người rất nghèo vốn chiếm một tỷ lệ lớn trong dân số nước này. Bây giờ điều đó dường như là không thể.
Mới một năm trước đây, Angola, quốc gia sản xuất dầu lớn thứ hai ở châu Phi, là con cưng của các nhà đầu tư toàn cầu. Những nhân viên người nước ngoài làm việc ở các toà tháp văn phòng tại Luanda và sinh sống ở các khu dân cư đẹp đẽ gần đó phàn nàn rằng đây là đất nước đắt đỏ nhất thế giới. Ngày nay, nền kinh tế của Angola đang dần chững lại. Các công ty xây dựng không thể trả lương cho nhân viên của mình. Chính phủ thiếu tiền mặt phải cắt giảm những khoản trợ cấp mà phần đông người Angola phụ thuộc vào, khiến người dân dận giữ với cảm giác rằng thời kỳ giá dầu bùng nổ chỉ làm giàu cho giới thượng lưu, còn những người khác trở nên tồi tệ hơn. Khi giới thanh niên kêu gọi vị tổng thống đã nắm quyền từ năm 1979 cải cách chính trị, chính phủ đã tiến hành một cuộc đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Ở phía bên kia của lục địa, Kenya và Uganda đang chứng kiến hy vọng trở thành quốc gia xuất khẩu dầu của mình bị tiêu tan. Chừng nào giá dầu vẫn ở mức thấp, sẽ không có một nỗ lực tìm kiếm nguồn dầu mới nào. Và số tiền đi vay để xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn phải được hoàn trả, cho dù lợi nhuận thu được từ dầu không bao giờ trở thành hiện thực. Tài trợ cho các chương trình xã hội ở đất nước này đã bị kéo giãn ra. Người dân thường đã nổi giận trước một chính phủ tham nhũng tìm mọi cách để bòn rút ngân sách. Chuyện gì sẽ xảy ra khi mà trong vài năm sắp tới, một phần lớn và ngày càng tăng lên của ngân sách quốc gia sẽ được dành để trả nợ nước ngoài thay vì đầu tư vào giáo dục và y tế?
Tình hình từ Bắc Phi cũng không kém phần ảm đạm. Hai năm trước đây, Ai Cập tin rằng những mỏ khí đốt lớn ở ngoài khơi được phát hiện sẽ xoa dịu mối đe dọa từ những thanh niên trẻ tuổi, thứ “thuốc nổ” đã kích hoạt Mùa xuân Ả-rập vào năm 2011. Giờ thì niềm tin đó không còn nữa. Tình hình càng thêm tồi tệ khi Ả Rập Xê-út, quốc gia đã tài trợ tiền cho chính phủ Ai Cập trong nhiều năm qua, cũng đang đối mặt với những nỗi lo về kinh tế của chính mình. Ngày nay, Vương quốc này đang cân nhắc về một điều mà trước đây tưởng chừng như là không thể tưởng tượng: bỏ mặc Ai Cập.
Trong khi đó, quốc gia láng giềng là Libya đang gần như phát nổ. Nửa thập kỷ nội chiến đã để lại một dân tộc nghèo đói đang đánh nhau để tranh giành nguồn lợi từ dầu đang ngày càng cạn kiệt. Thức ăn và thuốc men trong tình trạng thiếu hụt vì những lãnh chúa đang nỗ lực giành giật những tài sản còn sót lại của quốc gia.
Những quốc gia này không chỉ phụ tuộc vào việc xuất khẩu dầu; họ còn phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu. Khi mà thu ngân sách dần tiêu tan và tỉ giá lao dốc, chi phí sinh hoạt tăng cao, kéo theo sự gia tăng căng thẳng chính trị và xã hội. Châu Âu đang phải vật lộn để đón nhận những người tị nạn từ Trung Đông và Afghanistan. Nigeria, Ai Cập, Angola và Kenya là những quốc gia đông dân nhất của châu Phi. Hãy tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu những người bị tước hết quyền công dân, giận dữ và nghèo đói này bắt đầu di chuyển về phương Bắc.
Michael Meyer
Lê Thị Hiền Trang dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Michael Mayer, cựu giám đốc truyền thông của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, là Hiệu trưởng Trường Cao học về Thông tin và Truyền thông tại Đại học Aga Khan, Nairobi.
Nguồn: www.nghiencuuquocte.org
The Coming Wave of Oil Refugees
By Michael Meyer
Project Syndicate
January 29-2016.
NAIROBI – The idea that oil wealth can be a curse is an old one – and it should need no explaining. Every few decades, energy prices rise to the heavens, kicking off a scramble for new sources of oil. Then supply eventually outpaces demand, and prices suddenly crash to Earth. The harder and more abrupt the fall, the greater the social and geopolitical impact.
The last great oil bust occurred in the 1980s – and it changed the world. As a young man working in the Texas oil patch in the spring of 1980, I watched prices for the US benchmark crude rise as high as $45 a barrel – $138 in today’s dollars. By 1988, oil was selling for less than $9 a barrel, having lost half its value in 1986 alone.
Drivers benefited as gasoline prices plummeted. Elsewhere, however, the effects were catastrophic – nowhere more so than in the Soviet Union, whose economy was heavily dependent on petroleum exports. The country’s growth rate fell to a third of its level in the 1970s. As the Soviet Union weakened, social unrest grew, culminating in the 1989 fall of the Berlin Wall and the collapse of communism throughout Central and Eastern Europe. Two years later, the Soviet Union itself was no more.
Similarly, today’s plunging oil prices will benefit a few. Motorists, once again, will be happy; but the pain will be earth-shaking for many others. Never mind the inevitable turmoil in global financial markets or the collapse of shale-oil production in the United States and what it implies for energy independence. The real risk lies in countries that are heavily dependent on oil. As in the old Soviet Union, the prospects for social disintegration are huge.
Sub-Saharan Africa will certainly be one epicenter of the oil crunch. Nigeria, its largest economy, could be knocked to its knees. Oil production is stalling, and unemployment is expected to skyrocket. Already, investors are rethinking billions of dollars in financial commitments. President Muhammadu Buhari, elected in March 2015, has promised to stamp out corruption, rein in the free-spending elite, and expand public services to the very poor, a massive proportion of the country’s population. That now looks impossible.
As recently as a year ago, Angola, Africa’s second largest oil producer, was the darling of global investors. The expatriate workers staffing Luanda’s office towers and occupying its fancy residential neighborhoods complained that it was the most expensive city in the world. Today, Angola’s economy is grinding to a halt. Construction companies cannot pay their workers. The cash-strapped government is slashing the subsidies that large numbers of Angolans depend on, fueling popular anger and a sense that the petro-boom enriched only the elite, leaving everyone else worse off. As young people call for political change from a president who has been in power since 1979, the government has launched a crackdown on dissent.
On the other side of the continent, Kenya and Uganda are watching their hopes of becoming oil exporters evaporate. As long as prices remain low, new discoveries will stay in the ground. And yet the money borrowed for infrastructure investment still must be repaid – even if the oil revenues earmarked for that purpose never materialize. Funding for social programs in both countries is already stretched. Ordinary people are already angry at a kleptocratic elite that siphons off public money. What will happen when, in a few years, a huge and growing chunk of the national budget must be dedicated to paying foreign debt instead of funding education or health care?
The view from North Africa is equally bleak. Two years ago, Egypt believed that major discoveries of offshore natural gas would defuse its dangerous youth bomb, the powder keg that fueled the Arab Spring in 2011. No longer. And to make matters worse, Saudi Arabia, which for years has funneled money to the Egyptian government, is facing its own economic jitters. Today, the Kingdom is contemplating what was once unthinkable: cutting Egypt off.
Meanwhile, next door, Libya is primed to explode. A half-decade of civil war has left an impoverished population fighting over the country’s dwindling oil revenues. Food and medicine are in short supply as warlords struggle for the remnants of Libya’s national wealth.
These countries are not only dependent on oil exports; they also rely heavily on imports. As revenues dry up and exchange rates plunge, the cost of living will skyrocket, exacerbating social and political tensions. Europe is already struggling to accommodate refugees from the Middle East and Afghanistan. Nigeria, Egypt, Angola, and Kenya are among Africa’s most populated countries. Imagine what would happen if they imploded and their disenfranchised, angry, and impoverished residents all started moving north
Michael Meyer
Michael Meyer, a former communications director for UN Secretary-General Ban Ki-moon, is Dean of the Graduate School of Media and Communications at Aga Khan University in Nairobi. (From Project Syndicate).
Michael Ryder Meyer is Dean of the Graduate School of Media and Communications at Aga Khan University's Nairobi, Kenya campus. He was previously the chief speechwriter for the Secretary General of the United Nations, Ban Ki-Moon.
Before his post at the United Nations, Meyer was at Newsweek Magazine for two decades. From 2001 to 2007 he was Europe Editor for Newsweek International, where he also oversaw the magazine's coverage of the Middle East and Asia.
He wrote The Year That Changed The World: The Untold Story of The Fall of The Berlin Wall. His previous book, The Alexander Complex was published by Times Books.
He has written for The New York Times.
Biography:
Early life and education: He holds a B.A. from Hamilton College and received graduate degrees from Columbia University School of Journalism and the Fletcher School of Law and Diplomacy.
Career: Meyer worked at The Washington Post and Congressional Quarterly before joining Newsweek in 1988.
Between 1988 and 1992, Meyer was Newsweek's bureau chief for Germany, Central Europe and the Balkans, writing more than 20 cover stories on the break-up of communist Europe and German unification. During this period, he witnessed firsthand many of the key events of 1989 and the fall of communism, including the fall of the Berlin Wall, and the revolutions of Czechoslovakia, Hungary, and Poland. He was the last western journalist to interview the Romanian dictator, Nicolae Ceauşescu, just before he was shot. He went on to cover the collapse of the Soviet Union, from Moscow to the Baltics. Beginning in the early 1990s, he traveled widely throughout the Balkans, writing of the coming war in Europe and covering the disintegration of Yugoslavia. Meyer is the winner of two Overseas Press Club Awards.
From 1993 through 1999, Meyer was the general editor for business and technology at Newsweek, covering the Internet revolution and receiving several prizes including the 1995 Computer Press Award. He was Newsweek's Los Angeles bureau chief from 1992 to 1993, the second-largest of Newsweek's bureaus, where he wrote and reported stories from the politics of immigration to Hollywood's studio wars to the Los Angeles riots, for which he shared in a 1993 National Magazine Award for General Excellence.
From 1999 to 2001, Meyer took a sabbatical from Newsweek to work on a diplomatic posting with the United Nations mission in Kosovo, where he was a senior staff officer for the Organization for Security and Co-operation in Europe with principal responsibility for nation-building and civil society. He was hired to start the first news agency in that region and was founding director of KosovaLive. He returned to Newsweek in 2001 as Europe Editor for Newsweek International, where he also oversaw the magazine's coverage of the Middle East and Asia. (From Wikipedia, the free encyclopedia).
* * *
Xem bài liện hệ với đề tài: click tại đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net