Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 22, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
THẨM PHÁN TÒA ÁN TỐI CAO MỸ ĐƯỢC BỔ NHIỆM RA SAO?
Webmaster
Các bài liên quan:
    TỐI CAO PHÁP VIỆN ĐƯỢC THIẾT LẬP ĐỂ LẬT ĐỔ ROE V. WADE, Ý KIẾN DỰ THẢO BỊ RÒ RỈ CHO THẤY: BÁO CÁO
    TỐI CAO PHÁP VIỆN HOA KỲ, CƠ QUAN LUẬT PHÁP TỐI CAO!
    LIỆU CÁC ĐẢNG VIÊN DÂN CHỦ CÓ CỐ GẮNG MỞ RỘNG TỐI CAO PHÁP VIỆN MỘT LẦN NỮA KHÔNG?
    TỐI CAO PHÁP-VIỆN HOA-KỲ: KIẾN-TẠO THAY-ĐỔI GIỮA BẾ-TẮC CHÍNH-TRỊ
    TỐI CAO PHÁP VIỆN THAY ĐỔI NƯỚC MỸ NHƯ THẾ NÀO?
    CÁC TÒA ÁN MỸ KIỂM SOÁT CHÍNH PHỦ NHƯ THẾ NÀO?
    VÌ SAO QUAN CHỨC MỸ KHÓ CÓ CƠ-HỘI THAM NHŨNG

 

(How a Supreme Court justice is appointed?)

By S.M.

Lê Thị Hồng Loan dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

The Economist

Feb 23rd 2016, 23:39

 

 

Việc thẩm phán Antonin Scalia qua đời vào ngày 13/2 vừa qua đã làm trống một ghế tại Tòa án Tối cao của Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2010. Sáu năm trước, chỉ sáu tuần sau ngày nghỉ hưu của John Paul Stevens sau 35 năm tại chức, Elena Kagan đã tuyên thệ nhậm chức Thẩm phám (Tòa án Tối cao) thứ 112 của đất nước này. Một trận chiến lâu hơn và gây tranh cãi hơn đang chờ đợi người kế nhiệm thứ 113. Ngay sau khi có tin về cái chết của Scalia, cuộc chạy đua chính trị về vấn đề bổ nhiệm người kế nhiệm ông đã bắt đầu. Các đảng viên Cộng Hòa tại Thượng viện và trong chiến dịch chạy đua đã nhấn mạnh rằng chiếc ghế đó nên được bỏ trống cho đến khi tổng thống tiếp theo bước vào Nhà Trắng vào năm 2017.

 

Barack Obama bác bỏ đề xuất này một vài giờ sau đó, nói rằng ông sẽ làm tròn “bổn phận theo hiến pháp của mình để bổ nhiệm người kế nhiệm vào đúng thời điểm”. Với gần một năm còn lại trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông Obama nói thêm, “sẽ còn rất nhiều thời gian cho tôi để làm điều đó, và cho Thượng viện để làm tròn trách nhiệm của mình trong việc cho người đó một phiên điều trần công bằng và một cuộc bỏ phiếu kịp thời”.

 

Hiến pháp Mỹ quy định Tổng thống “sẽ bổ nhiệm… thẩm phán Tòa án Tối cao”, cùng với “các đại sứ, bộ trưởng và lãnh sự…cũng như tất cả các viên chức khác của Hoa Kỳ”. Nhưng để “bổ nhiệm” các cá nhân cho bất kỳ chức vụ nào nêu trên, sẽ cần phải có “sự tham vấn và đồng thuận của Thượng viện”, một nhánh của Quốc hội Hoa Kỳ. Quá trình kép này phản ánh chiến lược của các nhà lập quốc nhằm giảm bớt sức mạnh của mỗi nhánh thuộc chính phủ liên bang thông qua cơ chế kiểm soát và cân bằng: Tổng thống đề nghị, Thượng viện quyết nghị.

 

Trong thực tế, điều này có nghĩa là trước khi quyết định số phận của các thẩm phán, các thượng nghị sĩ sẽ mời các thẩm phán được đề cử đến để tiến hành các phiên điều trần phê chuẩn kéo dài hàng tuần, nơi mà họ sẽ được hỏi về kinh nghiệm cũng như quan điểm pháp luật. Ủy ban Tư pháp bao gồm 20 thành viên, hiện đang được dẫn đầu bởi Charles Grassley, một đảng viên Đảng Cộng Hòa từ Iowa, sẽ xem xét lý lịch các ứng viên và tổ chức một cuộc bỏ phiếu. Sau đó, trừ khi cuộc tranh luận được kéo dài nhờ thủ tục “Filibuster” (điều hầu như bất khả thi đối với 46 thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ bởi họ sẽ cần sự giúp đỡ của ít nhất 14 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa để đạt được 60 phiếu cần thiết nhằm tiến hành thủ tục chấm dứt thảo luận thông qua bỏ phiếu, hay còn gọi là cloture), toàn bộ Thượng viện sẽ bỏ phiếu. Việc phê chuẩn cần đạt được 51 phiếu thuận.

 

Trong lịch sử, các Tổng thống thường đưa các ứng viên yêu thích của mình vào Tòa án Tối cao một cách khá dễ dàng. Trong số 160 cái tên được gửi vào Thượng viện kể từ năm 1789, 7,5% (12 ứng viên) đã chính thức bị bác bỏ trong khi khoảng 5% (9 ứng viên) đã không được xem xét. 7,5% số ứng viên khác đã bị rút tên trước khi Thượng viện bỏ phiếu.

 

Nhưng kể từ năm 1987, khi Ronal Reegan đề cử Robert Bork, một người Bảo thủ thẳng thắn, nhận được phản ứng lạnh lùng từ Thượng viện do Đảng Dân Chủ kiểm soát (ông đã bị đánh bại bởi một cuộc bỏ phiếu có tỷ lệ 58-42), quá trình này đã được đốt nóng. Năm 1991, Clarence Thomas, chịu các cáo buộc quấy rối tình dục và những câu hỏi về quan điểm của ông đối với việc phá thai, cuối cùng đã trót lọt ngồi vào ghế của mình với một đa số phiếu 52-48, một trong những kết quả sít sao nhất từng có. Các ứng viên được Bill Clinton bổ nhiệm, Ruth Bader Ginsburg (tỉ lệ 96-3) và Stephen Breyer (tỉ lệ 87-9) đã nhận được mức phiếu thuyết phục hơn, trong khi những sự phê chuẩn về sau lại gây nhiều tranh cãi hơn: Chánh án John Roberts (78-22) và Samuel Alito (58-42) [các ứng viên được George W. Bush bổ nhiệm]; và Sonia Sotomayor (68-31) và Elena Kagan (63-37) [được bổ nhiệm bởi ông Obama].

 

Các cuộc thảo luận sôi nổi nhưng cực kỳ bí mật đang diễn ra tại Nhà Trắng để rút gọn một danh sách dài các ứng viên tiềm năng. Ông Obama sẽ sớm tiến hành phỏng vấn bí mật với một số các ứng viên. Với khả năng dễ nhận thấy rằng Đảng Cộng hòa sẽ không chấp nhận bất cứ ai mà ông đề cử, sự lựa chọn của ông Obama sẽ phản ánh các ưu tiên pháp lý cũng như sự tính toán của ông về việc phải làm như thế nào để gây thiệt hại chính trị lớn nhất đối với Đảng Cộng hòa nếu đảng này tiếp tục đòi để trống ghế của ông Scalia cho đến khi chính quyền tiếp theo được xác định.

 

Bằng cách đề cử một người trung dung được cả hai đảng ủng hộ – một người như Sri Srinivasan, được phê chuẩn bởi tỷ lệ phiếu 97-0 vào Tòa án Phúc thẩm Liên bang Quận Columbia vào năm 2013 – ông Obama có thể làm bẽ mặt Đảng Cộng Hòa bằng cách buộc họ vào vai những kẻ phá rối chính trị quá đà. Ông cũng có thể mang lại cho các ứng cử viên tranh cử tổng thống của đảng Dân Chủ một lợi thế trong chiến dịch tranh cử mùa hè này.

 

By S.M.

Lê Thị Hồng Loan dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

 

How a Supreme Court justice is appointed?

By S.M.

The Economist

Feb 23rd 2016, 23:39

 

 

ANTONIN SCALIA’s death on February 13th emptied a seat at America’s Supreme Court for the first time since 2010. Six years ago, a mere six weeks following the retirement of John Paul Stevens after 35 years on the bench, Elena Kagan was sworn in as the nation’s 112th justice. A longer and more contentious battle awaits the 113th. Moments after news broke of Mr Scalia’s death, political jockeying began over the issue of appointing his successor. Republicans in the Senate and on the campaign trail insisted that the seat should remain vacant until the next president enters the White House in 2017. Barack Obama rejected this proposition hours later, saying he would fulfil his “constitutional responsibilities to nominate a successor in due time”. With nearly a year remaining in his second term, Mr Obama added, “there will be plenty of time for me to do so, and for the Senate to fulfil its responsibility to give that person a fair hearing and a timely vote”.

 

America’s constitution says presidents “shall nominate...judges of the supreme court”, along with “ambassadors, other public ministers and consuls...and all other officers of the United States”. But to “appoint” individuals to any of these offices, “the advice and consent of the Senate”, the upper house of America’s parliament, is required. The dual process reflects the framers’ strategy of curtailing the power of individual branches of the federal government through checks and balances: the president proposes, the Senate disposes. In practice, this means that before deciding their fate, senators invite potential justices to their chamber for weeks of confirmation hearings where they are quizzed about their experience and judicial philosophy. The 20-member Judiciary Committee, currently led by Charles Grassley, a Republican from Iowa, vets the nominee and holds a vote. Then, barring an extension of debate via a filibuster (which the 46 Democratic senators would find it near-impossible to fight, as they would need the help of at least 14 Republicans to reach the 60 votes required to invoke “cloture”), the full Senate votes. It takes 51 votes to confirm.

 

Historically, presidents have had a rather easy time getting their favoured candidates onto the highest court. Of the 160 names that have been sent to the Senate since 1789, 7.5% (12 nominees) were formally rejected while about 5% (9) were not acted upon. Another 7.5% had their names withdrawn before the Senate voted. But since 1987, when Ronald Reagan’s nomination of Robert Bork, an outspoken conservative, received a chilly reception from Senate Democrats (he was defeated by a vote of 58-42), the process has become much more heated. In 1991, Clarence Thomas, dogged by allegations of sexual harassment and questions about his stance on abortion, squeaked into his seat with a 52-48 majority, one of the the narrowest margins ever. Bill Clinton nominees Ruth Bader Ginsburg (96-3) and Stephen Breyer (87-9) commanded warmer majorities, while subsequent confirmations have been more vexed: George W. Bush nominees Chief Justice John Roberts (78-22) and Samuel Alito (58-42); and Sonia Sotomayor (68-31) and Elena Kagan (63-37), both appointed by Mr Obama.

 

Feverish but highly secretive discussions are underway in the White House to narrow a long list of possible nominees. Mr Obama will soon conduct covert interviews with a handful of candidates. With the distinct possibility that Republicans will refuse to move on anyone he nominates, Mr Obama’s choice will reflect both his jurisprudential priorities and his calculation of how to inflict the most political damage on the GOP should the party follow through on its promise to leave Mr Scalia’s seat vacant until the next administration is seated. By nominating a centrist with a record of bipartisan support—someone like Sri Srinivasan, confirmed by a 97-0 vote to the federal appeals court for the District of Columbia in 2013—Mr Obama could embarrass Republicans by forcing them into the role of hyper-politicised obstructionists. He could also give the Democratic nominee for president a leg up in this summer’s campaign.

 

By S.M.

The Economist

 

*  *  *

 

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Về trang chính: www.nuiansongtra.net

 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh