(A Looming Crisis for China’s Legal System)
By Jerome A. Cohen
Trần Quốc Nam dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
ChinaFile
February 25, 2016
Các thẩm phán và luật sư tài năng đang bỏ nghề bởi ý thức hệ tiếp tục thống lĩnh nền pháp quyền.
Ở Trung Quốc, chính trị tiếp tục kiểm soát luật pháp. Giới lãnh đạo hiện nay vứt bỏ rất nhiều giá trị pháp luật phổ quát mà Trung Quốc đã chấp nhận – ít nhất về nguyên tắc – dưới chế độ cộng sản ở một số giai đoạn trước. Ví dụ, ngày nay việc thảo luận tự do về cải cách hiến pháp, thậm chí trong phạm vi các trường đại học và các tạp chí học thuật, cũng không phải là một hoạt động an toàn. Và việc thảo luận ở cấp trung ương về sự độc lập của ngành tư pháp khỏi Đảng Cộng sản vẫn là một đề tài bị cấm đoán.
Tuy nhiên, vẫn có sự phản kháng dè dặt, dù thụ động. Giới luật gia không hài lòng nhưng họ không dám nói ra vì sợ mất việc. Một số thì đơn giản là bỏ cuộc.
Theo như tin đưa, tại Bắc Kinh, nhiều thẩm phán gần đây đã từ chức để tìm công việc khác, như làm luật sư, ra kinh doanh hay đi vào con đường học thuật. Sự bất mãn này có thể trở thành một cuộc khủng hoảng đối với hệ thống pháp luật của Trung Quốc.
Khi thảo luận về cải cách pháp luật trong nước ở Trung Quốc, cần ghi nhớ những tiến bộ to lớn mà hệ thống pháp luật đương đại Trung Quốc đạt được kể từ sau khởi đầu tai hại của nó. Ba thập niên đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, 1949-1979, là một thảm họa về luật pháp. Đến năm 1957, quyết định của Mao Trạch Đông, lãnh tụ Đảng Cộng sản cẩm quyền, trong việc nhập khẩu mô hình pháp lý của Liên Xô – một phiên bản xã hội chủ nghĩa của hệ thống pháp luật lục địa Tây Âu – chứng tỏ là một thất bại. Ba giai đoạn bất ổn do ý thức hệ nghiêm trọng – Phong trào chống Hữu khuynh 1957-1958, Đại nhảy vọt ngay sau đó, và Cách mạng văn hóa bắt đầu vào năm 1966 – đã phá hủy mọi nỗ lực xây dựng một hệ thống pháp lý chính quy, dù là hệ thống Xô-viết hay hệ thống nào khác. Sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976, khi lãnh đạo đảng Đặng Tiểu Bình quyết định thay đổi đường lối chính trị và kinh tế đất nước, Trung Quốc đã thực hiện một nỗ lực cải cách pháp luật khác, phục hồi mô hình Xô viết. Nhưng Đặng dựa vào đó, bổ sung các yếu tố pháp lý phương Tây, và ở một mức độ đáng kể đã mở cửa Trung Quốc đón các giá trị và cách thi hành pháp lý phổ quát.
Kể từ năm 1979, bất chấp những thay đổi chính trị và đôi khi là sự đàn áp tàn nhẫn, Trung Quốc chứng kiến việc xây dựng một hệ thống pháp lý toàn diện. Chính quyền Trung Quốc đã ban hành nhiều bộ luật trọng yếu, điều chỉnh hầu hết các chủ thể và nhanh chóng tạo ra một môi trường pháp lý đủ mạnh để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thương mại và nhập khẩu công nghệ. Họ cũng đã xây dựng nên các thể chế và nhân sự cần thiết để thực thi hệ thống luật mới này: Có khoảng 200.000 thẩm phán và số công tố viên tương đương, cũng như một số lượng lớn các nhà quản trị pháp lý ở Bộ Tư pháp và các cơ quan khác của chính phủ ở trung ương, tỉnh và các địa phương. Hiện nay Trung Quốc có hơn 250.000 luật sư, và mỗi doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, dù là quốc doanh, tư nhân hay hợp doanh, đều phải có tư vấn pháp lý, trong đó hầu hết doanh nghiệp lớn đều có bộ phận pháp chế riêng. Để đáp ứng các nhu cầu này, một hệ thống giáo dục pháp luật phát triển cao đang thực hiện việc đào tạo nhiều chuyên gia hơn.
Đây là một thành tựu quan trọng chỉ trong hơn 37 năm. Khi tôi lần đầu tiên đến thăm Trung Quốc năm 1972, hầu như không tồn tại hệ thống giáo dục pháp luật vì cuộc cách mạng văn hóa, các trường đại học bị đóng cửa trong một thập niên. Hiện nay có gần 700 trường và khoa luật bậc đại học (có lẽ quá nhiều để có thể có đủ số giáo viên giỏi). Hơn nữa, hệ thống giáo dục pháp luật này chịu ảnh hưởng phương Tây nặng nề, đặc biệt từ Hoa Kỳ, ít ra cho đến rất gần đây, và hàng năm có vài trăm nghìn người dự kỳ thi tuyển vào đoàn luật sư cấp quốc gia mà chỉ một tỷ lệ nhỏ vượt qua được.
Tuy nhiên, không rõ liệu Trung Quốc có thể đi tiếp từ đây để xây dựng nên những gì mà chúng ta có thể thừa nhận là một hệ thống pháp luật có thể dự đoán được, khả tín và độc lập hay không. Ngày nay có một sự bất mãn rất lớn trong dân chúng đối với hệ thống tư pháp vốn xử lý hơn 14 triệu vụ kiện mỗi năm. Người dân thấy rõ các tòa án địa phương đầy tham nhũng. Sự bảo trợ mang tính địa phương chủ nghĩa làm cho tòa án ít cởi mở hơn trong việc xét xử công bằng các quyền lợi nằm ngoài khu vực địa lý trực tiếp của mình. Quan hệ (Guanxi) – tức ảnh hưởng của người thân, bạn bè và các mối quan hệ – là vấn đề lớn nhất.
Các thẩm phán học cấp ba với ai? Con em của họ là ai? Bạn của bạn là ai? Những câu hỏi này ngấm vào hệ thống và thường làm xói mòn sự xét xử công bằng. Và, tất nhiên, sự can thiệp chính trị là dễ thấy. Chính quyền hay đảng bộ địa phương, hoặc các đại biểu Đại hội nhân dân địa phương sử dụng quyền lực ngầm của họ để gây ảnh hưởng bất lợi đến việc có thể ra phán quyết một cách độc lập, công bằng.
Sự bất mãn cũng dâng cao trong đội ngũ của chính hệ thống pháp luật. Sự thành công to lớn của ba thập kỷ giáo dục và thực tiễn pháp luật đã tạo ra một tầng lớp tài năng pháp lý mới. Vì vậy, một lượng lớn nhân sự – cán bộ lập pháp, thẩm phán, công tố viên, luật sư, nhà quản lý, học giả pháp lý, và thậm chí cả cảnh sát – muốn sống trong một hệ thống pháp luật thực sự, không phải một hệ thống có vẻ bề ngoài liêm chính nhưng được vận hành tùy tiện. Họ coi trọng cải cách pháp luật và biết rằng việc này là cần thiết trong việc không chỉ ban hành luật lệ có chất lượng, mà còn để thực hiện chúng. Ở Trung Quốc, như nhiều người quan sát thấy, thực hành pháp luật nghiêm chỉnh vẫn vô cùng khó khăn. Đáng tiếc là các cải cách tư pháp mới có thể gây thất vọng. Nhiều thẩm phán trẻ bỏ nghề vì triển vọng nghề nghiệp của họ bị hạn chế bởi cách cải cách tòa án đang được tiến hành, vốn thường ưu ái những người có thâm niên trình độ thấp, còn số cán bộ an vị là những người không có khả năng nâng cao uy tín và thẩm quyền của tòa án.
Hiện nay, cải cách tư pháp là một trong những thách thức chính đối diện với Chủ tịch TQ Tập Cận Bình.
Bất chấp việc nhấn mạnh đến “pháp quyền”, ông Tập lại muốn tòa án địa phương phục tùng quyền lực của các quan chức trung ương Đảng và cán bộ tư pháp. Ông ta không muốn thẩm phán địa phương độc lập với chính quyền trung ương, song ông có ý chấm dứt những ảnh hưởng làm bóp méo bản án ở địa phương. Còn quá sớm để nói liệu nỗ lực này và các nỗ lực song song khác có giúp cải thiện năng lực, vị thế và thu nhập cho các thẩm phán được không. Nhưng sự bất mãn của đông đảo công chúng đối với tòa án chắc chắn sẽ tiếp tục, đặc biệt đến mức các tòa án tiếp tục được hướng dẫn là không nên thụ lý các vụ án nhạy cảm, gây tranh cãi.
Mối quan hệ của Đảng đối với hệ thống pháp luật là một vấn đề sẽ không mất đi. Về nguyên tắc, đảng kiểm soát hệ thống pháp luật ở mọi cấp độ; ủy ban chính trị-pháp luật trung ương vốn hoạt động nhân danh ủy ban trung ương đảng và lãnh đạo Bộ Chính trị sẽ hướng dẫn mọi thể chế pháp lý phải làm gì. Nhưng có những cuộc tranh luận nội bộ về phạm vi các hướng dẫn này và các cơ quan chính phủ nào phải là đôi tai tư pháp của đảng. Theo truyền thống, đảng cho phép các cơ quan cảnh sát trọng yếu – như Bộ Công an và Bộ An ninh quốc gia – gây ảnh hưởng nhiều hơn lên quá trình tố tụng hình sự so với Bộ Tư pháp, công tố viên (Viện kiểm sát) và tòa án. Có một số nỗ lực đổi mới gần đây để hạn chế ảnh hưởng của đảng đối với việc ra phán quyết tư pháp trong các vụ kiện riêng lẻ và để giảm ảnh hưởng tương đối của cảnh sát lên quá trình này. Tuy nhiên, với mức minh bạch thấp trong địa hạt pháp luật của Trung Quốc, sự tiến bộ trên mặt trận này là khó theo doi đối với người không chuyên môn, đặc biệt là người nước ngoài.
Vai trò của đảng trong tư pháp hình sự đã trở nên rõ rệt khác thường trong cuộc vận động chống tham nhũng hiện nay. Trong quan hệ với khoảng 90 triệu đảng viên, đảng còn quan trọng hơn nhiều so với hệ thống tư pháp hình sự chính thức. Chính các Ủy ban kiểm tra và kỷ luật đảng ở trung ương và địa phương (DIC) là nơi bắt giữ đảng viên để điều tra trước cả khi các nhà điều tra của chính phủ chính thức ra tay. Sau đó, thường là sau nhiều tháng biệt giam và thẩm vấn bắt buộc, DIC quyết định liệu các nghi phạm có bị khai trừ đảng và giao cho chính quyền truy tố hình sự hay không, hay sẽ trả tự do hay kỷ luật hành chính họ. Các đảng viên bị DIC bàn giao để truy tố thường phải chịu án tù. Chẳng mấy minh bạch, nhưng điều rõ ràng là thủ tục pháp lý của DIC hoàn toàn không được hiến pháp hay luật pháp cho phép và là một sự vi phạm hiển nhiên các quyền hiến định của người bị tình nghi.
Trớ trêu thay, hiến pháp của Trung Quốc, trên nhiều khía cạnh, là một văn kiện được xây dựng khá hợp lý – vấn đề nằm ở chỗ thực thi. Từng có các nỗ lực được tiến hành để thực thi hiến pháp thông qua tòa án, nhưng, bất chấp các ngoại lệ, đảng vẫn từ chối thực hiện điều này. Hiến pháp, căn cứ theo các điều khoản, là do Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân diễn giải và áp dụng. Thỉnh thoảng, các luật sư và nhà hoạt động nhân quyền kiến nghị Ủy ban Thường vụ giải thích, nhưng Ủy ban này lại không nhiệt tình thực hiện vai trò quyền lực của mình.
Điều này không có nghĩa hiến pháp là vô nghĩa. Đôi khi ủy ban cố gắng tác động gián tiếp và khôn khéo lên cách các vấn đề liên bộ và các cuộc thảo luận chính sách được thực hiện, và thậm chí lên cách thức tòa án xử lý các cáo buộc nhất định. Và hiến pháp ít nhất giúp người dân Trung Quốc biết rằng họ có quyền được đảm bảo các quyền tự do ngôn luận, hội họp, biểu tình và lập hội cũng như không bị giam giữ tùy tiện. Các đảm bảo hiến định này có thể trở thành tiêu chuẩn cho tương lai.
Các viễn cảnh trước cải cách tư pháp trước mắt ở Trung Quốc khá mờ mịt. Một thực tế ít được biết đến làm nổi bật thực tế này. Cha của Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo chính trị nổi tiếng Tập Trọng Huân, đảm trách cải cách lập pháp của đất nước từ năm 1981 đến 1983 sau khi được phục chức sau nhiều năm bị thanh trừng và vu khống trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Kinh nghiệm cay đắng của bản thân đã khiến Tập Trọng Huân nhận ra tầm quan trọng của quyền tự do ngôn luận, nó cho phép mọi người trong và ngoài đảng phát biểu tự do, thậm chí cả khi ý tưởng của họ mâu thuẫn với các chính sách và cương lĩnh của giới lãnh đạo đương quyền. Ông chủ trương ban hành một đạo luật bảo vệ các ý kiến khác nhau và ngăn ngừa người dân bị trừng phạt hình sự, hoặc khai trừ khỏi đảng, hoặc các trừng phạt khác vì bày tỏ sự bất đồng với giới lãnh đạo. Tập Trọng Huân công khai thừa nhận rằng, để tối đa hóa sự tiến bộ, Trung Quốc phải cho phép các khác biệt về quan điểm. Ngày nay, đáng tiếc, con ông bác bỏ tấm gương tốt đó và đòi hỏi “sự trung thành tuyệt đối” của những người lẽ ra sẽ là những nhà cải cách pháp luật, cũng như bất kỳ ai khác.
Jerome A. Cohen
Trần Quốc Nam dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Tiểu luận này dựa trên bài nói chuyện được trình bày tại một hội nghị ở Hồng Kông ngày 15/01/2016 về vấn đề quản trị của Trung Quốc, do New York Review of Books và Đại học Hồng Kông đồng tài trợ.
A Looming Crisis for China’s Legal System
By Jerome A. Cohen
ChinaFile
February 25, 2016
Talented Judges and Lawyers are Leaving the Profession, As Ideology Continues to Trump the Rule of Law
Chinese paramilitary police officers stand guard below a portrait
of the late leader Mao Zedong in front of the Forbidden City at
Tiananmen Square on June 4, 2014.
Photo: Kevin Frayer - Getty Images
In China, politics continues to control law. The current leadership has rejected many of the universal legal values that China accepted - at least in principle - under communist rule in some earlier eras. Today, for example, to talk freely about constitutional reform, even within the sheltered confines of universities and academic journals, is not a safe enterprise. And discussion of judicial independence from the Communist Party at the central level is a forbidden subject.
Yet there is discreet, if passive, resistance. Legal professionals are not happy, but they dare not speak for fear of losing their jobs. Some are simply giving up. In Beijing, reportedly, many judges have recently resigned in order to find other work, as lawyers, in business, or in academia. This dissatisfaction could become a crisis for the Chinese legal system.
When discussing domestic legal reform in China, it’s useful to keep in mind the huge strides that the contemporary Chinese legal system has made since its calamitous beginnings. The first three decades of the People’s Republic of China, from 1949 to 1979, were a legal disaster. By 1957, the decision of ruling Communist Party leader Mao Zedong to import the Soviet legal model - a socialist version of a continental, Western European legal system - proved a failure. Three major periods of ideological turmoil - the Anti-Rightist Movement of 1957-58, the Great Leap Forward that immediately overtook it, and the Cultural Revolution that started in 1966 - demolished any attempt at a formal legal system, Soviet or otherwise. After Mao’s death in 1976, when Party leader Deng Xiaoping decided to change the country’s political and economic course, China made another attempt at law reform, reviving the Soviet model. But Deng built upon it, adding Western legal elements and, to a considerable extent, opened China to universal legal values and practices.
Since 1979, despite political changes and sometimes harsh repression, China has witnessed the construction of a comprehensive legal system. The Chinese have enacted a large body of legislation covering most subjects and very quickly created a legal environment robust enough to attract foreign direct investment, trade, and technology imports. They have also built up the institutions and the personnel necessary to apply this new body of legislation: There are roughly 200,000 judges and a similar number of prosecutors, as well as a large number of legal administrators in the Ministry of Justice and other government agencies at the national, provincial, and local levels. There are now over 250,000 lawyers, and every substantial Chinese business, whether state-owned, private, or mixed, must have legal advice, with most of the larger ones having their own in-house counsel. In response to these needs, a highly developed system of legal education is in the process of producing many more professionals.
This is a significant accomplishment within a mere 37 years. When I first visited China in 1972, there was virtually no legal education - because of the Cultural Revolution, universities there were shuttered for a decade. Now there are almost 700 law schools and university departments (too many perhaps to adequately provide good teachers). Moreover, this legal education has been heavily influenced by the West, especially the United States, at least until very recently, and every year several hundred thousand people take the national bar examination, which only passes a small percentage.
Yet it’s not clear whether China can go on from here to build what we would recognize as a more predictable, reliable, and independent legal system. Today there is a huge amount of popular dissatisfaction with the judicial system, which handles over 14 million cases a year. People realize the local courts are full of corruption. Local protectionism makes courts less open to fair adjudication for interests that come from outside their immediate geographic area. Guanxi - the influence of relatives, friends, and contacts - is the biggest problem. Whom did judges go to high school with? Who is their cousin? Who is a friend of a friend? These questions permeate the system and often undermine fair adjudication. And, of course, political interference is pronounced. Local government or Party officials, or members of the local people’s congress, use their low-visibility powers to adversely affect what might otherwise be independent, fair judgments.
Dissatisfaction also runs high within the ranks of the legal system itself. The very success of over three decades of legal education and practice has created a new legal elite. Thus a large number of people - legislative staff, judges, prosecutors, lawyers, administrators, legal scholars, and even police - want to inhabit a real legal system, not one that has the appearance of integrity but functions arbitrarily. They take legal reforms seriously and know that it is necessary not only to enact good rules, but also to implement them. In China, as many people have observed, faithful implementation is the name of the game, but it remains extremely difficult. Unfortunately, new judicial reforms may prove disappointing. Many younger judges are quitting because their career prospects are restricted by the manner in which court reforms are being carried out, favoring older, often less-qualified, but more ensconced cadres who are unlikely to enhance the prestige and authority of the courts.
Judicial reform is one of the main challenges now confronting Chinese President Xi Jinping. Despite his emphasis on “rule of law,” Xi wants local courts reliably to submit to the discipline of the Central Party and judicial officials. He doesn’t want local judges to be independent of the central government, but he does aim to stop the local influences that distort local judgments. It’s too early to tell whether this effort and the parallel effort to improve the competence, status, and compensation of judges will succeed. But broad public dissatisfaction with the courts will probably continue, especially to the extent they continue to be instructed not to accept sensitive, controversial cases.
The relationship of the Party to the legal system is an issue that will not disappear. In principle, the Party controls the legal system at every level; the central political-legal commission, which operates on behalf of the Party Central Committee and its politburo leaders, tells every legal institution what to do. But there are internal debates about how far its reach should extend and which government agencies should have the Party’s judicial ear. Traditionally, the Party has allowed the main police agencies - the Ministry of Public Security and the Ministry of State Security - to exercise far more influence over the criminal process than the Ministry of Justice, the prosecutors (the procuracy), and the courts. There have been some recent renewed efforts to limit Party influence over judicial decision-making in individual cases and to reduce the relative influence of the police in the process. Given the low level of transparency in China’s legal realm, however, progress on this front is difficult for outsiders, especially foreigners, to track.
The Party’s role in criminal justice has become particularly evident in the current anti-corruption drive. In dealing with its approximately 90 million members, the Party has been more important than the formal criminal justice system. It is the central and local Party discipline and inspection commissions (DICs) that first detain Party members for investigation long before government investigators officially enter the scene. After what are often many months of incommunicado detention and coercive interrogation, the DIC decides whether the suspect should be fired from the Party and handed over to the government for criminal prosecution, released, or given some administrative or other punishment. The fate of Party members whom the DIC hands over for prosecution is usually imprisonment. There is little transparency, but what is clear is that the DIC process is entirely without constitutional or legal authority and is a blatant violation of the constitutional rights of the suspect.
Ironically, China’s constitution is, in many respects, a reasonably well-developed document—the problem lies in its lack of enforcement. Attempts have often been made to enforce it in the courts, but, despite periodic wavering, the Party has rejected them. The constitution, according to its terms, is to be interpreted and applied by the Standing Committee of the National People’s Congress. Occasionally, human rights lawyers and activists have petitioned to obtain the Standing Committee’s interpretation, but it is not eager to undertake its authorized role. This doesn’t mean the document is meaningless. It sometimes exerts indirect and subtle influences on the way inter-governmental questions and political discussions are handled, and even on the way that courts respond to certain claims. And it is useful for the Chinese people to at least know that they are supposed to be guaranteed freedoms of speech, assembly, demonstration, and association, as well as freedom from arbitrary detention. These constitutional guarantees can become standards for the future.
The immediate future looks dim for legal reform in China. A little-known fact highlights what might have been. Xi Jinping’s father, the famous political leader Xi Zhongxun, was placed in charge of the country’s legislative reform from 1981 to 1983 after returning from many years of ostracism and vilification during the Cultural Revolution. Bitter experience had led the elder Xi to recognize the importance of freedom of discussion, allowing people within the Party and outside the Party to speak freely, even if their ideas contradicted the policies and programs of the current leadership. He advocated enacting a law to protect differing opinions and to prevent people from suffering criminal punishment, or ousting from the Party, or other sanctions for expressing disagreement with the leadership. The elder Xi openly recognized that, in order to maximize progress, China had to allow differences of opinion. Today, sadly, his son rejects that good example and demands “absolute loyalty” from would-be law reformers - and everyone else.
Jerome A. Cohen
This essay is based on a talk presented at a January 15, 2016 conference in Hong Kong on the governance of China, jointly sponsored by the New York Review of Books and Hong Kong University.
Jerome Alan Cohen (Chinese: 孔傑榮; pinyin: Kǒng Jiéróng; born 1 July 1930) is a professor of law at New York University School of Law, an expert in Chinese law, a senior fellow for Asia Studies at the Council on Foreign Relations, and serves as "of counsel" at the international law firm Paul, Weiss, Rifkind, Wharton & Garrison LLP.
Cohen is an advocate of human rights in China, and has taken active roles in securing the release of Song Yongyi and Chen Guangcheng from under Chinese custody. His former students include Taiwanese president, Ma Ying-jeou, and Annette Lu, former Taiwanese vice president under Chen Shui-bian.
Chinese name: Cohen was originally known in Chinese as Kong Jierong (simplified Chinese: 孔杰荣; traditional Chinese: 孔傑榮), giving him the same family name as Confucius. Mainland Chinese communists rejected this name, however, along with the Confucian values it evoked. Cohen was thus renamed 柯恩 (pinyin: Kē'ēn), a phonetic translation, although he remained known as Kong Jierong in Taiwan and Hong Kong.
Early career: Cohen was born in Elizabeth, New Jersey, and spent his early years in Linden, New Jersey, the son of a local government attorney. Cohen received his B.A. degree from Yale University in 1951 where he graduated Phi Beta Kappa. Following graduation, he spent a year in France as a Fulbright scholar studying international relations before returning to Yale and earning his J.D. from Yale Law School in 1955. While at Yale, he served as the Editor-in-Chief of the Yale Law Journal. From 1955–56 he clerked at the Supreme Court, first under Chief Justice Earl Warren and then under Justice Felix Frankfurter.
Career in China: Cohen joined the faculty of University of California, Berkeley School of Law in 1959. It was here that he was asked to find a candidate for a four-year grant to study China offered by the Rockefeller Foundation, and, when no clear candidate emerged, decided to pursue the opportunity himself. He began studying the Chinese language, but as Americans were not permitted to enter China at the time, he could only travel as far as Hong Kong, where he met with refugees and questioned them on Chinese criminal procedure. These interviews served as the basis for his book, "The Criminal Process of the People's Republic of China: 1949–1963."
In 1964, Cohen became a Professor at Harvard University School of Law, where he would remain for 17 years, and created the school's East Asia Legal Studies Association. During this time,Cohen advocated for normalized relations with China, and was influential in securing the release of John T. Downey in the early 1970s. Downey, a former classmate of Cohen's from Yale, had been held in a Chinese prison since the Korean War, accused of being a CIA operative. In 1972, Cohen was able to make his first trip to the Chinese mainland as part of a delegation of the Federation of American Scientists and was able to meet with Premier Zhou Enlai. In 1977, he accompanied Senator Ted Kennedy to Beijing where they met with Deng Xiaoping.
Following China's economic reforms in 1979, Cohen's obscure specialty of Chinese law was thrust into the spotlight as foreign companies began to consider investment opportunities. When he was offered the opportunity to live and practice in Beijing in exchange for teaching American contract law to commerce officials, Cohen took a sabbatical from Harvard. When the sabbatical concluded in 1981, he decided to remain in China and work at the law firm of Paul, Weiss, Rifkind, Wharton & Garrison
Following the suppression of student uprising in Tiananmen Square in 1989, Paul Weiss closed its Hong Kong Office, and Cohen returned to the United States where he became a Professor of Law at New York University School of Law in 1990. He concurrently serves as Of Counsel for Paul, Weiss, Rifkind, Wharton & Garrison. At NYU, he established the U.S.-Asia Law Institute, dedicated to facilitating the development of the rule of law throughout Asia.
Human rights work: Over the course of his career, Cohen has been a tireless advocate for human rights. In addition to striving for legal reforms in China, he has been instrumental in realizing the release of political prisoners, including Song Yongyi, a librarian at Dickinson College who was charged in China for selling intelligence overseas after he mailed newspapers, books, and Red Guard posters to the U.S. He regularly uses his bi-weekly column in the South China Morning Post as a platform to criticize rights violations in China and Taiwan.
Cohen assisted and advised Chinese civil rights activist Chen Guangcheng, after Chen escaped from house arrest in 2012. After a series of negotiations between the U.S. and Chinese governments, Chen was allowed to travel to the U.S. and become a fellow at New York University.
Cohen also serves on the Board of Directors for the U.S. Committee for Human Rights in North Korea
Taiwan: Cohen's influence has been particularly strong in Taiwan where his former student, Ma Ying-jeou (馬英九) is the current president.
In 1985, Cohen played a key role in securing the release of political prisoner Annette Lu (呂秀蓮) who had been a student of Cohen's at Harvard and who would later become vice-president of Taiwan.
Also in 1985, following the murder in San Francisco of Henry Liu, a Taiwanese-American author critical of the martial law government, Cohen served as a pro-bono representative of Liu's widow at the trial in Taipei. On appeal of what he thought was a show trial convicting reputed gangsters, he sought to show that the government was directly involved in the plot. The sentences were upheld, and later, Taiwan's chief of military intelligence was also convicted for his involvement.
Korea: In 1972, Cohen became the first American academic to visit North Korea.
In South Korea, Cohen was able to intervene in the kidnapping of Kim Dae-jung (김대중), who would later become president and receive the Nobel Peace Prize. In August, 1973, Cohen received an urgent call from Kim's aide, telling him that Kim had been kidnapped by Korean intelligence officials in Tokyo and imploring Cohen to request Henry Kissinger's help. Cohen did and Kim's life was saved, although Kim later reported that he had been bound and blindfolded aboard a boat with weights tied to his wrists, before the execution was suddenly called off. (From Wikipedia, the free encyclopedia).
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề, click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu, click vào đây
Read more on English topic, please click here
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net