Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 25, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
LÝ GIẢI THÀNH CÔNG CỦA CÁC CHÍNH TRỊ GIA DÂN TÚY
Webmaster
Các bài liên quan:
    DONALD TRUMP: ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI CỨNG RẮN.
    NHỮNG ĐIỀU GÌ CHÂU Á CẦN BIẾT VỀ TRUMP?
    ĐẢNG CỘNG HÒA TRÊN LƯNG CON HỔ DONALD TRUMP
    TỔNG THỐNG DONALD JOHN TRUMP?
    TÁC ĐỘNG CỦA BẦU CỬ MỸ TỚI KINH TẾ TOÀN CẦU
    DONALD TRUMP: NHƯ MỘT PHẢN DIỆN (Trần Hữu Thục)

 

Đề tài liện hệ:

- Tiểu sử Donald Trump (Anh ngữ): click vào đây.

 

(The Politics of Anger)

By Dani Rodrik

Nguyễn Lương Sỹ  dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

Project Syndicate

March 09-2016.

 

 

Có lẽ, điều duy nhất đáng ngạc nhiên về phản ứng dân túy, điều đã áp đảo nền chính trị của nhiều nền dân chủ lâu đời, là nó đã xảy đến quá chậm. Thậm chí từ hai thập niên trước, khá dễ để dự đoán rằng sự miễn cưỡng của các chính trị gia dòng chính trong việc đề xuất giải pháp cho sự bất ổn và bất bình đẳng trong kỷ nguyên siêu toàn cầu hóa sẽ tạo nên một không gian chính trị cho các nhà đại dân túy với các giải pháp dễ dãi. Trước đây, đó là Ross Perot và Patrick Buchaman; ngày nay đó là Donald Trump, Marine Le Pen và nhiều nhân vật khác.

 

Lịch sử không bao giờ lặp lại, nhưng dù sao, bài học của nó vẫn vô cùng quan trọng. Chúng ta cần gợi nhớ lại rằng thời kỳ đầu tiên của toàn cầu hóa, vốn đạt đến đỉnh điểm trong vài thập niên trước Thế chiến I, sau cùng đã sản sinh ra một phản ứng chính trị thậm chí còn nghiêm trọng hơn.

 

Bằng chứng lịch sử đã được người đồng nghiệp tại Harvard của tôi là Jeffry Frieden tổng kết sâu sắc. Frieden cho rằng, trong thời kỳ hoàng kim của chế độ bản vị vàng, các chính trị gia dòng chính có xu hướng xem nhẹ cải cách xã hội và bản sắc dân tộc bởi họ đã dành sự ưu tiên cho các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các phản ứng chống lại điều này đã diễn ra thông qua một trong hai hình thái nguy hiểm trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh (Thế chiến I và Thế chiến II): Các nhà xã hội chủ nghĩa và cộng sản chọn cải cách xã hội, trong khi các phần tử phát xít chọn chủ nghĩa dân tộc. Cả hai con đường đều dẫn đến việc toàn cầu hóa chuyển sang đóng cửa nền kinh tế (và thậm chí còn tệ hơn).

 

Làn sóng phản ứng ngày nay hầu như sẽ không đi xa đến thế. Dù tai hại, nhưng sự suy sụp kinh tế của cuộc đại suy thoái (từ 2008) và khủng hoảng nợ công châu Âu bị lu mờ đáng kể khi so sánh với cuộc Đại khủng hoảng (1929 – 1933). Các nền dân chủ lâu đời đã xây dựng – và duy trì (bất chấp những khó khăn gần đây) – một mạng lưới an sinh xã hội rộng rãi dưới hình thức bảo hiểm thất nghiệp, lương hưu và trợ cấp gia đình. Nền kinh tế thế giới hiện có các cơ quan chức năng quốc tế – chẳng hạn như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) – điều chưa hề có trước Thế chiến II. Sau cùng, nhưng cũng không kém phần quan trọng, các phong trào chính trị cực đoan như chủ nghĩa Phát xít và chủ nghĩa Cộng sản hiện đã bị mất uy tín.

 

Mặc dù vậy, những xung đột giữa một nền kinh tế siêu toàn cầu hóa và sự gắn kết xã hội là có thực, và giới chính trị gia cao cấp phớt lờ chúng bất chấp rủi ro cho chính mình. Như tôi biện luận trong cuốn sách vào năm 1997 Has Globalization Gone Too Far? (Tạm dịch: Liệu toàn cầu hóa có đang đi quá xa?), sự quốc tế hóa các thị trường hàng hóa, dịch vụ và tài chính sẽ gây chia rẽ giữa các nhóm người có kỹ năng cao, chuyên nghiệp, và có xu hướng toàn cầu, những người có thể tận dụng quá trình toàn cầu hóa, với phần còn lại của xã hội.

 

Hai kiểu chia rẽ chính trị đang trở nên trầm trọng hơn trong quá trình này: sự chia rẽ theo bản sắc, xoay quanh nguồn gốc quốc gia, sắc tộc, hoặc tôn giáo, và sự chia rẽ theo thu nhập, xoay quanh các giai cấp xã hội. Các nhà dân túy đã tạo được sự hấp dẫn cho mình bằng cách khai thác một trong các kiểu chia rẽ đó. Các nhà dân túy cánh hữu như Trump đánh vào chính trị bản sắc. Còn các nhà dân túy cánh tả như Bernie Sanders lại nhấn mạnh vào khoảng cách giàu nghèo.

 

Trong cả hai trường hợp, sẽ có một “ai đó” mà người ta có thể hướng sự giận dữ của mình vào. Bạn không kiếm đủ tiền để sống? Đó là vì người Trung Quốc đã cướp hết việc làm của bạn. Bạn phẫn nộ với tội phạm? Đó là vì người Mexico và những người nhập cư khác đem các cuộc xung đột băng đảng vào trong nước. Còn chủ nghĩa khủng bố? Dĩ nhiên là tại Hồi giáo. Còn tham nhũng chính trị? Bạn còn trông đợi gì hơn khi mà các ngân hàng lớn đang bơm tiền cho hệ thống chính trị của chúng ta? Không giống như giới tinh hóa chính trị dòng chính, các nhà dân túy có thể dễ dàng chỉ ra thủ phạm chịu trách nhiệm cho những bất hạnh của quần chúng nhân dân.

 

Dĩ nhiên, các chính trị gia cầm quyền đã bị “nắm thắt lưng” bởi họ đã luôn nắm giữ quyền lực trong toàn bộ giai đoạn này. Nhưng họ cũng đồng thời bị tê liệt bởi chính luận điệu chính trị trung tâm của mình vốn đầy sự ì ạch và bất lực.

 

Luận điệu này đổ lỗi cho các tác động khoa học công nghệ vượt ngoài tầm kiểm soát của chúng đã gây ra sự trì trệ trong tiền lương và bất bình đẳng gia tăng. Nó xem toàn cầu hóa và các luật lệ để duy trì điều đó là không thể lay chuyển và khó tránh khỏi. Giải pháp được đề xuất – đầu tư vào giáo dục và các kỹ năng – hứa hẹn sẽ không mang lại các tác động tích cực tức thời và ít nhất sẽ mất nhiều năm mới gặt hái được thành quả.

 

Trên thực tế, nền kinh tế thế giới ngày nay là sản phẩm của những quyết sách rõ ràng mà các chính phủ đã đưa ra trong quá khứ. Đó là việc lựa chọn không dừng lại ở Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT) mà tiến hành xây dựng một WTO nhiều tham vọng và mang tính can thiệp nhiều hơn. Tương tự, đó sẽ là lựa chọn có nên phê chuẩn các thỏa thuận siêu thương mại trong tương lai như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) hay không.

 

Đó là lựa chọn của các chính phủ trong việc nới lỏng các quy định về tài chính và hướng đến sự luân chuyển vốn xuyên biên giới toàn diện, cũng như là lựa chọn duy trì nguyên vẹn các chính sách đó bất kể một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu quy mô lớn. Và, như Anthony Atkinson nhắc nhở chúng ta trong cuốn sách bậc thầy về bất bình đẳng của ông, thậm chí sự thay đổi khoa học công nghệ cũng không tránh khỏi tác động từ chính phủ: có rất nhiều thứ mà các nhà hoạch định chính sách có thể làm để ảnh hưởng đến phương hướng thay đổi công nghệ và đảm bảo rằng nó sẽ dẫn đến gia tăng việc làm và bình đẳng.

 

Điều hấp dẫn các nhà dân túy là họ giúp những người bị gạt ra bên lề nói lên tiếng nói của mình. Họ đề xuất một luận điệu chính trị tổng quát cũng như các giải pháp cụ thể, cho dù có sai lạc và thường nguy hiểm. Các chính trị gia dòng chính sẽ không thể giành lại những gì đã mất cho đến khi chính họ cũng phải đề xuất những giải pháp nghiêm túc, thứ sẽ mang đến hy vọng. Họ không nên tiếp tục ẩn nấp sau lý do biến đổi công nghệ hay việc toàn cầu hóa là không thể ngăn cản, và họ cần sẵn sàng liều lĩnh và tiến hành các cải cách trên quy mô lớn cách thức mà nền kinh tế nội địa và toàn cầu đang được vận hành.

 

Nếu như một bài học của lịch sử là sự toàn cầu hóa không được kiểm soát có thể gây ra nguy hiểm, thì một bài học khác nữa là sự linh hoạt của chủ nghĩa tư bản. Chính Chính sách Kinh tế mới (của Mỹ thời Đại Suy thoái – NBT), mô hình nhà nước phúc lợi, và toàn cầu hóa có kiểm soát (thời kỳ Hệ thống tiền tệ Bretton Woods còn vận hành) đã rốt cuộc giúp các xã hội định hướng thị trường có được sức sống mới và tạo ra sự bùng nổ sau chiến tranh. Không phải việc chắp vá và điều chỉnh lặt vặt các chính sách hiện hữu tạo ra những thành tựu trên, mà phải là sự tái thiết triệt để hệ thống.

 

Các chính trị gia ôn hòa hãy lưu ý điều trên.

 

Dani Rodrik

Nguyễn Lương Sỹ  dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

 

 

Dani Rodrik hiện là Giáo sư Khoa học Xã hội của Viện nghiên cứu cao cấp tại Princeton, New Jersey, là Giáo sư ngành Kinh tế Chính trị Quốc tế tại trường Quản trị Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard. Ông là tác giả của cuốn sách One Economics, Many Recipes: Globalization, Institutions, and Economic Growth (Một ngành kinh tế học, nhiều công thức: Toàn cầu hóa, Các thể chế và Tăng trưởng kinh tế) và cuốn The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy (Nghịch lý Toàn cầu hóa: Dân chủ và tương lai của nền kinh tế thế giới) và gần đây nhất là cuốn Economics Rules: The Rights and Wrongs of the Dismal Science. (Theo Project Syndicate)

 

The Politics of Anger

By Dani Rodrik

Project Syndicate

March 09-2016.

 

 

CAMBRIDGE – Perhaps the only surprising thing about the populist backlash that has overwhelmed the politics of many advanced democracies is that it has taken so long. Even two decades ago, it was easy to predict that mainstream politicians’ unwillingness to offer remedies for the insecurities and inequalities of our hyper-globalized age would create political space for demagogues with easy solutions. Back then, it was Ross Perot and Patrick Buchanan; today it is Donald Trump, Marine Le Pen, and sundry others.

 

History never quite repeats itself, but its lessons are important nonetheless. We should recall that the first era of globalization, which reached its peak in the decades before World War I, eventually produced an even more severe political backlash.

 

Making sense of a world of conflict and conflicting ideas.

 

The historical evidence has been well summarized by my Harvard colleague Jeffry Frieden. In the heyday of the gold standard, Frieden argues, mainstream political actors had to downplay social reform and national identity because they gave priority to international economic ties. The response took one of two fatal forms in the interwar period: Socialists and communists chose social reform, while fascists chose national assertion. Both paths led away from globalization to economic closure (and far worse).

 

Today’s backlash most likely will not go quite so far. As costly as they have been, the dislocations of the great recession and the euro crisis pale in significance compared to those of the Great Depression. Advanced democracies have built – and retain (despite recent setbacks) – extensive social safety nets in the form of unemployment insurance, retirement pensions, and family benefits. The world economy now has functional international institutions – such as the International Monetary Fund and the World Trade Organization (WTO) – that it lacked prior to the Second World War. Last but not least, extremist political movements such as fascism and communism have been largely discredited.

 

Still, the conflicts between a hyper-globalized economy and social cohesion are real, and mainstream political elites ignore them at their peril. As I argued in my 1997 book Has Globalization Gone Too Far?, the internationalization of markets for goods, services, and capital drives a wedge between the cosmopolitan, professional, skilled groups that are able to take advantage of it and the rest of society.

 

Two types of political cleavage are exacerbated in the process: an identity cleavage, revolving around nationhood, ethnicity, or religion, and an income cleavage, revolving around social class. Populists derive their appeal from one or the other of these cleavages. Right-wing populists such as Trump engage in identity politics. Left-wing populists such as Bernie Sanders emphasize the gulf between the rich and the poor.

 

In both cases, there is a clear “other” toward which anger can be directed. You can barely make ends meet? It is the Chinese who have been stealing your jobs. Upset by crime? It is the Mexicans and other immigrants who bring their gang warfare into the country. Terrorism? Why, Muslims, of course. Political corruption? What do you expect when the big banks are bankrolling our political system? Unlike mainstream political elites, populists can easily point to the culprits responsible for the masses’ ills.

 

Of course, establishment politicians are compromised because they have been at the helm all this time. But they are also immobilized by their central narrative, which smacks of inaction and helplessness.

 

This narrative puts the blame for stagnant wages and rising inequality on technological forces beyond our control. It treats globalization and the rules that sustain it as inexorable and inevitable. The remedy it offers, investment in education and skills, promises few immediate rewards and would bear fruit years from now, at best.

 

In reality, today’s world economy is the product of explicit decisions that governments have made in the past. It was a choice not to stop at the General Agreement on Tariffs and Trade (GATT) and to build the much more ambitious – and intrusive – WTO. Similarly, it will be a choice whether to ratify future mega-trade deals such as the Trans-Pacific Partnership and the Transatlantic Trade and Investment Partnership.

 

It was the choice of governments to loosen regulations on finance and aim for full cross-border capital mobility, just as it was a choice to maintain these policies largely intact, despite a massive global financial crisis. And, as Anthony Atkinson reminds us in his masterful book on inequality, even technological change is not immune from government agency: There is much that policymakers can do to influence the direction of technological change and ensure that it leads to higher employment and greater equity.

 

The appeal of populists is that they give voice to the anger of the excluded. They offer a grand narrative as well as concrete, if misleading and often dangerous, solutions. Mainstream politicians will not regain lost ground until they, too, offer serious solutions that provide room for hope. They should no longer hide behind technology or unstoppable globalization, and they must be willing to be bold and entertain large-scale reforms in the way the domestic and global economy are run.

 

If one lesson of history is the danger of globalization running amok, another is the malleability of capitalism. It was the New Deal, the welfare state, and controlled globalization (under the Bretton Woods regime) that eventually gave market-oriented societies a new lease on life and produced the post-war boom. It was not tinkering and minor modification of existing policies that produced these achievements, but radical institutional engineering.

 

Moderate politicians, take note.

 

Dani Rodrik

 

 

Dani Rodrik is Professor of International Political Economy at Harvard University’s John F. Kennedy School of Government. He is the author of The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy and, most recently, Economics Rules: The Rights and Wrongs of the Dismal Science. (From Project Syndicate).

Dani Rodrik (born August 14, 1957) is a Turkish economist and Ford Foundation Professor of International Political Economy at the John F. Kennedy School of Government at Harvard University. He was formerly the Albert O. Hirschman Professor of the Social Sciences at the Institute for Advanced Study in Princeton, New Jersey. He has published widely in the areas of international economicseconomic development, and political economy. The question of what constitutes good economic policy and why some governments are more successful than others at adopting it, is at the center of his research. His works include Economic Rules: The Rights and Wrongs of the Dismal Science and The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy. He is also joint editor-in-chief of the academic journal Global Policy.

Biography: Descended from a family of Sephardic Jews, he is affiliated with the National Bureau of Economic ResearchCentre for Economic Policy Research (London), Center for Global DevelopmentInstitute for International Economics, and theCouncil on Foreign Relations, and is co-editor of the Review of Economics and Statistics. He has been the recipient of research grants from the Carnegie CorporationFord Foundation, and Rockefeller Foundation. Among other honors, he was presented the Leontief Prize for Advancing the Frontiers of Economic Thought in 2002 from the Global Development and Environment Institute.After graduating from Robert College in Istanbul, he earned an A.B. (summa cum laude) from Harvard College, followed by a Ph.D. in economics for thesis titledStudies on the Welfare Theory of Trade and Exchange-rate Policy and an MPA from Princeton University.

He has also been writing for the Turkish daily Radikal since July 2009.

He joined the newly created World Economics Association as a member of the executive committee in 2011.

He is married to the daughter of Turkish retired General Çetin Doğan who was sentenced to aggravated life imprisonment, later reduced to 20 years, for his involvement in the alleged Sledgehammer coup plan.

Work: His 1997 book Has Globalization Gone Too Far? was called “one of the most important economics books of the decade” in Bloomberg Businessweek.

In his article, he focused on three tensions between the global market and social stability. Pointing out that the so-called "globalization" has a dilemma of promoting international equality while exposing fault lines between the nation states with the skills and capitals to success in global markets and those without that advantage, he sees the free market system as a threat to social stability and deeply domestic norms. According to his analysis, there are three categories of reasons on why these tensions arise.

First, the tension is caused via globalization because reduced barriers to trade and foreign direct investments draw a vivid line between nations and groups that can take advantage of such cross-border relations and those who cannot. Rodrik refers to the first category of groups as highly skilled workers, professionals and those who are free to take their resources where they are most in demand. The second category would include unskilled workers and semiskilled workers, who, under globalization, becomes more elastic and easily substitutive.

The second source for tension comes because globalization engenders conflicts within and between nations over domestic norms and social institutions. Technology and culture are being more standardized around the world, and different nations with different norms and values tend to show repulsion toward such collective norms diffused internationally in a standardized form.

Lastly, the third threat of globalization arises because it has made it extremely difficult for national governments to provide social insurance.

 (From Wikipedia, the free encyclopedia)

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây

Read more English topic, please click here

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh