Hình Su Bin chụp tại một trạm kiểm soát biên giới
giữa Mỹ và Canada năm 2011. Nguồn: cbc.ca.
Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) số ra ngày 24/3/2016 đăng xã luận dưới tiêu đề “Chúng ta nên cảm ơn hay là kêu oan cho Tô Bân?” Nguyên văn như sau:
Ngày 23/03/2016, bộ Tư pháp Hoa Kỳ ra thông cáo cho biết một người Trung Quốc tên là Tô Bân [Su Bin – Stephen Su] đã thú nhận tội xâm nhập hệ thống máy tính của nhiều nhà thầu quốc phòng Mỹ để đánh cắp tài liệu kỹ thuật liên quan đến các loại máy bay tiên tiến như máy bay tiêm kích F-22, F-35 và máy bay vận tải hạng nặng C-17.
Thông cáo nói: trong bản nhận tội thỏa thuận được với Bộ Tư pháp Mỹ, ông Tô Bân thừa nhận đã “đóng vai trò quan trọng trong một âm mưu từ Trung Quốc”, có kết hợp với hai người “không rõ lai lịch” sống ở Trung Quốc. Có báo Mỹ phỏng đoán hai người đó là quân nhân Trung Quốc.
Tháng 7/2014, Tô Bân bị bắt tại Canada, tháng 2 năm nay (2016) được giao cho cơ quan tư pháp Mỹ.
Chính phủ Trung Quốc luôn từ chối thừa nhận có liên quan tới vụ án Tô Bân. Ngày 24/3/2015, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói sẽ tiếp tục quan tâm mật thiết vụ án này, yêu cầu phía Mỹ bảo đảm quyền riêng tư và các quyền lợi hợp pháp tại Mỹ của công dân Trung Quốc.
Vì tư pháp Mỹ trên thực tế phổ biến áp dụng chế độ nhận tội; người nhận tội thường có thể đổi lấy bản án nhẹ hơn, do đó người ngoài cuộc rất khó biết được suy nghĩ thật của người nhận tội và trong vụ đó có hay không có thành phần “oan uổng”.
Quốc gia nào cũng tiến hành công tác tình báo. Cơ quan tình báo nổi tiếng nhất thế giới là CIA và FBI. FBI coi Trung Quốc là mục tiêu thu thập tình báo số một. Thế nhưng chúng ta bao giờ cũng nghe nói qua cơ quan truyền thông là nước Mỹ bắt được “gián điệp Trung Quốc”, nhưng rất nhiều người trong số đó về sau được chứng minh là bị oan sai. Đồng thời chúng ta lại rất ít nghe nói Trung Quốc bắt được “gián điệp Mỹ”. Nghe nói Trung Quốc cũng bắt được một số, nhưng xuất phát từ suy nghĩ nào đó mà không công khai hé lộ vụ việc.
Thông thường khi có gián điệp bị bắt, quốc gia cử hoặc mua chuộc gián điệp đó đều không thừa nhận. Thí dụ mỗi lần Trung Quốc tuyên bố bắt được gián điệp phương Tây thì đối phương chẳng những từ chối thừa nhận gián điệp đó phục vụ cơ quan tình báo của mình, mà còn động viên dư luận phương Tây hùa nhau công kích vấn đề nhân quyền của Trung Quốc, kích động tình cảm đau thương.
Là cơ quan truyền thông của Trung Quốc, chúng tôi không có căn cứ nào để biết Tô Bân có thật là đã đánh cắp số liệu về ba loại máy bay quan trọng của Mỹ và giao cho chính quyền Trung Quốc hay không. Nếu điều đó là sự thực thì chúng tôi muốn tỏ lòng cảm ơn ông Tô Bân, thậm chí gửi ông lời chào kính trọng. Ngày nay, khi giữa Trung Quốc với Mỹ tồn tại cuộc đấu trên lĩnh vực an ninh, mặt trận đấu tranh bí mật của Trung Quốc hiển nhiên cần có những cao thủ có thể lấy được các tài liệu tình báo quan trọng như phía Mỹ nói. Cho dù người đó là nhân viên tình báo Trung Quốc phái từ bên ngoài đến hay là người đó xuất phát từ lợi ích thương mại mà liều mình làm công việc dễ gặp rủi ro ấy, chúng tôi đều cho rằng người đó là tấm gương tốt.
This image shows a page of the flight test plan for the F-35,
the world's most advanced multi-role fighter aircraft, from an
internal company document that Su Bin allegedly acquired
and translated before passing on to contacts in China.
(U.S. criminal court complaint June 27, 2014)
Nếu quả thật người đó bị oan nhưng dưới sức ép của Bộ Tư pháp Mỹ buộc phải ký bản nhận tội, chúng tôi xin ngỏ ý đồng tình sâu sắc với người ấy. Chúng tôi tin rằng cùng với sự tiếp tục cuộc chiến tranh tình báo Trung Quốc - Mỹ, sau đây sẽ còn có những người vì bị nhầm lẫn coi là “gián điệp Trung Quốc” mà phải vào nhà tù Mỹ. Đây là tấn bi kịch của thời đại. Mong rằng những người Hoa làm việc trong các lĩnh vực nhạy cảm ở Mỹ nên thận trọng hơn để tránh tình trạng chẳng hiểu vì sao bị cơ quan tình báo Mỹ theo dõi.
Hiện nay có một tình trạng tồi tệ là nước Mỹ đang nắm được cách “hướng dẫn dư luận” của thế giới này. Nước Mỹ dựa vào lợi ích của mình để xác định như thế nào thì gọi là hoạt động gián điệp bất hợp pháp. Hơn nữa, một khi hoạt động tình báo của Mỹ bị đưa ra ánh sáng thì dư luận Mỹ sẽ giúp làm giảm tính chất nguy hại của các hoạt động đó. Nhưng khi hoạt động nào đó được nghi là tình báo của các nước khác bị (Mỹ) nắm đằng chuôi thì Mỹ sẽ thêm dấm thêm ớt, khuếch trương mức độ phạm pháp và tính chất nghiêm trọng của các hoạt động ấy.
Điển hình nhất là vụ Snowden tiết lộ dự án “Lăng kính”, theo đó Mỹ coi các nhà lãnh đạo các nước đồng minh của mình là đối tượng trọng điểm thu lượm tình báo, khiến thế giới la ó. Nhưng nước Mỹ chẳng những không nghĩ lại mà còn truy nã Snowden. Trong cùng thời gian ấy Washington lại còn không biết xấu hổ lên giọng giao thiệp với Trung Quốc về “hoạt động gián điệp trên mạng”, thể hiện nước Mỹ bên trong bên ngoài đều có lý cả.
Về kỹ thuật, có lẽ Trung Quốc còn kém Mỹ một bậc. Mỹ công khai thành lập bộ đội chiến đấu trên mạng, tính chất tấn công của họ cao hơn rất nhiều các hacker của Trung Quốc – điều đó ai cũng có thể hiểu được. Nhưng chúng ta cần chứng cứ và công khai các chứng cứ đó để vạch trần sự dũng cảm ngoại giao giả tạo của Mỹ.
Mỹ thường lên án chính quyền Trung Quốc ủng hộ giới hacker tấn công Mỹ, và sử dụng các “chứng cứ” Mỹ tạo ra, người ngoài chẳng thể nào kiểm chứng thật giả để vạch mặt chỉ tên phê phán các “cơ quan quân sự” cụ thể của Trung Quốc, “truy nã” những “sĩ quan Trung Quốc có tội” do Mỹ chỉ ra. Trung Quốc cần có hành động ngược lại với Mỹ.
Rốt cuộc Tô Bân là ai, có lẽ 20 năm sau mới có câu trả lời rõ ràng. Giờ đây ông có thể đối mặt với 5 năm tù và khoản tiền phạt vài trăm nghìn USD. Chúng ta cầu chúc ông có thể vượt qua cửa ải khó khăn này.
Nguồn: 社评:我们该向苏斌致谢,还是为他喊冤?, 2016-03-24.
Nguyễn Hải Hoành dịch.
Bản dịch từ Hoa ngữ sang Anh ngữ
Global Times: Should we thank Su Bin or shout for him?
Published: 2016-03-25 07:55:10
Source: Global Times
Author: | Editor: Chen Shan.
A US Department of Justice issued a statement on the 23rd saying that a Chinese named Su Bin pleaded guilty in the US court on the same day, confessing that he invaded the computer systems of several US defense contractors and stole the advanced fighter aircraft F-22, F- 35 and technical information of heavy transport aircraft C-17. According to the statement, Su Bin admitted in a confession signed with the Ministry of Justice that he "played an important role in a conspiracy from China" and colluded with two "unidentified people" in China. Some American media speculated that the two were Chinese military personnel.
Su Bin was arrested in Canada in July 2014 and was sent to the US judicial authorities in February this year. The Chinese government has refused to recognize the connection with the Su Bin case. The Ministry of Foreign Affairs said on the 24th that it will continue to pay close attention to this case and demand that the US ensure the privacy rights of Chinese citizens and the legitimate rights and interests in the United States.
Due to the popular guilty plea system in American judicial practice, confessors can often exchange for light sentences, and it is difficult for outsiders to understand the true thoughts of confessors and whether there are any elements of swearing.
Intelligence is something that every country is doing. The world's most famous intelligence agencies are the CIA and the Federal Bureau of Investigation. The latter has regarded China as the number one intelligence gathering target. However, we have always heard through the media that the United States has caught "Chinese spies," and many of them have later proved to be defamation cases. At the same time, it is rare to hear that China has caught "American spies." It is said that China has also caught some, but there are no public disclosures for various reasons.
Usually, when a spy is caught, the country that sends or buys the spy will not recognize it. For example, every time China announces the arrest of spies in Western countries, the other party not only refuses to admit that they serve its spy agencies, but also mobilizes Western public opinion to attack human rights in China and incite tragic feelings.
As a Chinese media, we have no way of knowing whether Su Bin has stolen the data of the three major US models and handed them over to the Chinese authorities. If this is the truth, we are willing to express gratitude to him and even pay tribute to him. Today, in China and the United States, there is an actual security game. China’s hidden front obviously needs an intelligence expert who can bring in the key information as the US has said. Whether he is a Chinese intelligence agent or if he has taken these risks for commercial reasons, we all think he is good.
If he was really defamed and forced to sign a confession under the pressure of the US Department of Justice, we expressed deep sympathy to him. We believe that with the continuation of the Sino-US intelligence war, there will be people who will be imprisoned in the United States for being mistaken as "Chinese spies." This is the tragedy of the times. Chinese people who want to work in sensitive areas of the United States are more careful to avoid being inexplicably targeted by US intelligence agencies.
What is bad now is that the United States holds the "public opinion orientation" of the world. What is illegal espionage is based on the interests of the United States. And once US intelligence activities are exposed, American public opinion will help to dilute their harm. Once the suspected intelligence activities in other countries are seized, the United States will add fuel and exaggerate their illegality and seriousness.
The most typical example is Snowden's "prism" plan. The United States regards allied leaders as the focus of intelligence gathering, and the world is in vain. But the United States not only did not reflect, but wanted Snowden. At the same time, Washington was so kind to negotiate high-profile "cyber espionage" with China, which seemed to be quite reasonable inside and outside.
China is probably still technically low in the United States. The US cyber warfare forces are openly established, and their aggression is much higher than that of Chinese "hackers". However, we need evidence and disclosure of this evidence to expose the hypocritical diplomatic courage of the United States.
The United States blamed China’s official support for hacker attacks, and the “evidence” that it used to make the outside world unable to verify the authenticity of the name refers to the name of China’s specific “military organization” and “wanted” to the “guilty Chinese military officer”. It is necessary for China to do the opposite for the United States.
Who is Su Bin, maybe there will be a clearer answer after 20 years. Now he may face five years in prison and a fine of several hundred thousand dollars. We wish him all the best.
* * *
Xem bài liên hệ cùng đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net