Lời mở đầu của người dịch:
Nhiều năm trước đây cơ quan điều tra trung ương (F.B.I.) có đưa ra một thông cáo yêu cầu người Việt tố cáo những kẻ hoạt động cho cộng sản. Ðiều nầy làm tôi nhớ laị những tin tức đã thâu thập được trong thời gian bị giam giữ tại các trại "cải tạo".
- Nguyễn Ch. cấp bậc Trung sĩ, nhân viên Phủ Ðặc Ủy Trung Ương Tình Báo V.N.C.H., phụ trách phần hành đánh máy các bì thư trả lương cho cộng tác viên và là thợ hớt tóc đặc biệt của vài vị sĩ quan chỉ huy cao cấp thời bấy giờ. Tại trại tù Long Giao, Nguyễn Ch. được làm lao động nhẹ và được tha về năm 1976. Trước khi rời trại, để tỏ lòng biết ơn người bạn tù nằm bên cạnh, gốc QGHC (ÐS7, CH3) đã chia sẻ thực phẩm, thuốc men, Nguyễn Ch. thổ lộ câu chuyện như sau:
Cuối tháng 4/1975, cán bộ nội thành đến nhà tại ngã tư Bảy Hiền yêu cầu Nguyễn Ch. khăn gói lẫn lộn theo đám người di tản ra ngoại quốc để tiếp tục công tác hải ngoại nhưng anh không làm kịp. Tháng 6/1975, Nguyễn Ch. nhận chỉ thị thu xếp hành trang trình diện "học tập" với nhiệm vụ theo dõi và báo cáo tình hình trong trại.
Do đó tôi nghĩ rằng từ tháng 4/1975 cho đến sau nầy, cộng sản Hà Nôị và cộng sản Bắc Kinh không thể nào không gài tay chân của họ trong hàng triệu người Việt và người Việt gốc Hoa vượt biên trốn chạy cộng sản hoặc ra đi nước ngoài theo diện tị nạn hoặc đoàn tụ rãi rác khắp nơi trên thế giới mà một số đông định cư tại Hoa Kỳ.
- Tại traị Z30D Hàm Tân, Trung Tá Tr. K. Ca.., Cục phó Quốc ngoại Phủ Ðặc Ủy T.Ư.T.B. đặc trách khu vực Campuchia, Lào, Thái Lan, rĩ tai tôi về chuyện một số việt kiều tại Pháp đã nhúng tay vào việc đánh cắp kỹ thuật chế tạo phi cơ Concord và cộng sản Việt Nam đã cống hiến tài liệu đó cho Liên Xô để họ chế tạo pháo đài bay khổng lồ T.U.
Ngày nay nếu các gián điệp cộng sản Việt Nam vớ được các hồ sơ kỹ thuật cao của các quốc gia Tây phương, nhất là của Hoa Kỳ, cộng sản Việt Nam vẫn chưa xử dụng được và chắc chắn sẽ chuyển nhượng cho Trung Quốc. Mối tương quan giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn là đề tài nóng bỏng được các cơ quan truyền thông quốc tế thường xuyên nhắc đến. Nhân tiện tôi xin giới thiệu tài liệu "Growing threat of Chinese espionage" đã được tạp chí Reader’s Digest đăng tải để chúng ta biết được mức độ quan tâm của giới hữu trách Hoa Kỳ, đồng thời chúng ta cũng có thể nhìn thấy phần nào những vấn đề của chúng ta.
* * *
Năm 1990, Vũ Bình, một Giáo sư triết học 28 tuổi, dáng người mảnh khảnh, đeo kính cận, nhận giấy hộ chiếu vào Hoa Kỳ làm việc tại một trung tâm thầu các dịch vụ quốc phòng và hải quân taị Norfolk, tiểu bang Virginia. Thay vì cư ngụ tại nơi công ty chỉ định, anh ta biến mất tăm dạng.
Năm 1992, Vũ Bình xuất hiện thành lập công ty xuất nhập khẩu Pacific Basin và liên kết với Li Jin Ping chủ nhân của Comtex International. Li Jin Ping nguyên là nhân viên của Bộ tài chánh Trung quốc được Zhang Pinzhe một cựu viên chức Bộ Ngoại Giao Trung Quốc giúp đở đến Mỹ với tư cách một sinh viên học Anh ngữ. Công ty Pacific Basin và Comtex tìm cách mua những linh kiện điện tử quân sự bị cấm xuất khẩu nếu không có giấy phép do luật kiểm soát vũ khí qui định. Vũ Bình đã nhiều lần tiếp xúc với một công ty do Bộ An ninh Trung Quốc điều hành - nơi xuất phát các hoạt động gián điệp - để nhận chỉ thị.
Tháng 3 năm 1993 Comtex bắt đầu mua những ống khuyếch đại hình ảnh do công ty Varo gần Dallas sản xuất, dùng làm cơ phận chính của máy nhắm ban đêm trang bị cho các chiến xa tối tân và trực thăng võ trang. Việc xuất cảng hàng hóa nầy bị cấm đoán rất nghiêm nhặt, tuy nhiên những ống nhòm đã được đánh tráo như là những dụng cụ y khoa và chuyên chở về Hoa lục ngang qua Hồng Kông.
Vấn đề đặt ra cho người Mỹ là việc liên hệ mậu dịch có tầm quan trọng đến mức độ buộc Washington phải nhắm mắt làm ngơ đối với những tên ăn cắp kỹ thuật cao cấp quốc phòng?
Nghi ngờ hoạt động của công ty Pacific Basin, Sở Hải quan Mỹ xin trát tòa lục soát văn phòng công ty nầy, điều tra những lưu bản điện thoaị và ngân hàng. Việc làm của Pacific Basin và Comtex được làm sáng tỏ và tháng 10/1992 những gián điệp bị bắt. Tháng 6/1993 Vũ Bình, Li Jin Ping và Zhang Pinzhe bị buộc tội vi phạm "Luật Kiểm Soát Xuất Khẩu" và mỗi người nhận bản án mười năm tù. Các tòng phạm có bản án tù nhẹ hơn!
Công tác gián điệp được Trung Quốc tài trợ đầy đủ nêu trên chỉ là một phần nhỏ của nhiều nổ lực kiên trì và to lớn nhằm mục đích đánh cắp những bí mật quân sự của Mỹ. Nicholas Eftimiades, nhân viên phân tích của Cục Tinh Báo Quốc Phòng và cũng là tác giả cuốn sách Hoạt Ðộng Tình Báo của Trung Quốc viết rằng Trung Quốc đẩy mạnh công tác gián điệp vì muốn đe doạ các quốc gia Á châu bằng quân sự. Ông ta cũng cho biết Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc tung ra hàng trăm kiều dân Trung Hoa làm gián điệp nhằm thủ đắc một cách bất hợp pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ. Ngoài ra, sinh viên và giáo sư sau khi du học trở về nước được cơ quan tình báo thường xuyên phỏng vấn.
Raymond Wannall, cựu phụ tá giám đốc F.B.I. đặc trách ngành phản gián nóí về tình báo Trung Quốc "một sự đe dọa ghê gớm và ngày càng gia tăng đốí với Hoa Kỳ". Ngày nay số lượng Hoa kiều hiện diện đông đúc trên khắp nước Mỹ che đậy dễ dàng những tên gián điệp. John F.Cooper, giáo sư nghiên cứu các vấn đề quốc tế ở Memphis Rhodes College nói rằng hiện nay có rất nhiều điệp viên Trung Quốc làm việc ở các Viện Ðại Học và các Trung Tâm nghiên cứu, thí nghiệm của Mỹ và họ kiên nhẫn làm việc cho đến khi nắm được những tin tức quí giá. Wannall ước tính có đến hơn một trăm khuôn mặt đã bị lộ diện trong thập niên qua .
Những gián điệp Trung Quốc đã và đang đi theo con đường của gián điệp Liên Xô trong thập niên 1970 nhằm đánh cắp kỹ thuật cao cuả Mỹ. Thời ấy Moscow đã thành công lấy được họa đồ hệ thống chống hoả tiển. Sô Viết cũng xử dụng những kỹ thuật lấy được của Mỹ để nâng cấp những nhà máy chế tạo vũ khí. Paul Godvin, Giáo sư nghiên cứu chính sách an ninh và quốc phòng Trung Quốc thuộc Trường Cao Ðẳng Chiến Tranh (National War College) là một trong số đông người tin rằng TQ đang nuôi hy vọng tạo nên những cơ xưởng kỹ nghệ quốc phòng để ngày nào đó sản xuất được những khí giới cực kỳ tinh xảo.
Theo James Lilley, cựu tùy viên tòa đaị sứ Mỹ tại Bắc Kinh sau nầy là Phụ Tá Bộ Quốc Phòng đặc trách về an ninh quốc tế thì mục tiêu của Trung Quốc là làm bá chủ Á Châu và sau đó dĩ nhiên là bá chủ thế giới. Desmond Ball, chuyên viên hàng đầu về lĩnh vực quốc phòng của Úc Ðại Lợi xác nhận rằng: "Trung Quốc là mốí quan tâm về an ninh to lớn nhất trong khu vực".
Trung Quốc đang đe dọa các đồng minh của Mỹ tại Á Châu và ngay cả chính sự an toàn của Mỹ tại Á Châu là sự thật. Hàng chục năm qua, Hạm đội 7 của Mỹ không có điều gì phải lo sợ về những tàu tuần duyên và tiềm thủy đỉnh chạy bằng Diesel của Trung Quốc. Những chiến hạm cũ kỷ nầy tránh va chạm với Hải quân Mỹ. Nhưng ngày nay tiếp theo một cuộc cải cách chưa từng có trong lịch sử, Trung Quốc đã chế tạo được những khu trục hạm chạy bằng turbine, tiềm thủy đỉnh nguyên tử và những ngư lôi hạm tối tân có đủ khả năng đánh chìm các tàu chiến tây phương. Hạm đội Trung Quốc triển khai rất xa bờ biển Trung Quốc và tiềm thủy đỉnh Trung Quốc cũng đang dò xét đội hình Hạm đôị 7. Trung Quốc cũng đang xây dựng các căn cứ không quân, hải quân trên những đảo trong biển Ðông để làm áp lực đòi hỏi về lảnh thổ và theo những nguồn tin tình báo, Trung Quốc đã được Miến Ðiện (Myanmar) nhượng quyền thiết lập các căn cứ trong Ấn Ðộ Dương.
Trong khi Trung Quốc diệu võ dương oai với các lân quốc, Ðô Ðốc Eric Mac Vadon, cựu sĩ quan tùy viên hải quân ở Bắc Kinh đã lên tiếng: "Hải quân Hoa Kỳ dễ dàng đánh bại hải quân Trung Quốc trong một cuộc chiến nhờ vào ưu thế kỹ thuật và tầm vóc, tuy nhiên điều quan ngại là Hoa Kỳ bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh.
Một sự đe doạ khác nữa của Trung Quốc là vũ khí nguyên tử. Những chuyên viên tình báo và quốc phòng xác nhận rằng hỏa tiển cực mạnh và tối tân nhất mang tên Ðông Phong đang nhắm mục tiêu vào các thành phố và các căn cứ quân sự của Mỹ. Cơ quan Jane’s Strategic Weapon Systems cũng khẳng định rằng loại hoả tiễn nấy có tầm bắn 9000 dặm, đủ khả năng tàn phá các thành phố trên lục địa nước Mỹ. Một số cơ quan hữu trách khác nhận định rằng sự khai triển vũ khí của Trung Quốc chỉ nhắm vào các quốc gia Á Châu. Seth Cropsey, cựu phụ tá Bộ Hải Quân cho rằng: "Hình như Washington và Bắc Kinh đều dồn nổ lực vào vấn đề xem ai là người chiếm thế thượng phong tại Á Châu".
Những chính khách cũng gióng lên hồi chuông báo động. Nghị sĩ Larry Presler (đảng Cộng Hòa, tiểu bang South Dakota) thành viên của Ủy Ban Liên lạc Quốc ngoại Thượng Viện cảnh cáo:
-"Trung Quốc đang ra sức thi hành chiến dịch gián điệp và xây dựng vũ khí nguyên tử, nhưng tôi không thể nào làm cho những viên chức cao cấp trong chính phủ Clinton hiếu biết được sự đe dọa nầy".
Nữ Dân biểu Nancy Pelosi (đảng Dân chủ, California), ủy viên Ủy Ban Tình báo Hạ Viện nói thêm:
-"Trung quốc ngày càng gia tăng nỗ lực thâu lượm kỹ thuật cao của Mỹ để hiện đại hoá quân đội cuả họ".
Bà cũng lưu ý rằng thung lung Silicon của tiểu bang California là nơi các thành viên trong các phái đoàn Trung Quốc thường xuyên dừng chân mà đáng lẽ ra nơi đây cần hạn chế sự thăm viếng của họ.
Mạng lưới gián điệp Trung Quốc chỉ mớ được khám phá trong thập niên 90, tuy nhiên tháng 9/1998 Trung Quốc đã cho nổ một quả bom neutron mà năng lực của nó có thể tiêu diệt một trung đoàn thiêt giáp hạng nặng. Các quan sát viên Tây phương cho rằng vũ khí nầy vượt quá giới hạn kỹ thuật của Trung Quốc. Họ đã suy luận đúng. Cơ quan F.B.I. xác nhận rằng TQ đã thu thập những dữ kiện trọng yếu về vũ khí từ phòng thí nghiệm Laurence Livermore National Laboratory gần San Francisco. Một cuộc điều tra của General Accounting Office phát giác rằng Bộ Năng Lượng (Department of Energy) đã cho phép hơn một trăm khoa học gia Trung Hoa viếng các phòng thí nghiệm vũ khí của Mỹ trong những năm trước.
Douglas Paal, chuyên viên của Trung Tâm Chính Sách Á Châu Thái Bình Dương nói rằng gián điệp Trung Quốc tiếp tục nhắm mục tiêu vào các Viện Nghiên cứu Quốc phòng của Mỹ trong khi đó các phòng thí nghiệm vũ khí của Hoa Kỳ luôn luôn mở rộng cửa. Trộm cắp những bí mật về vũ khí nguyên tử và những kỹ thuật tinh vi của máy điện toán là một phần trong thế tấn công của Bắc Kinh. Wannal nói thêm rằng Trung Quốc cũng đã điều khiển hàng trăm kế hoạch nhỏ hơn nhằm đánh cắp những kiểu mẫu chế tạo vũ khí qui ước tối tân bằng cách xử dụng những cán bộ nằm vùng luồn lách vào xã hôị Mỹ và ẩn mình bất động nhiều năm. Ðiệp viên Kao Yen Men là một trường hợp điển hình.
Kao, 56 tuổi, đến Mỹ năm 1971. Vốn là công dân Hồng Kông nên những hoạt động của hắn ta trong cộng đồng người Hoa ở Mỹ ít bị lưu ý theo dõi. Làm chủ một hiệu ăn nhỏ ở Charlotte, North Carolina, Kao thường xuyên đi về Tq và Hồng Kông ,theo lời kể lại vì hắn ta có những xí nghiệp nhỏ tại các nơi đó.
Năm 1987, Kao gặp Ron Blais, một thám tử tư đã về hưu ở Charlotte. Kao cho biết cần một người Mỹ đáng tin cậy giúp đánh cắp một ngư lôi Mark 48, một loại vũ khí làm các tiềm thủy đỉnh khiếp sợ. Kao hứa trả cho Blais hơn 100.000 Mỹ kim nếu anh ta có được trái ngư lôi đó. Sau khi giả vờ ưng thuận, Blais thông báo cho F.B.I. Trãi qua hơn sáu năm, Blais đã bí mật ghi âm các cuộc điều đình về một danh sách dài những khí giới tối tân của quân đội Mỹ trong đó có ngư lôi Mark 48 và động cơ phản lực dùng cho máy bay F/A 18 Hornet, một loaị chiến đấu cơ hiện đại của Hải quân Mỹ. Blais cũng có lần đến Bắc Kinh gặp Kao và thượng cấp của Kao hứa trả cho Blais bốn triệu tiền mặt với điều kiện chỉ cần có được động cơ phản lực F/A 18.
Tháng 12 năm 1993 F.B.I. đã bắt Kao và đưa ra tòa án di dân chứ không phải tòa án hình sự để xét xử. Người ta đã chỉ trích chính quyền Clinton không dám đưa nội vụ ra tòa án hình sự vì sợ tổn thương đến quan hệ Mỹ - Hoa. Vì thế, thay vì ở tù, Kao được trục xuất, một cách đốí xử dành cho các gián điệp TQ.
Hành vi nhân đạo như vậy thường được giải thích rằng tòa án hình sự sẽ làm tiết lộ những phương pháp phản gián. Tuy nhiên việc tống xuất điệp viên thay vì bỏ tù chẳng khác gì là sự mời gọi Trung Quốc "hãy đến đây và làm gián điệp, bản án nặng nhất dành cho bạn là đưa bạn ra khỏi nước Mỹ"!
William Triplett II, cựu cố vấn của Ủy Ban Ngoaị Giao Thượng Viện cũng là chuyên viên hàng đầu về Trung Hoa vụ gọi sự khoan hồng nầy là điều sĩ nhục. Ông đã cay đắng phát biểu:
-"Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới vẫn đặt vũ khí nguyên tử nhắm vào nước Mỹ, tuy nhiên khi chúng ta bắt được gián điệp của họ, chúng ta chỉ vỗ nhẹ vào cườm tay bọn chúng".
Hầu hết các chuyên viên phản gián đều đồng ý rằng bước đầu tiên ngăn chặn gián điệp Trung Quốc là phải có sự trừng phạt. Tuy nhiên Tổng thống Clinton xem Trung Quốc như là khách hàng ưu đãi đang trãi qua giai đoạn cải cách kinh tế và chính trị nên không muốn đưa ra những vụ rắc rốí về gián điệp làm cho tình hình thêm khó khăn về mặt chính trị. Vì thế, chính quyền Mỹ càng thắt chặt bang giao với Trung quốc thì càng có nhiều cơ hội cho gián điệp hoạt động. Triplett kết luận:
-"Người Mỹ chúng ta thật quá điên rồ khi chấp nhận lập luận nêu trên. Chúng ta đòi hỏi chính quyền Mỹ phải đối phó cứng rắn với gián điệp TQ và mỗi gián điệp phải được đưa ra xét xử với bản án tối đa”.
Ðỗ Hữu Long.
* * *
Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net