Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 13, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
LIỆU CÁC CÔNG TY TRUNG CỘNG CÓ THỂ CHINH PHỤC ĐƯỢC THẾ GIỚI?
Webmaster

 

Bài liên hệ:

- BAO GIỜ TRUNG CỘNG ĐUỔI KỊP MỸ?

- SỨC MẠNH KINH TẾ ĐÁNG NGỜ CỦA TRUNG CỘNG

 

(Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?) (*)

(Can China’s Companies Conquer the World?)

By Pankaj Ghemawat & Thomas Hout

Đặng Tấn Phước dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính 

Foreign Affairs

March/ April 2016 issue.

 

(*)  Bài nầy dịch giả cho đăng làm hai kỳ, đây là tựa đề của dịch giả đặt cho phần đầu. Tựa đề trên đầu trang nầy do webmaster đặt khi dịch sát nghĩa nguyên tác Anh ngữ.

 

 

Mặc cho những khó khăn kinh tế gần đây của Trung Quốc, rất nhiều nhà kinh tế và nhà phân tích cho rằng nước này vẫn đang trên đà soán ngôi Mỹ và sẽ sớm trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới. Thật vậy, điều này đã trở thành một quan điểm chủ đạo – nếu không phải gần như là một niềm tin chung – ở cả hai bờ Thái Bình Dương. Nhưng những nhân tố cấu thành ý kiến này thường bỏ qua một sự thật quan trọng: sức mạnh kinh tế gắn bó mật thiết với sức mạnh doanh nghiệp, một lĩnh vực mà Trung Quốc vẫn còn bị Mỹ bỏ xa.

 

Để hiểu được làm thế nào mà điều đó có thể ảnh hưởng tới triển vọng tương lai của Trung Quốc, việc quan trọng đầu tiên cần phải làm là hiểu được những lý do vì sao rất nhiều người vẫn lạc quan về Trung Quốc – tức là cần xem lại những bằng chứng ủng hộ cho lập luận rằng Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế trong tương lai. Thoáng nhìn qua, những con số rất ấn tượng. GDP của Trung Quốc có vẻ sẽ vượt qua Mỹ, dù rằng ít nhất cũng phải tới năm 2028, tức là muộn hơn năm đến mười năm so với dự báo của các nhà phân tích trước khi cuộc giảm tốc hiện nay của Trung Quốc bắt đầu vào năm 2014. Rốt cuộc, Trung Quốc cũng đã trở thành thị trường rộng lớn nhất cho hàng trăm sản phẩm, từ xe hơi, nhà máy điện cho đến tã lót. Chính phủ Trung Quốc là người nắm lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới với hơn 3.000 tỷ USD. Và Trung Quốc cũng hơn hẳn Mỹ về kim ngạch thương mại. Trong số 180 quốc gia mà cả hai nước cùng giao thương, Trung Quốc là bạn hàng lớn hơn của 124 nước, bao gồm vài đồng minh chính trị và kinh tế quan trọng của Mỹ. Cuối cùng, Trung Quốc đã có những bước tiến vững chắc nhằm đạt mục tiêu trở thành nhà đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp thiết bị, và tín dụng trong thế giới các nước đang phát triển. Phần lớn Châu Á, Châu Âu, và Châu Mỹ Latinh giờ đây đều phụ thuộc vào Trung Quốc về chính trị và kinh tế.

 

Từ khi giá cổ phiếu Trung Quốc sụt giảm vào mùa hè năm ngoái và đầu năm nay, các nhà đầu tư đã trở nên lo ngại về thị trường chứng khoán nước này. Nhưng thị trường này phần lớn lại không liên quan tới sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Từ năm 1990 đến 2013, trong khi GDP Trung Quốc tăng xấp xỉ 10% hằng năm, thị trường chứng khoán gần như đứng yên. Những dịch chuyển gần đây của nó không biểu hiện tình trạng sức khỏe nói chung của kinh tế Trung Quốc mà biểu hiện sự trì trệ lâu nay của nó. Trung Quốc có vẻ sẽ phục hồi ra khỏi những khó khăn kinh tế hiện thời như Mỹ đã làm được sau những lần chao đảo của thị trường chứng khoán và một cuộc khủng hoảng lớn trong nửa đầu thế kỷ 20.

 

Nhưng những số liệu tốt về kinh tế vĩ mô không nói lên tất cả, và sự phục hồi có thể xảy ra trong ngắn hạn của Trung Quốc sẽ ít có ý nghĩa trong dài hạn. Sự thật là thành công của Trung Quốc hiện nay không nhất thiết có nghĩa rằng nó sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới. Những thước đo như GDP [là tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội, hay GDP, viết tắt của Gross Domestic Product, là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), webmaster thêm], kim ngạch thương mại, và dự trữ tài chính đều phản ánh sức mạnh kinh tế. Nhưng chúng cũng không bao hàm toàn bộ nó, vì bên dưới những con số đó là những doanh nghiệp và những ngành công nghiệp thật sự tạo ra phát triển và của cải của thế giới thực. Và một cái nhìn kỹ lưỡng vào thành quả và triển vọng của các công ty Trung Quốc sẽ làm lộ ra những trở ngại mà quốc gia này vẫn đang phải đối mặt.

 

Ở cả Trung Quốc và Mỹ, khu vực doanh nghiệp chiếm khoảng ba phần tư GDP. Nói rộng hơn, những công ty đa quốc gia và chuỗi cung ứng của chúng kiểm soát 80% xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu. Nói cách khác, sức mạnh kinh tế phụ thuộc nhiều vào sức mạnh doanh nghiệp.

 

Kinh tế Trung Quốc bùng nổ suốt ba thập niên qua nhờ vào những kết quả phi thường của những công ty sản xuất giá rẻ – những công ty đáng tin cậy, nhạy bén đã tạo ra những sản phẩm may mặc và gia dụng lấp đầy những gian hàng Walmart. Nhà nước Trung Quốc đã tạo điều kiện cho những công ty như vậy phát triển bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, thu hút đầu tư nước ngoài, và giữ giá trị đồng tiền Trung Quốc tương đối thấp. Nhưng để thành công, các nhà sản xuất Trung Quốc vẫn phải làm tốt hơn đối thủ ở những nước khác. Và họ đã làm được, biến Trung Quốc trở thành một thành viên quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.

 

Nếu có ngày Trung Quốc trở thành nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, những doanh nghiệp của nó sẽ phải học cách để vượt trội ở những khu vực cạnh tranh hơn rất nhiều như máy móc phục vụ sản xuất và công nghệ cao, tạo ra và tiếp thị được những sản phẩm tinh vi như các chất bán dẫn, thiết bị quang tuyến y tế, và máy bay. Những người tin rằng Trung Quốc sẽ áp đảo thường cho rằng các công ty Trung Quốc sẽ thành công ở những ngành thế hệ thứ hai này như họ đã làm với những ngành thuộc thế hệ đầu kém phức tạp hơn nhiều, ví dụ như may mặc và điện gia dụng. Nhưng có rất nhiều lý do để hoài nghi về giả định đó.

 

Sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc trước đó dựa vào việc các doanh nghiệp Mỹ và Châu Âu thuê ngoài nhân công và xoay quanh hàng trăm công ty tương tự, rất nhiều trong số đó thuộc sở hữu của người nước ngoài, xuất khẩu những sản phẩm công nghệ thấp. Trái ngược, để thành công trong lĩnh vực máy móc chế tạo (những thiết bị được sử dụng để sản xuất các hàng hóa khác) và công nghệ cao, các công ty phải phát triển được những khả năng độc nhất phù hợp với một nhóm nhỏ khách hàng, làm chủ một chuỗi công nghệ rộng lớn, thu nhận được những kiến thức khách hàng sâu rộng, và quản lý một chuỗi cung ứng toàn cầu. Và không giống với khu vực sản xuất giá rẻ, nơi mà các công ty Trung Quốc chủ yếu cạnh tranh với các công ty ở các nước đang phát triển, những ngành công nghệ cao và máy móc chế tạo đang bị thống trị bởi các tập đoàn đa quốc gia giàu có và khổng lồ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Châu Âu.

 

Hơn nữa, một vài lợi thế Trung Quốc được hưởng suốt ba thập niên vừa qua, ví dụ như một lực lượng lao động khổng lồ, ít có ý nghĩa trong việc xác định một nước có thành công trong lĩnh vực máy móc chế tạo hay công nghệ cao hay không. Ví dụ, sản xuất máy bay phản lực và công cụ tìm kiếm trên Internet được hai công ty tương ứng là Boeing và Google dẫn đầu đều nằm trong một quốc gia lớn là Mỹ. Nhưng những công ty hàng đầu trong chế tạo chi tiết máy có độ chính xác cao [SKF (Svenska Kullagerfabriken AB, later AB SKF, is a leading bearing and seals manufacturing company founded in Gothenburg, Sweden in 1907. The company manufactures and supplies bearings, seals, lubrication and lubrication systems, maintenance products, mechatronics products, power transmission products, condition monitoring systems[2] and related services globally)] và chip nhớ bán dẫn (Samsung) lại đến từ những quốc gia tương ứng nhỏ hơn nhiều là Thụy Điển và Hàn Quốc. Cội nguồn thành công của các công ty này hầu hết nằm ở bên trong chúng hơn là những lợi thế mà những nước đó trao cho họ.

 

Tương lai sức mạnh kinh tế Trung Quốc ít phụ thuộc vào việc khi nào thì GDP của nó vượt Mỹ mà phụ thuộc nhiều hơn vào sự tiến bộ của các công ty Trung Quốc trong việc sản xuất và bán máy móc chế tạo và công nghệ cao. Các công ty đa quốc gia nước ngoài vẫn đang thống trị thị trường nội địa Trung Quốc trong lĩnh vực máy móc chế tạo cao cấp, và Trung Quốc vẫn phải dựa nhiều vào công nghệ phương Tây. Trong các lĩnh lực quan trọng nhất thế kỷ 21, các công ty Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài phải đi, điều này có lẽ sẽ khiến những người tự tin cho rằng thời đại kinh tế Trung Quốc thống trị không còn quá xa phải nghĩ lại.

 

Công nghệ thượng nguồn và hạ nguồn

 

Dù vẫn đang bám đuổi, Trung Quốc đã tiến khá xa trong việc chuyển dịch qua máy móc chế tạo và các sản phẩm công nghệ cao, hiện đã chiếm 25% xuất khẩu. Các nhà sản xuất Trung Quốc hiện đang kiểm soát khoảng 50 đến 75% thị trường toàn cầu (gồm Trung Quốc) về container hàng hải, cần cẩu cảng, và các thiết bị phát điện chạy bằng than, và khoảng 15 đến 30% thị trường toàn cầu về các thiết bị viễn thông, tua bin gió trên bờ, và các hệ thống đường sắt cao tốc. Mặc cho tiền lương tăng và chi phí năng lượng gia tăng, các công ty Trung Quốc đã sử dụng năng lực của họ để đơn giản hóa quá trình sản xuất nhằm làm cho giá cả của họ thấp hơn từ 10 đến 30% so với các công ty Châu Âu trong ngành máy móc chế tạo, ngay cả từ trước sự mất giá gần đây của đồng nhân dân tệ.

 

Chiến lược “Một vành đai, một con đường” trị giá cả nghìn tỷ đô la của chính phủ Trung Quốc, tập trung vào việc bao phủ lục địa Á-Âu bởi mạng lưới đường bộ, đường sắt, thiết bị cảng do Trung Quốc xây, đã tạo thêm cho các nhà sản xuất Trung Quốc những lợi thế ở nước ngoài. Chính phủ cũng đã hỗ trợ cho những công ty địa phương bằng cách giới hạn số lượng máy móc chế tạo và dịch vụ mà các công ty phương Tây có thể bán tại Trung Quốc và bằng cách đòi hỏi họ phải chuyển giao công nghệ cho các công ty Trung Quốc. Dù vậy, Trung Quốc vẫn chưa trở thành một người chơi thật sự trong một thị trường với những sản phẩm đắt và phức tạp hơn, ví dụ như những tua bin gió ngoài khơi, lõi của các lò phản ứng hạt nhân, và máy bay phản lực cỡ lớn. Gần đây, người đứng đầu của một nhà sản xuất hàng không lớn của phương Tây có lưu ý chúng ta rằng thiết kế ngược (reverse engineering)[1] các bộ phận máy móc của một động cơ phản lực và tìm ra cách làm và bán chúng là một chuyện, nhưng phát triển kiến thức và kỹ năng để đảm bảo rằng những bộ phận này sẽ thật sự làm việc được lại là một chuyện khác.

 

Khả năng của người Trung Quốc thường được định hướng “hạ nguồn”: hấp thụ những công nghệ được nhập khẩu, đơn giản hóa khâu sản xuất, và sửa những thiết kế tiên tiến thành những sản phẩm bình thường hơn với giá rẻ hơn. Sự chắp vá và đổi mới lặt vặt như vậy đã mang lại lợi ích lớn cho những công ty dựa vào những công nghệ đã chín muồi, như container hàng hải và các thiết bị cầu cảng. Nhưng những công ty đa quốc gia phương Tây thường tập trung sức lực vào các công nghệ “thượng nguồn”: là xây dựng những hiểu biết sâu sắc về nhu cầu chuyên môn của các khách hàng, thiết kế những sản phẩm năng suất cao có tích hợp công nghệ mới, và làm chủ kỹ năng phát triển phần mềm và cách điều hành hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu. Những phẩm chất đó đã cho phép các công ty phương Tây thống trị thị trường lò năng lượng hạt nhân, hệ thống công nghiệp tự động, và máy bay phản lực. Các công ty Trung Quốc đã chậm chân trong việc phát triển những kỹ năng thượng nguồn, phần nào giải thích tại sao thành công của họ trong các thị trường máy móc chế tạo và công nghệ cao không nhất quán và vì sao vẫn chưa thể chắc rằng họ có thể dịch chuyển từ phân khúc thấp lên phân khúc cao trong những ngành đó nhanh đến đâu.

 

Cạnh tranh từ các công ty phương Tây đã làm chậm tăng trưởng xuất khẩu thiết bị viễn thông của Trung Quốc từ 25% năm 2010 xuống còn 10% năm 2014. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 15% xuất khẩu toàn cầu trong lĩnh vực hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, một con số không đổi suốt năm năm qua. Tổng tăng trưởng xuất khẩu của nước này đã giảm từ 17% hàng năm trong giai đoạn 2004 tới 2011 xuống còn khoảng 5% trong giai đoạn 2011 tới 2015, và tỉ trọng xuất khẩu máy móc chế tạo đã dừng lại ở mức 25%. Trung Quốc hiện không chuyển đổi từ xuất khẩu cấp thấp thế hệ một sang cấp cao thế hệ hai nhanh như Nhật Bản và Hàn Quốc. Khi GDP đầu người của những nước này ngang với Trung Quốc, máy móc chế tạo chiếm hơn 25% kim ngạch xuất khẩu của họ, và hiệu suất của họ trong việc xuất khẩu máy móc chế tạo tiếp tục tăng chứ không bị chững lại như Trung Quốc.

 

Thêm vào việc tương đối thiếu các kỹ năng thượng nguồn, các công ty Trung Quốc cũng phải đối mặt với các thách thức đến từ việc điều hành các chuỗi cung ứng toàn cầu. Các công ty Trung Quốc thường giảm chi phí bằng cách học cách sản xuất những chi tiết quan trọng, như hệ thống thủy lực cho các công trình xây dựng hay kỹ thuật điện tử hàng không cho máy bay phản lực, để họ có thể tránh phải nhập khẩu chúng. Hầu hết các công ty phương Tây làm theo cách khác, sử dụng nhiều nguồn hàng cho những bộ phận đó: ví dụ như các nhà cung cấp từ khắp Châu Á và Châu Âu cung cấp linh kiện cho Apple iPhones và Boeing 787. Những kiểu tìm kiếm nguồn hàng tương phản với nhau thể hiện những cách nhìn khác biệt về việc làm cách nào để tạo nên quyền lực doanh nghiệp và cũng cho thấy mối ưu tư dài lâu về vấn đề tự cung tự cấp của Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc mời chào những công ty tiên tiến vào Trung Quốc, học từ họ, và tìm cách thay thế họ, trong khi các công ty Châu Âu thích tìm kiếm những bộ phận tốt nhất có thể, không quan trọng chúng bắt nguồn từ đâu. Sự khác biệt này sẽ cho phép Trung Quốc phát triển một quy mô sản xuất rộng lớn hơn, nhưng những đối thủ nước ngoài sẽ có thể tận dụng được một nhóm các đối tác rộng lớn và cạnh tranh hơn.

 

 

Hạn chế của các công ty Trung Quốc

 

Trung Quốc là một nơi đặc biệt thú vị để theo dõi cuộc đối đầu giữa các công ty Trung Quốc và các công ty đa quốc gia nước ngoài, vì đó là thị trường lớn nhất thế giới cho hầu hết mọi sản phẩm cũng như vì tất cả các công ty lớn trên thế giới đều hoạt động tại đó. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong số 44 ngành đại diện được mở cửa với các công ty nước ngoài ở Trung Quốc, các công ty Trung Quốc đã thống trị 25, bao gồm ngành pin mặt trời, các thiết bị xây dựng, và trục cần cẩu di động. Nhưng trong tất cả 19 ngành các công ty nước ngoài dẫn đầu, công nghệ hay tiếp thị nắm vai trò hết sức quyết định đối với thành công.

 

Các công ty đa quốc gia nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc dẫn đầu 10 trong số 13 ngành có chi phí nghiên cứu và phát triển chiếm nhiều hơn 6% lợi nhuận, bao gồm máy bay phản lực, gói phần mềm, và thiết bị bán dẫn. Và các công ty nước ngoài dẫn đầu trong 4 trong số 6 ngành có chi phí quảng cáo nhiều hơn 6% doanh thu, bao gồm nước giải khát có ga, các sản phẩm y dược có bản quyền, các sản phầm chăm sóc sức khỏe và mỹ phẩm.

 

Một điều quan trọng nữa về thị trường Trung Quốc đó là vị trí đứng đầu trong các ngành đã ít thay đổi suốt thập niên qua. Trong giai đoạn này, các công ty Trung Quốc chỉ có thể thay thế vị trí dẫn đầu của 2 trong số 44 các công ty nước ngoài nói trên: phần cứng Internet (bao gồm một phần của ngành viễn thông không dây) và tua bin gió. Và ở trường hợp thứ 2, chính sách công nghiệp của Trung Quốc đã làm mất cân bằng sân chơi bằng việc giới hạn các nhà sản xuất nước ngoài tiếp cận thị trường này và bằng cách yêu cầu họ phải sử dụng nhiều bộ phận Trung Quốc sản xuất.

 

Trong khi đó, ít bằng chứng ủng hộ quan điểm phổ biến rằng Trung Quốc là nhà xuất khẩu đứng đầu về các sản phẩm công nghệ cao. Mặc dù đúng là Trung Quốc đứng đầu thế giới về xuất khẩu điện thoại thông minh và máy tính cá nhân, nó chỉ chiếm nhiều nhất 15%  giá trị của các sản phẩm trên. Đó là bởi các công ty Trung Quốc thông thường chỉ lắp ráp và đóng gói các thiết bị bán dẫn, phần mềm, máy ảnh, và các bộ phận công nghệ cao đã được sản xuất ở nước ngoài. Hãy lấy siêu máy tính Tianhe-2 làm ví dụ. Siêu máy tính này, được xây dựng bởi công ty Trung Quốc Inspur hợp tác với Đại Học Công nghệ Quốc phòng, là mạnh nhất thế giới. Nhưng nó chỉ là một sản phẩm của Trung Quốc trong một nghĩa rất hẹp, vì nó thật sự được tạo nên bởi hàng ngàn bộ vi xử lý chế tạo tại Mỹ.

 

Tìm cách bắt kịp

 

Sự thống trị của các tập đoàn đa quốc gia phương Tây trong máy móc chế tạo và công nghệ cao dựa trên hai trụ cột: những hệ thống sáng tạo mở dẫn đến hiệu suất cao hơn và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những hoạt động mang tầm cỡ toàn cầu nhưng đáp ứng điều kiện và nhu cầu địa phương. Nếu muốn thách thức các công ty dẫn đầu trong những nghành này, các công ty Trung Quốc sẽ phải phát triển được phiên bản của riêng họ mang những phẩm chất trên. Một số đã có những bước đầu theo hướng đó, nhưng sự thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng những hệ thống tiên tiến và quản lý các chuỗi cung ứng quốc tế có vẻ sẽ giới hạn những gì họ có thể làm trong nhiều năm nữa.

 

Công nghệ thương mại vượt trội đang được các doanh nghiệp nước ngoài hiện thời sử dụng sẽ là một trong những trở ngại chính mà Trung Quốc gặp phải. Trong năm 2014, Trung Quốc đã bỏ ra 218 tỷ USD để nhập khẩu thiết bị bán dẫn, hơn nhiều so với mua dầu thô. Nước này cũng đã trả 21 tỷ USD phí bản quyền cho việc sử dụng các công nghệ nước ngoài, một con số đã tăng gấp đôi kể từ năm 2008 và khiến Bắc Kinh phải đau đầu. (Điều này khó mà tránh được vì chính hệ thống thông tin của chính phủ cũng phụ thuộc vào công nghệ của IBM, Oracle, EMC, Qualcomm, và các công ty khác không phải của Trung Quốc, điều khiến nhiều quan chức Trung Quốc coi là một vấn đề an ninh.)

 

Năm ngoái, Bắc Kinh đã bắt đầu một cuộc vận động quan trọng, có tên “Made in China 2025,” nhằm biến đổi đất nước thành một “cường quốc chế tạo của thế giới” sáng tạo và có trách nhiệm với môi trường trong vòng 10 năm. Kế hoạch này đặt mục tiêu tạo ra 40 trung tâm sáng tạo trong mười lĩnh vực, bao gồm vận tải thông minh, công nghệ thông tin, và không gian vũ trụ. Nếu chính phủ thông qua, tổng chi tiêu công và tư của Trung Quốc cho nghiên cứu và phát triển gần như chắc chắn sẽ vượt qua Mỹ vào lúc nào đó trong khoảng 10 năm tới – một dấu mốc quan trọng dù có tính tới mức độ gian lận cao của các nghiên cứu Trung Quốc và thực tế rằng quỹ nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc thường xuyên được phân bổ sai lệch để phục vụ cho các mục đính chính trị. Sự gia tăng tài trợ nghiên cứu đã có luôn một hiệu ứng dễ thấy, các bài báo xuất bản bởi các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang nhận được nhiều sự tôn trọng hơn từ quốc tế. Tỉ trọng đóng góp của Trung Quốc vào số bài báo được tính chỉ số Science Citation Index của Thomson Reuters tăng lên từ xấp xỉ 0% năm 2001 lên tới 9.5% năm 2011, đưa nước này tới vị trí chỉ đứng sau Mỹ.

 

Nhưng chi phí cho R&D không phải là nhân tố duy nhất có ý nghĩa. Thành công trong máy móc chế tạo và các thiết bị công nghệ cao là kết quả của một chuỗi hỗ trợ về thể chế, xã hội, và luật pháp.  Nằm ngay đầu chuỗi hỗ trợ này là những chương trình cử nhân chất lượng cao, một luồng thông tin mở thông qua hệ thống các tập san có bình duyệt, và những biện pháp bảo vệ bản quyền trí tuệ khả tín. Nằm cuối là những thiết kế sản phẩm tiên tiến, kỹ thuật sáng tạo, và sự cộng tác thường xuyên với các khách hàng quan trọng. Nước Mỹ vượt trội trong từng phần một của chuỗi hỗ trợ đó. Nước này tự hào về các chương trình cử nhân chất lượng cao của các môn STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán) thu hút những sinh viên tốt nhất trên khắp thế giới, với hai nguồn cung lớn nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. (Mặc cho nhiều người chú ý tới thực tế là có nhiều sinh viên Trung Quốc về nước sau khi nhận bằng tại Mỹ, các sinh viên STEM từ Trung Quốc lại thường thích ở lại Mỹ hơn là các cử nhân STEM từ bất cứ nơi nào khác.) Chi tiêu liên bang của Mỹ cho nghiên cứu phi quốc phòng đứng yên trong suốt 10 năm qua, nhưng những công ty Mỹ – tài trợ đến ba phần tư tổng  R&D của Mỹ – lại tăng chi tiêu cho nghiên cứu của họ trung bình khoảng 3,5% hàng năm trong cùng khoảng thời gian. Các tạp chí khoa học Mỹ tạo ra một luồng phát kiến được bình duyệt đều đặn, và các nhà khoa học Mỹ – không giống với các đồng nghiệp Trung Quốc- có thể kiếm lợi từ bản quyền trí tuệ mà họ tạo ra trong các nghiên cứu được chính phủ cấp kinh phí. Rất nhiều các công ty đa quốc gia của Châu Âu và Nhật Bản đầu tư vào các cơ sở nghiên cứu ở Trung Quốc, nhưng mức độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cao ở Mỹ lại khiến họ đặt những dự án hứa hẹn nhất tại đó.

 

Để bắt kịp, Trung Quốc đang phát triển những trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp ở Thẩm Quyến và Khu Công nghiệp Khoa học Trung Quan Thôn của Bắc Kinh. Thẩm Quyến là bản doanh của một số công ty sáng tạo, như Huawei, Xiaomi, và DJI (nhà sản xuất máy bay không người lái hàng đầu Trung Quốc). Nhưng hầu hết các công ty này tập trung vào việc tạo lợi nhuận nhanh, sáng tạo từ từ, chứ không phải vào các máy móc chế tạo đắt tiền hay các sản phẩm công nghệ cao.

 

Bỏ qua những sai sót lớn của Washington – ví dụ như thất bại trong việc gia tăng chi tiêu liên bang cho tài trợ nghiên cứu – không có một lý do nào để nghĩ rằng Mỹ sẽ mất vị thế công nghệ. Nhưng nếu công nghệ Mỹ dừng phát triển và các đối thủ TC đuổi kịp, chi phí rẻ hơn của Trung Quốc sẽ cho phép nó chiếm thị phần. Đó là điều đã xảy ra trong trường hợp của các thiết bị được sử dụng trong nhà máy điện than: các công ty TC bắt đầu bắt kịp các đối thủ phương Tây về chất lượng và sử dụng giá thấp hơn để trở thành những nhà lãnh đạo trong thị trường toàn cầu. Và kể cả nếu tiền lương TC có tiếp tục tăng và đồng nhân dân tệ bắt đầu lên giá ở một vài thời điểm, TC có vẻ sẽ không sớm mất lợi thế về giá cả. Vì vậy nếu Mỹ muốn tiếp tục ở phía trước, nước này phải tiếp tục chiến thắng trong công nghệ.

 

Một cường quốc cô độc

 

Một trong những chìa khóa dẫn đến sự thống trị kinh tế của Mỹ chính là nguồn đầu tư khổng lồ vào các thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp Mỹ bỏ hơn 337 tỷ USD vào các thị trường nước ngoài năm 2014, bằng 10% số họ bỏ ra trong nước. Tổng cộng, các doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư hơn 6,3 nghìn tỷ USD ra nước ngoài, điều này giúp giải thích tại sao các công ty nằm trong danh sách S&P 500 lại kiếm được 40% lợi nhuận từ bên ngoài nước Mỹ. Dù phát triển chậm ở nước nhà, các công ty đặt tại Mỹ và Châu Âu đã gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở mức 7% hàng năm trong suốt mười năm qua, và các công ty Nhật đã tăng đầu tư ở một mức độ còn nhanh hơn nữa.

 

Sau một khởi đầu muộn màng, các tập đoàn đa quốc gia Trung Quốc giờ đang đi theo mô hình này. Tính đến cuối năm 2014, tổng cộng họ đã đầu tư 730 tỷ USD, và con số đó dự kiến sẽ tăng gần 3 lần, tới khoảng 2 nghìn tỷ USD, trong 5 năm tới – một sự gia tăng ấn tượng, dù con số này vẫn chỉ nhỏ hơn một phần ba số đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay của Mỹ. Gần như toàn bộ những đầu tư ban đầu ở nước ngoài của Trung Quốc đều nằm ở các giếng dầu và mỏ quặng, nhưng gần đây, các công ty Trung Quốc đã bắt đầu vươn lên bậc thang giá trị bằng cách mua lại các công ty phương Tây có tiếng tăm hoặc bằng cách mua và phục hồi các nhà máy đang gặp khó khăn, một số trong số này nằm ở vùng Đông Bắc Mỹ. Trung Quốc đã đạt được 141 thỏa thuận (M&A) quốc tế trị giá hơn 1 tỷ USD và giờ là nước có nhiều tập đoàn đa quốc gia hơn bất cứ quốc gia nào trừ Mỹ.

 

Nhưng là một nước toàn cầu hóa muộn, TC theo đuổi một chiến lược đầu tư nước ngoài mạo hiểm hơn các quốc gia phương Tây. Mặc dù Australia và Mỹ là hai nước nhận nhiều đầu tư của TC nhất, hơn một nửa lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài của TC nhắm tới các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, và Trung Đông. Quốc gia nào càng rủi ro thì người TC có vẻ càng sẵn lòng bỏ tiền đầu tư. Ví dụ, TC là nhà đầu tư lớn nhất ở Afghanistan, Angola, và Ecuador – tất cả những nơi mà chiến tranh hay vỡ nợ đã xua đuổi hầu hết người phương Tây. Nhà khoa học chính trị David Shambaugh đã gắn cho TC cái tên “một cường quốc cô độc,” không có các đồng minh thân cận, và những khoản đầu tư này, cùng với các dự án xây dựng hạ tầng sử dụng viện trợ và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), là một phần trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm thay đổi bức tranh đó.

 

Phương pháp này có thể sẽ có tác dụng. Nhưng trong thời gian trước mắt, các công ty đa quốc gia phương Tây đang là các nhà đầu tư chủ yếu ở các nước phát triển ổn định với thứ hạng tín dụng cao hơn và dân chủ hơn, và họ đang kiếm lợi như một hệ quả tất yếu. Trong năm 2014, cả EU và Nhật đã đầu tư nhiều hơn TC vào Đông Nam Á, và chỉ riêng các công ty Mỹ đã đầu tư 114 tỷ USD chỉ riêng ở Châu Á (không tính Nhật Bản) và Châu Mỹ Latinh. Kết quả của chiến lược này dù những khoản đầu tư bạo dạn của TC thu hút được khá nhiều sự chú ý, nhưng các công ty đa quốc gia về máy móc chế tạo và công nghệ cao của phương Tây và Nhật tiếp tục (dù ít phô trương hơn) mở rộng vị thế toàn cầu của mình lớn hơn và mạnh mẽ hơn. TC là một “người đi sau” kinh điển, đầu tư vào các tài sản nhiều rủi ro hơn và mua lại các công ty công nghệ hạng hai của phương Tây. Đây có thể là một cách tốt để đuổi kịp, nhưng đây không phải là con đường dẫn đến sự vượt trội.

 

Một mô hình Trung Quốc?

 

Những người tiên đoán rằng TC sẽ thống trị tương lai thường chỉ ra hai khái niệm kinh tế để củng cố cho quan điểm của họ: vòng đời của sản phẩm, cho rằng một sản phẩm được bắt nguồn từ các quốc gia tiên tiến nhưng rồi cuối cùng sẽ được sản xuất ở các nước đang phát triển giá rẻ hơn; và các sáng tạo mang tính lật đổ (disruptive innovation), quá trình mà các sản phẩm dẫn đầu mất vị trí về tay các sản phẩm thấp kém, rẻ tiền hơn vốn sẽ được cải tiến dần dần qua thời gian. Nhưng nhấn mạnh hai xu hướng này bỏ qua sự thật rằng các công ty đa quốc gia hiện thời có thể ngăn chặn các kết cục như vậy trong lĩnh vực máy móc chế tạo và công nghệ cao bằng cách xây dựng một hệ thống sản phẩm và chuỗi cung ứng ở các khu vực khác nhau và sau đó pha trộn và ghép nối chúng với nhau để phục vụ các nhóm khách hàng khác nhau trên khắp địa cầu.

 

Hãy lấy ví dụ, Cummins, một nhà sản xuất động cơ diesel có trụ sở tại bang Indiana (Hoa Kỳ) vốn phát triển và chế tạo các sản phẩm với nhiều mức giá và đặc tính khác nhau ở TC, Ấn Độ, Châu Âu, và Bắc Mỹ. Cummins chia sẻ vị trí dẫn đầu trong ngành động cơ diesel hiệu suất cao của TC, nhưng mạng lưới sản xuất và R & D được rải khắp toàn cầu cho phép công ty này nhập nhiều động cơ vào TC hơn là xuất ra. Những quy trình hoạt động toàn cầu như vậy đòi hỏi sự phối hợp xuyên biên giới, sự sâu sắc về chuyên môn ở nhiều địa điểm, và các nhà quản lý cấp trung với kinh nghiệm toàn cầu.

 

Ít công ty TC nào có được những thuận lợi đó. Hầu hết các công ty TC thích giữ việc sản xuất trong nước, sử dụng những phương thức tổ chức đơn giản, và duy trì quyền tự chủ cho người đứng đầu các bộ phận trong công ty. Mô hình đa quốc gia tối giản đó đã thành công rực rỡ trong sự bùng nổ giai đoạn đầu của TC. Nhưng trong những năm gần đây, rất nhiều công ty TC đã phải cố gắng để thích nghi với toàn cầu hóa. Tuy vậy cũng có những ngoại lệ: Ví dụ như Levono đã vượt qua Hewlett-Packard và Dell để trở thành nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới vào năm 2013 bằng cách dựa vào sự phân bố trách nhiệm quốc tế khác biệt, trong đó có việc từ bỏ một trụ sở truyền thống toàn cầu trong khi tập trung các chiến dịch marketing của công ty ở Bangalore, Ấn Độ.

 

Các nỗ lực không đồng đều của các công ty TC nhằm thích nghi với thị trường toàn cầu có lẽ sẽ tiếp tục trong tương lai gần. Trong lúc đó, TC sẽ gia tăng số lượng các công ty lớn của mình, giống như các nền kinh tế lớn khác từng trải qua, nhưng một “mô hình TC” độc đáo có vẻ sẽ không xuất hiện, và không có vẻ rằng mức độ thành công của nước này sẽ sớm cải thiện đáng kể.

 

Một chặng đường dài cho Trung Cộng

 

Những người ủng hộ quan điểm rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ thống trị nền kinh tế toàn cầu thường coi Mỹ mạnh nhưng di chuyển chậm, do thị trường mở hỗn loạn và các bế tắc chính trị của nó, và thường coi TQ là một cường quốc đang lên rất nhanh, nhờ vào việc lập kế hoạch rõ ràng và các chiến lược thông minh. Nhưng cách nhìn đơn giản này không tính tới cách các công ty và thị trường thay đổi thế nào nhằm phản ứng với các yếu tố bên ngoài. Sức mạnh kinh doanh Mỹ đến từ sự cạnh tranh không ngừng nghỉ của văn hóa Mỹ, ảnh hưởng chính trị của các công ty Mỹ, năng suất nghiên cứu của các trường đại học và các viện nghiên cứu của chính phủ Mỹ, một hệ thống tài chính Mỹ hướng đầu tư tới các công nghệ mới và đầu tư mạo hiểm, dòng chảy di dân mang theo các tài năng, các bộ luật và thuế cổ vũ các hoạt động khởi nghiệp, vị thế cường quốc duy nhất trên thế giới của Mỹ, và vai trò đồng tiền dự trữ của đồng USD.

 

Tất nhiên, cũng có những yếu tố bên trong có thể đe dọa sức mạnh kinh doanh Mỹ, ví dụ sự phản đối của cánh hữu đối với chi tiêu khoa học của liên bang và sự tập trung của các nhà hoạt động vì quyền lợi cổ đông vào lợi nhuận ngắn hạn của các cổ phiếu blue-chip thay vì các đầu tư dài hạn vào sáng tạo. Nhưng 30 năm trước, khi một số nhà quan sát từng tin rằng Nhật Bản đã sẵn sàng để vượt qua Mỹ về kinh tế, ít người đã dự đoán được vai trò của các doanh nghiệp công nghệ , các tiểu bang và chính quyền thành phố sáng tạo trong việc tạo ra một kỷ nguyên thống trị không có đối thủ của Mỹ.

 

Sức mạnh kinh doanh Trung Quốc có những gốc rễ khác biệt nhưng cũng rất vững chắc, như những chính sách có tầm nhìn xa coi trọng đầu tư hơn là tiêu thụ, việc chính phủ ủng hộ đầu tư nước ngoài vào các ngành mới ở địa phương,  các doanh nghiệp gan dạ thành công mặc dù hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã được thiết để kế cản trở họ, một sự chuyển dịch trọng tâm kinh tế thế giới về phía châu Á, và một thị trường nội địa khổng lồ. Cũng có nhiều nhân tố gây trở ngại cho Trung Quốc, như một khu vực kinh tế nhà nước có hiệu suất thấp bóp nghẹt các nguồn lực thị trường, gánh nặng nợ trong nước gia tăng, và sự kiểm duyệt dòng chảy thông tin tự do.

 

Thật khó để dự đoán liệu các nhân tố bên ngoài có thể ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của sức mạnh kinh tế Trung Quốc. Không nhiều người bên trong hay bên ngoài TQ nhìn thấy trước các hạn chế của các tập đoàn quốc doanh hay sự nổi lên của các tập đoàn tư nhân ấn tượng như Huawei, Levono, và Alibaba. Nhìn về phía trước, thật khó để biết được sự giảm tốc tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tác động ra sao tới sức cạnh tranh toàn cầu của các công ty nước này:  nó có thể gây ra những thiệt hại nặng nề, nhưng nó cũng có thể đẩy nhanh sự phá sản và sự thanh lọc, qua đó giúp tập trung quyền lực vào tay một số ít công ty có năng lực hơn, điều có thể biến chúng thành một lực lượng mạnh hơn trên thị trường thế giới.

 

Nói rộng ra, rất khó để biết được phần còn lại của thế giới sẽ phản ứng với Trung Quốc như thế nào khi nó phát triển. Khi Trung Quốc trở thành kẻ mua tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, nhiều nhà phân tích đã lo lắng dự đoán sự tăng giá vĩnh viễn của hàng hóa cơ bản. Thay vào đó, điều đã xảy ra là các nhà thăm dò đã tìm ra cách để tăng lượng cung, chính phủ và các công ty đã tìm ra các phương pháp mới để duy trì và nâng cao hiệu quả. Hệ thống toàn cầu đã thích nghi, và giá cả hàng hóa cơ bản ngày nay nói chung rẻ hơn theo giá trị thực so với 20 năm trước. Trong một xu hướng tương tự, khi các công ty đa quốc gia Trung Quốc vào được thị trường toàn cầu, các công ty phương Tây hiện tại sẽ sáng tạo, củng cố, và tạo ra các nguồn cầu mới.

 

Hơn thế, tương lai của hệ thống chính phủ Mỹ và Trung Quốc không cố định. Cả hai có khả năng thích nghi đáng kể đã được chứng minh cũng như các vết thương tự gây nên, và không có lý do nào để nghĩ rằng điều đó sẽ thay đổi.

 

Niềm tin vào sự thống trị kinh tế tất yếu của Trung Quốc là vô căn cứ. Trung Quốc đang mạnh dần lên, nhưng nước này còn phải đi cả một chặng đường dài. Kết quả của cuộc đọ sức giữa Mỹ và Trung Quốc còn xa mới rõ ràng và ít nhất cũng phải dựa vào việc các công ty đa quốc gia và các chính phủ phương Tây sẽ khai thác các lợi thế của mình tốt đến đâu, cũng như khả năng tự nâng cấp cuộc chơi của Trung Quốc trong việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ sẽ định hình thế kỷ 21.

 

[1] Tức vẽ ra bản thiết kế của sản phẩm dựa vào mổ xẻ một sản phẩm đã có sẵn, ngược lại với quy trình là thiết kế sản phẩm trước rồi mới chế tạo sau (NBT).

 

Pankaj Ghemawat & Thomas Hout

Đặng Tấn Phước dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính 

 

CAN CHINA’S COMPANIES CONQUER THE WORLD?

By Pankaj Ghemawat and Thomas Hout

Foreign Affairs

Essay March/ April 2016 Issue

 

The Overlooked Importance of Corporate Power

 

 

But can you make a semiconductor? A factory in Anhui

Province, China, May 2015. Str/ AFP/ Getty Images

 

Despite China’s recent economic struggles, many economists and analysts argue that the country remains on course to overtake the United States and become the world’s leading economic power someday soon. Indeed, this has become amainstream view - if not quite a consensus belief - on both sides of the Pacific. But proponents of this position often neglect to take into account an important truth: economic power is closely related to business power, an area in which China still lags far behind the United States.

 

To understand how that might affect China’s future prospects, it’s important to first grasp the reasons why many remain bullish on China - to review the evidence that supports the case for future Chinese dominance. At first glance, the numbers are impressive. China’s GDP is likely to surpass that of the United States - although probably not until at least 2028, which is five to ten years later than most analysts were predicting before China’s current slowdown began in 2014. After all, China is already the world’s largest market for hundreds of products, from cars to power stations to diapers. The Chinese government has over $3 trillion in foreign exchange reserves, which is easily the world’s largest such holding. And China overshadows the United States in trade volume: of the 180 nations with which the two countries both trade, China is the larger trading partner with 124, including some important U.S. political and military allies. Finally, China has made steady progress toward its goal of becoming the investor, infrastructure builder, equipment supplier, and banker of choice in the developing world. Much of Asia, Africa, and Latin America now depends on China economically and politically.

 

Since Chinese share prices tumbled last summer and then again earlier this year, investors have grown wary of the country’s stock market. But that market has been largely irrelevant to China’s economic growth: from 1990 to 2013, as Chinese GDP grew at roughly ten percent annually, the stock market barely moved. Its recent gyrations are no more indicative of China’s overall economic well-being than was its long stagnation. China will likely recover from its current economic setbacks just as the United States recuperated after wild stock market swings and a major depression in the first half of the twentieth century.

 

But strong macroeconomic data don’t tell the whole story, and China’s likely short-term recovery will mean little in the longer run. The fact is that China’s success to date doesn’t necessarily mean that it will surpass the United States as the world’s leading economic power. Metrics such as GDP, trade volume, and financial reserves all reflect economic power. But they don’t entirely encompass it, for underneath those numbers lies the real world of corporations and industries that actually create growth and wealth. And a close look at the performance and prospects of Chinese firms reveals the obstacles the country still faces.

 

In both China and the United States, corporations account for roughly three-quarters of GDP. More generally, multinational corporations and their supply chains control 80 percent of global exports and foreign direct investment. In other words, economic power rests heavily on business power.

 

China’s economy exploded during the last three decades thanks to the extraordinary performance of its low-cost manufacturers - reliable, responsive companies that make the apparel and household items that fill Walmart’s shelves. The Chinese state created the conditions for such firms to thrive by upgrading China’s infrastructure, attracting foreign investment, and keeping the value of China’s currency relatively low. But to succeed, Chinese manufacturers still had to outperform competitors elsewhere - which they did, turning China into a crucial player on the global economic stage.

 

If China is ever going to become the world’s most powerful economy, however, its businesses will have to learn to excel in the much more competitive capital-goods and high-tech sectors, creating and marketing sophisticated products such as semiconductors, medical imaging equipment, and jet aircraft. Those who believe that China will become dominant often assume that Chinese firms will perform as well in those second-generation sectors as they have in far less complex first-generation ones, such as textiles and consumer electronics. But there are many reasons to question that assumption.

 

China’s initial economic boom relied on labor outsourcing by U.S. and European firms and revolved around hundreds of similar companies, many of them foreign-owned, that exported low-tech products. In contrast, to succeed in capital goods (goods that are used to produce other goods) and high technology, companies must develop unique capabilities suited to a small number of clients, master a broad range of technologies, acquire deep customer knowledge, and manage a global supply chain. And unlike in the low-cost manufacturing sector, where Chinese firms have competed primarily with companies in developing countries, the capital-goods and high-tech industries are dominated by large, deep-pocketed multinational corporations based in Japan, South Korea, the United States, and Europe.

 

Moreover, some of the advantages that China enjoyed during the past three decades, such as a large labor force, matter less in determining whether a country succeeds in capital goods and high technology. For example, jet aircraft production and Internet search are led by two companies - Boeing and Google, respectively - that are based in a large country, the United States. But the leading companies in high-precision bearings (SKF) and semiconductor memory chips (Samsung) are based in much smaller countries: Sweden and South Korea, respectively. The roots of those companies’ success lie mostly inside the firms themselves rather than in advantages conferred by their host countries.

 

The future of China’s economic power will depend less on when the country’s GDP passes that of the United States and more on the progress that Chinese corporations make in manufacturing and selling capital goods and high technology. Foreign multinationals still dominate China’s home market in advanced capital goods, and China remains broadly dependent on Western technology. In the areas that will matter most in the twenty-first century, Chinese companies have a long way to go, which should give pause to anyone confidently predicting a not-too-distant era of Chinese economic dominance.

 

DOWNSTREAM VS. UPSTREAM

 

Although it is still playing catch-up, China has made some significant progress in its quest to move into capital goods and high-tech products, which now account for 25 percent of its exports. Chinese producers currently control between 50 and 75 percent of the global markets (including China) for shipping containers, port cranes, and coal power generation equipment and between 15 and 30 percent of the global markets for telecommunications equipment, onshore wind turbines, and high-speed rail systems. Despite rising wages and energy costs, Chinese firms have used their ability to simplify manufacturing processes to maintain a ten to 30 percent cost advantage over Western competitors in capital goods - even before the recent devaluation of the yuan.

 

China's success to date doesn't necessarily mean that it will surpass the United States as the world's leading economic power.

 

The Chinese government’s trillion-dollar “One Belt, One Road” strategy, which aims to cover the Eurasia with Chinese-built roads, rail, and port facilities, gives Chinese producers additional advantages far from home. The government has also aided local firms by limiting the amounts of capital goods and services that major Western companies can sell in China and by requiring them to transfer technologies to Chinese companies. Still, China has yet to become a real player in the markets for more expensive and complex products, such as offshore wind turbines, nuclear reactor cores, and large jet aircraft. As the head of a large Western aviation manufacturer remarked to us recently, it is one thing to reverse engineer the components of a jet engine and figure out how to make and sell them, but quite another to develop the knowledge and skills to make sure those components actually work together.

 

Chinese capabilities tend to be oriented “downstream”: absorbing imported technologies, simplifying manufacturing, and adapting advanced designs to more basic products at a lower cost. Such tinkering and innovation at the margins has proved hugely beneficial for businesses that rely on mature technologies, such as shipping containers and port equipment. But Western multinationals tend to focus their energies “upstream”: on developing deep knowledge of customers’ technical needs, designing high-performing products that incorporate new technologies, and mastering software development and the efficient management of global supply chains. Those qualities have allowed Western companies to dominate the markets for nuclear power reactors, industrial automation systems, and jet aircraft. Chinese companies have been slow to develop upstream skills, which partly explains why their success in capital-goods and high-tech markets has been uneven and why it’s unclear how soon they will be able to move from the lower end to the higher end of those sectors.

 

 

Workers use electric irons to smooth out a Communist Party

of China flag on a table at the Beijing Jingong Red Flag factory,

on the outskirts of Beijing, June 2011. Photo: David Gray/Reuters

 

Competition from Western firms has slowed the growth in exports of Chinese-made telecommunications equipment from 25 percent in 2010 to ten percent in 2014. Meanwhile, China accounts for only around 15 percent of global exports in infrastructure contractor services - a number that hasn’t grown in five years. Its overall export growth slowed from an average annual increase of 17 percent between 2004 and 2011 to an average annual increase of five percent between 2011 and 2015, and the share of exports accounted for by capital goods has leveled off at 25 percent. China is not transitioning from low-end, first-generation exports to high-end, second-generation exports as quickly as Japan or South Korea did. When those countries’ GDPs per capita were at China’s current level, capital goods made up more than 25 percent of their exports, and their performance on capital-goods exports continued to improve, rather than leveling off as China’s has.

 

In addition to their relative lack of upstream skills, Chinese firms also face challenges when it comes to managing global supply chains. Chinese companies have typically tried to reduce costs by learning to manufacture critical components, such as hydraulics for construction equipment or avionics for jet aircraft, so that they can avoid importing them. Most Western companies take a different approach, turning to multiple sources for such parts: suppliers from all over Asia and Europe provide components for Apple iPhones and Boeing 787s, for example. These contrasting sourcing patterns reflect different views of how to create business power and also demonstrate China’s historical preoccupation with self-sufficiency. Chinese authorities invite more advanced foreign companies into China, learn from them, and try to replace them, whereas Western multinationals prefer to find the best available components no matter where they originate. The difference will allow China to develop a larger production scale, but its foreign competitors will be able to draw from a bigger, more competitive pool of partners.

 

INSPECT THEIR GADGETS

 

China is a particularly interesting place to look at the head-to-head competition between Chinese companies and foreign multinationals, both because it’s the world’s largest market for most products and because nearly every major company in the world operates there. Unsurprisingly, out of a representative sample of 44 industries among those that are open to foreign corporations in China, Chinese companies dominate 25, including solar panels, construction equipment, and mobile port cranes. But in all of the 19 sectors led by foreign multinationals, technology or marketing is disproportionately critical to success. Foreign multinationals operating in China lead in ten of the 13 industries in which R & D costs are greater than six percent of revenue, including jet aircraft, packaged software, and semiconductors. And foreign firms lead in four of the six industries in which advertising costs exceed six percent of revenue, including carbonated beverages, patented pharmaceuticals, and personal-care and beauty products.

 

Economic power is closely related to business power, an area in which China still lags far behind the United States.

 

Another striking thing about the Chinese market is how little the industry leaders have changed over the last decade. During this period, Chinese companies displaced foreign firms as leaders in only two of the 44 industries in question: Internet hardware (including a portion of the wireless telecommunications sector) and wind turbines. And in the latter case, China’s industrial policy tilted the playing field by limiting foreign producers’ access to the market and by requiring them to use many Chinese-manufactured parts.

 

Meanwhile, little evidence supports the widespread notion that China is the world’s leading exporter of high-tech gadgets. Although China does lead the world in the export of smartphones and personal computers, it accounts for only 15 percent of those products’ value at most. That’s because Chinese companies typically just assemble and package semiconductors, software, cameras, and other advanced high-tech components fabricated abroad. Consider the Tianhe-2, for example. This supercomputer, built by the Chinese firm Inspur in collaboration with the National University of Defense Technology, is the fastest in the world. But it is only Chinese in a very limited sense, since it is actually composed of thousands of U.S.-made microprocessors.

 

PLAYING CATCH-UP

 

The dominance of Western multinationals in capital goods and high technology rests on two pillars: open systems of innovation that result in superior high-performance products and direct foreign investment in operations that are global in scale but responsive to local conditions and needs. If they ever hope to challenge the industry leaders, Chinese firms will have to develop their own versions of those qualities. Some have taken steps in that direction, but their lack of experience in designing advanced systems and managing international supply chains will likely limit what they can do for many years.

 

When China's GDP passes that of the United States matters less than the progress that Chinese corporations make in manufacturing and selling capital goods and high technology.

 

The superior commercial technology currently enjoyed by foreign incumbents will be one of the major obstacles China faces. In 2014, China spent $218 billion to import semiconductors, far more than it spent on crude oil. It also paid $21 billion in royalties for the use of foreign-owned technologies, a number that has doubled since 2008 and that rankles Beijing. (It hardly helps that the government’s own information systems are dependent on technology made by IBM, Oracle, EMC, Qualcomm, and other non-Chinese firms, which many Chinese officials see as a security problem.)

 

Last year, Beijing launched a serious drive, called “Made in China 2025,” to transform the country into an innovative and environmentally responsible “world manufacturing power” within ten years. The program aims to create 40 innovation centers in ten sectors, including smart transportation, information technology, and aerospace. If the government follows through, China’s total public and private spending on R & D may well surpass that of the United States sometime in the next ten years - a significant milestone even if one takes into account the high levels of fraud in Chinese research and the fact that Chinese government research funds are frequently misallocated to serve political agendas. The increase in funding has already had one easily observable effect: papers published by Chinese researchers are gaining more international respect. China’s share of the papers recognized in Thomson Reuters’ authoritative Science Citation Index rose from near zero in 2001 to 9.5 percent in 2011, putting the country second only to the United States.

 

 

Laborers return to work in a factory at an industrial area

in Shanghai, China, January 2012. Photo: Carlos Barria/Reuters

 

But R & D spending is far from the only factor that matters. Succeeding in capital goods and high-tech equipment results from a long chain of institutional, social, and legal supports. At the front end of the chain lie high-quality graduate-degree programs, an open flow of information through peer-reviewed journals, and reliable protections for intellectual property; at the back end are advanced product design, innovative engineering, and frequent collaboration with important customers. The United States excels at each part of that chain. It boasts superior graduate programs in STEM subjects (science, technology, engineering, and math) that attract the best students from all over the world, with China and India by far the largest sources. (Despite all the attention paid to the fact that many Chinese students return home after getting their U.S. degrees, STEM students from China are actually more likely to stay in the United States than STEM grads from anywhere else.) U.S. federal nondefense spending on research has been flat for the last ten years, but American corporations - which fund nearly three-quarters of total U.S. R & D - increased their research spending by an average of 3.5 percent annually during the same period. U.S. science journals produce a steady flow of peer-reviewed findings, and American scientists - unlike their Chinese counterparts - can profit from the intellectual property they produce during state-funded research. Many European and Japanese multinationals invest in research facilities in China, but the high degree of intellectual property protections in the United States lead them to base their most promising projects there.

 

To catch up, China is developing innovation and entrepreneurial hubs in Shenzhen and in Beijing’s Zhongguancun Science Park. Shenzhen is home to a number of inventive companies, such as Huawei, Xiaomi, and DJI (China’s leading drone manufacturer). But most of the firms clustered there focus on fast-turnaround, incremental innovations, not on big-ticket capital goods or high-tech products.

 

Barring major errors by Washington—for example, a failure to increase U.S. federal research funding - there is no reason to think the United States will lose its edge in technology. But if U.S. technology does stop advancing and Chinese competitors catch up, China’s lower costs could allow it to gain market share. That’s what happened in the case of equipment used in coal power generation: Chinese firms began to match their Western competitors in terms of quality and exploited their lower costs to become leaders in the global market. And even if Chinese wages continue to rise and the yuan begins to appreciate at some point, it’s not likely that China will lose its cost advantage anytime soon. So if the United States wants to stay ahead, it has to keep winning in technology.

 

A LONELY POWER

 

One of the keys to the United States’ economic dominance is its huge investment in foreign markets. American corporations put $337 billion into overseas markets in 2014, a full ten percent of what they committed at home. All told, U.S. firms have directly invested $6.3 trillion overseas, which helps explain why the companies listed on the S&P 500 earn roughly 40 percent of their profits outside the United States. Despite slow growth at home, companies based in the United States and the EU have increased their foreign direct investment at an average annual rate of seven percent over the last ten years, and Japanese firms have increased theirs at an even faster rate.

 

After a late start, Chinese multinationals are now following this model. By the end of 2014, they had cumulatively invested $730 billion, and that number is projected to nearly triple, to $2 trillion, in the next five years - an impressive gain, although a figure that would still equal less than one-third of current U.S. foreign direct investment. Nearly all of China’s early overseas investments were in oil fields and mines, but recently, Chinese corporations have begun moving up the value ladder by acquiring established Western companies or by purchasing and turning around struggling factories, some of them in the U.S. rust belt. China has made 141 overseas deals worth over $1 billion and is now home to more multinational enterprises than any country other than the United States.

 

Barring major errors by Washington, there is no reason to think the United States will lose its edge in technology.

 

But as a late globalizer, China has pursued a riskier foreign investment strategy than Western countries. Although Australia and the United States are the top two recipients of Chinese investment, over half of all Chinese foreign direct investment goes to developing countries in Asia, Africa, Latin America, and the Middle East. The riskier the country, the more willing the Chinese seem to be to put their money there. China is easily the largest foreign investor in Afghanistan,Angola, and Ecuador, for example - all places where wars or debt defaults have scared off most Westerners. The political scientist David Shambaugh has dubbed China “a lonely power,” without close allies, and these investments, along with aid-financed public works projects and the much-touted Asian Infrastructure Investment Bank, are part of Beijing’s strategy for changing that picture.

 

This approach might work. But in the meantime, Western multinationals are the primary investors in stable developing economies with stronger credit ratings and more democratic regimes, and they are profiting as a consequence. In 2014, the EU and Japan both invested more than China in Southeast Asia, and U.S. corporations alone invested $114 billion just in Asia (excluding Japan) and Latin America. The result of this strategy is that although China’s bold investments attract considerable attention, Western and Japanese capital-goods and high-tech multinationals continue, with less fanfare, to expand their larger and more powerful global positions. China is a classic “late follower,” investing in riskier assets and buying up second-tier Western technology companies. That might be a good way to play catch-up, but it is not a path to dominance.

 

A CHINA MODEL?

 

Those who predict that China will dominate the future often point to two economic concepts to bolster their case: the product life cycle, which posits that a product originates in advanced economies but ends up being made in lower-cost developing economies, and disruptive innovation, the process by which leading products lose their position to initially inferior, lower-priced products that get better over time. But emphasizing these two trends overlooks the fact that incumbent multinationals can prevent those outcomes in capital goods and high technology by developing a range of products and supply chains in different regions and then mixing and matching them to serve different sets of customers around the globe.

 

Take, for example, Cummins, an Indiana-based U.S. diesel engine manufacturer that develops and manufactures product families with varying prices and different features in China, India, Europe, and North America. Cummins shares the lead in China’s high-performance diesel engine sector, but its globally distributed production and R & D networks allow it to ship more engines into China than it ships out. Such global operations require cross-border coordination, technical depth in many locations, and middle managers with international experience.

 

Few Chinese firms enjoy those advantages. Most Chinese companies prefer to keep their production at home, use simple lines of organization, and maintain autonomy for the heads of individual businesses. That more stripped-down multinational model worked extremely well during China’s first-generation boom. But in more recent years, many Chinese firms have struggled to adapt to globalization. There are exceptions, however: Lenovo, for example, passed Hewlett-Packard and Dell to become the world’s largest personal computer manufacturer in 2013 by relying on an unusual international distribution of responsibilities, which involves forgoing a traditional global headquarters while centralizing the company’s marketing operations in Bangalore, India.

 

Corporate China’s uneven efforts to adapt to the global market will probably continue into the foreseeable future. In time, China will produce its share of great companies, just as other major economies have, but a unique “China model” seems unlikely to emerge, and it does not appear that the country’s success rate will improve dramatically anytime soon.

 

A LONG CLIMB FOR CHINA

 

Advocates of the view that China will inevitably dominate the global economy tend to see the United States as strong but slow moving, owing to its messy free markets and political gridlock, and tend to see China as a rising power on the march, thanks to its clear planning and clever strategy. But this simplistic view fails to account for how corporations and markets change in response to external factors. U.S. business power flows from the restless competitiveness of American culture, the political influence of U.S. corporations, the research productivity of U.S. universities and government laboratories, a U.S. financial system that directs investment to new technologies and ventures, immigration that brings in talent, laws and tax codes that reward entrepreneurial activity, the United States’ status as the sole superpower, and the dollar’s role as the world’s reserve currency.

 

There are internal factors that can threaten U.S. business power, of course - for example, right-wing opposition to federal science spending and activist shareholders’ focus on the short-term profits of blue-chip firms instead of long-term investment in innovation. But 30 years ago, when some observers believed that Japan was poised to overtake the United States in terms of economic power, few predicted the role that tech entrepreneurs and innovative state and municipal governments would play in creating an era of unrivaled American dominance.

 

Chinese business power has different but also strong foundations, such as farsighted policies favoring investment over consumption, government encouragement of foreign investment to jump-start local industries, intrepid entrepreneurs who succeed despite a state-enterprise system designed to thwart them, a shift in the world’s center of economic gravity toward Asia, and a massive domestic market. Many factors hold China back, too, including a low-performing state-owned sector that stifles market forces, mounting internal debt burdens, and a crackdown on the free flow of information.

 

It’s difficult to predict how external factors might influence the growth of Chinese economic power. Not many inside or outside China foresaw the limitations of state-owned enterprises or the rise of impressive independent firms such as Huawei, Lenovo, and Alibaba. Looking ahead, it’s hard to know what effect China’s slowing growth will have on the global competitiveness of its companies: it could prove deeply damaging, but it could also precipitate bankruptcies and industry shakeouts that would concentrate power in the hands of fewer, more capable companies, which could make them a stronger force in world markets.

 

More broadly, it’s difficult to know how the rest of the world will respond to China as it grows. When China became a huge buyer of natural resources, many analysts fearfully predicted permanent increases in commodity prices. What happened instead was that prospectors found new ways to increase supply and governments and companies found new ways to conserve and improve efficiency. The global system adapted, and commodity prices overall are lower today in real terms than they were 20 years ago. In a similar vein, as Chinese multinationals fight their way into global markets, Western incumbents will innovate, consolidate, and develop new sources of demand.

 

Moreover, the futures of the U.S. and Chinese political systems are not fixed. Both have experienced remarkable adaptability as well as self-inflicted wounds, and there is no reason to think that will change.

 

Confidence in the inevitability of Chinese economic dominance is unfounded. China is gaining strength but faces a long climb. The outcome of the U.S.-Chinese contest is far from clear and depends at least as much on how well Western multinationals and governments exploit their existing advantages as on China’s ability to up its game when it comes to the kinds of products and services that will define the twenty-first-century economy.

 

By Pankaj Ghemawat and Thomas Hout

Foreign Affairs.

 

About authors:

 

Pankaj Ghemawat

 

 

Pankaj Ghemawat (born September 30, 1959) is an Indian economist, global strategist, speaker and author. Early life and career: Pankaj Ghemawat received his Bachelor’s degree in Applied Mathematics and his Ph.D. in Business Economics from Harvard University. Entering Harvard College at the age of 16, he was accepted to Harvard Business School’s Ph.D. program at 19, graduating three years later.

After a stint at McKinsey & Company, he spent 25 years on the full-time faculty at Harvard Business School, where, in 1991, he was appointed the youngest full professor in the school’s history. Since 2006, Ghemawat has been the Anselmo Rubiralta Professor of Global Strategy at IESE Business School in Barcelona. In 2013 he is appointed as Distinguished Visiting Professor of Global Management at Stern School of Business, New York University.

He has one daughter, Ananya Maumita Ghemawat, born March 1995.

Research: Pankaj Ghemawat is actively involved in attempts to globalize management through formal leadership development activities. Ghemawat is also a member of the task force on the Globalization of Management Education appointed by the AACSB, the U.S.-based accreditation body for business schools. And he is developing a cross-functional module on globalization for the first-year of the MBA program at IESE Business School. Ghemawat also works actively with companies to help them globalize their leadership development programs.

Pankaj Ghemawat also developed the DHL Global Connectedness Index 2012, which was first released in November 2011, and has recently launched the 2013 Depth Index of Globalization, a comprehensive analysis of globalization and the rise of emerging markets. According to Pascal Lamy, Director General of the World Trade Organization, “In the current global economic climate where the threat of increased protectionism and isolationist tendencies is of genuine concern, this report offers a compelling argument, based on a methodologically robust analysis, of why increased global and regional inter-connectedness and openness is the more prudent policy path.”

Pankaj Ghemawat’s books include Commitment (Free Press, 1991), Games Businesses Play (MIT Press, 1998), Strategy and the Business Landscape (Pearson Prentice Hall, 3rd edition, 2009), the award-winning Redefining Global Strategy (Harvard Business School Press, 2007), and World 3.0 Global Prosperity And How To Achieve It (Harvard Business Press, 2011), which continues to receive international acclaim.

He is also the author of more than 100 research articles and case studies, and ranks as one of the world’s best-selling authors of teaching cases.

On the research side, Ghemawat also served as:

2009

- Conference Keynote Speech at the Strategic Management Society on “The Future of Globalization” (October)

- Conference Keynote Panel at the Academy of International Business on “Is the World Flat or Spiky?” (June)

2008

- Irwin Award for the Educator of the Year from the Business Policy and Strategy Division of the Academy of Management

- IESE-Fundación BBVA Economics for Management Prize

- Elected fellow of the Strategic Management Society

2006–2007

- McKinsey Award for best article published in Harvard Business Review

- Elected fellow of the Academy of International Business

Opinions on Globalization: Ghemawat argues that the world today is not as “globalized” as many strategists believe, and that cross-border differences still matter in the world economy.

His view contrasts significantly with many other intellectuals such as Thomas L. Friedman. In a 2007 Foreign Policy magazine article, Ghemawat argued that 90 percent of the world's phone calls, Web traffic, and investments are local, suggesting that Friedman grossly exaggerated the significance of the trends he described in The World is Flat: "Despite talk of a new, wired world where information, ideas, money, and people can move around the planet faster than ever before, just a fraction of what we consider globalization actually exists".[1]

Ghemawat argues that in a world that is neither truly global nor truly local, companies must find ways to manage differences and similarities within and across regions. In his book, Redefining Global Strategies, he explains how firms can grow optimally through adaptation (adjusting to differences), aggregation (overcoming differences) and arbitrage (exploiting differences).

"Pankaj Ghemawat is one of those rare individuals who combines world class scholarship with a deep knowledge of business practice. Redefining Global Strategy tackles the crucial balance between local and global that will often define success in an increasingly globalized world economy." (Michael E. Porter, C. Roland Christensen University Professor, Harvard Business School).  (From Wikipedia, the free encyclopedia).

Thomas Hout

 

 

Professor Hout joins MIIS as a visiting faculty from Cambridge, MA where he is an international strategy consultant and Adjunct Senior Lecturer at the Fletcher School at Tufts. He also teaches every year at The University of Hong Kong School of Business. At MIIS, he teaches courses in global business strategy, lean startup methods, and international business consulting. Before teaching, he was a partner at The Boston Consulting Group for 22 years and lived and worked in Boston, London, Hong Kong, and Tokyo. He co-founded the firm’s Operations practice area. At MIIS, he supervises student International Business Plan projects. He has published eight articles in The Harvard Business Review on subjects ranging from global industrial competition to fast operating cycles to leading-edge management practices to industrial competition between China and the West. In addition, he has written over a dozen op-ed pieces in The Wall Street Journal and the New York Times on international business. He is co-author of two books, Japan’s Industrial Strategy and Competing Against Time, the latter of which was a business Best Seller in the 1990s with over 100,000 copies sold in eight languages. His current research interests are China and global industrial competition. He has taught executive education at Harvard Business School and served on HBS Publishing’s Board of Editorial Review. He received a BA in Economics from Yale University and an MBA from Stanford University.
He was a Reserve Officer in the US Navy and is a Vietnam Veteran.

Expertise: Corporate strategy; International business competition at firm and country levels;  Operations link to strategy; China and Japan.

Publications:

*Books:

- Competing Against Time, co-authored with George Stalk, 1990.

- Japanese Industrial Policy, co-authored with Ira Magaziner, 1980.

*Major articles in Harvard Business Review:

- “A Chinese Approach To Management”, co-authored with David Michael, September 2014.

- "China versus the World: Whose Technology Is It?”, co-authored with Pankaj Ghemawat, Dec 2010.

- "Tomorrow’s Global Giants”, co-authored with Pankaj Ghemawat, Nov 2008.

- "Are Managers Obsolete?", Mar/April 1999.

- "Getting It Done: New Roles for Senior Managers", Nov/Dec 1995.

- "The Fallacy of the Quick Overhead Fix", co-authored with Mark Blaxill, Jul/Aug 1991.

- "Fast Cycle Capability for Competitive Power", co-authored Joe Bower, Nov/Dec 1988.

- "How Global Companies Win Out", co-authored with Michael E. Porter, Sept/Oct 1982.

*Major articles in Foreign Affairs:

- "Facing Up To the Trade Gap With Japan", co-authored with James Abegglen, Fall 1978.

- Numerous op-ed pieces for NY Times, Wall Street Journal, Asia Wall Street Journal and Boston Globe.

(From Middlebury Institute Of International Studies at Monterey).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Về trang chính http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh