Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 13, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
CÂN BẰNG NHƯNG KHÔNG NGĂN CHẬN: CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ ĐỐI PHÓ VỚI SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG CỘNG
Webmaster
Các bài liên quan:
    TRUNG CỘNG CHINH PHỤC ĐÔNG NAM Á NHƯ THẾ NÀO?

 

By Asley J. Tellis

The Washington Quartely – Authumn 2013 issue.       

 

 

Hiện nay, sự trỗi dậy của Trung Quốc là thách thức địa chính trị nghiêm trọng nhất mà Mỹ phải đối mặt. Theo các xu hướng hiện nay, nhiều người sẽ nói rằng TQ có thể phát triển một nền kinh tế quốc gia còn lớn hơn cả nền kinh tế Mỹ ngay từ cuối thập kỷ này, ít nhất là khi so về sức mua tương đương. Những tham vọng quốc gia của TQ là quá rõ ràng: chí ít, Bắc Kinh đang tìm cách khôi phục vai trò trung tâm mà mình từng có trong địa chính trị châu Á cho đến khi chủ nghĩa thực dân xuất hiện. Sự phục hưng về kinh tế TQ từ những năm 1980 hiện giờ đã đặt nước này vào một vai trò toàn cầu to lớn, hoàn toàn không thể tưởng tượng được khoảng 30 năm về trước. Với chương trình hiện đại hóa quân sự phi thường của mình, Bắc Kinh cũng đã đạt được những tiến bộ to lớn theo hướng gây nguy hiểm cho các lực lượng tiền phương của Mỹ ở phía Tây Thái Bình Dương, do đó làm tăng thêm các phí tổn thực hiện những đảm bảo an ninh của Mỹ cho các đối tác của mình ở khu vực này. Những đặc điểm riêng biệt của TQ – là một cường quốc tầm cỡ lục địa, có một nền kinh tế khổng lồ và đang cải tiến về mặt kỹ thuật, có vị trí thuận lợi về mặt chiến lược và đang nhanh chóng đạt được những khả năng quân sự ghê gớm – nhanh chóng biến TQ thành một đối thủ quan trọng của Mỹ, dù cho TQ khác những kẻ thách thức trước đó về đặc điểm, mục tiêu và tham vọng.

 

Sự trỗi dậy của TQ, chỉ là một phần của sự trỗi dậy to lớn hơn của châu Á, phần nhiều là những lợi ích được chấp nhận của thế bá quyền của Mỹ kể từ Chiến tranh thế giới thứ Hai. Việc tạo ra đảm bảo đối với các tài sản chung toàn cầu mở được Mỹ ủng hộ, đặc biệt là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (TBD), sự hình thành của các dàn xếp trao đổi đa phương bền vững, và sự duy trì của đồng USD như một đồng tiền dự trữ quốc tế, tất cả đã cùng tạo ra những lợi ích quá mức cho các bên tham gia khu vực và cũng như nền kinh tế quốc tế. Kết quả là, TQ thực sự có thể phát triển không phải bằng những quá trình tự cung tự cấp vốn đã thúc đẩy sự trỗi dậy của các nước lớn trước đó, mà bằng cách lợi dụng sự phụ thuộc lẫn nhau nảy sinh từ những khoản đầu tư có chủ tâm của Mỹ vào việc tạo ra một hệ thống thương mại quốc tế mở. Do vậy, TQ được xác định bởi thực tế khó xử rằng Washington duy trì một trật tự kinh tế quốc tế mà, mặc dù tạo ra những lợi ích to lớn cho bản thân Mỹ và các quốc gia khác, nhưng đồng thời lại kích thích sự phát triển của cái có thể là đối thủ địa chính trị quan trọng nhất của Mỹ theo thời gian.

 

Đánh mất tất cả sự khôn ngoan, sự trỗi dậy của Bắc Kinh đặt ra một vấn đề đặc biệt cho các lợi ích của Mỹ bởi nó đe dọa một quá trình chuyển giao quyền lực có khả năng xảy ra trong phần cốt lõi của hệ thống toàn cầu. Vì vậy, việc bảo vệ ưu thế của Mỹ và nới rộng ra của bản thân hệ thống toàn cầu hiện nay, sẽ vẫn là nhiệm vụ trọng tâm cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ hiện giờ. Điều này sẽ tỏ ra là một công việc khó khăn: sự hội nhập sâu của TQ vào nền kinh tế quốc tế, kể cả Mỹ, ám chỉ rằng các chiến lược ngăn chặn hiển nhiên vốn hoạt động một cách hiệu quả đối với địch thủ lúc trước – Liên Xô, không chắc sẽ được lặp lại thành công lần này.

 

Quên đi chính sách ngăn chặn, chứ không phải cân bằng

 

Việc ngăn chặn TQ – được định nghĩa là nỗ lực ngăn chặn sự phát triển của nước này bằng cách cô lập Bắc Kinh khỏi các nước láng giềng và thế giới – không thể có tác dụng bởi một vài lý do. Vì một điều, TQ có những mối quan hệ kinh tế sâu sắc với Mỹ, cộng đồng quốc tế và tất cả các quốc gia dính líu vào những mối tương tác kinh tế này đều được hưởng lợi từ những mối quan hệ đó – ngay dù nếu TQ tích lũy được những lợi ích lớn hơn đa số. Vì thế, không quốc gia nào sẵn sàng từ bỏ những lợi ích tuyệt đối của mình bắt nguồn từ thương mại với TQ. Thậm chí dù các nước láng iềng của TQ nói riêng nhận ra rằng họ đang góp phần cho sức mạnh đang ngày càng tăng của TQ, và do đó lo lắng nhất về các khả năng quân sự đang mở rộng của Bắc Kinh, họ không sẵn lòng hạn chế các mối quan hệ thươngmại của họ với TQ, miễn là Bắc Kinh không đặt ra mối nguy hiểm không thể chịu đựng được cho họ và miễn là các công cụ phi quân sự, chẳng hạn như cam kết ngoại giao và các thể chế khu vực, tiếp tục đem tới một số hy vọng kiềm chế TQ một cách hòa bình.

 

Do vậy, vai trò trung tâm còn phôi thai của TQ đã dẫn đến việc các nước láng giềng của nước này cố gắng tránh bất kỳ lựa chọn không thể tránh được nào giữa TQ và Mỹ – một sự ưu tiên có thể tồn tại thậm chí trong trường hợp xung đột giữa hai cường quốc này xảy ra. Do đó, một chiến lược ngăn chặn “kiểu Chiến tranh Lạnh” gần như không thể lôi kéo được các quốc gia châu Á chủ chốt, và thực tế có thể phản tác dụng nếu các nước này được đề nghị một sự đi đôi không thể chịu được là liên kết với hoặc Washington hoặc Bắc Kinh. Do đó, kết quả cuối cùng của quá trình toàn cầu hóa đó là, các quốc gia đang trỗi dậy và hùng mạnh hơn, chẳng hạn như TQ, có thể lợi dụng hiện tượng phụ thuộc lẫn nhau để gia tăng sức mạnh và quyền tự trị của mình, ngay cả khi các đối tác yếu hơn của họ trở nên miễn cưỡng hơn trong việc cắt đứt các mối quan hệ thương mại của mình vì lo sợ bị thất bại về mặt tuyệt đối.

 

Động lực này sẽ tiếp tục tồn tại miễn là sức mạnh quân sự Mỹ đủ để bảo vệ hệ thống an ninh của châu Á, một hệ thống mà sức mạnh Mỹ từ lâu đã cam kết bảo trợ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu điều này sẽ tiếp tục một khi Bắc Kinh có được khả năng làm suy yếu các khả năng răn đe mở rộng của Mỹ ở châu Á hay không.

 

Làm phức tạp thêm các vấn đề, mối quan hệ thương mại mạnh mẽ Trung – Mỹ (một mối quan hệ hoàn toàn không tồn tại giữa Mỹ và Liên Xô trong thời kỳ tột cùng của sự kình địch giữa hai nước), vai trò đang nổi lên của TQ với tư cách là một chủ nợ quan trọng của Mỹ, và quyền lực chính trị của các cử tri chủ chốt của Mỹ được lợi từ các mối quan hệ bền vững với TQ, tất cả cùng làm thất bại bất cứ nỗ lực nào của Mỹ nhằm kìm hãm sự phát triển các khả năng của TQ bằng cách cắt đứt các mối liên kết kinh tế của Bắc Kinh với bản thân Mỹ hoặc với các quốc gia khác.

 

Do đó, Mỹ thấy mình bị mắc kẹt vào một câu hỏi hóc búa: Mỹ bị trói buộc vào TQ thông qua các mối liên kết kinh tế dày đặc có giá trị bởi những lợi ích tuyệt đối của chúng, nhưng Mỹ lại bị đe dọa bởi thực tế rằng những lợi ích tương đối từ mối quan hệ này được cho là lớn hơn đối với Bắc Kinh và đang ngày càng được sử dụng để tăng cường cho các lực lượng quân sự của TQ theo cách mà nó đe dọa đến an ninh của Mỹ và các đồng minh châu Á thân cận nhất của Mỹ. Không có giả pháp dễ dàng cho vấn đề này. Điều chắc chắn là chính sách ngăn chặn đó hiện giờ không khả thi, dù nếu đó có thể là phương sách cần thiết để hạn chế sức mạnh của TQ.

 

Đây là lý do tại sao cân bằng trở nên thiết yếu – sức mạnh đang trỗi dậy của TQ không thể không bị kiềm chế. Dù cho những ý định hiện giờ của Bắc Kinh là hòa bình, không có gì đảm bảo rằng những ý định đó sẽ vẫn mãi như vậy. Sự phát triển nhanh chóng của TQ đã làm dấy lên hững mối lo ngại ở khu vực bởi những thay đổi đáng kể trong “sự tương quan lực lượng” cục bộ; nó đã làm suy yếu sự tín nhiệm của Mỹ đảm bảo cho an ninh của các quốc gia ven biển, nhờ vào khả năng sản xuất các công cụ chiến lược có khả năng gây thiệt hại lớn cho các khí tài quân sự của Mỹ được triển khai xung quanh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương; và nó đã đe dọa đến sự làm chủ truyền thống của Mỹ đối với các tài sản chung toàn cầu do kết quả của khả năng đang ngày càng tăng của TQ ngăn chặn Mỹ sử dụng tự do các vùng biển, không gian, không gian mạng và phổ điện từ. Những thực tế này kết hợp lại tạo ra một thách thức nghiêm trọng và sâu sắc đối với việc triển khai sức mạnh của Mỹ ở châu Á và, theo hàm ý mở rộng, đối với cả bản thân vị thế đứng đầu của Mỹ. Nếu Mỹ định bảo vệ vị thế toàn cầu của mình trong bối cảnh những thách thức này, Mỹ không thể không cân bằng với TQ, thậm chí nếu Mỹ phải thực hiện phản ứng này một cách khôn khéo và lịch thiệp, theo ngôn ngữ của “quan hệ đối tác chiến lược”.

 

Do những tình thế này, Mỹ phải theo đuổi một chiến lược cân bằng theo kiểu mà Mỹ chưa từng thực hiện trước đây. Mục tiêu cốt lõi này phải là bảo vệ, và bất kỳ nơi nào có thể mở rộng, những lợi thế vẫn có của Mỹ về sức mạnh tương đối, nhưng không phải là đưa vào những thành phần mà sẽ báo hiệu sự ngăn chặn. Những thành phần này bao gồm việc cắt đứt sự tiếp cận của TQ với chế độ thương mại toàn cầu; hợp nhất các nước láng giềng của TQ vào một hệ thống liên minh thống nhất chống lại Bắc Kinh; việc phát triển các chiến lược phòng thủ tập thể chống lại TQ; và theo đuổi một chiến dịch ý thức hệ nhằm phi hợp hóa Nhà nước TQ và chế độ cai trị của nó. Việc bảo vệ thế bá quyền của Mỹ đòi hỏi thay vì một chiến lược bốn mũi mà Washington phải theo đuổi một cách có phối hợp nhằm cân bằng chống lại sức mạnh ngày càng tăng của TQ: trước tiên, Mỹ phải ủng hộ sự trỗi dậy của các cường quốc châu Á khác nằm dọc ngoại vi của TQ; thứ hai, Mỹ phải làm sâu sắc thêm quá trình toàn cầu hóa theo những cách thức cụ thể để mang lại những lợi ích tăng cường cho bản thân và các bạn bè của mình; thứ ba, Mỹ phải đầu tư vào việc bảo vệ ưu thế vượt trội về quân sự hiện có của mình; và, cuối cùng, Mỹ phải hồi sinh nền kinh tế để duy trì thế thống trị của mình ở các lĩnh vực chủ đạo mới của nền kinh tế toàn cầu.

 

Đừng xô ngã Trung Quốc mà hãy giúp nâng đỡ các nước khác

 

Được khởi xướng lần đầu tiên bởi Tổng thống George W. Bush nhưng được tiếp tục một cách có chủ đích bởi Barack Obama, mũi đầu tiên của chiến lược đang tiến triển của Mỹ để cân bằng với Bắc Kinh không nhằm vào việc kìm hãm TQ, mà nhằm giúp nâng đỡ các quốc gia khác – hoặc, nói cách khác, để thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia khác nằm dọc ngoại vi của TQ như một cách “dệt mạng lưới” tạo ra một “tác động tiết chế lên hành vi [của TQ]”.

 

Lôgích của chiến lược này đơn giả và phù hợp một cách thích đáng với những hoàn cảnh hiện tại. Nếu các nhà nước quan trọng tiếp giáp TQ – chẳng hạn như Nhật, Ấn Độ, Việt Nam, Singapore, Indonesia và Australia, trong số các quốc gia khác – có thể được trợ giúp nhờ sức mạnh của Mỹ để thực hiện tiềm năng chiến lược của mình và để tăng cường hợp tác lẫn nhau trong khi làm sâu sắc quan hệ đối tác của họ với Mỹ, hiệu quả tổng thể sẽ tạo ra những sự kiềm chế khách quan mà sẽ hạn chế sự lạm dụng sức mạnh của TQ ở châu Á. Những kiềm chế này sẽ không trở thành hiện thực bởi vì các đối tác châu Á nhất thiết phải đi cùng Mỹ hoặc thậm chí phải ủng hộ mạnh mẽ tất cả các chính sách của Mỹ đối với Bắc Kinh. Đúng hơn, những kiềm chế đó sẽ được sinh ra bởi những khả năng ngày càng phát triển của các quốc gia chủ chốt này – được Mỹ trợ giúp – và những sự khích lệ được tăng cường của họ hợp tác cả với nhau lẫn với Washington. Những yếu tố này, được thúc đẩy bởi chính những mối lo ngại củ các bên tham gia khu vực về sức mạnh ngày càng tăng của TQ, sẽ đặt các quốc gia châu Á chủ chốt vào những thách thức về cơ bản phù hợp với những lợi ích của Mỹ, đặc biệt là mục tiêu cốt lõi của việc kiềm chế khả năng gây hấn của TQ, trong khi đồng thời đem lại “chiếc nệm cần thiết giúp ngăn chặn sự phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ về thương mại [của các nước châu Á] với TQ khỏi phá vỡ sự cân bằng mỏng manh giữa những lợi ích kinh tế và các rủi ro địa chính trị”.

 

Một trạng thái cân bằng khu vực như vậy đem lại khả năng để cân bằng với TQ – và khiến Bắc Kinh phải hành xử đúng đắn – mà không nhất thiết cần đến bất kỳ sự ngăn chặn nào, chứ chưa nói gì đến xung đột. Tuy nhiên, sự thành công của đường hướng này xoay quanh khả năng của Mỹ không ngừng chú ý tới các quốc gia quan trọng tiếp giáp với TQ trong khi đồng thời giữ các mối quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh ở trạng thái ổn định.

 

Bởi vậy, Mỹ (và bạn bè của họ) nên can dự với TQ ở nhiều cấp độ, cả đa phương lẫn song phương, tránh các hoạt động chính trị chỉ tập trung vào một vấn đề bất cứ khi nào có thể. Sự bất đồng về các vấn đề chẳng hạn như nhân quyền, tự do chính trị, đối đãi với các nhóm thiểu số, không phổ biến vũ khí hạt nhân hay hiện địa hóa quân sự nên được giải quyết một cách khéo léo. Một đường hướng như vậy không đòi hỏi phương Tây phải che giấu những gì có thể là các chính sách đối nội, đối ngoại hay chiến lược khó chịu của TQ, cũng không phải né tránh những sự đối đầu rõ ràng và công khai nếu những sai lầm to lớn của TQ đòi hỏi, mà đúng hơn để đảm bảo rằng tất cả những phản ứng như vậy là nhạy cảm với bối cảnh, sự tương quan và tính hiệu quả. Nói một cách đơn giản, mục tiêu của cam kết chính trị được làm sâu sắc với TQ nên khuyến khích nước này vẫn cam kết phát triển một cách hòa bình ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Trong chừng mực mà sự can dự như vậy đòi hỏi tạo ra những liên kết giữa các xã hội mới hoặc những diễn đàn mới cho hợp tác song phương hay khu vực, những con đường này nên được thăm dò.

 

Thật đáng khen, các Chính quyền Mỹ gần đây đã ít nhiều theo đuổi thành công sự chú trọng này vào việc duy trì các mối quan hệ hữu ích với TQ. Tuy nhiên, một trọng tâm như vậy không thể được phép làm lu mờ – như nó thường làm ở Washington – mục tiêu sống còn tương tự của việc tăng cường các mối quan hệ của Mỹ với các trung tâm quyền lực chủ chốt nằm dọc những vùng ngoại vi ngay sát và mở rộng của TQ. Chẳng hạn, từ năm 2001, Mỹ đã có một nỗ lực đặc biệt để thay đổi các mối quan hệ của mình với Ấn Độ, người khổng lồ châu Á khác đang trỗi dậy mà tầm cỡ châu lục rộng lớn, tiềm năng kinh tế và nhân khẩu học lớn lao, khả năng quân sự đáng kể, và cam kết kiên quyết với nền dân chủ của nước này – chứ chưa nói đến sự cạnh tranh đang diễn ra của nó với TQ – biến Ấn Độ trở thành một đối tác đặc biệt hấp dẫn đối với Washington. Việc tái lập quan hệ với Ấn Độ này nên mở rộng đến các quốc gia Đông Nam Á quan trọng khác.

 

Một nỗ lực như vậy sẽ đòi hỏi sự chú ý về chính trị đáng kể ở các cấp độ cao ở Washington – và một mức độ nhất quán rõ rệt mà trong quá khứ thường là ngoại lệ, chứ không phải là quy tắc. Phải thừa nhận là, nỗ lực này đang đề ra thách thức: số quốc gia mà Washington phải lôi kéo một cách thành công là lớn; bản thân các đối tác này đa dạng một cách rõ rệt về các khả năng quốc gia và khác nhau về địa vị đồng minh; mỗi quốc gia lại theo đuổi các mục tiêu chiến lược khác nhau; và khả năng của họ để đáp lại những lời đề nghị của Mỹ cũng không giống nhau. Bởi vì tất cả họ khi riêng lẻ đều yếu hơn TQ, họ đôi khi dễ dàng bỏ qua; tuy nhiên, vai trò của họ không thể bị đánh giá thấp.

 

Vì lý do đó, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ nên liên tục tăng cường sức mạnh quốc gia của các thực thể duyên hải này ngay cả khi họ không thể hoặc sẽ không đáp lại các sáng kiến của Mỹ một cách thái quá như có thể được mong muốn. Và nếu các quốc gia này quả thực đạt được tiềm năng chiến lược của mình như là kết quả của sự trợ giúp ưu đãi của Mỹ, các quốc gia này sẽ phụng sự một cách hiệu quả như một sự kiềm chế mạnh mẽ đối với sự lộng hành của TQ ở châu Á. Điều này sẽ không chỉ hạn chế khả năng Bắc Kinh thống trị các trung tâm quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, mà còn sẽ làm cho toàn bộ ngoại vi phía ngoài của TQ nằm dưới sự ảnh hưởng của các quốc gia thân thiết với Mỹ. Do vậy, thế bá quyền của Mỹ sẽ đạt được một mức độ bảo vệ khác, cục bộ hơn – và việc làm như vậy sẽ củng cố địa vị đứng đầu của Mỹ lâu dài hơn, rẻ hơn, so với nhiều sự lựa chọn thay thế khác.

 

Đường hướng này cũng sẽ tạo ra một sự trái ngược tích cực. Nếu sự trợ giúp của Mỹ củng cố các cường quốc khu vực, những động cơ của họ để mở rộng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế với TQ sẽ phát triển; họ sẽ không có lý do gì để lo sợ rằng những lợi ích vật chất đang đổ dồn về Bắc Kinh có thể được sử dụng để đe dọa sự an toàn của họ. Sự dai dẳng của một trò chơi mà hai bên đầu có lợi như vậy về toàn diện, khi đó, sẽ làm giảm bớt sự kình địch giữa các nước và khả năng làm suy yếu những lợi ích lớn hơn về kinh tế. Do đó, chiến lược nuôi dưỡng sự phát triển của các cường quốc lớn dọc ngoại vi của châu Á nhằm cân bằng với TQ mà không cần ngăn chặn nước này, sẽ mang lại cho hệ thống khu vực điều tốt nhất của cả hai thế giới: một cơ hội để hạn chế khả năng gây hại của Bắc Kinh mà không cần phải hy sinh sự thịnh vượng chung đang nảy sinh từ thương mại và sự phụ thuộc lẫn nhau.

 

Làm sâu sắc quá trình toàn cầu hóa một cách có chọn lọc

 

Việc nuôi dưỡng các quốc gia quan trọng ở ngoại vi của Trung Quốc không thể xảy ra mà không gia tăng sự tăng trưởng kinh tế toàn diện. Mặc dù các quyết định kinh tế ở những nước này sẽ vẫn là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, những lựa chọn liên quan đến thương mại có thể tới ngay sau. Do đó, bất kỳ chiến lược lớn nào tìm cách bảo vệ thế bá quyền của Mỹ phải tập trung vào việc làm thế nào việc mở rộng hơn nữa thương mại toàn cầu có thể củng cố sức mạnh của Mỹ. Bởi mục tiêu của nỗ lực này là cân bằng với Trung Quốc, chứ không phải là ngăn chặn nước này, các khoản đầu tư được thực hiện hướng tới việc mở rộng chế độ thương mại quốc tế phải đồng thời mang lại những lợi ích tuyệt đối được tăng cường cũng như những lợi ích tương đối được cải thiện cho Mỹ – bất chất bất cứ những căng thẳng vốn có mà có thể tồn tại giữa những mục tiêu này.

 

Việc mở rộng những lợi ích tuyệt đối từ thương mại mà Washington có được đòi hỏi Mỹ cùng các bạn bè và đồng minh của minh phải tiếp tục làm sâu sắc thêm thương mại dân sự hiện nay với Trung Quốc và giữa họ với nhau. Việc làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc lẫn nhau theo cách này sẽ đem lại cho tất cả các đối tác thương mại một cơ hội để tăng cường những lợi thế so sánh tương ứng của họ, và bằng cách làm như vậy, sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của họ để hoàn thành cả các mục tiêu phúc lợi lẫn chiến lược. Một mối quan hệ thương mại chặt chẽ hơn cũng có thể đem lại những lợi ích chính trị quan trọng. Nếu sự phụ thuộc được làm sâu sắc giúp lôi kéo Trung Quốc vào việc trở thành một “quốc gia thương mại” tất nhiên – do đó ngay cả khi Trung Quốc ngày càng phát triển về sức mạnh, quốc gia này sẽ nhận thấy rằng những tham vọng đang mở rộng của mình sẽ được đáp ứng tốt hơn thông qua phát triển nội địa và các thị trường bên ngoài đang phát triển chứ không phải bất kỳ lựa chọn quân phiệt thay thế nào – khi đó, sự hội nhập kinh tế mạnh mẽ hơn sẽ thúc đẩy các lợi ích địa chính trị quan trọng của Mỹ. Sự hội nhập này thậm chí có thể giúp nới lỏng những thế tiến thoái lưỡng nan an ninh hiện tại.

 

Một trong những cách tốt nhất để làm sâu sắc các mối liên kết thương mại là mở rộng hệ thống thương mại toàn cầu. Nền kinh tế toàn cầu phần lớn đã phát triển nhanh hơn hệ thống hậu chiến ban đầu được thành lập bởi Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), mà hoạt động theo giả định rằng các nước đang phát triển là quá nghèo đói và quá khép kín về phương diện kinh tế để có thể khơi gợi sự quan tâm của các nước phát triển. Tuy nhiên, hiện nay, thế giới đang phát triển là một thị trường rộng lớn – ngày càng trở thành động cơ của nền kinh tế toàn cầu. Mỹ cần phải tiếp cận các thị trường này. Điều này bao hàm đảm bảo những sự cắt giảm về thuế quan và dỡ bỏ những hàng rào phi thuế quan ở các nền kinh tế đang phát triển. Biện pháp hiệu quả nhất để làm vậy là bằng cách mở rộng thêm hệ thống thương mại đa phương dưới sự bảo trợ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tổ chức kế thừa từ GATT.

 

Không may thay, Vòng đàm phán Doha của WTO – tập trung vào một loạt vấn đề về tự do hóa thương mại mở rộng nhưng chưa toàn diện – xem ra đang hấp hối, ít nhất kể từ năm 2011. Cả những nước phát triển và đang phát triển đều không thể nhất trí về các vấn đề từ nông nhiệp đến tiền trợ cấp. Bất chấp tình trạng tê liệt này, Mỹ không nên từ bỏ hy vọng vào tiến trình này.

 

Nhưng những lợi ích thật sự chủ yếu sẽ đến từ nơi khác. Do đó, các nhà hoạch định chính sách Mỹ nên tập trung vào việc ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương hoặc khu vực với các bạn bè và đồng minh, đặc biệt là các quốc gia nằm dọc ngoại vi ngay sát và mở rộng của Trung Quốc. Những hiệp định như vậy sẽ có lợi ích qua lại ở nhiều phương diện: các đối tác khu vực sẽ tăng cường tiếp cận thị trường khổng lồ của Mỹ cho các sản phẩm của họ, trong khi đồng thời tận dụng vốn, các dịch vụ giá trị gia tăng và hàng hóa công nghệ cao của Mỹ. Điều này sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng cả hai chiều thông qua các thỏa thuận mà có lợi hơn việc loại trừ Trung Quốc một cách riêng biệt. Bởi những lợi ích này sẽ được phân bổ chỉ trong một nhóm hội thân thiện, những hiệp định thương mại tự do như vậy mang lại cho Washington những lợi ích tương đối được cải thiện so với Bắc Kinh, điều kiện thiết yếu cho việc duy trì địa vị đứng đầu của Mỹ trong một hệ thống quốc tế cạnh tranh.

 

Hai FTA quan trọng nhất trong mối quan hệ này là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – bao gồm Australia, Brunei, Chile, Canada, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam – và Hiệp định Đầu tư và Thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP), khu vực thương mại tự do được đề ra giữa Mỹ và Liên minh châu Âu. TPP là trọng yếu bởi khu vực châu Á – Thái Bình Dương vốn quan trọng với nền kinh tế Mỹ, chiếm khảong 60% lượng hàng hóa xuất khẩu, 72% sản phẩm nông nghiệp và 39% dịch vụ tư nhân của Mỹ. Do đó, việc ký kết TPP một cách nhanh chóng hẳn thể hiện một mục tiêu chính sách khẩn cấp đối với Washington. Thực tế, Mỹ nên nhắm vào việc mở rộng cộng đồng đang đàm phán này để bao gồm cả Ấn Độ, cả bởi thị trường trong nước rộng lớn của nước này lẫn bởi việc gắn chặt Ấn Độ vào một thỏa thuận thương mại khu vực chất lượng cao sẽ không chỉ đẩy nhanh các cải cách kinh tế của nước này ở trong nước mà còn sẽ làm tăng thêm sức mạnh quốc gia của Ấn Độ một cách hiệu quả hơn so với nhiều lựa chọn thay thế khác. TTIP cũng trọng yếu trong bối cảnh này bởi Mỹ và cộng đồng Đại Tây Dương đại diện cho hai sự tập trung sức mạnh kinh tế lớn nhất trong hệ thống toàn cầu. Việc ký kết TTIP do đó sẽ thúc đẩy thương mại toàn diện giữa các khối này lên tới 50%, gia tăng tốc độ tăng trưởng ở cả hai bờ Đại Tây Dương lên ít nhất 1 điểm % mỗi năm, và củng cố sức mạnh kinh tế và công nghệ của phương Tây so với Trung Quốc trong ít nhất một thế hệ nữa, nếu không nói là lâu hơn.

 

Những mối nguy vốn có trong sự trỗi dậy của TQ không thể bỏ qua không được giải quyết, và việc giảm thiểu chúng thông qua một chiến lược kinh tế thể hiện một đường hướng tối ưu. Tuy nhiên, thành công của nó sẽ hoàn toàn xoay quanh việc giữ TQ không xen vào các FTA khu vực này ngày càng lâu càng tốt hoặc ít nhất là cho đến khi đàm phán kết thúc thành công – một chính sách mà Mỹ cần phải theo đuổi mà không cần biện hộ, do sự theo đuổi của chính TQ đối với những thỏa thuận tương tự mà loại trừ Mỹ.

 

Khi Mỹ hạn chế sự dính líu về kinh tế của Trung Quốc vào những thỏa thuận mới nổi này, Mỹ cũng nên tăng cường những hạn chế hiện có trong khả năng tiếp cận của Trung Quốc đối với các công nghệ quan trọng về quân sự và vũ khí tiên tiến. Việc làm sâu sắc quá trình toàn cầu hóa sẽ làm tăng thêm khả năng tiếp cận các loại vũ khí tinh vi của Bắc Kinh, điều có thể làm suy yếu thành công của Mỹ trong việc cân bằng sự trỗi dậy của Trung Quốc. Khả năng đã được chứng minh của Trung Quốc và sự sẵn sàng của nước này thực hiện hoạt động gián điệp và đánh cắp trên không gian mạng để bảo vệ công nghệ quân sự chỉ làm tăng thêm sự cấp bách của vấn đề này. Do đó, Mỹ và các đồng minh của mình rất cần có những hình thức hợp tác mới để đảm bảo các công nghệ quân sự quan trọng của họ được bảo vệ. Tất cả các đối tác của Mỹ phải hiểu rằng sự cần thiết của việc mở rộng thương mại dân sự với Trung Quốc không thể đưa sang thương mại và hợp tác công nghệ quốc phòng bởi vì, mặc dù việc mở rộng thương mại quốc tế là đáng khen ngợi, nó không nên đạt tới điểm mà nó thực sự làm suy yếu sức mạnh của Mỹ và xói mòn khả năng hoàn thành nghĩa vụ sống còn của Mỹ là đảm bảo an ninh của châu Á và toàn cầu.

 

Bảo vệ sự vượt trội về quân sự của Mỹ

 

Cả mục tiêu củng cố các quốc gia chủ chốt ở ngoại vi của Trung Quốc lẫn mục tiêu làm sâu sắc quá trình toàn cầu hóa, cho dù chỉ một cách có chọn lọc, đều không thể tiến triển nếu Mỹ không thể duy trì sự vượt trội về quân sự hiện có của mình một cách vô hạn định. Việc có được sự vượt trội về các khả năng quân sự cho phép Mỹ thực hiện vai trò như người bảo vệ tối cao của cả an ninh châu Á lẫn sự thịnh vượng của châu Á, bù đắp cho những sự bất cân đối chiến lược của các láng giềng của TQ trong khi đồng thời đem lại cho họ sự đảm bảo rằng các mối liên kết kinh tế chặt chẽ của họ với TQ không làm tăng tính dễ tổn thương của họ trước sức mạnh ngày càng tăng của TQ. Quá trình toàn cầu hóa được tiếp tục làm sâu sắc ở châu Á và các nơi khác, do đó hiển nhiên phụ thuộc vào khả năng của Washington bảo vệ sự vượt trội về quân sự của Mỹ, điều vẫn còn là một thành phần trọngyếu của bất kỳ chiến lược nào tập trung vào việc cân bằng mà không cần chính sách ngăn chặn.

 

Các lực lượng vũ trang của Mỹ phải đối mặt với một số thách thức nghiêm trọng trong bối cảnh này. Vấn đề rõ ràng nhất, và là một vấn đề nhận thức được sự quan tâm của công chúng hiện nay bởi hoạt động chính trị căng thẳng ở Washington là ảnh hưởng của sự cắt giảm ngân sách tự động. Thậm chí ngoài những nguy cơ của sự cắt giảm mạnh mẽ này, câu hỏi lớn hơn vẫn còn đó: ngân sách quốc phòng nên tập trung vào đâu? Phải đối mặt với những mối nguy chẳng hạn như khủng bố toàn cầu, các quốc gia thất bại, vũ khí hủy diệt hàng loạt, chiến tranh thông thường, và sự thách thức đang phát triển của Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã nỗ lực để đối phó với những mối nguy hiểm nàymột cách song song thay vì bằng cách tạo ra một hệ thống phân cấp có trật tự. Họ đã không thể đưa ra những ưu tiên chiến lược chủ chốt mà các chính sách phụ khác có thể tập trung vào đó. Các vấn đề khác bao gồm chi phí ngày càng tăng của các hệ thống vũ khí quan trọng (thường hạn chế công suất), phí tổn cho binh sỹ đang tăng lên (đặc biệt là liên quan đến chăm sóc y tế), việc cải thiện các thủ tục hành chính và giảm bớt nạn quan liêu, và loại bỏ những lực lượng dư thừa trong khả năng quân sự khắp các quân chủng trong khi đồng thời nhấn mạnh sự biến đổi về công nghệ của chúng.

 

Ngay cả khi Mỹ vật lộn với các vấn đề lớn hơn này, Mỹ phải đối mặt với thách thức cấp bách hơn của việc đối phó với “những mối đe dọa bất cân xứng” mà Trung Quốc tạo ra ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Những mối đe dọa bất cân xứng như vậy bao gồm những khoản đầu tư vào cac khả năng “chống tiếp cận/ chống xâm nhập khu vực” (A2/AD), được thể hiện ở “tổ hợp trinh sát – tấn công” ghê gớm trên mặt đất mà TQ đã cần mẫn xây dựng trong hai thập kỷ qua. Tổ hợp này được đặt trong một hệ thống tình báo, giám sát và do thám (ISR) diện rộngbao gồm các thiết bị cảm biến được đặt trên mặt đất và không gian để phát hiện, theo dõi, và nhắm vào các hệ thống quân sự di động của Mỹ vận hành ở những khoảng cách rất xa lãnh thổ của TQ, cũng như những hoạt động tại các căn cứ cố định của Mỹ ở khắp Thái Bình Dương. Các thông tin do kết quả của việc đó, được bổ sung bởi các thông tin tình báo khác do các đơn vị hải quân và không quân Trung Quốc thu thập, sau đó được phổ biến cho các bộ phận tấn công khác nhau – các trung đoàn tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình được đặt ở mặt đất, không lực mặt đất (và cuối cùng trên biển), và các đơn vị hải quân mặt biển và ngầm – thông qua một mạng lưới chỉ huy và kiểm soát quốc gia. Do đó, cả dữ liệu mục tiêu và vũ khí được kết hợp để hỗ trợ các cuộc không kích khác nhau lên các mục tiêu Mỹ và đồng minh trên mặt đất, trên biển và trên không mà sẽ cụ thể hóa khi xảy ra chiến tranh. Do vậy, công cuộc hiện đại hóa quân sự hiện nay của Bắc Kinh đã được phác họa một cách rõ ràng để giữ Mỹ tánh xa hoàn toàn khỏi các “vùng cận hải” của mình. Bằng cách kiểm soát các lối vào thông qua một loạt các cuộc công kích từ xa, Bắc Kinh có ý định biến Tây Thái Bình Dương thành một khu vực bị rào kiến, nơi địa vị thống trị của TQ được đảm bảo bởi khả năng của họ vô hiệu hóa sức mạnh quân sự Mỹ.

 

Ngay cả khi Bắc Kinh đã đều đặn cải thiện khả năng của mình để đạt mục tiêu này, Bắc Kinh đã duy trì một quá trình hiện đại hóa quân sự mở rộng hơn nhằm cải thiện các khả năng chiến đấu to lớn hơn của mình. Điều này là đúng trên tất cả các quân chủng chiến đấu (trên mặt đất, trên không, trên biển) và ở mọi mặt (nhân lực, công nghệ, huấn luyện, học thuyết, tổ chức, hậu cần, chỉ huy và kiểm soát). TQ cũng đã thể hiện những cải thiện đáng kể trong việc tận dụng các điều kiện thuận lợi quan trọng, không gian, chiến tranh điện tử, chiến tranh mạng, vũ khí hạt nhân và các hệ thống phóng được gắn kết của chúng.

 

Như Bộ Quốc phòng Mỹ đã cảnh báo hồi đầu năm 2005, những khoản đầu tư này “mang lại cho TQ một lực lượng có khả năng theo đuổi một loạt các chiến dịch quân sự ở châu Á – vượt hẳn ra khỏi Đài Loan – có khả năng gây ra một mối đe dọa có thể tin được đối với các quân đội hiện đại đang hoạt động ở khu vực này”. Do đó, quá trình hiện đại hóa quân sự đang diễn ra của TQ không chỉ “đặt những sự cân bằng quân sự của khu vực vào nguy hiểm”, mà còn có thể đe dọa khả năng của quân đội Mỹ hoạt động ở gần vùng đất rộng lớn của châu Á này. Điều này có khả năng tách Mỹ ra khỏi những người bạn khu vực của mình và làm suy yếu cấu trúc lớn hơn của sự ổn định khu vực thời hậu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, vốn được xây dựng dựa trên thế bá quyền của Mỹ. Mỹ không thể đánh mất khả năng bảo vệ đồng minh của mình ở khu vực này, điều thể hiện cốt lõi hữu hình của trật tự quốc tế đang phát triển.

 

Do đó, nhiệm vụ trước mắt mà Mỹ phải đối mặt liên quan đến việc duy trì ưu thế về quân sự của Mỹ là đánh bại nỗ lực của Trung Quốc nhằm cản trở việc triển khai sức mạnh của Mỹ ở châu Á. Không may thay, một số điều sẽ khiến công việc này trở nên khó khăn. Trước hết, tình hình tài chính của Mỹ không cho phép nhiều khoản đầu tư mà có thể giúp đối phó với mối đe dọa Trung Quốc. Chẳng hạn, lực lượng tàu ngầm tấn công của Mỹ – lực lượng mà khả năng tham chiến về cơ bản miễn nhiễm với các loại vũ khí A2/AD của Trung Quốc – đang giảm dần về số lượng và duy trì ở các mức độ dưới mức mà các chỉ huy đòi hỏi như một điều kiện tiên quyết để thành công. Các đối tác của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương lo ngại rằng những hạn chế về ngân sách của Washington sẽ ngăn Washington không tăng thêm các khoản đầu tư cần thiết để làm suy yếu sức mạnh cưỡng chế ngày càng tăng của TQ, vượt ra ngoài việc chỉ đơn giản là chuyển giao thêm một số lực lượng của Mỹ tới khu vực này từ các bộ chỉ huy hải ngoại khu vực khác.

 

Làm trầm trọng thêm mối lo ngại này, nhiều thiết bị quân sự được sử dụng trong việc triển khai sức mạnh quân sự của Mỹ dễ bị tổn thương trước các vũ khí A2/AD đang nổi lên. Chẳng hạn, các nhóm tàu sân bay của Mỹ – hay bất kỳ phương tiện nào hoạt động trên mặt nước – hiện nay và trong tương lai gần, sẽ dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa mới chẳng hạn như tên lửa đạn đạo chống tàu mới của Trung Quốc, chưa kể đến số lượng tên lửa hành trình tầm xa hơn và ngư lôi thông minh dự trữ của họ đang ngày càng tăng lên. Các phương tiện không quân chiến thuật hiện đại nhất của Mỹ, cả đặt trên mặt đất và trên biển, cũng quá thiếu và không đặc biệt tối ưu cho các hoạt động trên biển Thái Bình Dương khổng lồ. Hơn nữa, cả các căn cứ trên đất liền và trên biển ngày càng dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công chính xác của Trung Quốc. Cho dù những vấn đề này được khắc phục, chỉ một số lượng nhỏ các phương tiện trên không có khả năng tàng hình hiện đại nhất của Mỹ có được lợi thế không chiến thuật khi chạm trán với lực lượng không quân ngày càng tinh vi của Trung Quốc, mà các máy bay chiến đấu của họ hiện nay có thể mang các loại vũ khí không đối không có tầm bắn xa hơn so với các vũ khí trên các máy bay chiến đấu tương ứng của Mỹ. Hơn nữa, lực lượng máy bay ném bom tàng hình của Mỹ có quy mô quá nhỏ, và cho dù các căn cứ thường trực của lực lượng này ở lục địa Mỹ là bất khả xâm phạm, các cơ sở đang hoạt động phía trước ở Thái Bình Dương sẽ không như vậy.

 

Cuối cùng, các giải pháp quân sự để vô hiệu hóa những mối đe dọa từ Bắc Kinh xem ra phải phụ thuộc mạnh vào các cuộc tấn công trên bộ nhằm vào các nút chỉ huy và kiểm soát. Trong khi chuẩn bị cho các tình huống có thể xảy ra như vậy rõ ràng là cần thiết và thận trọng, quả là không khôn ngoan khi nhấn mạnh các cuộc tấn công vào nội địa (bất kể là mang tính chọn lọc thế nào) như là cơ chế chủ yếu để đối phó với mối đe dọa A2/AD của Trung Quốc. Việc đe dọa tấn công vào nội địa của bất kỳ quốc gia trang bị hạt nhân nào, đặc biệt là một thực thể hùng mạnh như Trung Quốc, là một vấn đề nguy hiểm. Do đó, quân đội Mỹ phải đối mặt với nhiệm vụ vô hiệu hóa các mối đe dọa A2/AD thậm chí còn nặng nề hơn chỉ thông qua các biện pháp phòng vệ hay, tối đa, các hành động tấn công chiến thuật. Những phản ứng này có thể không đủ để đảm bảo cho thành công về tác chiến. Bởi vậy, việc lập kế hoạch cho chiến tranh của Mỹ phải bao gồm sự lựa chọn thay thế là các cuộc tấn công riêng biệt vào nội địa Trung Quốc (cũng giống như TQ đang tích cực theo đuổi các lựa chọn để tấn công các căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương), nhưng không nên coi đó là lựa chọn chính hay thậm chí là một sự lựa chọn ưu tiên, ngay dù học thuyết mang tính giải thích của Mỹ có thể chỉ thừa nhận điều ngược lại nhằm củng cố khả năng răn đe tiền chiến tranh.

 

Sự việc bất ngờ này nêu bật sự cần thiết phải xem xét lại một vũ đài quan trọng: các hoạt động hạt nhân. Bất kỳ cuộc tranh luận nào với Trung Quốc sẽ đòi hỏi Mỹ phải suy tính thận trọng đầy đủ những đòi hỏi đối với cả răn đe hạt nhân và kiểm soát leo thang, như Mỹ đã từng làm trong quá khứ với Liên Xô. Điều này bao gồm việc xem xét lại những đòi hỏi về lực lượng hạt nhân của Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc đang mở rộng kho vũ khí hạt nhân, tái xét chương trình nghị sự kiểm soát vũ khí của mình với Nga để bao gồm những thách thức liên quan đến Trung Quốc, và kiềm chế những thúc đẩy theo đường lối bãi bỏ hạt nhân của mình để tạo nên một chiến lược chặt chẽ hơn cho phép Mỹ đảm bảo tất cả những lợi ích của răn đe. Những hành động như vậy là trọng yếu khi Mỹ bước vào thời đại cạnh tranh chiến lược sắp tới với TQ.

 

Toàn bộ những nhiệm vụ trên cho thấy tại sao việc bảo vệ sự vượt trội về quân sự hiện có của Mỹ trước sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc tỏ ra nặng nề. Tuy nhiên, đó là cần thiết nếu Mỹ mong muốn duy trì khả năng hoạt động tự do dọc các vùng duyên hải châu Á và đồng thời bảo vệ các đồng minh của mình, nếu họ bị đe dọa. Nói cách khác, việc hoàn thành những nhiệm vụ này là cần thiết để duy trì trật tự bá quyền của Mỹ ở châu Á. Cho đến nay, trật tự này đã ngăn ngừa sự trỗi dậy của bất cứ kẻ thách thức lục địa lớn nào, làm giảm bớt sự cạnh tranh cũng như phổ biến vũ khí hạt nhân trong khu vực, và duy trì một sự chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ đã trở thành động cơ cho sự tăng trưởng của Mỹ và toàn cầu. Do đó, những đòi hỏi duy trì sức mạnh của Mỹ là tuyệt đối. Nhiệm vụ này không vượt quá khả năng công nghệ hay đổi mới của Mỹ, nhưng nó sẽ đòi hỏi nhiều nguồn tài lực và một cam kết chính trị sáng suốt.

 

Tái sinh nền kinh tế Mỹ

 

Không một kế sách nào được đề cập lúc trước để cân bằng với TQ – củng cố các quốc gia láng giếng của nước này, mở rộng trật tự thương mại một cách chọn lọc, và duy trì sự vượt trội về quân sự của Mỹ – có thể được hoàn thành một cách thành công mà không cần đến một sự hồi sinh bền vững của nền kinh tế Mỹ. Việc củng cố cơ sở sản xuất của quốc gia này sẽ không chỉ mang lại những nguồn vật lực cần thiết để đạt được các mục tiêu bổ sung khác, mà nó vẫn còn là (cùng với việc duy trì sức mạnh quân sự) một nhiệm vụ về cơ bản nằm dưới sự kiểm soát của Washington và không phụ thuộc vào những sự lựa chọn của các quốc gia khác.

 

Có hai điều then chốt để phục hồi nền kinh tế Mỹ. Đầu tiên là tạo điều kiện thuận lợi cho cái mà Joseph Schumpeter từng miêu tả là “sự phá hủy mang tính kiến tạo”, đã thúc đẩy những biến đổi mang tính cách mạng thay thế cho những hàng tồn trữ, ý tưởng, kỹ năng, tổ chức, công nghệ và trang thiết bị lỗi thời. Thành công trong việc tạo ra những đổi mới mang tính đột phá như vậy sẽ dẫn tới sự hình thành của “các lĩnh vực chủ đạo” mới trên toàn quốc và trong hệ thống quốc tế, mang lại những giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt khác thường. Thứ hai, tiến bộ kỹ thuật là điều về cơ bản sẽ kích thích sự phát triển của bất kỳ lĩnh vực chủ đạo nào. Thuyết tăng trưởng hiện đại quả thực đã kết luận rằng công nghệ – với các liên kết nội tại của nó đối với cả vốn nhân lực và tinh thần kinh doanh – thực sự là một yếu tố “nội sinh” khác của sản xuất, giống như vốn vật chất và nhân công, trong quá trình phát triển.

 

Mỹ có một thành tích xuất sắc trong đổi mới công nghệ, quá trình đã đóng góp đáng kể cho sự trỗi dậy của Mỹ với tư cách là một cường quốc thế giới. Tương tự, Mỹ có vị thế tốt hơn hầu hết các quốc gia khác để duy trì các cuộc cách mạng của Schumpeter. (Điều này là bởi Mỹ vẫn có thể tích lũy vốn, duy trì sự phát triển của lực lượng lao động, và kích thích thay đổi công nghệ dễ dàng hơn nhiều so với các quốc gia ngang hàng). Tuy nhiên, để cân bằng với Trung Quốc một cách thành công, Mỹ nên tập trung không chỉ vào các mô hình sẽ duy trì tăng trưởng hiện tại; Mỹ cũng nên khuyến khích các lĩnh vực sẽ thúc đẩy tăng trưởng cao hơn. Năm lĩnh vực nảy sinh: những lựa chọn chính sách nên đảm bảo hình thành vốn ở các mức độ cao, đem lại sự tăng trưởng của lực lượng lao động, duy trì tiến bộ công nhệ, tăng hiệu suất mà với nó những đầu vào này được kết hợp một cách hiệu quả, và hạn chế những hậu quả có hại của hệ thống chính trị cứng đầu của Mỹ đối với sự tăng trưởng kinh tế.

 

Hình thành vốn

 

Hình thành vốn là hoàn toàn cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Về nguyên tắc, hình thành vốn xuất phát từ tỷ lệ tiết kiệm trong một nền kinh tế mà, cùng với vay nợ nước ngoài, quyết định tỷ suất đầu tư quốc gia. Đầu tư, đến lượt nó, tác động tích cực tới tăng trưởng. So với nhiều quốc gia đang phát triển tăng trưởng nhanh, Mỹ là một nước gửi tiết kiệm rất thấp. Tuynhiên, vay nợ nước ngoài của Mỹ lại cao, đặc biệt là từ Trung Quốc. Do vậy, Mỹ có thể duy trì tăng trưởng kinh tế bởi Mỹ được lợi từ việc quốc gia nước ngoài sẵn sàng bơm khối lượng vốn lớn nước ngoài vào quốc gia này mà không dừng lại.

 

Điều này có bền vững không? Thực ra là có, vì một số lý do. Thứ nhất, thực tế rằng TQ và các nước khác sẵn sàng cam kết tài trợ cho sức tiêu thụ của Mỹ trong những khoảng thời gian dài – khoảng 55 năm và hơn nữa – là một chỉ báo đối với sức hấp dẫn của Mỹ như là một điểm đến đầu tư an toàn và đáng tin cậy. Hơn nữa, các số liệu cho thấy rằng các quốc gia nước ngoài có thặng dư thương mại thường bằng lòng đầu tư vào trái phiếu của Kho bạc Mỹ bởi tính an toàn và thanh khoản tuyệt đối của chúng. Cuối cùng, đồng USD vẫn có tính ưu việt như là đồng tiền dự trữ quốc tế. Vì vậy, câu hỏi không phải là liệu các chủ nợ nước ngoài có đột ngột tìm nơi khác để đầu tư hay không – điều này dù sao chắc chắn sẽ từ từ xảy ra, khi các nền kinh tế đang tăng trưởng tiếp tục phát triển, làm tăng sức tiêu thụ trong nước, và hạn chế vốn khả dụng. Điểm mấu chốt là điều này sẽ từ từ xảy ra, cho phép người Mỹ có thời gian để điều chỉnh thói quen tiết kiệm và chi tiêu của họ. Do đó, dựa dẫm quá mức vào vay nợ nước ngoài không phải là một trở ngại mang tính quyết định đối với việc hình thành vốn cần thiết để duy trì sự tăng trưởng của Mỹ trong dài hạn.

 

Tuy nhiên, vấn đề này xuất phát từ cách Mỹ sử dụng các khoản vay nước ngoài của mình. Phần lớn nó đi theo hướng hoặc duy trì mức tiêu thụ hiện tại hoặc chi trả cho các nghĩa vụ xã hội phát sinh trước đây, thay vì tạo ra các khoản đầu tư vật chất, xã hội và vốn con người mà có thể tạo ra lợi nhuận cao theo thời gian. Do đó, cơ hội để xây dựng một cơ sở sản xuất cho duy trì đổi mới – thông qua tăng cường chi tiêu vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, nghiên cứu và phát triển đã bị bỏ lỡ. Bởi vậy, đường hướng hiện nay không chỉ ưu tiên hiện tại hơn tương lai, mà còn làm vậy theo một cách không bền vững nhất. Đây là mối nguy hiểm thực sự vốn có trong sự phụ thuộc hiện ay củ Mỹ vào vốn nước ngoài. Do đó, vấn đề quan trọng mà Washington phải đối mặt không phải là việc giảm các khảon vay nước ngoài hay nợ thực chất trong nước, mà là việc tăng các khoản đầu tư quốc gia của mình để duy trì những đổi mới mang tính đột phá thay vì chỉ đơn giản đáp ứng các nghĩa vụ xã hội đang mở rộng hơn bao giờ hết.

 

Phát triển lực lượng lao động

 

Có lẽ không có biến số nào có tầm quan trọng lớn hơn để tăng cường sức mạnh quốc gia so với việc mở rộng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và cải thiện chất lượng của lực lượng lao động. Với dân số lớn thứ 3 trên thế giới, Mỹ rõ ràng có khả năng kích thích tăng trưởng kinh tế trong một thời gian dài sắp tới. Tuy nhiên, dân số của Mỹ đang già hóa; tháp dân số cổ điển, với dân số trẻ nhất tượng trưng cho một thân cây ở phía đáy tháp và dân số già nhất ở đỉnh chóp, đang dần chuyển thành một hình chữ nhật. Khi dân số phụ thuộc tăng lên, nó sẽ chất gánh nặng lên tỷ suất tiết kiệm quốc gia vốn đã nghèo nàn và tiếp tục tăng thêm những khoảng chi phí về phúc lợi.

 

Mặt khác, tình hình này ở TQ còn tồi tệ hơn nhiều. Chính sách một con và sự ưa thích con trai hơn của đất nước này đã gây ra một tỷ lệ bất cân đối giới tính, và do đó, các gia đình nhỏ hơn và một tỷ lệ các cá nhân trong độ tuổi lao động nhỏ hơn. Sự suy giảm này có thể sẽ làm cho TQ trở nên già cỗi rất lâu trước khi nước này trở nên giàu có. TQ đơn giản không thể duy trì mức tăng trưởng cao trong giai đoạn trường kỳ này nếu lực lượng lao động của TQ thu hẹp lại một cách không thể ngăn được, như quốc gia này có triển vọng sẽ làm trong vài thập kỷ tới.

 

Điều này hàm ý rằng Mỹ sẽ có một cơ hội mới để khắc phục những yếu kém trong hoạt động phát triển của mình so với Trung Quốc, và có nghĩa là trong những năm tới ngăn chặn sự suy giảm sức mạnh tương đối của mình. Một số lĩnh vực cần được tăng cường. Trước tiên, Mỹ phải tái cơ cấu các chương trình phúc lợi của mình để điều chỉnh cho thích nghi với các thực tế nhân khẩu học và tài chính. Một vài đề xuất hợp lý, trong số các đề xuất khác, là tăng độ tuổi về hưu, thiết lập chỉ số giá, và bắt đầu các chương trình phiếu trợ cấp. Thứ hai, các chính sách nhập cư cần phải dược đánh giá lại. Người nhập cư có thể làm giảm bớt sự thâm hụt trong tăng trưởng lực lượng lao động một cách nhanh chóng và, phụ thuộc vào các kỹ năng của họ, có thể làm như vậy với sự gián đoạn tối thiểu đối với cơ cấu xã hội hiện tại. Thứ ba, Mỹ phải làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy giáo dục – và do đó cải thiện chất lượng của nguồn nhân lực. Giáo dục đại học đã chứng kiến một sự sụt giảm đều đặn trong chi tiêu công, và so với các nước ngang hàng trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trình độ của sinh viên Mỹ ở trường tiểu học và trung học thay đổi từ mức bình thường đến kém trong hầu như tất cả các đánh giá quốc tế. Xu hướng này vừa nguy hiểm vừa thiển cận. Trừ khi đảo ngược, nó sẽ làm suy yếu lợi thế so sánh của Mỹ trong tăng trưởng nguồn nhân lực, về mặt lịch sử đã giải thích cho những sự gia tăng trong tổng sản lượng một cách không đồng đều.

 

Tiến bộ công nghệ

 

Mỹ có hệ thống đổi mới quốc gia tốt nhất thế giới. Nhưng hầu hết các đổi mới thường là cải tiến, chứ không căn bản. Các đổi mới căn bản (còn được gọi là đổi mới đột phá) là rất quan trọng bởi vì chúng kích thích tạo ra các lĩnh vực mới phá vỡ hoặc thay thế các lĩnh vực cũ, mang lại những khoản lợi nhuận không cân xứng sẽ giúp Mỹ có được lợi thế quyết định trong trò chơi nước lớn này. Không có khả năng cho cải thiện ở hai lĩnh vực.

 

Thứ nhất, những đổi mới về cơ bản là do khoa học thúc đẩy, đặc biệt là đến từ các trường đại học và các phòng thí nghiệm liên bang. Do đó, Mỹ cần phải tăng tài trợ công cho những dự án như vậy và cải thiện khung chính sách để giúp chuyển đổi từ nghiên cứu sang sản phẩm. Điều này nêu bật lĩnh vực cải tiến thứ hai: mặc dù Mỹ giỏi về nghiên cứu và sáng chế cơ bản, và có thể sản xuất và phân bổ công nghệ mới một cách hiệu quả ở việc kết nối hai lĩnh vực này. Các chính sách cần tạo điều kiện cho phát triển giai đoạn đầu hiệu quả, khi các ý tưởng phải khắc phục được những rủi ro cao về kinh doanh và kỹ thuật có thể khiến các bên tham gia khu vực tư nhân hoàn toàn chùn bước. Những bước đi này sẽ làm tăng thêm đóng góp của công nghệ cho tăng trưởng GNP (Tổng sản phẩm quốc dân) và, trong quá trình này, duy trì vai trò lãnh đạo của Mỹ trước các đối thủ cạnh tranh địa chính trị.

 

Năng suất nhân tố tổng hợp

 

Xây dựng dựa trên nhân tố này, Mỹ cần phải cải thiện hiệu suất của mình trong việc kết hợp “đầu vào” với quá trình sản xuất. Trong thuật ngữ kinh tế, đây được gọi là nhân tố tổng hợp (TFP). Về mặt lịch sử, tăng trưởng TFP của Mỹ chỉ trong khoảng 1 – 3%, với những đỉnh điểm trong 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất và một lần nữa vào giữa những năm 1990. Trong khi đó, TQ đã đạt mức tăng trưởng TFP cao hơn đáng kể là 3,62% từ năm 1978 – 2007.

 

Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy rằng mức phần trăm cao hơn này, đặc biệt là nửa cuối những năm 1990, không phải đến từ những gia tăng hiệu suất trong việc sử dụng đầu vào, mà từ việc gia tăng những mức độ bản thân đầu vào. Nói cách khác, sự mở rộng của kinh tế của Trung Quốc đến từ sự mở rộng đầu vào (chủ yếu gia tăng việc bơm vốn) chứ không phải là do hiệu suất tăng lên. Điều này có 3 hàm ý đối với Mỹ: thứ nhất, Bắc Kinh sẽ cảm thấy khó khăn để có thể duy trì mức tăng trưởng cao nếu không thể cải thiện được hiệu suất; thứ hai, việc thúc đẩy các đổi mới đột phá vẫn là cách tốt nhất cho Mỹ để duy trì một lợi thế; và thứ ba, do đó Mỹ phải tiếp tục củng cố môi trường thuận lợi rộng lớn hơn của mình để tăng năng suất, đặc biệt là bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất, củng cố kết nối Internet quốc gia, và khai thác các nguồn năng lượng mới ở trong nước.

 

Sự cố kết chính trị

 

Điều cuối cùng trong việc hồi sinh nền kinh tế là hạn chế những hậu quả của các hoạt động chính trị khó kiểm soát lên tăng trưởng. Chiến tranh Lạnh đưa ra một ví dụ về cách Mỹ có thể hiện thực hóa các nguồn nội lực của mình mà không cần phải hy sinh các quyền tự do ở trong nước như thế nào: cả hai đảng đã thống nhất chống lại mối đe dọa Liên Xô, và do đó một sự đồng thuận quốc gia đã xuất hiện về cách quản lý như thế nào chính sách kinh tế và trong nước, làm thế nào để phân bổ các nguồn lực cho các chương trình quốc phòng và xã hội, và việc Mỹ sẽ cư xử với đồng minh và cả kẻ thù của mình như thế nào. Một trung tâm mạnh mẽ đã đứng vững, cho phép quốc gia này theo đuổi một chiến lược tương đối cố kết.

 

Ngày nay, trung tâm này đã bị xói mòn. Hiện tại, rất khó để nhận thấy một quan điểm chung của Mỹ về việ sự trỗi dậy của Trung Quốc có ý nghĩa gì đối với địa vị quốc tế của Mỹ. Điều này phần nào là bởi quốc gia này đang bị xao nhãng bởi những rắc rối ở trong nước. Không có giải pháp dễ dàng nào ở đây, nhưng việc khôi phục các nguồn tài chính công sẽ mang lại một vị trí tuyệt vời để bắt đầu.

 

Bản chất của cân bằng

 

Nhờ có những đóng góp của Mỹ trong thời kỳ hậu chiến, thế kỷ của châu Á đang nổi lên chắc chắn thể hiện một cơ hội lớn để duy trì sự thịnh vượng của cả Mỹ lẫn toàn cầu. Các đồng minh và đối thủ cạnh tranh hiện nay bị gắn chặt trong một mạng lưới dày đặc các giao dịch, làm tăng các lợi ích tuyệt đối. Tuy nhiên, Mỹ và các đối tác của mình phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trong việc duy trì một trật tự địa chính trị ổn định. Đặc biệt, Washington phải đảm bảo rằng quá trình toàn cầu hóa mà mình đã thúc đẩy tiếp tục phát triển mạnh, nhưng phải làm như vậy mà không nuôi dưỡng sự trỗi dậy của các đối thủ cạnh tranh mới, những kẻ có thể sử dụng sức mạnh kinh tế đang lớn dần của mình để gây ra những mối đe dọa quân sự nghiêm trọng lên các nước láng giềng của họ, và quan trọng nhất, lên bản thân Mỹ. Vấn đề này, hiện nay được TQ thể hiện rõ ràng nhất, không thể bị đánh bại thông qua một chiến lược ngăn chặn. Việc kìm hãm TQ bằng cách hạn chế thương mại sẽ không thể có được sự ủng hộ từ các đồng minh hay các công dân của Mỹ, do điều đó sẽ làm giảm sự giàu có và các lợi ích phúc lợi xã hội đang đổ dồn về phía họ.

 

Sự dai dẳng của thế tiến thoái lưỡng nan này đòi hỏi cần phải có sự trợ giúp của một chiến lược thay thế, đó là cân bằng với TQ mà không ngăn chặn nước này. Đường hướng này về cơ bản sẽ tập trung vào việc hạn chế khả năng TQ đe dọa các nước láng giềng của mình hoặc làm suy yếu sức mạnh quân sự của Mỹ, trong khi đồng thời củng cố các mối liên kết kinh tế và thương mại đã mang sự thịnh vượng đến cho tất cả các quốc gia liên quan. Một chiến lược cân bằng để đạt được các mục tiêu này bao gồm 4 thành phần. Đầu tiên là ủng hộ sự trỗi dậy của các cường quốc đối trọng nằm dọc ngoại vi của TQ một cách có chủ tâm; thứ hai, làm sâu sắc quá trình toàn cầu hóa bằng việc mở rộng hệ thống thương mại một cách rộng khắp, nhưng cũng làm tăng các lợi ích thương mại nhất định thông qua các thỏa thuận chủ ý loại trừ TQ; thứ ba, mở rộng các khả năng quân sự của Mỹ để đánh bại các nỗ lực của TQ nhằm làm suy yếu khả năng triển khai sức mạnh của Mỹ ở châu Á; và thứ tư, phục hồi nền kinh tế Mỹ để cho phép nó mở ra các cuộc cách mạng của Schumpeter mà sẽ thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng nhanh chóng.

 

Thành công của chiến lược cân bằng này về cơ bản sẽ xuất phát từ khả năng Washington theo đuổi mỗi một thành phần trong 4 thành phần này một cách kiên định và cân đối, không ưu tiên bất kỳ một thành phần nào mà lại làm tổn hại đến cái còn lại. Bất kỳ sự thực hiện chênh lệch nào cũng sẽ làm suy yếu chiến lược này một cách nguy hiểm. Đường hướng này cũng đồng thời phải được thực hiện trong bối cảnh các mối quan hệ đang phát triển của TQ với các nước láng giềng của mình và cả với Mỹ; nếu hông, nó có thể đổi hướng sang ngăn chặn.

 

Mối nguy lớn nhất đối với sự thành công của chiến lược cân bằng này trên thực tế có thể là tư duy mờ – cụ thể, quan điểm cho rằng bằng cách này hay cách khác trật tự quốc tế hiện nay có thể duy trì mà không phải duy trì một cán cân sức mạnh thuận lợi (hay, nói theo một cách khác, duy trì một cán cân sức mạnh có lợi cho Mỹ). Chế độ đã hiện hữu của Mỹ kể từ Chiến tranh thế giới thứ Hai đã bảo vệ những lợi ích của mình và của các đồng minh một cách rất hiệu quả; không hệ thống nào khác hiện giờ có thể đem lại nhiều như vậy. Do vậy, việc duy trì chế độ Mỹ là hết sức quan trọng. Điều này đòi hỏi phải thực hiện một kiểu nào đó chiến lược cân bằng đối với Bắc Kinh. Là nước được hưởng lợi lớn nhất của trật tự toàn cầu hiện tại – và là người bảo vệ bá chủ của nó – chỉ Mỹ mới có thể giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện chiến lược này.

 

The Washington Quartely – Authumn 2013 issue.

CVĐQT số 9/2014.

 

*  *  *

 

Xem bài nầy bằng Anh ngữ: click vào đây

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Read more English topic, please click here

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh