(How Saudi Arabia turned its greatest weapon on itself)
By Andrew Scott Cooper
Nguyễn Hồng Minh dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
The New York Times
March 12/2016.
Outside an Aramco oil field complex in Saudi Arabia
in 2003. Credit Reza/Getty Images
Trong một nửa thế kỷ qua, nền kinh tế thế giới đã bị thống trị bởi chỉ một quốc gia: Vương quốc Saudi Arabia. Những trữ lượng dầu mỏ khổng lồ cùng nguồn dầu chưa được khai thác đã cho phép quốc gia này đóng một vai trò đặc biệt to lớn trong vai trò nhà sản xuất quyết định giá dầu, có thể bơm đầy hay làm cạn kiệt hệ thống cung dầu toàn cầu theo ý muốn.
Lệnh cấm vận dầu khí 1973-74 là minh chứng đầu tiên cho thấy Hoàng gia Saudi Arabia đã sẵn sàng biến thị trường dầu mỏ thành một thứ vũ khí. Vào tháng 10/1973, một liên minh của các quốc gia Ả-rập mà đứng đầu là Saudi Arabia đã đột ngột cho dừng vận chuyển dầu mỏ để trả đũa việc Mỹ hỗ trợ Israel trong suốt cuộc chiến tranh Yom Kippur. Giá dầu tăng chóng mặt lên gấp 4 lần: cú sốc sau đó đối với các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ ở phương Tây đã dẫn tới giá cả tăng cao, thất nghiệp hàng loạt và bất mãn xã hội ngày càng gia tăng.
“Nếu tôi là Tổng thống”, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Henry Kissinger đã nổi giận nói với Thứ trưởng của ông là Brent Scowcroft, “tôi sẽ yêu cầu các nước Ả-rập cất hết các mỏ dầu của họ đi”. Nhưng Tổng thống Nixon lại không có khả năng để ra lệnh cho người Ả-rập.
Ở phương Tây, chúng ta gần như đã quên bài học năm 1974, một phần vì các nền kinh tế của chúng ta đã thay đổi và ít bị tổn thương hơn, nhưng chủ yếu là vì chúng ta không phải là mục tiêu chính của Saudi Arabia. Những dự đoán rằng sản xuất dầu toàn cầu đã đạt đỉnh, đảm bảo giá dầu sẽ duy trì ở mức cao lâu dài, đã không bao giờ trở thành hiện thực. Khủng hoảng dầu mỏ ngày nay không phải được quyết định bởi giá dầu thô thả nổi mà bởi tình hình chính trị trong khu vực. Cuộc chiến dầu mỏ của thế kỷ 21 đang diễn ra.
Trong những năm gần đây, Saudi Arabia đã nói rõ rằng họ coi thị trường dầu mỏ là một tiền tuyến quan trọng trong cuộc chiến của một quốc gia nơi người Hồi giáo dòng Sunni chiếm đa số với một đối thủ mà phần lớn là người Hồi giáo dòng Shiite, đó là Iran. Chiến thuật ưa thích của họ là bơm dầu dư thừa vào một thị trường đã đủ cung, và điều này cũng tương đương với một cuộc chiến bằng phương tiện kinh tế: thương mại dầu mỏ cũng giống như ném một quả bom vào đối thủ.
Vào năm 2006, cố vấn an ninh Nawaf Obaid đã cảnh báo rằng Riyadh sẵn sàng giảm giá dầu nhằm bóp nghẹt nền kinh tế Iran. Hai năm sau đó, Saudi Arabia đã làm đúng như vậy, với mục đích ngăn chặn khả năng Tehran hỗ trợ những nhóm dân quân người Shiite ở Iraq, Lebanon và nhiều nơi khác.
Sau đó vào năm 2011, Hoàng tử Turki al-Faisal, Cựu Giám đốc Cục tình báo Saudi Arabia, đã nói với các quan chức NATO rằng Riyadh đã chuẩn bị bơm dầu vào thị trường để khuấy động tình hình bất ổn ở Iran. Ba năm sau, người Saudi Arabia lại tấn công thêm một lần nữa, mở van, bơm dầu vào thị trường.
Nhưng lần này, họ đã hơi quá tay.
Khi các quan chức Saudi Arabia hành động vào mùa thu 2014, lợi dụng một thị trường cung vượt quá cầu, họ rõ ràng đã hy vọng rằng giá cả thấp hơn sẽ bóp nghẹt ngành công nghiệp dầu đá phiến ở Mỹ, vốn đang thách thức sự thống trị thị trường của vương quốc này. Nhưng mục đích chính của họ là làm khó Tehran: “Iran sẽ chịu một áp lực tài chính và kinh tế chưa từng có vì nước này luôn cố gắng để duy trì một nền kinh tế vốn đã tơi tả bởi các lệnh trừng phạt quốc tế”, ông Obaid cho biết.
Các nước sản xuất dầu mỏ, đặc biệt những nước như Nga, với những nền kinh tế thiếu tính đa dạng, có ngân sách dựa vào giá dầu ở một ngưỡng nhất định. Nếu giá dầu giảm xuống dưới ngưỡng đó, khủng hoảng ngân sách sẽ xuất hiện. Người Saudi Arabia đã hy vọng rằng việc giá dầu giảm mạnh sẽ không chỉ gây tổn hại cho nền công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ, mà còn giáng một đòn nặng nề vào các nền kinh tế của Nga và Iran. Điều này sẽ làm giảm khả năng của những nước này trong việc hỗ trợ các đồng minh và các tay chân của họ, đặc biệt là ở Iraq và Syria.
Chiến thuật này đã vô cùng hiệu quả trong quá khứ. Đây là một kịch bản tồi tệ mà nhà vua Iran đã phải đối mặt vào năm 1977 khi Saudi Arabia giảm giá dầu để kiểm soát tầm ảnh hưởng của Iran. Việc giảm giá dầu không phải là nguyên nhân duy nhất của cuộc cách mạng Iran nhưng nó chắc chắn là một yếu tố: Sự cai trị của nhà vua đã trở nên bất ổn khi Giáo chủ Ruhollah Khomeini tăng cường tấn công để thay thế chế độ quân chủ thân phương Tây bằng một nhà nước thần quyền. Theo đó, thị trường dầu mỏ đã thúc đẩy sự gia tăng của chủ nghĩa Hồi giáo chính trị.
Giá dầu cũng đã giúp đặt dấu chấm hết cho Chiến Tranh Lạnh. Như nước Nga ngày nay, siêu cường cộng sản lúc đó là một nước sản xuất năng lượng toàn cầu phụ thuộc nặng nề vào doanh thu từ dầu mỏ. Vào những năm 1985-86, quyết định giảm giá dầu của Saudi Arabia – điều mà theo nhiều người là được khuyến khích bởi chính quyền Reagan – đã dẫn tới sự sụp đổ về giá dầu khiến nền kinh tế Liên Xô rơi vào tình trạng suy sụp.
“Lịch sử tan rã của Liên Xô bắt đầu từ ngày 13/9/1985”, như nhà kinh tế học người Nga Yegor Gaidar đã viết. “Vào ngày này, Sheikh Ahmed Zaki Yamani, Bộ trưởng Dầu mỏ của Saudi Arabia đã tuyên bố rằng chế độ quân chủ nước này đã quyết định thay đổi chính sách dầu mỏ của mình một cách triệt để”.
Hiện nay, ở Nga, phân nửa thu nhập của quốc gia này đến từ dầu mỏ và khí đốt. Theo cựu Thứ trưởng Kinh tế Nga Mikhail Dimitriev, thậm chí nếu dầu mỏ trở lại với giá 40 đô la/ thùng (giá dầu đã giảm xuống dưới 30 đô la hai lần vào đầu năm nay), thì giá dầu thấp như vậy vẫn tạo nên một kịch bản nguy hiểm. Lạm phát ở Nga đã đạt hai con số vào năm ngoái, quỹ đầu tư nhà nước của Nga, thứ đã giúp cứu trợ cho các công ty Nga gặp khó khăn, đã bị cạn kiệt; và việc đóng cửa các nhà máy đang làm dấy lên bất ổn trong giới lao động.
Không may cho Tổng thống Nga Vladimir V. Putin, cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga xảy ra cùng lúc với những can thiệp quân sự của ông ở Đông Ukraine và Syria. Nếu nền kinh tế của Nga trở nên tồi tệ hơn và Putin cảm thấy bị dồn vào thế bí, ông có thể phải tìm kiếm cách thức để đánh lạc hướng người dân Nga thông qua những khiêu khích có tác động tập hợp sự đoàn kết của dân chúng, cũng như gây hoang mang trong thị trường dầu mỏ về nguồn cung và tìm cách nâng giá tăng trở lại.
Cú sốc trong tương lai đã đến với các nước sản xuất dầu như Venezuela, nước mà nền kinh tế đã bị tàn phá vì giảm nguồn thu từ dầu mỏ vốn chiếm đến 95% doanh thu xuất khẩu của nước này. Với lạm phát lên tới 720% trong năm nay theo dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Venezuela đã trở thành một thây ma về tài chính – một sự nhắc nhở có phần khắc nghiệt về những gì có thể xảy ra đối với các quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào một thứ hàng hóa cơ bản có giá cả không ổn định. Tổng thống Nicolas Maduro đang chờ may rủi từ thị trường, thứ đang hằng ngày đẩy chế độ của ông tới gần vực thẳm.
Một nước sản xuất dầu khác, Nigeria, đang cạn kiệt tiền. Điều này gây khó khăn cho chiến dịch chống lại các phần tử nội dậy Boko Haram ở phía Đông Bắc. Giá dầu tụt dốc cũng đã gây chấn động Trung Á, khu vực mà Azerbaijan và Kazakhstan đã bày tỏ quan tâm về những khoản cứu trợ khẩn cấp từ IMF và các chủ nợ nước ngoài.
Ở Trung Đông, doanh thu từ dầu giảm đã hạn chế khả năng tiến hành chiến tranh chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) của Iraq. Những nước sản xuất dầu ở vịnh Ba Tư như Qatar và UAE ước tính mất khoảng 360 tỷ đô la doanh thu xuất khẩu vào năm ngoái. Một lỗ hổng ngân sách lớn như vậy đặt ra những vấn đề về việc duy trì trật tự trong nước trong khi vẫn tiến hành chiến tranh ở Syria, Yemen, đồng thời vực dậy các đồng minh bị kẹt tiền như Ai Cập.
Và sau cùng chính là Ả-rập Xê-út.
Tất cả các bằng chứng cho thấy các quan chức Saudi Arabia chưa bao giờ nghĩ tới việc giá dầu sẽ giảm xuống dưới 60 đô la/ thùng. Nhưng họ cũng chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ mất ảnh hưởng trong vai trò nhà sản xuất quyết định giá bán của mình trong Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Bất chấp những tuyên bố đầy tham vọng của các bộ trưởng Saudi Arabia, những cố gắng vào tháng trước của quốc gia này trong việc đạt thỏa thuận với Nga, Venezuala và Qatar trong việc giảm nguồn cung và tăng giá dầu đã thất bại.
IMF cảnh báo rằng nếu chi tiêu của chính phủ không được kiểm soát, Saudi Arabia sẽ vỡ nợ vào năm 2020. Bỗng nhiên, ngân hàng dự trữ vàng đen của thế giới đang cân nhắc vay mượn hàng tỷ đô la từ những chủ nợ nước ngoài. Phản ứng của vua Salman là hứa sẽ tiến hành thắt lưng buộc bụng, tăng thuế và cắt giảm trợ cấp cho một dân tộc vốn đã quá quen với việc nhận nhiều phúc lợi từ nhà nước. Điều này làm dấy lên một câu hỏi về sự gắn kết nội bộ của đất nước này, kể cả khi nhà vua đã quyết định gánh vác trách nhiệm an ninh của khu vực Trung Đông để chiến đấu trên cả hai mặt trận. Liệu đã bao giờ tồn tại một quốc gia dầu mỏ vừa nợ nần chồng chất ở trong nước vừa bành trướng quá mức ở bên ngoài?
Trong khi đó, với việc đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử, Iran đang thoát khỏi gánh nặng của các lệnh trừng phạt kinh tế. Đối với Riyadh, điều này có nghĩa rằng thị trường thế giới mà nó không thể kiểm soát được nữa đã có thêm một nhà sản xuất dầu mỏ khác.
Tình trạng bất ổn và kiệt quệ kinh tế của các quốc gia sản xuất dầu mỏ nhỏ hơn như Nigeria và Azerbaijan vẫn đang tiếp diễn. Nhưng đây là một tác động ngoài dự kiến. Câu chuyện thực sự là cách Saudi Arabia đã tự làm mình bị thương bởi vũ khí của chính mình.
Andrew Scott Cooper
Nguyễn Hồng Minh dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
Andrew Scott Cooper là tác giả của cuốn sách “Những ông vua dầu mỏ: Mỹ, Iran và Ả-rập Xê-út đã thay đôi cán cân quyền lực ở Trung Đông như thế nào” và cuốn sách sắp xuất bản “Sự sụp đổ của Thiên đường: Các Pahlavis và những ngày cuối cùng của Đế quốc Iran”. (Theo The New York Times)
How Saudi Arabia turned its greatest weapon on itself
By Andrew Scott Cooper
Nguyễn Hồng Minh dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
The New York Times
March 12/2016.
Outside an Aramco oil field complex in Saudi Arabia in 2003.
Credit Reza/Getty Images
FOR the past half-century, the world economy has been held hostage by just one country: the Kingdom of Saudi Arabia. Vast petroleum reserves and untapped production allowed the kingdom to play an outsize role as swing producer, filling or draining the global system at will.
The 1973-74 oil embargo was the first demonstration that the House of Saud was willing to weaponize the oil markets. In October 1973, a coalition of Arab states led by Saudi Arabia abruptly halted oil shipments in retaliation for America’s support of Israel during the Yom Kippur War. The price of a barrel of oil quickly quadrupled; the resulting shock to the oil-dependent economies of the West led to a sharp rise in the cost of living, mass unemployment and growing social discontent.
“If I was the president,” Secretary of State Henry Kissinger fumed to his deputy Brent Scowcroft, “I would tell the Arabs to shove their oil.” But the president, Richard M. Nixon, was in no position to dictate to the Saudis.
In the West, we have largely forgotten the lessons of 1974, partly because our economies have changed and are less vulnerable, but mainly because we are not the Saudis’ principal target. Predictions that global oil production would eventually peak, ensuring prices stayed permanently high, never materialized. Today’s oil crises are determined less by the floating price of crude than by crude regional politics. The oil wars of the 21st century are underway.
In recent years, the Saudis have made clear that they regard the oil markets as a critical front line in the Sunni Muslim-majority kingdom’s battle against its Shiite-dominated rival, Iran. Their favored tactic of “flooding,” pumping surplus crude into a soft market, is tantamount to war by economic means: the oil trade’s equivalent of dropping the bomb on a rival.
In 2006, Nawaf Obaid, a Saudi security adviser, warned that Riyadh was prepared to force prices down to “strangle” Iran’s economy. Two years later, the Saudis did just that, with the aim of hampering Tehran’s ability to support Shiite militia groups in Iraq, Lebanon and elsewhere.
Then, in 2011, Prince Turki al-Faisal, the former chief of Saudi intelligence, told NATO officials that Riyadh was prepared to flood the market to stir unrest inside Iran. Three years later, the Saudis struck again, turning on the spigot.
But this time, they overplayed their hand.
When Saudi officials made their move in the fall of 2014, taking advantage of an already glutted market, they no doubt hoped that lower prices would undercut the American shale industry, which was challenging the kingdom’s market dominance. But their main purpose was to make life difficult for Tehran: “Iran will come under unprecedented economic and financial pressure as it tries to sustain an economy already battered by international sanctions,” argued Mr. Obaid.
Oil-producing countries, especially ones like Russia, with relatively undiversified economies, base their budgets on oil prices not falling below a certain threshold. If prices plunge below that level, fiscal meltdown looms. The Saudis expected a sharp reduction in oil prices not just to hurt the American fracking industry, but also to hammer the economies of Iran and Russia. That in turn would weaken their ability to support allies and proxies, particularly in Iraq and Syria.
The tactic had been brutally effective in the past. This was the grim scenario that confronted the shah in 1977 when the Saudis flooded the oil market to rein in Iran’s influence. The 1977 flood was not the sole cause of the Iranian revolution, but it certainly was a factor: The shah’s rule was destabilized just as Ayatollah Ruhollah Khomeini mounted his offensive to replace a pro-Western monarchy with a theocratic state. In that sense, the oil markets fueled the rise of political Islam.
The price of oil also helped end the Cold War. Then, like Russia today, the Communist superpower was a global energy producer heavily reliant on revenues from oil and gas. In 1985-86, the Saudis’ decision to flood the market — which some believe was encouraged by the Reagan administration — led to a collapse in prices that sent the Soviet economy into a tailspin.
“The timeline of the collapse of the Soviet Union can be traced to Sept. 13, 1985,” wrote the Russian economist Yegor Gaidar. “On this date Sheikh Ahmed Zaki Yamani, the minister of oil of Saudi Arabia, declared that the monarchy had decided to alter its oil policy radically.”
Today, in Russia, fully half of government revenue comes from oil and gas. Even if oil returns to $40 a barrel — it twice fell below $30 earlier this year — that depressed price still creates “a dangerous scenario,” according to Mikhail Dmitriev, a former Russian deputy economic minister. Inflation in Russia hit double digits last year; its sovereign wealth fund, which bails out struggling Russian companies, is depleted; and factory closings are fueling labor unrest.
Unhappily for President Vladimir V. Putin, Russia’s fiscal crisis has coincided with his military interventions in eastern Ukraine and Syria. If Russia’s economy worsens and Mr. Putin feels cornered, he may look for ways to distract the Russian people with more rally-round-the-flag provocations, as well as induce panic in the oil markets about supplies and gin prices back up.
Future shock has already arrived for oil producers like Venezuela, whose economy has been gutted by lost revenues from oil, which makes up 95 percent of its export earnings. With inflation predicted by the International Monetary Fund to reach 720 percent this year, Venezuela has become a financial zombie state — a harsh reminder of what can happen to countries that rely so heavily on a single unstable commodity price. President Nicolás Maduro is at the mercy of the markets that, every day, nudge his tottering regime nearer the abyss.
Another oil producer, Nigeria, is running out of money, hobbling President Muhammadu Buhari’s campaign against the Islamist Boko Haram insurgents in the northeast. The plunge in oil prices has also shaken Central Asia, where Azerbaijan and Kazakhstan have expressed interest in emergency bailouts from the I.M.F. and other lenders.
In the Middle East, reduced oil revenues have restricted Iraq’s ability to wage war against the Islamic State. Persian Gulf oil producers like Qatar and the United Arab Emirates estimate collective losses of $360 billion in export earnings in the past year. Such a big budgetary hole poses problems with maintaining order at home while fighting wars in Syria and Yemen, and propping up cash-strapped allies like Egypt.
And then there is Saudi Arabia itself.
All the evidence suggests that Saudi officials never expected oil prices to fall below $60 a barrel. But then they never expected to lose their sway as the swing producer within the Organization of the Petroleum Exporting Countries, or OPEC. Despite wishful statements from Saudi ministers, the kingdom’s efforts last month to make a deal with Russia, Venezuela and Qatar to restrict supply and push up prices collapsed.
The I.M.F. has warned that if government spending is not reined in, the Saudis will be bankrupt by 2020. Suddenly, the world’s reserve bank of black gold is looking to borrow billions of dollars from foreign lenders. King Salman’s response has been to promise austerity, higher taxes and subsidy cuts to a people who have grown used to state largess and handouts. That raises questions about the kingdom’s internal cohesion — even as the king decided to shoulder the burden of regional security in the Middle East, fighting wars on two fronts. Has there ever been an oil state as overleveraged at home and overextended abroad?
Meanwhile, by concluding the historic nuclear agreement, Iran is getting out from under the burden of economic sanctions. It will not be lost on Riyadh that this adds another oil producer to the world market that it can no longer control.
The instability and economic misery for smaller oil-producing states like Nigeria and Azerbaijan look set to continue. But that’s collateral damage. The real story is how the Saudis have been hurt by their own weapon.
Andrew Scott Cooper
Andrew Scott Cooper is the author of “The Oil Kings: How the United States, Iran and Saudi Arabia Changed the Balance of Power in the Middle East” and the forthcoming “The Fall of Heaven: The Pahlavis and the Final Days of Imperial Iran.” (From The New York Times)
Follow The New York Times Opinion section on Facebook and Twitter, and sign up for the Opinion Today newsletter.
A version of this op-ed appears in print on March 13, 2016, on page SR4 of the New York edition with the headline: How Saudi Arabia Turned Its Greatest Weapon on Itself. Today's Paper|Subscribe
* * *
Xem bài liện hệ với đề tài: click tại đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net