Đề tài liên hệ:
- 30 tháng 4 – Vì sao vẫn chưa quên? (Song Chi)
- 30 tháng 4, cô Nghệ sĩ Kim Chi dứt khoát (Ngô Nhân Dụng)
- Tháng 4, 1865 – Tháng 4, 1975 (Phan Quang Tuệ & Đỗ Thái Nhiên)
- Ai giải phóng ai? (Huy Vũ)
- Sao gọi ngày 30-4 là ngày Quốc hận và tháng 4 là Tháng 4 đen? (Thiện Ý)
- Thư của “quân Giải Phóng” gửi “Ngụy Quân” (Nguyễn Bá Chổi)
- Cho ngày Ba mươi tháng Tư: Nỗi đau và Tình yêu (Nguyễn Thị Từ Huy)
- Nỗi buồn 30-4 của những sinh viên du học. (Tường An)
- 30 tháng 4 - Những giờ hấp hối (Lữ Giang)
- Khó lật lại hồ sơ đối xử hậu 30/4? (Quốc Phương BBC Việt ngữ)
- Luật sư Lê Công Định nói về ngày 30 tháng 4 (Mặc Lâm)
- Mặt thật hàng tướng Dương Văn Minh (Lữ Giang)
- Đại hèn tướng Dương Văn Minh, tội đồ dân tộc, (Trương Minh Hòa)
- Phóng viên người Mỹ nhớ lại những giây phút cuối của Sài Gòn (Việt Hà, phóng viên RFA)
- Nỗi ám ảnh lý lịch (Kính Hòa, phóng viên RFA)
- Chuyện 30-4: Vợ chồng điệp viên (Phạm Thành Châu)
- Thơ Phạm Đức Nhì (Phần 1) (Phần 2)
- Nhật ký Tháng 4 (Thơ & Nhạc Trạch Gầm)
* * *
MẤY LỜI PHI LỘ
Trong số 92 triệu dân Việt Nam thì hơn 89 triệu là dân… thường. Nhiều lúc nhìn những lối sống, những cách ứng xử đầy gian dối, tham lam, chụp giựt, vô văn hóa, vô cảm… của họ những người Việt còn chút liêm sỉ đều cảm thấy buồn, hổ thẹn, lắm khi nhục nhã. Nhưng theo tôi, họ đáng thương hơn đáng trách. Dưới một chế độ độc đảng, độc tài, tham nhũng, bất công những cách ứng xử đó nhiều khi là vũ khí cần thiết để sống còn.
Tất cả tội lỗi bán nước, hại dân, làm băng hoại xã hội phải đổ lên đầu gần 3 triệu đảng viên đảng Cộng Sản. Đặc biệt là đám chóp bu cầm quyền.
Nhân ngày quốc hận 30 tháng 4 xin gởi đến bạn đọc 13 bài thơ trong phần TÔI VÀ CỘNG SẢN (Thơ Phạm Đức Nhì).
1. CÂU TRẢ LỜI CHÂN XÁC
2. TẬP VẼ
3. NẶNG VÍA
4. BỆNH NAN Y
5. ĐỨA CON RƠI
6. GẶP LẠI KẺ THÙ XƯA
7. VÌ THẾ TÔI RA ĐI 1
8. VÌ THẾ TÔI RA ĐI 2
9. QUÊ HƯƠNG: KẺ ĐI NGƯỜI Ở
10. BỜ VẪN QUÁ XA
11. BÀI THƠ KHÔNG TỰA
12. MỘT CHÚT TÂM TÌNH
13. TỪ NHỮNG TẤM HÌNH
* * *
Phần 1:
1. CÂU TRẢ LỜI CHÂN XÁC
Một bác sĩ khám tử thi
thấy rất lạ kỳ
có những xác người trái tim nát vụn
có những xác người trái tim chai cứng
và có cả những xác người không có trái tim
Bác sĩ, trong phòng mổ
suốt mấy ngày đêm
nát óc không có câu trả lời thỏa đáng
Một sớm mai trời trong, rực nắng
thẫn thờ, ông mở cửa bước ra sân
ngước lên cao như muốn hỏi trời xanh
bỗng thấy nổi bật trên nền vải đỏ
phất phơ trong gió
một ngôi sao vàng.
2. TẬP VẼ
Thuở bé
thầy giáo thường khen em
có hoa tay, vẽ nhanh, vẽ đẹp
chỉ vài nét
là có hình người
muông thú, cỏ hoa
Thế mà mấy năm qua
em luôn bị điểm 2 môn vẽ
chăm chỉ, miệt mài
tính em vẫn thế
chứ có đâu biếng nhác, ươn hèn
Nhớ hôm vẽ cờ búa liềm
em đã ngắm kỹ
từng đường cong nét thẳng
em cũng ướm thử
từng đoạn dài đoạn ngắn
nhưng đến hết giờ
em vẽ cũng vẫn …sai
Đưa lưng cho thầy quất mấy roi
em ngỡ
liềm cứa thịt da em rách
thước kẻ thầy đánh vào tay
em tưởng
búa đập xương em dập nát
Một hôm khác
lớp em vẽ hình Lê-Nin
em hết nhìn thẳng lại nhìn nghiêng
để ý từ chòm râu, sóng mũi
Nhưng lạ chưa!
Lê-Nin của em vào cuối buổi
trông cứ như đang múa vuốt, nhe nanh
xem bài em
thầy giáo giật mình
đánh em ngã lăn giữa lớp
Hôm vẽ Bác Hồ
lòng em hồi hộp
thầy đứng bên em
chẳng phút nào rời
thầy nhắc em
Bác nhân đức yêu người
thầy sánh Bác
với vua Hùng dựng nước
Em cố vẽ theo lời thầy
nhưng không sao vẽ được
tay chén chè tàu
tay ly rượu Vốt- Ka
Bác Hồ của em
trông gian ác, ranh ma
em lại bị thêm trận đòn
tím bầm thân thể
Bản đồ nước Việt Nam
một hôm em đang vẽ
này biển, này sông,
này rừng núi, ruộng vườn
này những thành phố quê hương
em đặt hết tâm hồn
vào trang giấy nhỏ
Thầy đứng sau lưng
cầm cây cọ đỏ
bôi kín tấm bản đồ tổ quốc em yêu
đỏ biển, đỏ sông
đỏ những đê điều
đỏ phố, đỏ phường
đỏ hết cả núi rừng, nương rẫy
Em bỏ ngôi trường làng
ra đi từ dạo ấy
lang thang như một khách giang hồ
Ôi! Nhớ làm sao
những lần tập vẽ ngày xưa
Ồ! Giá trường em
giờ có thầy giáo mới
Em sẽ chạy về ngay
không để lỡ một ngày,
một buổi
ngồi vào hàng ghế ngày xưa
thầy đang dậy những câu hát mẹ ru
còn em háo hức
chờ đến giờ tập vẽ.
3. NẶNG VÍA
Cơn bão số 5 cuồng nộ
thổi sập một góc nhà
hình Bác Hồ lộng kiếng
treo trên vách
rơi vỡ tan tành
mặt bác bê bết đất sình
ba nhặt bỏ vào sọt rác
Chúng tôi dựng lại ngôi nhà
ba có việc làm
mẹ bán buôn phát đạt
anh em tôi
được quay lại trường
học những điều mới lạ
Có lần gia đình
quây quần bên mâm cơm
mẹ nhắc lại quãng đời xưa cơ cực
mắt nhìn khoảng vách
một thời treo hình Bác
bỗng dưng mẹ mỉm cười
gật gù nói nhỏ
Bác Hồ nặng vía thật
Tháng 12 năm 2000
4. BỆNH NAN Y
Bác sĩ khám tổng quát
cho nhân viên một công ty
thấy hầu hết
mắc một chứng bệnh lạ kỳ
bệnh Teo Hòn Dái
Người bệnh ăn ngủ, ỉa đái
vẫn bình thường
không nhiễm trùng
không sốt
không nhức xương
không đau bắp thịt
đi đứng nằm ngồi
cũng giống như bao người khác
chỉ trong lúc làm ra và giới thiệu sản phẩm
mặt tái xanh
tim đập nhanh
mắt nhìn quanh lấm lét
Lúc ấy hòn dái teo đét
chỉ bằng hạt tiêu
trên người
mồ hôi vã ra như tắm
Công ty ấy
không sản xuất hang công nghệ
không kinh doanh hàng ăn
mà chỉ làm ra tượng tranh
và nhiều mặt hàng
liên quan đến chữ viết
Đó chính là Hội Nhà Văn
Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Trên đường giao lưu thơ văn
gặp các cây bút đến từ Việt Nam
các bạn tôi
bắt tay người này
khen chữ dùng sang cả
vỗ vai bác kia
khen tứ hay ý lạ
có dáng kiến làm mới thể thơ
Riêng tôi
gặp họ
chỉ thích nắn sờ
hai hòn dái
5. ĐỨA CON RƠI (*)
“Bác ơi!
Sao Bác lại để tay vào đấy?”
“Không phải vì Bác tay táy máy
mà vì quê hương mình đẹp lắm cháu ơi
có những khe suối
có những quả đồi
đẹp như… những chỗ này của cháu
Bác sẽ chỉ đạo quân ta chiến đấu
bảo vệ những quả đồi
những khe suối thân thương
nhưng trước tiên”
mắt Bác mơ màng
“cháu cứ để Bác ra tài trinh sát”
Tin lời Bác
cháu Nông Thị Ngát
cứ vô tư cùng Bác hành quân
Bác uống nhiều sâm
nên rất khỏe
chỉ ít lâu sau cháu Ngát “biệt kinh kỳ”
bụng cháu lớn dần
Bác vẫn hành quân
không nghỉ
cho đến khi Ngát đẻ cho Bác một thằng cu tý
Ham chơi nhưng lại nhát gan
Bác không dám nhận vợ, nhận con
muối mặt làm kẻ bạc tình, bạc nghĩa
đứa bé đẻ ra
không có cha
phải mang họ mẹ
mẹ họ Nông
nó chính là Nông Đức Mạnh.
(*) Tham khảo
- Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên
- Phát biểu của Đại Biểu Quốc Hội Dương Thu Hương
- “Việt Nam ta hãy còn son
Có Nông Đức Mạnh là con Bác Hồ.”
6. GẶP LẠI KẺ THÙ XƯA
Mới đây
trong chuyến về Hải Phòng
thăm quê cha đất tổ
tình cờ, nơi quán nước bên đường
tôi gặp lại một “người quen cũ”
Nhận ra anh
nhờ khuôn mặt rỗ
và vết sẹo khá sâu
hình lưỡi liềm trên cổ
Anh không nhận ra tôi
đon đả chào mời
“Bác vào ngồi nghỉ, xơi chén nước”
tôi mở hộp nhón thanh kẹo lạc
nhắp ngụm chè Thái Nguyên
mơ màng sống lại
một kỷ niệm đau buồn
Năm 1975
tôi, người lính VNCH thua trận
bị đẩy vào trại tập trung
một số bộ đội phía bên kia
trở thành cai tù
nghếch mặt vì hào quang chiến thắng
Đám tù chúng tôi
rất nhiều những tấm gương dũng cảm
một số khác khá đông
giữ gìn tư cách
nín thở qua sông
và dĩ nhiên
có cả không ít những anh hèn
Một “cựu” Trung Úy truyền tin
muốn lấy lòng mấy ông chủ mới
thấy chỗ đông người là lê tới
chỉ để khoe vài câu
“Các anh ơi! Chủ Nghĩa Cộng Sản
đã có sẵn trong người tôi từ lâu
Này nhé!
đũa, vợt, dao, liềm, bàn chải đánh răng
tôi đều cầm tay trái
trên sân bóng, tôi cũng thuận chân trái
ngủ, tôi cũng nằm nghiêng,
quay người về bên trái (1)
chế độ này chắc rất hợp với tôi”
mọi người nhìn hắn cười
khinh bỉ
Tôi (còn rất trẻ)
bực bội bỏ vào nhà vệ sinh
nói với bạn tù đứng đái bên cạnh mình
“Tao, cái con mẹ gì cũng thuận bên phải
chỉ có cái thằng khốn nạn này
lúc nào cũng ngoẹo đầu về bên trái”
hai đứa phá lên cười
nhưng vừa quay ra cửa thì hỡi ôi!
Ông “cựu” Trung Úy truyền tin đã đứng đấy
Trưa hôm ấy
tôi bị gọi lên văn phòng
vừa thấy tôi, Trung Úy C trưởng (2) mặt hầm hầm
Đại Úy D trưởng (3) đập bàn đứng dậy
“Thằng này náo!
Dám dí buồi vào Chủ Nghĩa Cộng Sản của ông
Ông sẽ cho mày nát xương, mọt gông.”
Lần ấy tôi bị trận đòn lê lết
thêm mấy tuần chân cùm nằm conex
và (thế nào chẳng có)
một vết đen ngòm
trong hồ sơ cá nhân
của đời tù cải tạo.
Tôi gợi chuyện hỏi thăm
biết mình đã không lầm
“kẻ thù” của tôi năm xưa
nay đã già
nhưng vẫn còn lanh lợi
ngồi cách tôi chỉ một tầm tay với
Tôi ngồi lặng im
xem sinh hoạt của quán hàng
một số khách đến uống chè, ăn kẹo
hoặc mua hộp diêm, cút rượu
cũng có người đến nhờ khiếu nại, làm đơn
“chồng cháu vô cớ bị công an bắt lên phường”
có cả người đến vì sắp bị chiếm vườn, lấy đất
Anh nhìn tôi phân bua
“Xã hội giờ thối nát quá
ngành nào, địa phương nào cũng hối lộ
mua chức bán quyền
thân phận người dân đen
thật khốn khổ mọi bề”
Khi anh rót cho tôi thêm chén chè
(chén thứ mấy tôi cũng không nhớ)
không khí đã rất cởi mở
thân tình
xích đến gần anh
tôi kể lại chuyện năm đầu tiên cải tạo
những cực hình gánh chịu
vì một câu nói tào lao
Anh trầm tư một lúc lâu
rít hơi thuốc lào
rồi chậm rãi nói
mặt ẩn hiện sau làn khói
“Đã gần 38 năm
sự việc của anh
tôi cũng chỉ nhớ loáng thoa, loáng thoáng
anh đã phát biểu
cực kỳ phản động
ở cương vị D trưởng của tôi
lập trường kiên định
lý tưởng sáng ngời
lối suy nghĩ ấy
tôi được lệnh diệt từ trong trứng nước
anh còn sống sót trở về
cũng là đại phúc”
Anh ngừng một lát
“nhưng thế sự lúc này đã khác”
rồi bằng một giọng chua chát đắng cay
“Tôi trả thẻ đảng được mấy tháng nay
để khỏi phải ‘cùng hội cùng thuyền’
với đám tham quan bán nước”
Tôi nắm tay anh thật chặt
mối thù tưởng sẽ chẳng thể nào quên
bỗng tự nhiên
tan biến
Và thật bất ngờ
anh nhìn thẳng vào mắt tôi
với nụ cười nửa miệng
“Có điều này thật trái khoáy
thời gian gần đây
tôi để ý khi đứng đái
cái thằng khốn nạn
đã ngoẹo hẳn đầu về bên trái”
Chú Thích:
(1) Ý nói “thiên tả” – nghiêng về phía trái, theo cộng sản
(2) Đại Đội Trưởng
(3) Tiểu Đoàn Trưởng
7. VÌ THẾ TÔI RA ĐI 1
Bước chân xuống thuyền
coi như ngồi vào chiếu bạc
một còn một mất
tôi đặt cả cuộc đời mình
Có thể lát nữa đây
tôi sẽ lênh đênh
trên biển cả
hướng về một bến bờ xa lạ
tìm lại cuộc đời
Cũng có thể
chỉ lát nữa đây thôi
tôi sẽ thấy mình nằm trong ngục tối
chân bị cùm, tay bị trói
bắt đầu chuỗi ngày tra tấn tù đày
Nhưng tôi tin
con người có rủi, có may
tôi cũng tin
người ngay
trời không nỡ phụ
nên nhìn lại lần cuối
những đường xưa, phố cũ
tôi bước đi
lòng xao xuyến, bồi hồi
Ôi! Tổ quốc bất hạnh của tôi
giải đất hình chữ S
mà trên ấy tôi yêu tha thiết
từng nắm đất, ngọn cỏ, con người
đến những dòng sông lững lờ trôi
bảo sao lúc thuyền ra khơi
tôi chẳng rơi nước mắt
Giá ngay ở đây
tôi được cầm súng
một còn, một mất
với quân thù
thì dù ở bên kia trái đất
phú quý vinh hoa
tôi vẫn chối từ
Ngày mai
trên nước Mỹ tự do
nếu có ai hỏi
“Cần giúp đỡ gì?“ tôi sẽ nói
“Hãy cho tôi
một chỗ đứng trong đoàn quân
tiến về Sài Gòn”
Bút của tôi chưa mòn
tôi cũng một thời cầm súng
thì tôi sẽ xông vào chiến trận
với cả hai thứ vũ khí trên tay
Trước mắt tôi
giữa trời Sài Gòn
phất phới bay
cờ vàng ba sọc đỏ
có bao người thân
mặt mày rạng rỡ
đứng đón tôi về
và tôi lại buông súng
viết tiếp những vần thơ
ngợi ca cuộc sống
1984
8. VÌ THẾ TÔI RA ĐI 2
Chạm tay vào phin cà phê
con đã léo nhéo
“Bố uống ít thôi!
Còn để tiền mua gạo.”
Cho tay vào túi áo
định moi điếu thuốc lá
vợ đã cằn nhằn
“Ông hút vừa chứ!
Còn để tiền mua thức ăn.”
Trước khi vào mâm cơm
vợ bấm vai thì thầm
“Mình ăn rau luộc chấm mắm
có tí bạc nhạc bò kho mặn
nhường cho con
kẻo nó còi xương.”
Tối lên giường
sờ lồn vợ mum múp
vừa định kéo quần
vợ hất tay ra
“Để em ngủ lấy sức
mai còn đi thủy lợi.”
Ôi! Quê hương khốn nạn của tôi!
vì nồi gạo
phải nhịn cà phê
vì tí thức ăn
nhịn thêm thuốc lá
sợ con còi xương
lại đành nhịn thịt
những nỗi khổ nhục
thôi thì còn cố cắn răng chịu đựng
nhưng đến lồn vợ cũng phải nhịn thèm
thì quá lắm
Và thế là bất kể tội tù, sống chết
tôi dẫn vợ con vượt biên.
9. QUÊ HƯƠNG, KẺ ĐI NGƯỜI Ở
Viết sau khi đọc: Những bài thơ của Đỗ Trung Quân mới xuất hiện trên Tiền Vệ
Mấy câu thơ của một ông thợ hớt tóc ở Đồ Sơn nói về sự thối nát của chính quyền cộng sản:
“Thiên đình còn đang thối
Hạ giới thơm làm sao
Bất cứ địa phương nào
Sờ vào đâu cũng thối”
Mấy câu thơ của một nhà thơ trẻ trong ngày Thơ Nguyên Tiêu
“ Quê hương là chùm khế ngọt
Ai cao thì hái được nhiều”
Ngày xưa anh hát:
“quê hương là chùm khế ngọt”
sao bây giờ cắn quả khế nào
anh cũng che mặt bảo…chua?
Có phải tại ngày xưa khế chua
nhưng muốn được lòng người anh yêu (1)
anh nói bừa là khế ngọt?
hay tại sống với kẻ vô tình
lâu rồi khế ngọt cũng thành chua?
Ngày xưa anh hát:
“đường đi học
con về rợp bướm vàng bay”
giờ sao chỉ thấy
rợp trời bay cờ đỏ?
có phải tại ngày xưa
anh thổi phồng con số?
hay tại bướm vàng…
sợ cờ đỏ bay đi?
Anh còn hát về
con diều biếc,
con đò nhỏ,
chiếc cầu tre
cả hàng cau đầu hè
hoa trắng xóa
như muốn nài nỉ:
“Người Việt ơi!
Bỏ quê hương đi, sao nỡ!”
nhưng những thứ ấy làm sao đổi được áo cơm
và một chút tự do
để sống cuộc sống của con người?
Có những khung cảnh bình thường
gần gũi lâu ngày thành thân thương
có người gọi là quê hương
có người gọi là kỷ niệm
Tôi tên lái buôn liều lĩnh
một lần
đem hết kỷ niệm của đời mình
đổi lấy hai chữ tự do
rồi ngày lại ngày
lênh đênh trên con thuyền viễn xứ
kỷ niệm hiện về
lòng quặn thắt nhớ thương
Nhưng bù lại tôi có thể ung dung
hát mấy bài ca,
ngâm mấy vần thơ
mà ở quê hương
người ta cho là đồ quốc cấm
Còn người ở lại
được sống giữa lòng kỷ niệm
không bồn chồn khi trời nắng
chẳng ray rứt lúc trời mưa
nhưng cắn phải quả khế chua
lắm khi phải gượng cười
nói là khế ngọt
Viết tại Đồ Sơn sau Tết Canh Dần 2010
(1) nhưng lại không yêu anh
10. BỜ VẪN QUÁ XA
(Tặng bạn thơ Trịnh Anh Đạt và cô vợ người Hoa)
Trịnh Anh Đạt, một nhà thơ chưa vào Đảng, chưa vào Hội Nhà Văn nhưng đã đoạt nhiều giải thưởng thơ giá trị ở Việt Nam, lúc sang Mỹ dự đám cưới con gái có điện thoại hỏi tôi “Chiến tranh đã khép lại hơn 30 năm mà sao người Việt hải ngoại vẫn còn nhiều ác cảm, vẫn đối đầu với những người Cộng Sản?”
Tôi, người lính Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù
năm 75, 29 tháng tư
khi đoàn tàu chở đơn vị tôi
chuẩn bị rời Vũng Tàu
hướng ra Đông Hải
thương cha mẹ già, đàn em dại
tôi bước lên bờ
ở lại quê hương
Nhưng cha mẹ già chưa được gặp
cũng chưa thấy mặt đàn em
các anh, những người chiến thắng
súng dí sau lưng
đẩy tôi vào trại tập trung
Rồi bằng những lời dối trá
trái tim vô tình
tia nhìn thù hận
các anh cướp mất của tôi
những tháng năm đẹp nhất cuộc đời
Tôi có người bạn
đói lòng moi mấy củ khoai
các anh đập nát xương bàn tay
mãi mãi mang thương tật
Một người khác
lâu ngày thèm thịt
chụp vội con nhái bên đường
bỏ vào mồm nuốt chửng
báng súng AK
các anh lao vào ngực, vào bụng
cho đến khi con nhái phòi ra
con nhái lúc vào màu xanh
lúc ra thành màu đỏ
Tôi trở về trên đôi nạng gỗ
nhìn nhà dột, cột lung lay
cha chết đọa đày
các em tứ tán
mẹ tuổi già, sức yếu
vẫn giãi nắng dầm sương
tôi cắn răng lìa bỏ quê hương
tìm sự sống
Trở về thăm quê mấy lần
trên đường từ Nam ra Bắc
tôi cũng đôi khi nếm được
chút dư vị của chiến tranh
Tôi gặp cả thương binh
từ hai phía
kẻ chống nạng, người ngồi xe lăn
kẻ mất tay, người sẹo đầu, vẹo cổ
họ buồn tủi vì phải sống đời nghèo khổ
nhưng không thấy ai lên tiếng oán hờn
với họ, giữa chiến trường
“Chuyện thường tình mũi tên hòn đạn.”
Ở Mỹ
tôi quen hai vợ chồng người Hoa
vợ cô giáo, chồng luật sư
yêu nhau tha thiết
Nhưng định mệnh trớ trêu, oan nghiệt
cô vợ bị hiếp dâm
ít lâu sau đẻ thằng con
đen như cột nhà cháy
Anh chồng ôm mặt
khóc như điên như dại
chạy ra khỏi phòng sanh
vợ tay nắm chặt thành giường
ngất lịm
Trở về nhà
cô vợ trẻ người Hoa
đã có thể gạt nước mắt
cho đi đứa con khác màu da
để mỗi ngày người chồng
khỏi thấy vết thương lòng
bị chà đi, xát lại
Nhưng các bạn tôi
làm sao có thể
chặt bỏ bàn tay của mình?
làm sao có thể
cắt bỏ lá phổi của mình?
nên mỗi lúc trở trời,
đau đớn
lại nhớ đến các anh
Không giống những thương binh
(mũi tên hòn đạn vô tình)
các bạn tôi mang thương tật
bởi đôi tay độc ác
bởi trái tim độc ác
của các anh
Sau chiến tranh
đối xử với những người ở bên kia chiến tuyến
nhưng cùng tiếng nói, màu da
biết bao phương cách đưa ra
các anh chọn phương cách tàn độc nhất
Các anh đã tự đào dòng sông ngăn cách
nay lại ngồi chễm chệ trên bờ
í ới vẫy chúng tôi qua
tiếc rằng… bờ vẫn… quá xa.
Phạm Đức Nhì
Viết xong tháng chạp năm Canh Dần (tháng 1 năm 2011)
Nếu có ý kiến, phê bình xin e-mail về nhidpham@gmail.com. Tác giả thành thật cảm ơn.
Xem phần 2: click vào đây
* * *
Xem bài cùng tác giả: click vào đây
Xem bài trên trang Thơ: click vào đây
Xem trang Tạp văn, tùy bút: click vào đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.com