Đề tài liên hệ:
- 30 tháng 4 – Vì sao vẫn chưa quên? (Song Chi)
- 30 tháng 4, cô Nghệ sĩ Kim Chi dứt khoát (Ngô Nhân Dụng)
- Tháng 4, 1865 – Tháng 4, 1975 (Phan Quang Tuệ & Đỗ Thái Nhiên)
- Ai giải phóng ai? (Huy Vũ)
- Sao gọi ngày 30-4 là ngày Quốc hận và tháng 4 là Tháng 4 đen? (Thiện Ý)
- Thư của “quân Giải Phóng” gửi “Ngụy Quân” (Nguyễn Bá Chổi)
- Cho ngày Ba mươi tháng Tư: Nỗi đau và Tình yêu (Nguyễn Thị Từ Huy)
- Nỗi buồn 30-4 của những sinh viên du học. (Tường An)
- 30 tháng 4 - Những giờ hấp hối (Lữ Giang)
- Khó lật lại hồ sơ đối xử hậu 30/4? (Quốc Phương BBC Việt ngữ)
- Luật sư Lê Công Định nói về ngày 30 tháng 4 (Mặc Lâm)
- Mặt thật hàng tướng Dương Văn Minh (Lữ Giang)
- Đại hèn tướng Dương Văn Minh, tội đồ dân tộc, (Trương Minh Hòa)
- Phóng viên người Mỹ nhớ lại những giây phút cuối của Sài Gòn (Việt Hà, phóng viên RFA)
- Nỗi ám ảnh lý lịch (Kính Hòa, phóng viên RFA)
- Chuyện 30-4: Vợ chồng điệp viên (Phạm Thành Châu)
- Thơ Phạm Đức Nhì (Phần 1) (Phần 2)
- Nhật ký Tháng 4 (Thơ & Nhạc Trạch Gầm)
* * *
MẤY LỜI PHI LỘ
Trong số 92 triệu dân Việt Nam thì hơn 89 triệu là dân… thường. Nhiều lúc nhìn những lối sống, những cách ứng xử đầy gian dối, tham lam, chụp giựt, vô văn hóa, vô cảm… của họ những người Việt còn chút liêm sỉ đều cảm thấy buồn, hổ thẹn, lắm khi nhục nhã. Nhưng theo tôi, họ đáng thương hơn đáng trách. Dưới một chế độ độc đảng, độc tài, tham nhũng, bất công những cách ứng xử đó nhiều khi là vũ khí cần thiết để sống còn.
Tất cả tội lỗi bán nước, hại dân, làm băng hoại xã hội phải đổ lên đầu gần 3 triệu đảng viên đảng Cộng Sản. Đặc biệt là đám chóp bu cầm quyền.
Nhân ngày quốc hận 30 tháng 4 xin gởi đến bạn đọc 13 bài thơ trong phần TÔI VÀ CỘNG SẢN (Thơ Phạm Đức Nhì).
1. CÂU TRẢ LỜI CHÂN XÁC
2. TẬP VẼ
3. NẶNG VÍA
4. BỆNH NAN Y
5. ĐỨA CON RƠI
6. GẶP LẠI KẺ THÙ XƯA
7. VÌ THẾ TÔI RA ĐI 1
8. VÌ THẾ TÔI RA ĐI 2
9. QUÊ HƯƠNG: KẺ ĐI NGƯỜI Ở
10. BỜ VẪN QUÁ XA
11. BÀI THƠ KHÔNG TỰA
12. MỘT CHÚT TÂM TÌNH
13. TỪ NHỮNG TẤM HÌNH
* * *
(Xem phần 1: click vào đây)
Phần 2:
11. KẺ BẠC TÌNH - THẰNG CHƠI CHẠY
Tưởng Người vì nước vì non
Ngờ đâu Người cũng vì L. hoại danh
Trách Đảng Cộng Sản Việt Nam
Bịp lừa phong thánh một con dê xồm (1)
Một người bạn ở quê nhà
mới đây trên internet
tình cờ đọc được bài thơ
tôi viết về Bác Hồ
từ nhiều năm trước (2)
gặp tôi
anh tỏ vẻ bực dọc
nổ hẳn một tràng dài đại liên:
“Trong mấy triệu đảng viên
một số còn chút liêm sỉ
đã bỏ đảng
để được sống theo đạo lý
của con người
đám chóp bu thì chẳng màng tiên tổ
bất kể đất trời
cam tâm bán nước
số còn lại thì mua quyền bán chức
hà hiếp bóc lột dân đen (3)
chúng nó còn tệ hơn cầm thú
anh cứ mặc tình chửi rủa
tôi không ý kiến, ý cò
Nhưng riêng với Bác Hồ
Cha Già Dân Tộc
không vợ không con
cả một đời vì nước vì non
lẽ nào anh chẳng một đôi phần kiêng nể?”
Bằng bưng bít, bịp lừa, dối trá
Đảng Cộng Sản
đã dựng nên huyền thoại Bác Hồ
đời không một vết bợn nhơ
để dân Việt lạy thờ
như Thánh Sống
Tôi biết
khó có thể bằng tranh luận
đánh đổ một niềm tin
dù là niềm tin
mù quáng
nên đành đánh trống lảng
sau đó … làm thơ
mong rằng những lời mật ngọt nhỏ to
sẽ nhẹ nhàng đi vào lòng người
như mưa dầm thấm đất
bắt đầu là
những mối tình của Bác
Lý Thụy và Tăng Tuyết Minh (4)
hai người yêu nhau
rồi đám cưới linh đình
nhà hàng sang trọng
khách khứa
có cả tai to mặt lớn
đương thời
Chuyện ấy cũng hợp với lẽ trời
gái lớn lấy chồng
trai trưởng thành lấy vợ
người ta chỉ trách Bác cái trò đạo đức giả
“Giờ còn bận bịu nước non
quê huơng thống nhất vợ con cũng vừa”
được hỏi đến
là Bác ngoác mồm ra phét lác (5)
Khốn nạn nhất
là khi đã làm Chủ Tịch một nửa nước
bà Tăng Tuyết Minh đọc báo
nhận được người xưa yêu dấu
nhưng mọi nỗ lực tìm chồng
đều bị Bác và đảng đang tâm
ngăn chận (6)
Người vợ bị bỏ rơi
chung thủy đến cuối đời
chết trong đơn lẻ
Khi Nông Thị Ngát được đưa lên Pắc Bó (7)
Bác Hồ mới hơn năm mươi
đang nằm trong hang chờ thời
thấy cháu gái thông minh lanh lợi
xuân thì phơi phới
đem lòng mến yêu
thế rồi cứ sáng sáng chiều chiều
hai bác cháu “hành quân” cứu nước
Bác đang thời kỳ sung sức
nên chẳng bao lâu cháu Ngát dính thai
đến tháng đến ngày
đẻ một thằng cu tý
Với người đời
chuyện ấy bình thường
nhưng với Bác
Cha Già Dân Tộc
“hủ hóa” như thế
kể cũng hơi … ê mặt (8)
Thế là Bác đánh bài … chuồn
không dám nhận vợ, nhận con
để Nông Đức Mạnh
phải mang họ mẹ
trước bàng dân thiên hạ
ngoảnh mặt làm ngơ
còn thằng con
(dù gì cũng từ máu thịt mình ra)
thì chối cha
còn hơn Giu-Đa chối Chúa (9)
Cha con Bác quá hèn và dối trá
ham danh vọng quyền uy
quên đạo lý của con người
Trở lại hang Pắc Bó
khi Ngát đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ
đảng cử ngay một nữ đảng viên
đến cùng Bác ngày đêm
bàn việc nước
nữ đảng viên Đỗ thị Lạc
nghe Bác bàn ra tán vào một thời gian
bụng trương phình
rồi đẻ con
sau đó cả mẹ lẫn con
đều mất tăm, mất tích (10)
Khi Nông thị Xuân được tuyển vào “cung” hầu hạ Bác (11)
cô mới 23
Bác đã 65
vẫn còn phong độ
thấy cô dáng dấp gái quê
nhưng mặt mày thanh tú
Bác nhận làm con nuôi
ai dè vừa mới tối trời
“bố” đè “con” phá nát đời trong trắng
Và từ đó
bất kể đêm ngày
cô phải chiều Người
những cơn dâm đãng
rồi mang bầu đẻ Nguyễn Tất Trung
Có con
cô đòi Bác
ra mặt chính thức đàng hoàng
(chẳng lẽ cứ mãi mập mờ lén lút?)
thế là đời cô “đi đứt”
“Hoàng Hậu cuối cùng trong lịch sử Việt Nam”
xác nằm bên lề đường
đầu bị phang bằng búa (12)
Bác Hồ quả có số đào hoa
từ Tầu sang Pháp đến Nga
nơi nào đi qua
Bác cũng để lại ít nhiều kỷ niệm
(và những trái tim nát vụn)
Ở Tầu
ngoài Tăng Tuyết Minh
còn có Lý Sâm, Lý Hụê Khanh
ở Pháp
có Marie Bière
ở Nga
thì bên cạnh Nguyễn Thị Minh Khai
còn có Vera Vasilieva (13)
Nhưng Bác Hồ
trên đường tình ái
có cái tật chơi xong là “chạy”
cưới rồi cũng “choi-kin” (14)
mà chưa cưới cũng “ô-rơ-voa” (15)
đó là chuyện phương xa
Còn ở trong nước
đảng “bố trí” các cháu đến tận giường (16)
cháu nào cũng dễ thương
“còn nguyên”
và dĩ nhiên, mười phần xinh xắn
Bác không phải tốn công tán tỉnh
tận hưởng xong
phủi tay, khỏi bận tâm
các cháu có đẻ con
Bác vẫn “độc thân”
nên người đời gọi Bác chết danh
Kẻ Bạc Tình
Thằng Chơi Chạy
vì Bác dâm nhưng lại hèn
“dám chơi, không dám chịu”
Trường hợp Nông Thị Xuân
(và nhiều cháu gái khác???)
cái dâm và cái hèn của Bác
đã biến thành tội ác
trinh tiết và mạng sống
những cô gái đang xoan
bị Bác và Đảng Cộng Sản Việt Nam
toa rập với nhau cướp đoạt
Cứ rọi ánh sáng vào vùng bóng tối
đang bao phủ cuộc đời của Bác
tôi tin rằng
toàn dân Việt Nam
sẽ sáng mắt, sáng lòng
nhìn ra sự thật
và sẽ không ngần ngại
đứng lên với khí thế long trời lở đất
cứu quê hương.
Chú Thích:
(1) Thơ dân gian lưu truyền ở miền bắc
(2) Nặng Vía (PĐN) sangtao.org, t-van.net
(3) Trong lúc nóng giận anh bạn tôi đã không nhắc đến hai loại đảng viên khác:
Một số dùng uy tín đảng viên của mỉnh đứng về phía lẽ phải, đứng về phía dân oan, lên tiếng đòi tự do, dân chủ.
Một số khác không có chức, không có quyền, không lọt vào chỗ có thể tham lạm kiếm tiền nhưng vì hèn, gắng chịu nhục, giữ tấm thẻ đảng viên để chờ thời, hoặc làm “chỗ dựa chính trị” cho gia đình, cho công việc làm ăn, kinh doanh của anh em, con cháu.
(4) Theo các tài liệu của hai tác giả người Trung Quốc là Hoàng Tranh và Khổng Giả Lập xuất bản cùng năm 2001 thì tháng 10 năm 1926, hôn lễ giữa Lý Thụy, (bí danh hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khi đó) và Tăng Tuyết Minh được tổ chức tại nhà hàng Thái Bình với sự chứng kiến của Thái Sướng, Đặng Dĩnh Siêu (vợ của Chu Ân Lai) và một số học viên khoá huấn luyện phụ vận. (Wikipedia.org)
(5) Trong nhiều cuộc phỏng vấn các nhà báo khác từng nhắc đến vấn đề này, Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định ông không có vợ và sẽ không lấy vợ cho đến lúc toàn thắng, thống nhất đất nước. Trong một buổi tiệc ở Bắc Kinh vào tháng 8 năm 1959, Hồ Chí Minh cũng đã tuyên bố với quan khách: chừng nào miền Nam chưa được giải phóng, ông sẽ không bao giờ kết hôn. (Wikipedia.org)
(6) Theo một bài viết của một tác giả người Trung Quốc là Lý Đồng Thành xuất bản năm 2009, Hồ Chí Minh không thể gặp lại Tăng Tuyết Minh do sự phản đối của một số Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam, đặc biệt là Lê Duẩn với lý do Hồ Chí Minh được nhân dân xem là cha già dân tộc, nên việc đoàn tụ với Tăng Tuyết Minh sẽ làm ảnh hưởng đến hình tượng của Hồ Chí Minh và sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (Wikipedia.org)
(7) Còn có tên là Nông Thị Bày; sau đó Bác Hồ đặt tên mới là Nông Thị Trưng, sinh ngày 6 tháng 12 năm 1920 (Wikipedia.org tiếng Việt)
(8) Ngày 30/4/2001, tạp chí Thế Giới Mới (cơ quan của Bộ Giáo dục Và Đào Tạo Việt Nam) có đăng bài “Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh Trong Ký Ưc Của Một Người Thầy” của thầy giáo La Văn Ngâm, người thầy cũ của ông tổng bí thư. Trong bài viết, thầy Ngâm cho biết thân mẫu của ông là Nông Thị Trưng và ông cũng có ghé qua thăm nhà bà cụ. (tuynhdurac.wordress.com)
(9) Không chỉ “ê mặt” mà còn có tội nặng. Cán bộ nào mà tham ô, hủ hoá là có tội với Đảng và Chính phủ, có tội to với nhân dân và có tội to cả với anh chị em cán bộ khác. Đảng cũng cần phải "luôn luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hoá ra ngoài" Trích lời của chính Bác Hồ trong bài Học Tập Và Làm Theo Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Phòng Và Chống Chủ Nghĩa Cá Nhân, Thu Anh, dongthap.gov.vn
(10) Tông đồ của Chúa Giê-Su
(11) … trong cuốn sách “Một cơn gió bụi” của sử gia, nhà chính trị Trần Trọng Kim đã được tôi giới thiệu ở phần 12, trang 75 của cuốn sách viết: “Đỗ Thị Lạc sống chung với họ Hồ một thời gian, lo dạy trẻ em và vận động vệ sinh ăn ở của dân chúng ở Khuổi Nậm và họ đã có một người con gái chung. Hồ Chí Minh, Người Chồng, Người Cha Tồi Tệ (Đặng Chí Hùng) (vinaquehuongtoi.blogspot.com)
Trong sách “Năng động HCM“, tác giả Thép Mới của CS cũng ghi (trang 143) : “Bác giới thiệu với bản làng người nữ cán bộ hôm qua cùng về với Bác: Đây đồng chí Lạc thay cháu Nông Thị Trưng về đây ở với đồng bào!” Mặt Thật Hồ Chí Minh: Những Mối Tình Chơi Chạy (Nguyễn Y Vân) (vietlist.us)
Xuân sinh năm 1932, đưa về phục vụ Bác Hồ năm 1955, Wikipedia.org tiếng Anh
(12) Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên)
(13) Hồ Chí Minh, Người Chồng, Người Cha Tồi Tệ (Đặng Chí Hùng) (vinaquehuongtoi.blogspot.com)
(14) Choi-kin: Tạm biệt (tiếng Hoa)
(15) Au revoir: Tạm biệt (tiếng Pháp)
(16) Đèn Cù (Trần Đĩnh)
12. BÀI THƠ KHÔNG TỰA
Tự do như muối
hạnh phúc như đường
khi còn đang ăn đủ miếng ngọt miếng ngon
khó thấy được giá trị của hạt đường hạt muối
Tôi sống ở miền nam
nhìn dòng đời trôi nổi
nở lại tàn
bao nhiêu mùa hoa
hai nền Cộng Hòa
một cuộc chiến tranh dài đẫm máu
Tôi đã dốc lòng chiến đấu
bảo vệ tự do
dưới lá cờ
nền vàng ba sọc đỏ
Tiếc thay trong đội ngũ
chúng tôi có ít những Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Khoa Nam
mà lại khá nhiều Nguyễn Vĩnh Nghi, Nguyễn Văn Toàn
nên lính mất niềm tin
dân chán nản
những kẻ có lòng
lắc đầu ngao ngán
Rồi nước Mỹ đồng minh
xưa là bạn
nay trở mặt lọc lừa
quên lời hứa năm xưa
bỏ mặc “tiền đồn của thế giới tự do”
thất thủ
Kẻ thù đưa tôi lưu đày biệt xứ
rồi khua chiêng gióng trống ăn mừng
Đám trí thức, sinh viên, học sinh
xưa trốn vô bưng
mơ một thiên đường trên trái đất
nay ngồi trên khán đài nghếch mặt
“Thiên đường đang ở trong tầm tay”
Má Hai
xưa đào hầm nuôi cán bộ
nay hớn hở
“Tụi nó dzià mình chắc có tương lai”
Bà Tám
con chết trận Đồng Xoài
hí hửng lãnh bằng
Gia Đình Liệt Sĩ
Những nhà soạn nhạc, nhà văn, nhà thơ,
xưa chống “cuộc chiến tranh phi lý”
(đâm sau lưng người lính Cộng Hòa)
nay chìa bút ra
xin viết bài ngợi ca chế độ mới
Đám thanh niên
xưa trốn chui trốn nhủi
ở hậu phương
xanh mặt
khi nghe nhắc tới chiến trường
nay tự nhận
đã yêu thầm cách mạng
Những người dân bình thường
xưa gặp lính
khi ghét khi thương
lúc buồn ngồi chửi đổng
“Tao chửi cả thằng Tổng Thống
xá gì lính tráng tụi bay”
nay cũng ngập ngừng vỗ tay
nhưng mắt nhìn quanh lấm lét
họ chưa có câu trả lời dứt khoát
muốn đợi một thời gian
Sau vài năm
cuộc hôn nhân qua tuần trăng mật
đã đầy nước mắt
và những tiếng nấc nghẹn ngào
Đám trí thức vô bưng năm nào
tức giận thấy mình bị bội phản
buông lời phản kháng
kẻ vô khám Chí Hòa
người bị quản thúc tại gia
đuổi gà cho vợ
thiên đường ước mơ sụp đổ
Má Hai
đã quen dần với bo bo, với sắn với khoai
như người dân miền bắc
những cán bộ
xưa má nuôi trong hầm bí mật
đã ra lệnh bắt má mấy lần
má làm không đủ ăn
lấy lúa đâu đóng thuế
Bà Tám
ôm tấm bằng Gia Đình Liệt Sĩ
bụng đói meo
làng trên xóm dưới ai cũng nghèo
tình người hiếm hơn hồi đó
bà ra mộ con ngồi nhổ cỏ
khóc thầm
Những văn nhân
một thời phản chiến
biện minh “ngộ biến tòng quyền”
cố o ép trái tim
“cho giống môn đồ của Lê-Nin, Kác-Mác”
Nhưng với văn thơ, với nhạc
quen phóng túng tự do
sao chịu nổi gông xiềng
lại tiếc những ngày
trời rộng thênh thang
múa bút
Đám thanh niên hèn, khoác lác
tưởng được chế độ mới tin dùng
bị đi lao động quốc phòng
thanh niên xung phong
làm việc không công
nơi rừng sâu nước độc
cháy da vàng mắt
đói lòng
Những người dân
xưa chửi vung chửi vít
nay im thin thít
chẳng dám hé môi
một số kẻ lỡ lời
bị đi “tù không án“
Khi cán bộ xưng tụng bác Hồ
ca ngợi Đảng
họ cao giọng hoan hô
vỗ tay thật to
nhưng bụng thầm ao ước
được sống lại những ngày xưa cũ
Sau ba mươi tháng tư
đớn đau tủi hổ
là gia đình người lính Cộng Hòa
kể bị cướp nhà
người bị cướp đất
con bị đuổi học
vợ mất sở làm
chồng đi tù biệt tăm
đi họp
cán bộ mỉa mai nhiếc móc
ra đường
bị lườm dọc nguýt ngang
Đến khi ruộng vô tập đoàn
gạo vải sữa đường
bán theo tiêu chuẩn
nhà máy công ty hãng xưởng
trở thành quốc doanh
công an khu vực
đầy quyền hành
thực thi chính sách nhân hộ khẩu
người dân chịu đời không thấu
mà chẳng dám than vãn kêu ca
Bấy giờ gia đình người lính Cộng Hòa
mới nhận được những tia nhìn thiện cảm
nghĩ đến con, đến chồng, đến cha
trong nhà tù cộng sản
họ hãnh diện ngẩng đầu
Hôm nay giữa trời cao
được thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ
phất phới bay trong gió
tôi muốn khóc thật to
tôi muốn hét lên
“Đây hạnh phúc! Đây tự do!”
mà thuở nào
tôi đã buông tay đánh mất
để phải chôn tháng năm tươi đẹp nhất
của cuộc đời
trong các trại tù
rải rác khắp nơi
trên đất nước
Họ hàng tôi, đồng bào tôi
những ai không đi được
mấy chục năm trường
gánh chịu đau thương
uất hận tủi hờn
nhìn quê hương tan nát
Mẹ Việt Nam ơi! Những đứa con lưu lạc
đã nhận rõ lỗi lầm
đang đấu tranh âm thầm
cho một ngày quang phục
Sẽ còn nhiều khó nhọc
để dành lại giang san
từ tay bọn cộng sản tham tàn
nhưng kìa ! Phất phới bay trong gió
vẫn như ngày nào
lá cờ vàng ba sọc đỏ
mà sao hôm nay
chính nghĩa sáng ngời
chẳng cần một lời
luận bàn lý giải
Tôi đứng lặng nhìn, lòng khoan khoái
lá cờ vẫn còn đây
thì quê hương ơi! Sẽ có một ngày!
Viết tại San Leon sau khi dự lễ dựng kỳ đài tại Houston 1996
13. TỪ NHỮNG TẤM HÌNH
Mười mấy năm trong trại tập trung
ngày bị đẩy lên núi, ra rừng
quần quật dầm mưa, dãi nắng
đêm đến
thân xác rã rời
bụng đói cồn cào
khó ngủ
nằm nghĩ về cha mẹ anh em
người yêu, bè bạn
đau xót nhớ thương
Lúc ấy
tôi hận người Mỹ thấu xương
nhiều lần
lôi cả ba đời
Nixon, Kissinger ra nguyền rủa
“Thứ quân bội hứa!
Đành lòng bỏ bạn bè
giữa lúc nguy nan”
Thế rồi ra tù, vượt biên
né tránh, chần chờ (1)
cuối cùng tôi cũng vào nước Mỹ
Những năm đầu
mải miết đi cày
nuôi con, nuôi vợ
áo cơm cửa nhà xe cộ
lại thêm chút tiền
“trả nợ” Việt Nam
Trách nhiệm
ơn nghĩa
tàm tạm chu toàn
tôi thu xếp thời gian
vào đại học
mong có thêm kiến thức
giáo dục con cái sau này
Giờ lịch sử
nhìn về quá khứ
uất hận dâng tràn
tôi đứng vụt dậy
giữa giảng đường
hùng hồn kể tội nước Mỹ
Mà thật lạ
cái xứ sở tự do
tất cả lặng như tờ
nghe tôi nói
về sự chạy làng
phản bội
về những ngày đen tối
của Việt Nam Cộng Hòa
sau 30 tháng Tư
Người Mỹ ngồi nghe
mặt không chút hận thù
cũng không có vẻ gì bực dọc
rồi họ đặt câu hỏi
tôi trả lời - sự thật
và sau cùng
những ánh mắt cảm thong
“Nước Mỹ đã chuộc lỗi lầm
bằng chính sách định cư người tỵ nạn
bằng chương trình H.O
và nhiều hành động khác” (2)
Vị giáo sư kết thúc:
“Xin đừng trách Nixon, Kissinger”
“khi không thể vẹn cả đôi bề
quyền lợi quốc gia
phải đặt trên tình bạn” (3)
Hôm nay đọc bản tin
xem những tấm hình
nghĩ đến quê hương
vừa buồn, vừa thương, vừa giận
nên có vài lời tâm sự với các anh
những đảng viên Cộng Sản
những người không tán thành
cũng không ký vào văn bản
tặng đất, tặng rừng
bán rẻ mỏ hầm
cho Trung Quốc
Các anh vào đảng
phải chăng là vì lòng yêu nước
thề bảo vệ giang sơn,
đem ấm no cho dân Việt mọi nhà?
nhưng Bộ Chính Trị
và Trung Ương đảng ta
khi phải chọn
một bên là quyền lợi quốc gia
một bên là mối bang giao
Việt Trung hữu nghị
(không giống Nixon, Kissinger nước Mỹ)
đã xem tình đồng chí
nặng hơn nghĩa đồng bào (4)
đã nhân danh các anh
giơ thẳng tay dao
chặt một phần
thân thể của mẹ mình
tặng người bạn Bắc Kinh
để được dựa dẫm “oai hùm”
trụ lại ngai vàng
chia nhau bổng lộc
mặc kệ người dân
ai buồn? Ai khóc?
Là đảng viên
nên tay các anh
cũng vấy máu mẹ hiền
nếu tiếp tục lặng yên
vết nhục
sẽ muôn đời
không rửa được
Làm sao có thể biện minh
hành vi bán nước
cầu vinh
nên đảng đã bằng mọi cách
kể cả đạp lên mặt dân
bịt mồm không cho nói
Nhưng dùi cui vung lên
vẫn bóng người xông tới
hàng hàng lớp lớp
rầm rộ xuống đường
Các anh ơi!
Tiếp tục theo đảng
mà phải mang tiếng
đồng lõa
bán rẻ quê hương
sao không xé thẻ đảng
để làm người
Việt Nam chân chính?
Chú thích:
(1) Lúc đầu tác giả không muốn định cư ở Mỹ
(2) Tác giả lược dịch
(3) Tác giả lược dịch
(4) Tích bà Âu Cơ
San Leon tháng 10 năm 2011
Phạm Đức Nhì
Nếu có ý kiến, phê bình xin e-mail về nhidpham@gmail.com. Tác giả thành thật cảm ơn.
* * *
Xem bài cùng tác giả: click vào đây
Xem bài trên trang Thơ: click vào đây
Xem trang Tạp văn, tùy bút: click vào đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.com