Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 13, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
CẦN CÔNG NHẬN FED LÀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG THẾ GIỚI KHÔNG?
Webmaster
Các bài liên quan:
    SỰ PHI LÝ MANG TÊN FED (Vinh Thu)
    TẠI SAO FED CÓ THỂ LÀM CHO TIỀN BIẾN MẤT?
    FED TĂNG LÃI SUẤT GIÚP GIẢM BẤT BÌNH ĐẲNG Ở MỸ
    HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
    CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI VÀ RỦI RO TỪ VIỆC FED TĂNG LÃI SUẤT
    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIỆC FED TĂNG LÃI SUẤT
    FED TĂNG LÃI SUẤT: LÝ DO, TÁC ĐỘNG VÀ KỲ VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG
    KHI HOA KỲ TĂNG LÃI SUẤT

 

(The World’s Reluctant Central Banker)

By Andrés Velasco

Lê Hạnh Nguyên  dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

Project Syndicate

Feb 29/2016.

 

 

Trụ sở của Fed tại Washinton DC. Photo: Reuters.

 

Giai đoạn hiện nay được coi là kỷ nguyên của các ngân hàng trung ương quyền lực, luôn sẵn sàng gây ảnh hưởng khắp thế giới. Vậy mà ngân hàng quyền lực nhất trong số đó – Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) – lại chính là người tỏ ra ngần ngại nhất khi thừa nhận sức ảnh hưởng toàn cầu của mình.

 

Như tất cả các ngân hàng trung ương khác, Fed cũng có sứ mệnh với riêng đất nước mình, đó là tập trung bình ổn giá và duy trì việc làm trong nước. Tuy nhiên, điều khác biệt nằm ở chỗ, Fed còn có những trách nhiệm với cả thế giới. Mâu thuẫn này chính là gốc rễ của nhiều vấn đề đáng báo động mà nền kinh tế thế giới hiện nay đang phải đối mặt.

 

Có hai lý do chính khiến Fed phải đảm đương các trọng trách này, và cả hai đều không liên quan đến việc cần phải tránh các cuộc “chiến tranh tiền tệ” mà cựu Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega lo lắng.

 

Thứ nhất, bất chấp sự ra đời của đồng euro và tin đồn về sức mạnh ngày càng tăng của đồng nhân dân tệ, đồng đô la vẫn luôn là sự lựa chọn cho các hoạt động vay và cho vay trên khắp thế giới. Khi một ngân hàng hay tổ chức ở Kuala Lumpur, São Paulo, hay Johannesburg đi vay ngoại tệ, thì khoản vay thường sẽ được thực hiện bằng đồng đô la chứ không phải đồng tiền nào khác.

 

Khi các ngân hàng địa phương bị đột biến rút tiền gửi, hay các tập đoàn gặp khó khăn trong việc đảo nợ, họ cần có khả năng vay đồng đô la từ ngân hàng trung ương nước mình, và ngân hàng này có lẽ sẽ không còn cách nào khác ngoài việc vay đô la từ Fed. Khi Fed ký các thỏa thuận hoán đổi ngoại tệ với 14 ngân hàng trung ương năm 2007-08, bao gồm bốn nền kinh tế mới nổi (Brazil, Mexico, Singapore, và Hàn Quốc), thì cũng là lúc tổ chức này thừa nhận trên thực tế mình là người cho vay cuối cùng (lender of last resort) bằng đồng đô la của thế giới.

 

Thế nhưng các thống đốc của Fed lại khẳng định rằng Fed không phải lúc nào cũng cho vay được. Trong một bài phát biểu năm 2015, Stanley Fischer, một trong những thống đốc có tư duy quốc tế nhất của Fed, thừa nhận rằng sự bình ổn tài chính thế giới có thể được hỗ trợ bởi một ngân hàng trung ương toàn cầu, nhưng lại kết luận: “Tôi phải nói rõ rằng, Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ không phải là ngân hàng đó.”

 

Lý do thứ hai khiến Fed phải mang sứ mệnh toàn cầu chính là những chính sách gây tác động đến tình hình tiền tệ trên khắp thế giới của nó. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các cú sốc về chính sách tiền tệ có tác động đến chi phí chấp nhận rủi ro, và kênh tác động này diễn ra cả ở trong nước lẫn quốc tế với nhiều tác động đáng kể. Trong sự kiện hồi năm 2013 được biết đến với tên gọi “taper tantrum”,[1] Fed ám chỉ là họ có thể sẽ giảm tốc kế hoạch mua trái phiếu của mình, qua đó khiến hầu hết các nền kinh tế mới nổi phải chứng kiến dòng vốn khổng lồ chảy ra ngoài và giá tài sản sụt giảm nghiêm trọng.

 

Phản ứng truyền thống của Fed, như tuyên bố hùng hồn của cựu chủ tịch Fed Ben Bernanke tại Hội nghị Nghiên cứu IMF năm 2015, là: Hãy thả nổi đồng tiền. Chính sách tiền tệ quốc tế đối mặt với một “bộ ba không hoàn hảo”, theo đó một quốc gia không thể cùng lúc đạt được ba mục tiêu: tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập, và dòng vốn tự do tồn tại đồng thời, nhưng họ có thể đạt được hai trong số ba mục tiêu đó. Những quốc gia thả nổi đồng tiền có thể tự do xác định lãi suất và tình hình tài chính của đất nước mình, trong điều kiện vẫn duy trì được sự lưu động đáng kể của dòng vốn trên thế giới. Nếu họ không thả nổi đồng tiền – vì những mục tiêu về xuất khẩu hoặc tỷ giá thực – thì đó là vấn đề của riêng họ. Fed không thể giúp họ được, ông Bernanke lập luận.

 

Tuy vậy, các lập luận của Bernanke không hoàn toàn thuyết phục. Giáo sư Hélène Rey tại trường Đại học Kinh doanh Luân Đôn khẳng định, xu hướng chính sách tiền tệ “chấp nhận rủi ro” là quá mạnh trên trường quốc tế tới nỗi mà chính sách của Fed có thể quyết định tình trạng tín dụng của nhiều quốc gia mà không cần phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đoái của các nước này. Khi Fed nới lỏng chính sách, tín dụng tăng trưởng trên khắp thế giới, và ngược lại. Bởi vậy đây không phải là “bộ ba không hoàn hảo” mà chỉ là “bộ hai” lưỡng nan: các hạn chế tài khoản vốn – chứ không chỉ là tỷ giá thả nổi – có lẽ sẽ là cần thiết trong việc giúp các ngân hàng trung ương quản lý hiệu quả tình trạng tín dụng nội địa.

 

Việc Fed lưỡng lự trong việc trở thành người cho vay cuối cùng của thế giới, hay trong việc thừa nhận rằng sự vận động của tỷ giá không thể giúp đảo ngược ảnh hưởng của nó tại nước ngoài, dường như khiến nó trở thành một tổ chức có góc nhìn hạn hẹp và thiển cận. Nhưng Donald Trump chớ nên vội mừng.

 

Sứ mệnh với nước Mỹ đòi hỏi Fed phải hiểu rằng, như Fischer đã nói, “nền kinh tế Mỹ và các nền kinh tế còn lại trên thế giới có tác động quan trọng lẫn nhau.” Và những hiệu ứng này đang ngày càng lớn hơn.

 

Trước đây, khi biện minh cho những quyết định lãi suất của mình, Fed thường không quan tâm đến việc tình hình quốc tế ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ ra sao. Nhưng thói quen này đã chấm dứt vào tháng Chín năm 2015. Cả các biên bản chính thức về cuộc họp ấn định lãi suất cũng như tuyên bố của bà Janet Yellen trong cuộc họp báo của mình đều đề cập đến những bất định đang gia tăng ở ngoài nước, bao gồm những khiếm khuyết của nền kinh tế Trung Quốc, như những yếu tố quyết định dẫn đến việc Fed hoãn tăng lãi suất.

 

Các liên kết quốc tế khác cũng nhận được ngày càng nhiều sự chú ý. Khi nền kinh tế Hoa Kỳ trở nên cởi mở hơn với thương mại quốc tế và sự lưu chuyển dòng vốn, giá trị đồng đô la sẽ ngày càng có ý nghĩa quan trọng do ảnh hưởng của nó tới lạm phát và tình trạng tài chính nội địa (của các nước khác). Trong cuộc tranh luận hiện nay về việc Fed nên làm gì tiếp theo, Thống đốc Lael Brainard cho rằng việc giá trị thực của đồng đô la tăng thêm 20% trong giai đoạn 2014 và 2015 làm giảm bớt nhu cầu thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ.

 

Tất nhiên, quan tâm đến việc thế giới tác động vào Mỹ như thế nào không đồng nghĩa với mối quan tâm về sức khỏe nền kinh tế ở phần còn lại của thế giới. Nhưng những bước đi nhỏ như vậy vẫn quan trọng. Nhà kinh tế học Barry Eichengreen tại Đại học Berkeley đã chỉ ra rằng các cân nhắc đến tình hình trên toàn thế giới từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong cách thức vận hành chính sách của Fed, và suốt ba thập niên qua, giai đoạn mà Fed gần như hướng nội, là một sai lầm.

 

Vậy có thể một Cục Dự trữ Liên bang đã 102 năm tuổi đang trở lại với truyền thống ban đầu của mình. Hay cũng có thể tầm nhìn của Fed đã thực tế mang tính quốc tế – như những gì Fed đã làm trong cuộc khủng hoảng tài chính cho thấy – và chính những hạn chế chính trị trong nước đang ngăn cản điều này được thừa nhận một cách rộng rãi.

 

Dù là lý do vì sao thì các chuyển động dần dần theo hướng này đều đáng được hoan nghênh vì thế giới không thể chấp nhận một Fed chỉ biết đến mình. Lịch sử tài chính gần đây cho thấy cuộc khủng hoảng khả năng thanh khoản tiếp theo không còn xa nữa, và những cuộc khủng hoảng như thế sẽ gây nên những chi phí kinh tế và xã hội khủng lồ. Và trong một nền kinh tế thế giới gần như bị đô la hóa, thì công cụ duy nhất giúp tránh được những khủng hoảng như vậy là một người cho vay cuối cùng bằng đồng đô la.

 

IMF đã có thể gánh vác trọng trách đó, nhưng nó đã không làm. Còn Fed thì đang làm điều đó. Nước Mỹ và phần còn lại của thế giới càng sớm công nhận điều này thì nền kinh tế thế giới sẽ càng được an toàn.

 

Andrés Velasco

Lê Hạnh Nguyên dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

 

Andres Valesco, cựu ứng viên tổng thống và Bộ trưởng Tài chính Chile, là Giáo sư ngành Thực hành Phát triển Quốc tế tại Trường các Vấn đề công và quốc tế, Đại học Columbia. (Theo Project Syndicate).

 

[*] Vụ tụt dốc mạnh của thị trường chứng khoán, kéo theo giảm giá trị đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi khi nhà đầu tư quốc tế rút vốn khỏi các nước này do thống đốc Fed Ben Bernake tuyên bố Mỹ có thể giảm nguồn cung đô la ra nền kinh tế thế giới bằng cách hạn chế chương trình mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ (ND).

 

The World’s Reluctant Central Banker

By Andrés Velasco

Lê Hạnh Nguyên  dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

Project Syndicate

Feb 29/2016.

 

 

NEW YORK – This is supposed to be the era of powerful central banks, ready to wield their firepower worldwide. Yet the most powerful of all central banks – the United States Federal Reserve – is also the most reluctant to acknowledge its global reach.

 

Like all central banks, the Fed has a local mandate, focused on domestic price stability and employment. But, unlike most central banks, the Fed has global responsibilities. This tension is at the root of some of the most threatening problems facing the world economy today.

 

The Fed has global responsibilities for two closely related reasons, neither of which has much to do with the need to avoid the “currency wars” that so concerned former Brazilian Finance Minister Guido Mantega.

 

First, despite the birth of the euro and talk of the Chinese renminbi’s ascendancy, the dollar remains the currency of choice for borrowing and lending around the world. When a bank or corporation in Kuala Lumpur, São Paulo, or Johannesburg borrows abroad, the loan is more likely to be denominated in dollars than in any other currency.

 

If local banks suffer a run, or if corporations have trouble rolling over their debt, they need to be able to borrow dollars from the local central bank, which in turn may have no choice but to get those dollars from the Fed. When the Fed in 2007-2008 entered into swap agreements with 14 central banks, including those of four emerging economies (Brazil, Mexico, Singapore, and South Korea), it de facto acknowledged that it is the world’s lender of last resort in dollars.

 

Yet the Fed, its governors argue, cannot be expected to do that on a regular basis. In a 2015 speech, Stanley Fischer, one of the most internationally-minded of the Fed’s governors, acknowledged that world financial stability could be supported by a global central bank, yet concluded: “I should be clear that the US Federal Reserve is not that bank.”

 

The second reason why the Fed has global responsibilities is that its policies affect monetary conditions worldwide. There is mounting evidence that monetary-policy shocks affect risk premia, and that this channel operates internationally as well as domestically, with sizeable effects. In the 2013 episode known as the “taper tantrum,” the mere hint that the Fed might slow the pace of its bond-buying program triggered large capital outflows and asset-price drops in most emerging economies.

 

The traditional Fed response, expressed eloquently by former Fed Chairman Ben Bernanke at the 2015 IMF Research Conference, is simple: Float your currency. The standard trilemma of international monetary policy holds that countries cannot have fixed exchange rates, monetary independence, and free capital movement simultaneously, but they can have two of the three. Countries that float their currencies can be free to set interest rates and determine financial conditions at home, even with substantial international capital mobility. If they don’t float – because they have targets for exports or the real exchange rate – that is their problem. The Fed, Bernanke argued, cannot be expected to help them.

 

But Bernanke’s argument is not entirely convincing. As London Business School’s Hélène Rey has argued, the “risk-taking” channel of monetary policy is so powerful internationally that Fed policy helps determine credit conditions in many countries quite independently of their exchange-rate regimes. When the Fed loosens policy, credit grows all over the world, and vice versa. So it is not a policy trilemma but a dilemma: capital-account restrictions –not just flexible exchange rates – may be necessary for central banks to exercise effective control over domestic credit conditions.

 

The Fed’s reluctance to serve as the world’s lender of last resort, or to acknowledge that exchange-rate movements cannot undo its actions abroad, would seem to condemn it to being a parochial and inward-looking institution. But Donald Trump should not start applauding yet.

 

The Fed’s domestic mandate requires it to recognize, in Fischer’s words, that “the US economy and the economies of the rest of the world have important feedback effects on each other.” And those effects are getting larger.

 

When justifying its interest-rate decisions, the Fed has historically paid little attention to the effect of international conditions on the US economy. But it broke with tradition in September 2015. Both the official minutes of the rate-setting meeting and Chairman Janet Yellen in her press conference mentioned heightened uncertainties abroad, including weakness in the Chinese economy, as key reasons to delay the Fed’s increase in interest rates.

 

Other international linkages are also receiving greater attention. As the US economy becomes more open to international trade and capital movements, the dollar’s value matters more because of its effect on inflation and on domestic financial conditions. In the current debate about what the Fed should do next, Governor Lael Brainard has been arguing that real dollar appreciation of 20% in 2014 and 2015 reduces the need for further monetary-policy tightening.

 

Of course, caring about how the world affects the US is not the same as concern about the economic health of the rest of the world. And yet these small steps are significant. Berkeley’s Barry Eichengreen has shown that international considerations have long played a key role in the conduct of Fed policy, and that the last three decades, in which the Fed turned mostly inward, were something of an aberration.

 

So perhaps the 102-year-old Fed is returning to its original tradition. Or perhaps its outlook already is quite internationalist – as its actions during the financial crisis suggest – and it is only domestic political constraints that prevent this from being acknowledged openly.

 

Either way, even incremental movement in this direction is welcome, for the last thing the world needs is a parochial Fed. Recent financial history suggests that the next liquidity crisis is just around the corner, and that such crises can impose enormous economic and social costs. And in a largely dollarized world economy, the only certain tool for avoiding such crises is a lender of last resort in dollars.

 

The IMF could have been that lender, but it is not. The Fed is. The sooner the US and the rest of the world fully recognize this, the safer the world economy will be.

 

Andrés Velasco

 

 

Andrés Velasco, a former presidential candidate and finance minister of Chile, is Professor of Professional Practice in International Development at Columbia University's School of International and Public Affairs. He has taught at Harvard University and New York University, and is the author of numerous studies on international economics and development. (From Project Syndicate).

Andrés Velasco Brañes (born August 30, 1960) is an economist and professor. He served as the Finance Minister of Chile from March 2006 to March 2010, the whole of the first presidential period of Michelle Bachelet.

Early and personal life:

The son of former radical politician Eugenio Velasco and lawyer Marta Brañes, Velasco was born in Santiago, where he lived until the age of 16. Following the exile of his father in 1977, the whole family moved to the US, first to Los Angeles and then to Boston. He finished his secondary school studies at Grange School, Santiago. He holds a PhD in Economics from Columbia University. He took post-doctorate studies at Harvard University and at Massachusetts Institute of Technology (MIT). Earlier, he obtained his bachelor's degree in Economics and Philosophy at Yale University, and a Master in International Relations at the same university. He is Sumitomo-FASID professor of Development and International Finance at Harvard University's John F. Kennedy School of Government.

Velasco has received several distinctions, such as the Award for Excellence in Research granted by the Inter-American Development Bank (IDB), in recognition for his contributions to economic research, the design of policies, and the creation of research institutions in Latin America and the Caribbean (2006), "Latin America Finance Minister of the Year" by Emerging Markets magazine, published by Euromoney Institutional Investor plc during the annual meetings of the World Bank and the International Monetary Fund, based on the preferences of the most influential economists, investors and experts in the region (2008), and an award from "América Economía" magazine, which also considered him as "Finance Minister of the Year". In 2009, "Latin Trade" magazine gave him the price for the "Most Innovative Leader of the Year".

Velasco has been director of the New York University Center for Latin-American and Caribbean Studies and assistant professor at Columbia University Department of Economics and Public Affairs. He was Chile’s Ministry of Finance Chief of Staff between 1990 and 1992, International Finance coordinator between 1992 and 1994, and North American Free Trade Agreement (NAFTA) negotiator in 1995.

Between 2001 and February 2006 Velasco was an associate researcher at the Corporation for Latin-American Research (Cieplán) and president of the board of Corporación Expansiva. He has also been a consultant for the International Monetary Fund, the Inter-American Development Bank, the World Bank, and for the governments of the Dominican Republic, Mexico and El Salvador.

Velasco is married to journalist Consuelo Saavedra and is the father of three.

Finance Minister of Chile:

When the price of copper reached all-time highs in 2006, boosting government revenues, Velasco resisted intense political pressure from government workers and students to spend the windfall. Instead he opted to hold it in reserves equivalent to 30% of the country's GDP. After the copper price plummeted following the 2007-2010 global financial crisis, threatening the Chilean economy, Velasco then used these reserves on stimulus spending for subsidies and tax cuts policies now being praised for their positive social impact His popularity reversed from one of the most reviled politicians to one of the most admired. (From Wikipedia, the free encyclopedia).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây

Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh