Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 28, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
HUMPTY-DUMPTY VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA BỨC TƯỜNG BÁ LINH
Webmaster
Các bài liên quan:
    MỘT THẾ KỶ THĂNG TRẦM CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN. (*)

 

Đề tài liên hệ:

TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI CHÂU ÂU GỌI ĐỨC LÀ “ĐỆ TỨ ĐẾ CHẾ”

ẢO TƯỞNG VỀ SỨC MẠNH KINH TẾ CỦA NƯỚC ĐỨC

 

(Humpty-Dumpty and the fall of Berlin’s wall)

By Victor Grossman

SpeakOut | Op-Ed

Monday, 06 October 2014 14:11

 

 

Humpty-Dumpty sat on a wall, Humpty-Dumpty had a great fall.”

(Humpty-Dumpty ngồi trên tường, Humpty-Dumpty ngã đau).

 

[Humpty-Dumpty là hai anh em sinh đôi hình quả trứng trong truyện "Alice ở xứ sở kỳ diệu"]

 

Câu đồng dao của trẻ em với từ cùng vần “wall” [tường] và “fall” [ngã] gợi nhắc đến lễ kỷ niệm sự sụp đổ của Bức Tường Berlin – mới được bắt đầu. Có phải là sự ám chỉ phù phiếm? Có thể. Đối với hàng triệu người thì sự kiện 25 năm trước đây được ghi nhớ với sự phởn phơ thực sự và có thể hiểu được. Nhưng sự quảng cáo rùm beng bất tận của truyền thông Đức, từ tuần này qua tuần khác ngay trước lễ kỷ niệm, và kế hoạch cho 8.000 bóng đèn heli được thắp sáng bởi 60.000 cục pin trên 10 dặm dọc theo dấu vết bức tường, hiện ra trong buổi tối cùng với tiếng kèn chiến thắng, tiếng chuông nhà thờ hân hoan hay những thứ tương tự trong khi Angela Merkel, Lech Valesa, Mikhail Gorbachov, cựu thị trưởng của Berlin và các ngôi sao giải trí khác hướng mắt lên bầu trời, có thể chứng minh cho cách tiếp cận khác của tôi.

 

Sau khi Bức Tường bị phá vỡ vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, thứ nhanh chóng sụp đổ trong những tháng sau đó làm hiện ra những quả trứng kỳ dị được nhắc đến trong cuộc phiêu lưu của Alice. Đó là một thể chế hơn bốn mươi năm tuổi tự xưng là Cộng Hòa Dân Chủ Đức (German Democratic Republic, GDR). Để tiếp tục mượn ám chỉ về dạng trứng, một thứ cần được giải thích: Nó sụp đổ bởi vì nó hoàn toàn sai lầm? Nó bị đẩy từ phía bên ngoài hay từ cả hai phía? Và sự sụp đổ đơn giản phản ánh cuộc cách mạng thắng lợi của một dân tộc trong việc đòi tự do – hay là vấn đề phức tạp hơn? Điều này vẫn còn phù hợp đối với những cuộc nổi dậy tương tự đã và đang diễn ra.

 

Tại sao GDR sụp đổ? Trái với hàng sa số những hình ảnh tồi tệ mà nó khởi đầu sau năm 1945, nó được tạo nên từ hy vọng và mơ ước của một nhóm nhỏ những người sống sót dưới thời phát xít Hitler, một số ở nơi lưu vong trên khắp các lục địa, một số khác trong trại tập trung và nhà tù của phát xít. Những người đàn ông và đàn bà đó đã quyết định tạo ra một nước Đức mới – hay ít nhất là một phần của nước Đức – từ chối chủ nghĩa phát xít và những thế lực đằng sau nó: Bayer và BASF (của I.G. Farben), những doanh nghiệp đã giúp phát xít xây dựng và điều hành Auschwitz, Siemens, Krupp và Flick, những doanh nghiệp đã lạm dụng hàng trăm ngàn lao động đói khát trong các trại tập trung cũng như cưỡng bức người lao động từ khắp các nước Châu Âu – và Ngân Hàng Đức, kẻ đã cung cấp tài chính cho hành trình đẫm máu ấy. Bất chấp việc họ bại trận, một lần nữa, những thế lực ấy không bao giờ ngừng kế hoạch phục hồi, tiếp tục bành trướng và đã tái tạo lại bản thân. Nhưng không phải ở Đông Đức, nơi những kế hoạch đó bị cản trở và nhà máy của họ bị quốc hữu hóa. Đó là hành động cực kỳ quan trọng của GDR, hành động không bao giờ được tha thứ, cho đến ngày nay.

 

Những nhà hoạt động đầu tiên, đối mặt với hàng triệu người góa bụa, mồ côi, bực bội, bị đầu độc lý tưởng hay vẫn nhiễm tư tưởng phát xít, đã mời gọi những nhà văn, nghệ sĩ, giáo sư, nhà biên kịch, chuyên gia về điện ảnh chống phát xít lỗi lạc nhất giúp họ thay đổi tâm trạng và định kiến, ít nhất là ở Đông Đức. Trong số những người hưởng ứng có Bertolt Brecht, Hanns Eisler, Anna Seghers, Ernst Buch, Arnold Zweig, Heinrich Mann (người chết trước khi kịp trở về). Những người khác, như Hans Fallada, đã tiếp tục ở lại Đức nhưng đối đầu với chủ nghĩa phát xít. Những người này và các học trò của họ, đã tạo ra các vở kịch, bản nhạc, phim, tác phẩm văn chương tiến bộ để đưa đến người xem trên khắp thế giới. Ở đây cũng vậy, hoàn toàn trái ngược với tình hình ở phần nước Đức bên kia sông Elbe, chủ nghĩa phát xít bị đuổi ra khỏi lớp học, phòng văn chương, đồn cảnh sát và ghế của quan tòa.

 

 

Mặc dù khởi đầu với một đống hoang tàn đổ nát, một nền công nghiệp tan hoang phải gánh 95% chi phí tái thiết nước Đức và luôn bị thị trường thế giới phân biệt đối xử, GDR đã vất vả xây dựng một nền kinh tế mới đáng nể - một nền kinh tế phi lợi nhuận. Hoàn toàn thiếu hụt các tài nguyên tự nhiên nhưng ngành công nghiệp sắt thép đã được xây dựng, các nhà máy đóng tàu, nông trang thương mại, đường ống dẫn nước và máy công cụ, đã xuất hiện ở những khu vực như Mecklenburg, sau hàng thế kỷ chìm trong bóng tối trung cổ. Tất cả những điều đó không cần đến Kế Hoạch Marshall cũng như không có các kỹ sư và quản lý phát xít do họ đã bỏ trốn.

 

Dần dần, đặc biệt là sau khi dòng chất xám ngừng chảy một cách liên tục và có tổ chức sang phương Tây nhờ Bức Tường Berlin, hàng tiêu dùng đã được đầu tư nhiều hơn. Mức sống cao ngang tầm thế giới đã đạt được, gần như mọi hộ gia đình có tủ lạnh, ti vi màu, máy giặt. Hơn một nửa hộ gia đình sở hữu ít nhất một chiếc ô tô nhỏ, mặc dù giao thông công cộng giá rẻ được mở rộng.

 

Trong 40 năm, trái ngược với câu chuyện nực cười về sự xấu xa, nước Đức nhỏ đã giải quyết được nhiều vấn đề mà hiện giờ vẫn khiến nhiều quốc gia phải điên đầu. Với một khoản thuế nhỏ đáp ứng được mọi loại bảo hiểm y tế, kế hoạch hóa gia đình với phá thai, chăm sóc trẻ em, trại nghỉ hè, hoạt động văn hóa thể thao cho thanh niên và người già. Giáo dục hoàn toàn miễn phí, học bổng đáp ứng được chi phí sinh hoạt cơ bản nên không ai cần vay nợ, việc làm được đảm bảo sau khi tốt nghiệp. Phụ nữ có thể làm việc - với mức lương bình đẳng; hơn 90% làm việc. Điều tuyệt vời nhất là không có thất nghiệp, tịch biên tài sản bị cấm ngặt, không có ai phải lo sợ về ngày mai – hay năm tới. Vẫn còn nhiều thứ phải hoàn thiện, nhiều sai lầm xuất hiện, thường xuyên thiếu một vài hàng hóa tiêu dùng dẫn đến những câu chuyện cười đùa bất tận – rất nhiều giận dữ. Mặc dù vậy, sự nghèo khổ hoàn toàn đã bị xóa sổ. Ở đâu trên thế giới này đã làm được điều đó?

 

GDR phải cạnh tranh với một trong những nền kinh tế phồn vinh nhất thế giới, Tây Đức. Nó không bao giờ có thể đáp ứng bước thay đổi nhanh chóng của những doanh nghiệp cạnh tranh không ngừng thăng trầm gây mất việc làm và phá hủy các kế hoạch, nhưng tạo ra đều đặn những sản phẩm hiện đại, hợp thời trang - trên hết là toàn các xe hơi tốt. Giống như người dân ở bất cứ đâu, công dân GDR cũng rung động với những quảng cáo hấp dẫn. Nhưng đó là truyền hình của Tây Đức – truyền hình Đông Đức là phi thương mại. Sự ghanh tị lan rộng. Điều đó bị làm tồi tệ thêm bởi khẩu vị thời trang lạc hậu của những người cai trị - và họ cai trị hầu như cho đến khi kết thúc.

 

Tôi cho rằng hầu hết những người chống phát xít bị lão hóa vẫn tiếp tục hy vọng ban đầu của họ, lý tưởng về chủ nghĩa xã hội. Nhưng khi họ già hơn, được đặt vào trung tâm quyền lực và thường xuyên được bợ đỡ bởi những kẻ xu nịnh, những kẻ luôn bu quanh những nơi quyền lực và đặc quyền xuất hiện, họ đánh mất sự liên hệ với đại đa số quần chúng. Nhiều quyền tự do bị cắt xén, tệ nhất là truyền thông về chính trị thường ngớ ngẩn, cứng nhắc, một chiều và tự ca ngợi bản thân. Như quyền tự do ngôn luận, sau những năm đầu tiên, sự sợ hãi và lo lắng trong nhiều phim Stasi đã hầu như biến mất, ít nhất là về sự kiện tư nhân hay đời thường. Người dân thường nói về điều họ nghĩ - ngoại trừ các cuộc họp công cộng (hay lớp học), họ thường sợ đánh mất cơ hội được khen thưởng hay một chuyến đi sang bên kia Bức Tường nếu họ tỏ ra “thân phương tây”.

 

GDR có các rạp, nhà hát, rạp ballet tuyệt vời; có nhiều nhóm tốt cho các khẩu vị khác. Hầu hết các phim hay nhất của Hollywood và phương tây được chiếu. Mặc dù cuộc sống đối với nhiều người dường như buồn tẻ, thiếu độc đáo, kìm hãm. Người dân cảm thấy bị giam hãm, thậm chí sau khi số lượng người có thể sang thăm Tây Đức tăng lên, đạt tới vài triệu vào năm 1988. Những người già đã có thể đi sang phía tây một tháng mỗi năm.

 

Mặc dù hệ thống không bao giờ thuận tiện cho phần lớn lý tưởng về dân chủ, không bao giờ là tuyệt đối. Nhu cầu của người dân thường xuyên được đáp ứng, từ ước muốn và nhu cầu của hai triệu thành viên đảng lãnh đạo, cho tới các báo cáo thường xuyên của cơ quan an ninh quốc gia hay Stasi (một trong số các cơ quan chức năng tích cực) và các túi đầy thư chứa đơn khiếu nại cũng như yêu cầu cá nhân.

 

Mặc dù vậy, ngày càng có nhiều thanh niên giành được ưu thế, đặc biệt là ổn định kinh tế, hầu như là vậy. Nhiều người yêu thích Vịt Donald, thán phục chàng cao bồi đẹp trai Marlboro hay các ngôi sao Hollywood đáng yêu và mơ ước đi trên Cầu Vàng (Golden Gate) hay đi dưới Cổng Vàng (Golden Arch), mà không hề quan tâm tới tình trạng của những người đang phục vụ bánh Whoppers lớn (A Burger King Whopper sandwich, bánh hamburger của tiệm bán thức ăn nhanh Burger King).

 

 

Sự bất mãn tăng lên trong những năm 1980 khi nền kinh tế suy yếu, bị hạ gục bởi tham vọng xây dựng công nghiệp điện tử mà không cần trợ giúp từ bên ngoài, cũng như chương trình nhà ở khổng lồ và đầu tư lớn vào công nghiệp quốc phòng để chạy đua với phía Tây. Những người lãnh đạo trưởng thành chính trị từ thời Stalin không bao giờ học được các đối phó với sự đố kị hay sự bất mãn và sợ cải tổ theo kiểu Gorbachov, nhắc lại rằng Hitler đã nắm quyền nhờ vào bầu cử tự do và nhận thức một cách thiếu chính xác rằng phương Tây đang nhanh chóng sử dụng mở cửa để thúc đẩy “thay đổi chế độ”. Vào năm 1989, khi điều đó thành công ở Hungary và Ba Lan, nhanh chóng “phương tây hóa”, sự bất mãn bùng nổ, và người dân biểu tình ở Berlin, Leipzig, Dresden và những nơi khác.

 

Đầu tiên, khi Bức Tường được mở, người dân yêu cầu cải tiến GDR, với tự do mới. Nhưng khi Kohl, Brandt và những người khác tham gia, vung lên các sản phẩm được đóng gói tốt, những lời hứa hẹn hợp thời và trên hết là đồng Mark Tây Đức được in đẹp, GDR đã sụp đổ.

 

Vai trò trong sự thúc đẩy của Vermon Walter, người được George W. Bush gửi tới làm đại sứ ở Tây Đức với nhiệm vụ “làm cho mọi thứ tới nơi tới chốn”, là gì? Buổi sáng sau khi Bức Tường được mở, ông ta tổ chức chuyến bay thị sát Berlin bằng trực thăng cho thủ tướng Kohl, tiếp đó hạ mình “tham gia hành động” (get into the act). Sau đó, phát biểu một cách tự hào về sự sụp đổ của GDR, ông ta nói “Chúng tôi tới đây bởi vì chúng tôi mạnh. Chúng tôi tới đây bởi vì chúng tôi được quyết định, và chúng tôi tới đây bởi vì chúng tôi bảo vệ quyền tự do lựa chọn số mệnh của người dân”. Walters, người đóng vai trò chủ chốt cùng với Reagan và giáo hoàng John Paul trong việc thay đổi chế độ ở Ba Lan, đã “trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào việc lật đổ nhiều chính quyền khác hơn bất cứ quan chức nào của chính quyền Hoa Kỳ”, trong số đó có vụ lật đổ ở Iran năm 1953, Brazil năm 1964, Chi Lê năm 1973, ngay cả Fiji năm 1987. Đối với sự lựa chọn tự do của người dân, theo quan điểm của ông ta Việt Nam là “một trong cuộc chiến cao quý và vị tha nhất” (one of the noblest and most unselfish wars) trong lịch sử Hoa Kỳ.

 

 

Không có gì thay đổi ở Đông Đức trong 25 năm. Đó là sự pha trộn. Du lịch và hàng tiêu dùng không tạo ra các vấn đề khác ngoại trừ giá của chúng. Quảng cáo hoành tráng và chương trình truyền hình thương mại hoành tráng, đường phố, quán cafe mới, ngay bên sườn xe bus và xe công cộng. Công nghiệp của GDR đã sớm bị phá hủy, cả những nhà máy cũ cũng như những nhà máy mới hiện đại nhất đều bị đem cầm cố và đóng cửa. Hàng triệu người di cư đến phía tây, nhưng với nước Đức giờ là nền kinh tế mạnh nhất châu Âu thì chỉ có một phần hồi phục; dĩ nhiên là một phần ba người Đông Đức ở trong tình trạng tốt hơn trước, khoảng một phần ba giữ nguyên hiện trạng. Phần còn lại thì kém may mắn. Chăm sóc y tế, mặc dù tốt hơn ở Hoa Kỳ, nhưng bị lung lay dữ dội bởi cú sốc giá, giống như phí dịch vụ và tiền thuê nhà. Trường học tư nhân nở rộ ở khắp nơi cho những người có đủ tiền. Giáo dục cấp cao ngày càng làm ăn khấm khá. Hãng Daimlers và Ngân Hàng Đức cất cánh.

 

GDR không thay đổi nhiều người quá lớn. Ích kỷ, ghen ghét, thậm chí tham lam khó có thể bị phá hủy hoàn toàn. Nhưng khoảng cách nhỏ giữa người thành công nhiều và thành công ít, trong khi không ai có thể trở thành giàu có bằng cách bóc lột người khác, cơ hội theo đuổi việc làm và chuyên môn của phụ nữ cho phép giảm sự phụ thuộc vào chồng hay ông chủ, sự thật là không có nhóm nào loại bỏ nào nhóm nào dựa trên sự khác biệt về tuổi tác hay nền tảng cũng như cảm giác an toàn về kinh kế có ý nghĩa, như những khảo sát đã chỉ ra, rằng công dân phía đông tính trên mức độ trung bình thân thiện hơn và gần gũi với gia đình cũng như đồng nghiệp hơn.

 

Tự do đạt được hiện giờ đang được đánh giá đúng. Nhưng các đảng lãnh đạo thiếu trách nhiệm đối những người làm việc bán thời gian, tạm thời cũng như những công việc không ổn định khác, hoặc chả có trách nhiệm gì, thường xuyên dẫn đến sự giễu cợt mới. Hãy nhìn những dạng Tweedle Dee-Tweedle của dân chủ (gợi nhắc đến Alice), nhiều người ngồi ở nhà thay vì đi bầu cử; trong cuộc bầu cử mới đây chỉ có nửa số công dân đi bỏ phiếu. Những người khác đã bỏ phiếu để loại bỏ “người ngoại quốc” – một khuynh hướng nguy hiểm. Khoảng 10%, phần lớn là ở Đông Đức, chống lại mọi cấm kị truyền thông để lựa chọn điều mà họ hy vọng là tốt hơn, đảng Cánh tả.

 

Nhưng trước viễn cảnh hiện tại về tình trạng đình đốn kinh tế ở châu Âu và nguy cơ của tương lai khó khăn, thắt lưng buộc bụng, một số người Đông Đức ngạc nhiên nếu tin vào mọi lời hứa và từ chối mọi thứ GDR đề xuất, họ đã tạo ra sai lầm đặc biệt 25 năm trước, thêm một lần nữa với Alice, của những con hàu nhỏ khờ khạo ngã gục trước lời mời thân thiện đi dạo với Hải Mã và Người Thợ Mộc đói khát: “Nếu giờ bạn đã sẵn sàng, bạn hàu thân mến, chúng tôi có thể nhồi thức ăn” – “Nhưng không phải cho chúng ta!” con hàu gào lên, chuyển sang màu xanh da trời. “Sau sự tử tế có một điều buồn thảm phải làm!”

 

Tất cả vấn đề đang diễn ra? Con mèo béo Cheshire đang cười nhe răng khi họ vơ vét nhiều hơn kho báu của thế gian, phá hủy hành tinh theo cách không thể cứu vãn và giành lấy quyền kiểm soát mọi cuộc gọi điện thoại, thư điện tử hay chuyến đi nghỉ ngày chủ nhật ở đồng quê với các sĩ quan Stasi đầy năng lực sẽ được thèm muốn. Khi mối đe dọa của chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản dường như đã bị loại bỏ, họ tìm cách ngăn chặn bất cứ sự đánh giá lại nào đối với năng lực của họ, trong khi đè bẹp mọi dấu hiệu độc lập bằng mưu đồ hay bởi vũ lực, tiến bộ hay không, ở mọi quốc gia.

 

Điều đó cũng có thể đúng ở Đức, rất nhiều công ty và bạn bè chính trị của họ tiếp tục nhắc nhở với sự run rẩy về một thời đại mà những rào cản phía đông chất đống lên những tài sản khổng lồ và thỏa mãn không giới hạn những khát vọng kinh tế cũng như chiến lược. Chúng ta thấy chúng trong các chương trình học đường, các kênh truyền hình bất tận, các buổi triển lãm, lễ kỷ niệm thường xuyên và các kế hoạch cho tượng đài mới.

 

Không có kỵ binh và lính hoàng gia nào có thể đặt Humpty-Dumpty hình trứng – hay GDR – lại cùng với nhau. Nhưng ở đó có nỗi sợ hãi hầu như là yếu bóng vía rằng tàn dư, tái hợp của thành quả trong quá khứ, có thể một ngày nào đó sẽ thổi lên hồi còi mới – không phải là khẩu vị của họ. Điều này, tôi tin chắc, là lý do chính cho những bóng đèn trắng lạ lùng và sự rùm beng bất tận.

 

Victor Grossman, một nhà văn nhà báo người Mỹ sống ở Đức lâu năm, viết về Bức Tường Berlin.

 

Humpty-Dumpty and the Fall of Berlin's Wall

By Victor Grossman,

SpeakOut | Op-Ed

Monday, 06 October 2014 14:11

 

 

“Humpty-Dumpty sat on a wall, Humpty-Dumpty had a great fall“.

 

The children’s rhyme and its words Wall and Fall came to mind in connection with commemorations of the fall of the Berlin Wall - actually its opening up. Is such an allusion frivolous? Maybe. For millions that event twenty-five years ago was marked by genuine, understandable euphoria. But unceasing ballyhoo in the German media, weeks and weeks ahead of the anniversary, and plans for 8000 white helium balloons lit up by 60,000 batteries along the ten-mile length of the former wall, to be released in the evening with triumphant trumpet blasts, jubilant church bells or something similar while Angela Merkel, Lech Valesa, Mikhail Gorbachov, Berlin’s departing mayor and other celebrities cast their eyes gratefully heavenward, may perhaps justify my somewhat different approach. 

 

After the Wall lost its barrier status on November 9th 1989, what soon fell in the months that followed hardly conjured up the funny-looking egg some recall from Alice’s looking-glass adventures. It was rather the forty-year-old institution calling itself the German Democratic Republic, the GDR.  To employ the ovoid allusion again, one might inquire: Did it fall because it was totally foul? Was it given an outside push or two? And did that downfall represent simply the glorious revolution of a folk yearning for freedom - or is the matter more complicated? This is still very relevant, for many similar uprisings have since occurred - and are still occurring.

 

Why did the GDR go under? Despite reams of bad publicity since its start after 1945, it was born largely of the hopes and dreams of a relatively small number of survivors of Hitler fascism, some in exile on many continents, others in Nazi camps and prisons. These men and women were determined to create a new Germany - or part of Germany at least - rejecting fascism and the powerful forces behind it: Bayer and BASF (of I.G. Farben), which built and helped run Auschwitz, Siemens, Krupp and Flick, which misused hundreds of thousands of starved concentration camp prisoners and forced laborers from all Europe - and the Deutsche Bank which helped finance every bloody step of the way. Despite their defeat, for a second time, these forces never gave up plans for recuperation and renewed expansion and were already re-establishing themselves. But not in eastern Germany, where such plans were thwarted and their factories and property nationalized. It was this vitally crucial move by the GDR which was never forgiven, not to this day.

 

Those first activists, facing millions of widowed, orphaned, embittered, ideologically cynical or still Nazi-infected people, invited the best exiled anti-fascist writers, artists, professors, theater and film experts to help alter these moods and prejudices, at least in eastern Germany. Among those responding were Bertolt Brecht, Hanns Eisler, Anna Seghers, Ernst Busch, Arnold Zweig, Heinrich Mann (who died just before his arrival). Others, like Hans Fallada, had remained in Germany but opposed fascism. These people, and those who learned from them, created progressive theater, music, film and literature to match any in the world. Here, too, fully contrary to developments in that other Germany across the Elbe, Nazis were ejected from schoolrooms, lecture halls, police stations and judge’s benches.

 

And though it started with a veritable pile of ruins, a wrecked industry which paid 95 percent of German war reparations and was increasingly discriminated in world markets, the GDR toiled to build a remarkable new economy - one without profits. With an almost total lack of natural resources a new iron and steel industry was created, factories for ships, farm combines, cranes and machine tools, when possible also in areas like Mecklenburg, for centuries primitive, feudal backwaters. And this with no Marshall Plan and the loss of Nazi-tainted engineers and managers who left in droves.

 

Gradually, especially after a ceaseless, well-organized westward brain drain had been harshly stopped by that Berlin Wall, more could also be invested in consumer goods. By world comparisons a high living standard was achieved, as nearly every home had a fridge, color TV, a washing machine. About half the families owned at least a small car, but cheap public transportation was stressed.

 

 

In forty years, despite the worst of odds, the little GDR was able to solve many problems now troubling so many nations. For one small tax all medical care was completely covered, so was family planning including abortions, child care, summer camps, cultural and sports activities for young and old. All education was free, scholarships covered basic living costs so no loans were needed, and post-graduation jobs were guaranteed. Women were enabled to work - at equal pay rates; well over 90 percent did. Best of all, there was no joblessness, evictions were strictly forbidden, no-one needed to fear the next day - or year. Lots still needed accomplishment, blunders were made, frequent shortages of one or the other commodity led to countless jokes - and lots of anger. And yet, poverty had been almost completely eradicated. Where else in the world was this accomplished?

 

But the GDR had to compete with one of the world’s most prosperous economies, West Germany. It was never able to match the swift innovation pace of competing corporations whose ups and downs may have cost many tears in lost jobs and ruined plans but meant a constant stream of chic, modern products - above all good cars. Like people elsewhere, GDR citizens thrilled at enticing advertising. But that was West German TV - GDR-TV had no commercials. Envy was widespread. It was worsened by often old-fashioned tastes of the men ruling the roost - and rule it they did, almost to the end.

 

I think most of those aging anti-fascists retained their original hopes, their ideals based on socialism. But as they grew older, accustomed to central rule and constantly flattered by the careerist Yes-men who always gather where power and perks are found, they increasingly lost touch with much of the population. Many freedoms were indeed curtailed, worst of all for the media which were, when political, dull, rigid, one-sided and self-laudatory. As for free speech, after the earlier years the fears and anxieties featured in many Stasi films had largely disappeared, at least on a private, every-day basis. People usually said what they thought - except in public meetings (or classes), where they often feared losing chances at a bonus, a promotion or a trip to relatives across the Wall if they were seen as too “pro-western”.

 

The GDR had wonderful theater, opera, ballet; for other tastes there were good beat groups. Most of the better Hollywood and other western films were shown. Yet life for many seemed drab, cut-and-dried, regulated. People felt locked-in, even after the number of those able to visit West Germany kept rising, reaching a few million by 1988. Seniors had long been able to travel westward for a month each year.

 

Although this system never conformed to most ideals of democracy, it was never absolute. There was a constant response to people’s needs, reacting to wishes and demands funneled upward from the big grass-roots membership of over two million in the ruling party, from constant reports by the state security apparatus or Stasi (one of its more positive functions) and in full mailbags with personal complaints and requests.

 

Increasingly however, young people especially took all advantages, especially economic security, quite for granted. So many loved Donald Duck, admired handsome Marlboro cowboys or lovely Hollywood celebrities and dreamed of crossing the Golden Gate or even feasting under a Golden Arch, without knowing or really caring about the conditions of those serving the big Whoppers.

 

Dissatisfaction increased in the 1980’s as the economy slowed, hit by the desperate need to build, without outside help, an electronics industry, also by a giant housing program and heavy investment in armed forces trying to match those in the West. And rulers who grew up politically in the years of Stalin never learned how to counteract such envy or dissatisfaction and feared glasnost à la Gorbachov, recalling that Hitler had taken power with open elections and noting, not incorrectly, that the West was quick to use any openings to push for “regime change”. By 1989, when this had succeeded in Hungary and Poland, soon largely “westernized”, the dissatisfaction boiled over, and people started to demonstrate, in Berlin, Leipzig, Dresden and elsewhere.

 

At first, when the Wall opened up, people demanded an improved GDR, with new freedoms. But when Kohl, Brandt and many others moved in, waving well-packaged products, well-phrased promises and above all well-printed, enticing West German D-Marks, the GDR went down the drain.

 

What role in the pushing was played by Vernon Walters, sent as ambassador to West Germany by George H.W.Bush in April 1989 with the job of “going whole hog over there”? The morning after the Wall opened up he organized a flight for Chancellor Kohl to Berlin to inspect the area from a helicopter, then descend to “get into the act”. Later, speaking proudly of the fall of the GDR, he said “We got here because we were strong. We got here because we were determined, and we got here because we defended the free choice of people to choose their own destiny.” Walters, a key player with Reagan and Pope John Paul in achieving regime change in Poland, had “been involved directly or indirectly in the overthrow of more governments than any other official of the US government”, among others Iran in 1953, Brazil in 1964, Chile in 1973, even Fiji in 1987. As for people’s free choice, in his view the war in Vietnam was “one of the noblest and most unselfish wars” in USA history.

 

 

Plenty has changed in East Germany in 25 years. It’s a mix. Travel and consumer goods involve no other problems than their prices. Bright advertisements and commercials brighten TV programs, the streets, new cafes, even the sides of buses and streetcars. GDR industry was soon destroyed, both worn old factories and very modern newer ones were pawned off and closed down. Millions moved west, but with Germany now the strongest economy in Europe there has been a partial recovery; perhaps a third of the East Germans are doing better than before, about a third are holding their ground. The rest had bad luck. Medical coverage, though better than in the USA, is hit by jumps in price, like fares and rent. Private schools are blossoming everywhere for those with enough money. Higher education is increasingly for the well-to-do. The Daimlers and the Deutsche Bank ride high.

 

The GDR did change many people to a degree. Egotism, jealousy, even greed could hardly be eliminated entirely. But the small gap between the more and the less prosperous, while no-one could become wealthy by exploiting others, the opportunities for women to find jobs and professions permitting far less subservience to husbands or bosses, the fact that no group was played off against others due to differences in age or background and the feeling of economic security meant, as polls then found, that eastern citizens were on average friendlier and closer to family and workmates.

 

The freedoms now achieved are appreciated today. But a lack of response by leading parties to the needs of those with half-time, temp and other insecure jobs, or none at all, has often caused new cynicism. Seeing a Tweedle Dee-Tweedle Dum species of democracy (to recall Alice), many stay home instead of voting; in recent state elections only half the citizens went to the polls. Others have indeed voted, to hit out at “the foreigners” - a truly dangerous trend. About ten percent, largely in eastern Germany, defy all media taboos to choose what they hope is a better alternative, the LEFT party.

 

But in view of today’s economic doldrums in Europe and the threat of a hard, belt-tightening future, some East Germans are wondering if, in believing all the promises and rejecting everything the GDR had offered, they made a partial blunder 25 years ago like that, once more with Alice, of the gullible little oysters who fell for the friendly invitation to a stroll with the hungry Walrus and the Carpenter:

 

“Now if you’re ready, oysters dear, we can begin to feed” - “But not on us!’ the oysters cried, turning a little blue. “After such kindness that would be a dismal thing to do!”

 

Does all this matter? Fat Cheshire cats are grinning as they corner ever more of the world’s wealth, damage the planet irreparably and gain control of every phone call, Email or Sunday trip to the country with an efficiency Stasi officers would have envied. While the dangers of communism or socialism seem abolished, they aim at preventing any reconsideration of their possibilities, while squelching by intrigue or by force all signs of independence, progressive or not, in every country.

 

That is also certainly true in Germany, where many corporations and their politician friends still recall with a shudder an era when there was an eastern barrier to stacking gigantic fortunes and indulging in limitless economic and strategic ambitions. We see that in school curricula, tireless TV broadcasts, exhibitions, frequent ceremonies and plans for new monuments.

 

No king’s horses and no king’s men can put an eggy Humpty-Dumpty - or the GDR - together again. But there remains an almost panicky fear that the remnants, recollections of past accomplishments, might some day go into cooking up a healthy new soufflé - though not one at all to their taste. This, I am convinced, is the main reason for the fancy white balloons and the unceasing hullaballoo.

 

Victor Grossman

 

Victor Grossman is a writer based in Germany

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

Xem bài trên trang Anh ngữ, click vào đây

Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

                         


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh