Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 26, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
OBAMA TẠI SAUDI ARABIA
Webmaster
Các bài liên quan:
    TẠI SAO HOA KỲ PHẢI NHẬN DI DÂN BẤT HỢP PHÁP MÀ ÚC ĐÃ TỪ CHỐI? (Nguyễn Thị Bé Bảy)
    KHỦNG HOẢNG DI DÂN HAY VĂN HÓA (Nguyễn-Xuân Nghĩa)
    DI SẢN AFGHANISTAN CAY ĐẮNG CỦA OBAMA
    THÀNH TÍCH CỦA TỔNG THỐNG OBAMA (Nguyễn-Xuân Nghĩa )

 

(Obama in Arabia)

By Bernard Haykel

Nguyễn Lương Sỹ dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

Project Syndicate

April 20/2016.

 

 

Chuyến viếng thăm Ả-rập Saudi của Tổng thống Mỹ Barack Obama tuần này, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa hai nước đang ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, dù phần lớn người Mỹ nhìn nhận Ả-rập Saudi tiêu cực thế nào đi nữa, thì quốc gia này vẫn là một đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực. Obama nên khôn ngoan hàn gắn mối quan hệ song phương đó.

 

Ả-rập Saudi, nơi sản xuất 1/9 nguồn dầu mỏ được tiêu thụ toàn cầu, không đơn thuần chỉ là một quốc gia then chốt của nền kinh tế toàn cầu, mà sự ổn định của chính phủ nước này còn có ý nghĩa quyết định đối với trật tự quốc tế. Nếu chẳng may triều đại Al Saud sụp đổ và quốc gia này chia cắt thành các lãnh thổ thù địch được cai trị bởi các nhóm và bè phái thánh chiến, các cuộc nội chiến ở Syria và Lybia so ra dường như chỉ là những xung đột lẻ tẻ.

 

Sự sụp đổ của nhà nước Saudi sẽ nhanh chóng lan ra các quốc gia vùng Vịnh lân cận, khơi mào cho một cuộc sụp đổ toàn khu vực, với những thảm họa nhân đạo không thể hình dung nổi. Hoa Kỳ sẽ không thể tránh khỏi bị lôi kéo về mặt quân sự vào khu vực này nếu muốn bảo vệ nguồn cung dầu mỏ và khí đốt mà cả nền kinh tế toàn cầu đều phụ thuộc vào.

 

Nguyên nhân chính làm chia rẽ quan hệ Hoa Kỳ – Ả-rập Saudi chính là quyết định thu hẹp sự dính líu trực tiếp của nước Mỹ ở Trung Đông của Obama. Trong một bài phỏng vấn dài với nhà báo Jeffrey Goldberg, Obama bày tỏ mong muốn Ả-rập Saudi “chia sẻ” khu vực với Iran, địch thủ cơ bản của nước này trong khu vực.

 

Obama đã đầu tư rất nhiều thời gian và vốn liếng chính trị để đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Iran. Ông mong muốn việc dỡ bỏ lệnh cấm vận để đổi lại cam kết tạm dừng chương trình hạt nhân của Iran trong khoảng 15 năm sẽ giúp Iran thay đổi cách hành xử, trở thành một quốc gia có trách nhiệm hơn, và từ bỏ chương trình nghị sự mang tính cách mạng và thói quen sử dụng các thực thể phi nhà nước (bao gồm cả các tổ chức khủng bố) để thúc đẩy các mục tiêu của mình.

 

Nếu Iran thực hiện những gì Obama mong đợi, Hoa Kỳ sẽ có thể cắt giảm sự hiện diện quân sự của mình tại vùng Vịnh. Và nếu các nhà lãnh đạo Iran chấm dứt việc thúc đẩy khủng bố, một thành tựu quan trọng khác trong chính sách ngoại giao sẽ được bổ sung vào di sản của Obama.

 

Nhưng thật không may cho Obama – và cho cả Trung Đông – chiến lược của ông đang dần thất bại. Khi cái bóng của nước Mỹ lùi lại, Ả-rập Saudi và Iran trở nên hung hăng hơn, thậm chí là vô trách nhiệm trong việc theo đuổi các lợi ích của mình. Iran tiếp tục là chỗ dựa chính cho cả Tổng thống Syria Bashar al-Assad và chính phủ của người Shia ở Baghdad, khiến Iran trở thành yếu tố hàng đầu dẫn đến thảm kịch nhân đạo ở cả hai nước này, nơi người Ả-rập Sunni chiếm phần lớn số nạn nhân của bạo lực.

 

Cách hành xử của Ả-rập Saudi cũng đã thay đổi thậm chí còn mạnh hơn nhằm đáp trả lại cảm nhận bị Hoa Kỳ bỏ rơi. Giới chức lãnh đạo của Vương quốc này tin rằng chính quyền Obama không còn ủng hộ họ, và nghi ngờ mối quan hệ dài hàng thập kỷ khi mà nước Mỹ bảo đảm cho an ninh của Ả-Rập Saudi để đổi lại sự ủng hộ kinh tế và chính trị của nước này. Người Mỹ ở Riyadh (thủ đô Ả-rập Saudi) bị hỏi đi hỏi lại liệu cách tiếp cận của Obama thể hiện một trường hợp ngoại lệ hay đã trở thành một đặc điểm lâu dài trong chính sách của Hoa Kỳ đối với vùng Vịnh.

 

Chính sách của Obama đã dẫn đến việc Vương quốc này phải phá vỡ truyền thống lâu nay trong việc thực hiện ngoại giao âm thầm và các thủ đoạn bí mật. Thay vào đó, Ả-rập Saudi trở nên hung hăng và quân phiệt. Nước này đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran, rút các hỗ trợ tài chính cho Li-băng, và tiến hành cuộc chiến tranh không hồi kết nhưng tàn khốc ở Yemen nhằm chống lại các lực lượng ủy nhiệm của Iran. Gần đây nhất, người Saudi đã đe dọa bán sạch các tài sản tài chính tại Mỹ nếu Quốc hội Mỹ ban hành một dự luật cho phép truy tố các quan chức nước này vì vụ tấn công khủng bố ngày 11/09/2001.

 

Hàn gắn mối quan hệ đó sẽ không hề dễ dàng. Đề xuất tăng cường bán vũ khí cho các nước vùng Vịnh, điều mà Obama chắc chắn sẽ làm tuần này, nhiều khả năng sẽ càng khuyến khích các bên trong khu vực cứng rắn hơn, qua đó càng làm tình hình trở nên căng thẳng. Thay vào đó, ông sẽ có thể đạt được nhiều hơn nếu đưa ra hứa hẹn dứt khoát rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ các nước thuộc GCC chống lại hành động gây hấn từ bên ngoài dưới mọi hình thức.

 

Một động thái như vậy không phải là chưa từng có tiền lệ. Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter và Ronald Reagan từng đưa ra những đảm bảo tương tự, và Obama sẽ lặp lại và củng cố cam kết này trong khi tính đến khả năng Iran sẽ tiếp tục sử dụng các lực lượng phi nhà nước. Một tuyên bố như thế sẽ buộc Iran phải thận trọng và thực hiện các phương thức đáng kể nhằm làm dịu mối lo âu của vua Ả-rập Saudi Salman.

 

Đổi lại, Hoa Kỳ có thể đạt được một số nhượng bộ trong nước lẫn khu vực. Nước Mỹ từ lâu đã quan tâm tới các vấn đề đối nội của Ả-rập Saudi. Sự can dự của Hoa Kỳ đặc biệt mạnh mẽ dưới thời Tổng thống John F. Kennedy và Gerald Ford và kéo dài cho đến thập niên 1990.

 

Vương quốc này gần đây đã bắt tay vào một cuộc cải cách chính phủ lớn và tái cơ cấu nền kinh tế. Hoa Kỳ có thể yêu cầu rằng trong nỗ lực đó, Vương quốc này cần tăng cường trách nhiệm giải trình chính trị và tính minh bạch trong việc phân phối thu nhập từ dầu mỏ. Tiến hành những cải cách như thế sẽ đảm bảo kéo dài nền quân chủ và sự ổn định của đất nước. Hoa Kỳ cũng có thể thuyết phục chính quyền Saudi bắt đầu thương lượng với Iran, qua đó giảm bớt căng thẳng trên diện rộng, bao gồm ở cả Iraq, Li-băng, Ba-ranh, và Yemen.

 

Các cuộc chiến ở Iraq và Syria sẽ không thể chấm dứt cho đến khi Iran và Ả-rập Saudi đạt được một thỏa hiệp, điều đòi hỏi Hoa Kỳ phải dàn xếp. Nếu Trung Đông được phép tiếp tục chiều hướng hiện tại mà không có sự lãnh đạo của nước Mỹ, sự can thiệp quân sự từ Hoa Kỳ không sớm thì muộn sẽ là điều chắc chắn. Ả-rập Saudi và Iran một ngày nào đó có thể sẽ tìm được một phương thức để chia sẻ Trung Đông, nhưng chỉ khi Hoa Kỳ hiện diện ở đó với tư cách là người phân xử.

 

Bernard Haykel

Nguyễn Lương Sỹ dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

 

 

Bernard Haykel là Giáo sư ngành Nghiên cứu Cận Đông tại Đại học Princeton và là đồng biên tập (cùng với Thomas Hegghammer) cuốn Saudi Arabia in Transition. (Theo Project Syndicate)

 

OBAMA IN ARABIA

By Bernard Haykel

Project Syndicate

April 20/2016.

 

 

PRINCETON – US President Barack Obama’s visit to Saudi Arabia this week, to attend the summit of the Gulf Cooperation Council, comes at a time when relations between the two countries have rarely been worse. And yet, however negatively most Americans view Saudi Arabia, the country remains an important regional ally. Obama would be wise to mend the bilateral relationship.

 

Saudi Arabia, the source of one in nine barrels of oil consumed globally, is not just a linchpin of the global economy; its government’s stability is crucial to the international order. Should the Al Saud dynasty fall and the country splinter into rival territories ruled by jihadi factions and tribes, the civil wars in Syria and Libya will seem like minor conflicts in comparison.

 

The collapse of the Saudi state would quickly spill over into neighboring Gulf countries, triggering a regional implosion, with unthinkable humanitarian consequences. The US would not be able to avoid being dragged militarily into the region, if only to safeguard the supplies of oil and gas on which the global economy depends.

 

A major cause of the deterioration of the US-Saudi relationship is Obama’s decision to diminish America’s direct involvement in the Middle East. In a long interview with the journalist Jeffrey Goldberg, Obama expressed his desire for Saudi Arabia to “share” the region with Iran, its principal regional rival.

 

Obama expended an enormous amount of time and political capital to obtain a nuclear deal with Iran. He hopes that lifting sanctions in exchange for Iran’s promise to halt its nuclear program for about 15 years will lead Iran to change its behavior, become a more responsible state actor, and abandon its revolutionary agenda and frequent use of non-state actors (including terrorist groups) to advance its goals.

 

If Iran does as Obama hopes, the US will be able to reduce its military presence in the Gulf. And if Iran’s leaders stop promoting terror, another important foreign policy achievement will be added to Obama’s legacy.

 

Unfortunately for Obama – and for the Middle East – his strategy is failing. As America’s shadow has receded, Saudi Arabia and Iran have become more aggressive, even irresponsible, in pursuing their interests. Iran remains the principal backer of both Syrian President Bashar al-Assad and the Shia-led government in Baghdad, making it a leading contributor to the humanitarian tragedy in both countries, where Sunni Arabs comprise the majority of the victims of violence.

 

Saudi Arabia’s behavior has changed even more dramatically in response to its perceived abandonment by the US. The Kingdom’s leadership has become convinced that the Obama administration no longer has its back, calling into question a decades-old relationship in which America guaranteed Saudi Arabia’s security in exchange for economic and political support. Americans in Riyadh are repeatedly asked whether Obama’s approach represents an exception or a permanent feature of US policy toward the Gulf.

 

Obama’s policy has led the Kingdom to break with its long tradition of quiet diplomacy and behind-the-scenes maneuvers. Instead, Saudi Arabia has become aggressive and militaristic. It has severed diplomatic relations with Iran, withdrawn financial support from Lebanon, and carried out an inconclusive but devastating war in Yemen against what it sees as Iranian proxies. Most recently, the Saudis threatened to sell off its US financial assets should Congress enact a proposed law exposing its leadership to lawsuits for the September 11, 2001, terrorist attacks.

 

Repairing the relationship will not be easy. Offering to sell more weapons to the Gulf countries, as Obama is certain to do this week, is likely to embolden regional players, further inflaming the situation. He would likely accomplish far more if, instead, he offered an explicit promise that the US would come to the GCC countries’ defense against external aggression in all its forms.

 

Such a move would not be unprecedented. US presidents Jimmy Carter and Ronald Reagan offered similar guarantees, and Obama would be reiterating and strengthening this commitment while taking into account Iran’s potential use of non-state actors. Such a declaration would put Iran on notice and go a considerable way toward calming Saudi King Salman’s anxiety.

 

In return, the US could obtain concessions on domestic and regional fronts. There is a long history of American interest in domestic Saudi matters. US involvement was especially heavy during the administrations of Presidents John F. Kennedy and Gerald Ford and lasted until the 1990s.

 

The Kingdom has recently embarked on a major reform of its government and restructuring of its economy. The US could insist that, as part of this effort, the Kingdom strengthen political accountability and the transparency of its allocation of oil revenues. Carrying out these reforms would secure the monarchy’s longevity and ensure the country’s stability. The US could also prevail upon the Saudi government to start negotiating with Iran, reducing tensions on a broad range of fronts, including Iraq, Lebanon, Bahrain, and Yemen.

 

The wars in Iraq and Syria will not end until Iran and Saudi Arabia come to an accommodation, which will require US mediation. If the Middle East is allowed to continue on its present drift, without American leadership, US military intervention – most likely sooner rather than later – will become a near-certainty. Saudi Arabia and Iran may one day find a way to share the Middle East, but only if the US is there to act as an umpire.

 

Bernard Haykel

 

 

Bernard Haykel is Professor of Near Eastern Studies at Princeton University and the co-editor (with Thomas Hegghammer) of Saudi Arabia in Transition. (From Project Syndicate).

Bernard Haykel, appointed July 2007, is professor of Near Eastern Studies and the director of the Institute for Transregional Study of the Contemporary Middle East, North Africa and Central Asia at Princeton University. He has been described as "the foremost secular authority on the Islamic State’s ideology" by journalist Graeme C.A. Wood.

Haykel, of "partially" Lebanese ancestry, grew up in Lebanon and in the United States. He was awarded a Fulbright Fellowship in Yemen in 1992-1993. He obtained a bachelor's degree in International Politics at Georgetown University, MA, M Phil and, in 1998, Ph.D. in Islamic and Middle-Eastern Studies from the University of Oxford. After working as a post-doctoral research fellow at Oxford University in Islamic Studies, he joined New York University in 1998 as associate professor before taking up his post at Princeton. He became a Guggenheim Fellow in 2010.

In addition to English, Haykel is fluent in Arabic and French and has taught advanced level Arabic at Georgetown, Oxford and Princeton.

Books:

- Saudi Arabia in Transition; Insights on Social, Political, Economic and Religious Change. (Cambridge University Press, 2015) co-editor with Thomas Hegghammer, and Stéphane Lacroix.

- Revival and Reform in Islam: the Legacy of Muhammad al-Shawkānī (Cambridge Studies in Islamic Civilization, Cambridge University Press, 2003). (From Wikipedia, the free encyclopedia).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài, click vào đây
Xem trang Kiến thức tài liệu, click tại đây
Xem bài trên trang Anh ngữ, click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.com

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh