Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 13, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
THỬ THÁCH TRÊN BIỂN CHO HOA KỲ VÀ CÁC ĐỒNG MINH CHÂU Á CỦA MỸ.
Webmaster

 

(Trouble at sea for the US and its Asian allies)

By James Curran

Thái Khánh Phong dịch 

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

East Asia Forum

April 19/2016.

 

 

T.T. Obama hội kiến với Thủ Tướng Nhật (phải) và Tổng Thống Nam Hàn.

 

Tại thủ đô các nước đồng minh của Mỹ tại châu Á, hai hiện tượng đang cùng lúc tác động đến việc tăng cường mối quan hệ vốn đã khó khăn với Washington. Đầu tiên là việc Trung Quốc tiếp tục các hành động gây hấn ở Biển Đông. Việc Bắc Kinh quân sự hóa những vùng lãnh thổ tranh chấp ở đây – biến các dải đá và san hô thành các hòn đảo nhân tạo có đường băng và đài radar – đã đẩy các đồng minh vốn đã thân cận với Mỹ ngã sâu thêm vào vòng tay của Washington.

 

Ngay cả đối thủ cũ của Mỹ như Việt Nam cũng đang thảo luận về khả năng đón các chuyến thăm của hải quân Mỹ đến vịnh Cam Ranh. Hai nước cũng đã đồng ý tăng cường thương mại quốc phòng và các hoạt động quân sự chung. Trong khi đó, quân đội Mỹ cũng chuẩn bị triển khai luân phiên đến các căn cứ quân sự của Philippines – một thuộc địa cũ đã từng đẩy Hải quân Mỹ ra khỏi căn cứ ở Vịnh Subic gần một phần tư thế kỷ trước.

 

Tuy nhiên, trong khi các nước nhích lại gần hơn với Washington thì họ cũng bày tỏ hoài nghi về việc Mỹ sẽ duy trì sức mạnh của mình ở châu Á một cách lâu dài. Và trong khi họ lên tiếng mạnh mẽ về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, không một đồng minh nào của Mỹ quyết định theo chân Washington tiến hành các chiến dịch tự do hàng hải trong vùng 12 hải lý xung quanh các lãnh thổ nói trên.

 

Một lực đẩy thứ hai không kém phần rối ren lại xuất hiện trong môi trường chiến lược vốn đã nóng bỏng này: đó là bóng ma đã lảng vảng hàng thập kỷ qua về việc Mỹ rút khỏi châu Á. Ứng cử viên tổng thống dẫn đầu của Đảng Cộng hòa Donald Trump đã bày tỏ ý định xóa bỏ hoàn toàn hệ thống liên minh “trục và nan hoa” thời hậu Thế chiến II của Mỹ tại khu vực.

 

Trong các cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post và New York Times, Trump nói rằng ông sẵn sàng xem xét lại liên minh của Mỹ với cả Nhật Bản và Hàn Quốc nếu họ không tăng các khoản đóng góp tài chính cho chi phí ăn ở của quân đội Mỹ đóng tại hai nước đó. Ông cảnh báo không chỉ việc rút hoàn toàn những đơn vị đồn trú ở đó mà thậm chí còn cho rằng cả Seoul và Tokyo cũng nên xem xét việc phát triển vũ khí hạt nhân cho riêng mình.

 

Những sự kiện này đã gây nghi ngờ đáng kể về cả ý đồ lâu dài của Trung Quốc và tương lai của việc Mỹ ‘xoay trục’ sang châu Á.

 

Trong trường hợp Biển Đông, các đồng minh của Washington đang đối mặt với một tình thế khó xử. Lo lắng về những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm làm giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực, nhiều nước mong muốn Mỹ tái khẳng định cam kết của mình đối với an ninh châu Á. Nhưng không nước nào sẵn lòng hành động để phản đối chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc mà chỉ đấu tranh trước micrô – hoặc trong trường hợp của Philippines là thông qua tòa trọng tài quốc tế – chứ không phải là trên các vùng biển quốc tế. Rõ ràng là các quan chức Mỹ thất vọng vì sự thiếu sẵn sàng của các đồng minh khu vực trong việc thách thức mạnh mẽ hơn các yêu sách (lãnh thổ) của Trung Quốc.

 

Giữa các nhà bình luận ở Nhật Bản có một sự đồng thuận rộng rãi rằng tự do tuần tra hàng hải không phải là phép thử cho sự đoàn kết giữa Mỹ với các đồng minh ở châu Á. Họ nhấn mạnh rằng sự đóng góp của Nhật Bản đối với hòa bình khu vực nằm ở việc tăng cường năng lực hàng hải chứ không phải là việc khoe trương sức mạnh hải quân. Nhà phân tích kỳ cựu Funabashi Yoichi đã chỉ ra những áp lực trong nước vốn có thể hạn chế khả năng của Nhật Bản ‘trong việc thực hiện đúng các cam kết đã mở rộng của nước này’. Có một “nguy cơ thực sự”, ông nói thêm, “rằng sự chênh lệch về kỳ vọng có thể trở thành một thuộc tính thường trực trong mối quan hệ  giữa Mỹ với các đồng minh’.

 

Dù hầu hết các phản ứng chính thức từ khu vực này trước những nhận xét của Trump đã được giảm nhẹ đi thì một số báo chí đã không ngần ngại lên tiếng. Một tờ báo chính ở Hàn Quốc đã mô tả quan điểm của Trump là “gây sốc”, do chúng làm xói mòn sự ‘tin tưởng lẫn nhau” vốn là “yếu tố quan trọng nhất trong liên minh”.

 

Tại Úc, Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) Peter Jennings nói rằng nếu tầm nhìn của Trump được thực hiện thì “bạn sẽ có cảm giác về sự rời bỏ của Mỹ – và Mỹ sẽ không đi xa hơn về phía tây vượt quá Hawaii”. Những nhận xét như vậy nhắc lại sự kiện đã gây chấn động các nhà hoạch định chính sách của Úc khi Richard Nixon công bố học thuyết Guam hồi tháng Bảy năm 1969, trong đó ông nêu rõ rằng các đồng minh châu Á của Mỹ cần phải chia sẻ nhiều hơn gánh nặng quốc phòng của chính họ.

 

Tương tự như vậy, chiến lược gia nổi tiếng Paul Dibb đã làm sống lại một phiên bản của kịch bản ác mộng tồi tệ nhất – xuất hiện lần đầu tiên trong những năm cuối thế kỷ 19 – khi các cường quốc bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh ở châu Âu và do đó để Úc trở nên không có khả năng phòng vệ ở châu Á. Dibb vạch ra một kịch bản trong đó nước Nga dưới thời Tổng thống Putin có thể tấn công vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và buộc Hoa Kỳ phải bảo vệ các đồng minh châu Âu của mình, do đó tạo ra một khoảng trống an ninh ở châu Á để cho Bắc Kinh nhanh chóng nhảy vào.

 

Chả có gì đáng ngạc nhiên khi ý kiến của Trump làm sống dậy những lo ngại cũ tại các nước đối tác châu Á của Mỹ. Viết trên tờ Washington Quarterly, Scott Harold lưu ý rằng những nghi ngờ tạo ra bởi những điều chỉnh chính sách châu Á khác nhau của Mỹ kể từ cuối những năm 1960 vẫn tiếp tục có ảnh hưởng. Ký ức về Học thuyết Nixon, về sự bỏ rơi dần dần miền Nam Việt Nam, ‘cú sốc’ của việc Mỹ mở cửa với Trung Quốc và việc cắt đứt quan hệ chính thức với Đài Loan cùng trộn lẫn với những tuyên bố thường xuyên của Washington rằng Mỹ sẽ ở lại châu Á lâu dài.

 

Nhưng giờ là thời điểm cần đến những cái đầu lạnh và những phân tích hợp lý. Các phản ứng mạnh mẽ đối với các bình luận trần trụi của Trump dường như bỏ qua mất một điều là thậm chí nếu được bầu làm Tổng thống thì Trump cũng sẽ phải đối mặt với sự phản kháng đáng kể về mặt thể chế từ cộng đồng an ninh quốc gia ở Washington, sự phản kháng đó có khả năng ngăn ngừa – hoặc ít nhất cũng làm thay đổi đáng kể – việc thực hiện kế hoạch cực đoan của ông ta.

 

Nhưng thực tế không may cho các nhà hoạch định chính sách ở Washington là sự can thiệp của Trump đã đến thật không đúng lúc. Cho dù đó có thể là sự phóng đại nhằm mục đích tranh cử, nhưng những ý kiến của Trump phản ánh một tâm trạng ăn sâu và thường là đầy tức giận của người dân Hoa Kỳ ủng hộ việc “đặt Mỹ lên trên hết”. Tầm nhìn lạnh lùng và thực dụng của Trump trong vấn đề quản lý các liên minh làm hồi sinh mối lo ngại thường xuyên của Mỹ về việc các nước khác “ngồi không hưởng lợi” (‘freeriding’) và làm dấy lên lần nữa câu hỏi về tính có đi có lại trong các cam kết của hiệp ước liên minh.

 

Việc những quan điểm như vậy được đưa ra khi mà cả Washington cũng như các đồng minh châu Á chưa tìm ra cách để đáp trả thích đáng các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông chỉ củng cố thêm sự nghi ngờ vốn đã lớn trong khu vực về tương lai các chính sách của Mỹ ở châu Á.

 

James Curran

Thái Khánh Phong dịch 

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

 

James Curran là Giáo sư Lịch sử tại Đại học Sydney và là Nghiên cứu viên cộng tác tại Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ. Cuốn sách gần đây nhất của ông là Unholy Fury: Whitlam and Nixon at War (MUP, 2015).

 

Trouble at sea for the US and its Asian allies

By James Curran, University of Sydney

East Asia Forum

April 19/2016.

 

In the capitals of America’s Asian allies, two phenomena are combining to intensify already uneasy relations with Washington. The first is China’s continued assertiveness in the South China Sea. Beijing’s militarisation of these contested territories — transforming rocks and reefs into artificial islands with runways and radars — has driven already close US allies more tightly into the American embrace.

 

 

Republican presidential candidate Donald Trump waves

to the crowd during a campaign stop at the First Niagara

Center, in Buffalo, USA, April 18, 2016. (Photo: AAP).

 

Even old adversaries, like Vietnam, now discuss the possibility of welcoming American naval visits to Cam Ranh Bay. The two countries have also agreed to expand defence trade and joint military operations. Meanwhile, American troops are due to rotate through the Philippines’ military bases — a colony that banished the US Navy from Subic Bay nearly a quarter of a century ago.

 

Yet as these countries inch closer to Washington, they also express doubts over America’s staying power in Asia. And while they deliver forceful rhetorical rebuttals of Chinese activities in the South China Sea, not one US ally has decided to follow Washington in conducting a freedom of navigation exercise within the 12 nautical mile zone around these territories.

 

Into this already febrile strategic environment has come a second, no less turbulent force: the decades’ old spectre of a US withdrawal from Asia. Republican presidential frontrunner Donald Trump has expressed a desire to virtually overturn America’s postwar regional ‘hub and spokes’ alliance system.

 

In interviews with the Washington Post and the New York Times, Trump spoke about his willingness to reconsider America’s alliances with both Japan and South Korea if they did not increase their financial contributions to the cost of feeding and housing US troops stationed there. He foreshadowed not only a complete drawdown of these garrisons but even suggested that both Seoul and Tokyo also consider developing their own nuclear weapons.

 

These events have caused significant doubts about both China’s long term intentions and the future of the US ‘pivot’ to Asia.

 

In the case of the South China Sea, Washington’s allies face a dilemma. Nervous about Beijing’s attempts to skim influence from the United States in the region, many are eager to see a reaffirmation of American commitment to Asian security. But few are ready to do anything to oppose Chinese adventurism, taking only to the microphone — or in the case of the Philippines the international court of arbitration — rather than the high seas. There can be no doubt that US officials are disappointed at the distinct lack of preparedness on the part of regional allies to be more assertive in challenging China’s claims.

 

Among commentators in Japan there is broad agreement that a freedom of navigation patrol is not the litmus test for alliance unity in Asia. They stress that Japan’s contribution to regional peace lies in strengthening maritime capabilities, not being a naval loudmouth. Distinguished analyst Funabashi Yoichi has cited domestic pressures that might limit Japan’s ability ‘to live up to its expanded commitments’. There is a ‘real risk’, he adds, ‘that expectation gaps could develop as a permanent feature of America’s relationships with its allies’.

 

While most official regional reactions to Trump’s remarks have been muted, some have not held back. A major South Korean newspaper described his views as ‘shocking’, since they corrode the ‘mutual trust’ that is ‘the most pivotal element in the alliance’.

 

In Australia, the head of the Australian Strategic Policy Institute, Peter Jennings, said that if Trump’s vision was enacted ‘you’d have that sense of US disengagement — not going any further west than Hawaii’. Such comments carry some of the alarm that gripped Australian policymakers when Richard Nixon enunciated his Guam doctrine in July 1969, which stipulated that America’s Asian allies needed to assume more of the burden for their own self-defence.

 

In a similar vein, the eminent strategist Paul Dibb has revived a version of the ultimate nightmare scenario — first raised in the late 19th century — of the great powers becoming embroiled in a European war and therefore leaving Australia defenceless in Asia. Dibb envisages a scenario where a possible Russian attack on the North Atlantic Treaty Organization under President Putin could force the United States to come to the defence of its European allies, thus creating a security vacuum in Asia that Beijing will only be too ready to fill.

 

It is hardly surprising that Trump’s comments resuscitate old fears among America’s Asian partners. Writing in the Washington Quarterly, Scott Harold noted that the doubts created by various recalibrations of US Asia policy since the late 1960s continue to resonate. Memories of the Nixon doctrine, the eventual abandonment of South Vietnam, the ‘shock’ of the American opening to China and the cutting of official ties to Taiwan all jostle with Washington’s frequent protestations that it is in Asia for the long haul.

 

It is a time for cool heads and rational analysis. The feverish reactions to Trump’s raw remarks seem to miss the point that even if elected, he would face significant institutional resistance from Washington’s national security community, resistance that would likely prevent — or at the very least significantly modify — the implementation of his drastic vision.

 

But the unfortunate reality for policymakers in Washington is that Trump’s intervention has come at a poor time. Campaign bluster or not, they reflect a deep, often angry mood in the United States that supports putting ‘America first’. Trump’s cold, transactional vision of alliance management revives longstanding US concerns about ‘freeriding’ and raises again the question of reciprocity in treaty commitments.

 

That such views have been aired at a time when neither Washington nor any of its Asian allies have found a way to impose a cost on China’s actions in the South China Sea only serves to reinforce an already troubling ambivalence in the region about the future of US policy in Asia.

 

James Curran,

University of Sydney

 

 

James Curran is a Professor of History at the University of Sydney and a Research Associate at the US Studies Centre. His most recent book is Unholy Fury: Whitlam and Nixon at War (MUP, 2015) Curran is currently writing a Penguin Special for the Lowy Institute on the contemporary US-Australia alliance. (From East Asia Forum).

James Curran teaches courses in Australian political culture and foreign policy, as well as the history of America's relations with the world. His latest book, Unholy Fury: Whitlam and Nixon at War, is a study of the Australia-US Alliance from the signing of the ANZUS treaty in 1951 to the early days of the Hawke government. It focuses chiefly on the crisis in the relationship in the early 1970s. The book follows other works by Curran on Australian political culture and foreign relations, including Curtin's Empire (Cambridge, 2011) and, with Stuart Ward, The Unknown Nation: Australia After Empire (Melbourne, 2010), which was shortlisted for the Prime Minister's History prize. His first book, The Power of Speech (Melbourne, 2004,2006), was a study of the intellectual history of post-war Australian prime ministers and their efforts to redefine the nation in a post-imperial world. In 2013 Curran was the Keith Cameron Professor of Australian History at University College Dublin, and in 2010 held the DFAT/ Fulbright Professional Scholarship in Australia-US Alliance Studies at Georgetown University in Washington DC. Prior to joining academia, he served in various roles in the Australian Public Service, including in the Prime Minster's Department, the Department of Defence and the Office of National Assessments. He is currently writing an essay for the Lowy Institute's Penguin Special series on the contemporary Australia-US Alliance. Curran has also been interviewed on ABC and Commercial Radio and TV, and has written for The Sydney Morning Herald, The Age, The Australian, The Spectator and The Australian Financial Review. (From University of Sydney)

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài nầy: click tại đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh