Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 13, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
SỰ TÀN PHÁ CỦA CHIẾN TRANH
Webmaster
Các bài liên quan:
    HIỂM HỌA TỪ XU THẾ QUÂN-SỰ-HÓA
    THẾ GIỚI ĐANG TIẾN VÀO KỶ NGUYÊN SIÊU BẤT ĐỊNH
    CHIẾN TRANH GIA TĂNG HƠN HÒA BÌNH
    NGHĨ LẠI VỀ CHIẾN TRANH

 

(The Waste of War)

Jeffrey David Sachs

Mai Xương Ngọc dịch

Project Syndicate

July 21-2014

 

“Cuối cùng, chúng ta có luật pháp quốc tế, nếu chúng ta chọn sử dụng nó. Các bên tham chiến ở châu Âu và châu Á cách đây 100 năm không thể hướng đến Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, những nơi để ngoại giao chứ không phải chiến tranh, có thể thực sự là sự nối tiếp của chính trị.”

 

 

NEW YORK – Karl Marx từng viết rằng lịch sử sẽ lặp lại, “lần đầu tiên là bi kịch, lần thứ hai là trò hề.” Tuy nhiên, giờ đây khi nhìn xung quanh, chúng ta không thể không tự hỏi liệu bi kịch đã được nối tiếp bởi bi kịch hay chưa. Giờ chúng ta đang ở đây, 100 năm sau khi chiến tranh thế giới thứ I bùng nổ, và bị bao quanh bởi bạo lực, dối trá, và sự hoài nghi của những thứ đã đưa thế giới đến với thảm hoạ 1914. Các khu vực trên thế giới đã từng bị lôi kéo lại đang bị lôi kéo vào thêm một lần nữa.

 

Thế chiến I bắt đầu với một lối tư duy dựa trên niềm tin rằng các biện pháp quân sự có thể giải quyết các vấn đề xã hội và chính trị ở Trung Âu. Một thế kỷ trước, nhà lý luận quân sự Đức Carl von Clausewitz đã viết rằng chiến tranh là “sự nối tiếp của chính trị bằng các phương tiện khác.” Có đủ các chính trị gia đồng ý vào năm 1914.

 

Tuy nhiên, Thế chiến I chứng minh Clausewitz đã sai lầm khi áp dụng vào thời hiện đại. Chiến tranh trong thời đại công nghiệp là bi kịch, thảm hoạ, là sự tàn phá; nó không giải quyết vấn đề chính trị nào. Chiến tranh không phải là sự nối tiếp của chính trị, mà là của thất bại chính trị.

 

Thế chiến I kết thúc bốn chế độ đế quốc: triều đại Phổ (Hohenzollern), triều đại Nga (Romanov), triều đại Thổ Nhĩ Kỳ (Ottoman), và triều đại Áo – Hung (Habsburg). Cuộc chiến không chỉ làm hàng triệu người chết, nó cũng để lại hậu quả của cuộc cách mạng, sự phá sản nhà nước, chủ nghĩa bảo hộ, và sự sụp đổ tài chính, tạo nên sự trỗi dậy của Hitler, chiến tranh thế giới II, và Chiến tranh Lạnh.

 

Chúng ta giờ đây vẫn đang quay cuồng. Lãnh thổ một thời của đế chế Ottoman đa sắc tộc, đa quốc gia, đa tôn giáo một lần nữa chìm trong xung đột và chiến tranh, kéo dài từ Libya đến Palestine-Israel, Syria, và Iraq. Vùng Balkan vẫn ảm đạm và bị chia rẽ chính trị, khi Bosnia và Herzegovina không thể lập nên một chính quyền trung ương hiệu quả, còn Serbia bị chấn động sâu sắc bởi các vụ đánh bom của NATO năm 1999 và sự độc lập gây tranh cãi của Kosovo năm 2008, trong bối cảnh bị chống đối gay gắt.

 

Đế quốc Nga trước đây cũng đang chìm trong cuộc khủng hoảng ngày càng lớn, một kiểu phản ứng bị trì hoãn trước sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, khi Nga tấn công Ukraina và bạo lực tiếp tục bùng nổ ở Gruzia, Moldova, và các nơi khác. Ở Đông Á, căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản – tiếng vọng từ thế kỷ trước – là một mối nguy hiểm ngày càng lớn.

 

Giống như trường hợp của một thế kỷ trước, các nhà lãnh đạo tự phụ và ngu dốt đang lao vào cuộc chiến mà không có mục đích rõ ràng hoặc triển vọng thực tế nào để giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, sinh thái, những yếu tố ngay từ đầu đã gây ra căng thẳng. Cách tiếp cận của quá nhiều chính phủ là “nổ súng trước, suy xét sau.”

 

Lấy Mỹ làm ví dụ. Chiếc lược cơ bản của nước này là gửi quân, máy bay, hoặc máy bay ném bom đến bất cứ nơi nào có thể đe doạ sự tiếp cận của Mỹ với dầu mỏ, nuôi dưỡng phong trào Hồi Giáo cực đoan, hoặc tạo ra các vấn đề – như hải tặc ngoài khơi Somalia – vì lợi ích của Mỹ. Do đó, quân đội Mỹ, tình báo CIA, hỏa tiễn, phi cơ không người lái, hoặc các lực lượng quân sự do Mỹ hậu thuẫn đang tham gia chiến đấu trên một khu vực trải dài từ vùng Sahel ở Tây Phi qua đến Libya, Somalia, Yemen, Syria, Iraq, Afghanistan, và xa hơn thế nữa.

 

Tất cả các hoạt động quân sự này gây tổn thất hàng trăm nghìn mạng người và hàng nghìn tỷ USD. Nhưng thay vì giải quyết được một vấn đề cơ bản duy nhất, sự hỗn loạn đang gia tăng, đe doạ một cuộc chiến tranh ngày càng lan rộng.

 

Bản thân Nga cũng không quản lý đất nước họ tốt hơn. Trong một khoảng thời gian, Nga ủng hộ luật pháp quốc tế, phàn nàn rằng Mỹ và NATO đã vi phạm luật pháp quốc tế ở Kosovo, Iraq, Syria và Libya.

 

Nhưng sau đó, Tổng thống Vladimir Putin đã nhắm mục tiêu vào Ukraina, sợ rằng đất nước này sắp rơi vào tay của châu Âu. Đột nhiên, ông ta im lặng về việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Chính phủ của ông ta sau đó đã sát nhập Crimea một cách bất hợp pháp và đang chiến đấu một cuộc chiến tranh du kích ngày càng tàn bạo ở miền đông Ukraina, trước là cuộc chiến uỷ thác, giờ có sự tham gia trực tiếp của quân đội Nga.

 

Trong bối cảnh này, số phận của chuyến bay Malaysia Airlines 17 gây ra nỗi sợ hãi không chỉ bởi sự tàn bạo của nó, mà còn là điềm báo của một thế giới trở nên điên rồ. Tại thời điểm của bài viết này, vẫn chưa biết đích xác những kẻ đã nhắm bắn tên lửa, mặc dù rất có thể phiến quân do Nga hậu thuẫn ở miền Đông Ukraina là thủ phạm. Tuy nhiên, điều chắc chắn đó là bạo lực được phát động bởi cuộc chiến của ông Putin ở Ukraina đã cướp đi hàng trăm sinh mạng vô tội và đẩy thế giới tiến thêm một bước tới gần thảm hoạ.

 

Không có kẻ nào trở thành anh hùng trong số những cường quốc hôm nay. Hoài nghi đầy rẫy ở tất cả các bên. Mỹ vi phạm luật pháp quốc tế trên thực tế bằng cách sử dụng vũ lực mà không bị xử phạt bởi Liên Hiệp Quốc. Nước này gửi máy bay và các lực lượng bí mật thâm nhập vào các nước có chủ quyền mà không có sự chấp thuận của họ. Mỹ không ngừng bí mật theo dõi cả nước bạn lẫn thù địch.

 

Nga cũng hành xử như vậy, gây tử vong trên đất nước Ukraina, Gruzia, và các nước láng giềng khác. Các hằng số duy nhất trong tất cả những điều này là phương kế dẫn đến bạo lực và chắc chắn kèm theo những lời dối trá.

 

Có bốn sự khác biệt lớn giữa hiện tại và thế giới của năm 1914. Thứ nhất, chúng ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh thảm khốc, một cuộc Đại suy thoái, và một cuộc Chiến tranh Lạnh. Chúng ta đã có cơ hội để học hỏi một hoặc hai điều gì đó về sự ngu ngốc và sự vô ích của bạo lực tập thể có tổ chức. Thứ hai, cuộc chiến toàn cầu tiếp theo, trong kỷ nguyên hạt nhân này, gần như chắc chắn sẽ kết thúc thế giới.

 

Sự khác biệt lớn thứ ba đó là ngày nay, với công nghệ kỳ diệu của chúng ta, chúng ta có mọi cơ hội để giải quyết những vấn đề cơ bản của nghèo đói, di dời, và suy thoái môi trường, những yếu tố gây ra nhiều mối nguy hiểm.

 

Cuối cùng, chúng ta có luật pháp quốc tế, nếu chúng ta chọn sử dụng nó. Các bên tham chiến ở châu Âu và châu Á cách đây 100 năm không thể hướng đến Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, những nơi để ngoại giao chứ không phải chiến tranh, có thể thực sự là sự nối tiếp của chính trị. Chúng ta may mắn có khả năng xây dựng hoà bình thông qua một tổ chức toàn cầu được thành lập nhằm giúp đảm bảo rằng cuộc chiến toàn cầu sẽ không bao giờ tái diễn.

 

Là một công dân của thế giới, công việc của chúng ta hiện nay là đòi hỏi hoà bình thông qua ngoại giao, và thông qua các sáng kiến toàn cầu, khu vực, và quốc gia với mục đích giải quyết các tai hoạ của đói nghèo, bệnh tật và suy thoái môi trường. Vào lễ kỉ niệm một trăm năm xảy ra một trong những thảm hoạ lớn nhất lịch sử nhân loại, chúng ta hãy để bi kịch không được tiếp nối bởi trò hề hay bi kịch lớn hơn, mà bằng chiến thắng của sự hợp tác đứng đắn.

 

Jeffrey David Sachs

Mai Xương Ngọc dịch

 

Jeffrey D. Sachs là giáo sư phát triển bền vững, giáo sư về chính sách y tế và quản lý, giám đốc Viện Trái Đất tại Đại học Columbia, cũng là Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Cuốn sách của ông: “Sự kết thúc của Nghèo đói và Khối Thịnh vượng chung” (The End of Poverty, Common Wealth).

 

The Waste of War

Jeffrey David Sachs

Project Syndicate

July 21-2014

 

 

NEW YORK – Karl Marx famously wrote that history repeats itself, “the first time as tragedy, the second time as farce.” Yet when we look around nowadays, we can’t help but wonder whether tragedy will be followed by yet more tragedy. Here we are, at the centenary of the outbreak of World War I, and we find ourselves surrounded by cascading violence, duplicity, and cynicism of the very sort that brought the world to disaster in 1914. And the world regions involved then are involved again.

 

WWI began with a mindset, one based on the belief that military means could resolve pressing social and political issues in Central Europe. A century earlier, the German military theorist Carl von Clausewitz had written that war is “a continuation of political intercourse carried on with other means.” Enough politicians in 1914 agreed.

 

Yet WWI proved Clausewitz tragically wrong for modern times. War in the industrial age is tragedy, disaster, and devastation; it solves no political problems. War is a continuation not of politics, but of political failure.

 

WWI ended four imperial regimes: the Prussian (Hohenzollern) dynasty, the Russian (Romanov) dynasty, the Turkish (Ottoman) dynasty, and the Austro-Hungarian (Habsburg) dynasty. The war not only caused millions of deaths; it also left a legacy of revolution, state bankruptcy, protectionism, and financial collapse that set the stage for Hitler’s rise, World War II, and the Cold War.

 

We are still reeling today. Territory that was once within the multi-ethnic, multi-state, multi-religious Ottoman Empire is again engulfed in conflict and war, stretching from Libya to Palestine-Israel, Syria, and Iraq. The Balkan region remains sullen and politically divided, with Bosnia and Herzegovina unable to institute an effective central government and Serbia deeply jolted by the 1999 NATO bombing and the contentious independence of Kosovo in 2008, over its bitter opposition.

 

The former Russian Empire is in growing turmoil as well, a kind of delayed reaction to the collapse of the Soviet Union in 1991, with Russia attacking Ukraine and violence continuing to erupt in Georgia, Moldova, and elsewhere. In East Asia, tensions between China and Japan – echoes of the last century – are a growing danger.

 

As was the case a century ago, vain and ignorant leaders are pushing into battle without clear purpose or realistic prospects for resolution of the underlying political, economic, social, or ecological factors that are creating the tensions in the first place. The approach of too many governments is to shoot first, think later.

 

Take the US. Its basic strategy has been to send troops, drones, or bombers to any place that would threaten America’s access to oil, harbors Islamic fundamentalists, or otherwise creates problems – say, piracy off the coast of Somalia – for US interests. Hence, US troops, the CIA, drone missiles, or US-backed armies are engaged in fighting across a region stretching from the Sahel in West Africa, through Libya, Somalia, Yemen, Syria, Iraq, Afghanistan, and beyond.

 

All of this military activity costs hundreds of thousands of lives and trillions of dollars. But, rather than solving a single underlying problem, the chaos is growing, threatening an ever-widening war.

 

Russia is not handling itself any better. For a while, Russia backed international law, rightly complaining that the US and NATO were violating international law in Kosovo, Iraq, Syria, and Libya.

 

 

But then President Vladimir Putin took aim at Ukraine, fearing that the country was about to drop into Europe’s pocket. Suddenly, he was silent about obeying international law. His government then illegally annexed Crimea and is fighting an increasingly brutal guerrilla war in eastern Ukraine, through proxies and, it now appears, direct engagement of Russian forces.

 

In this context, the fate of Malaysia Airlines Flight 17 is terrifying not only for its brutality, but also in its intimation of a world gone mad. At the time of this writing, those who aimed and fired the missile remain unknown, though Russian-backed rebels in eastern Ukraine are the most likely culprits. What is certain, however, is that the violence unleashed by Putin’s war on Ukraine has claimed hundreds of innocent lives and brought the world a step closer to disaster.

 

There are no heroes among the great powers today. Cynicism is rife on all sides. The US effectively violates international law by resorting to force without United Nations sanction. It sends drones and secret forces into sovereign countries without their approval. It spies relentlessly on friend and foe alike.

 

Russia does the same, inflicting death on Ukraine, Georgia, and other neighbors. The only constants in all of this are the easy resort to violence and the lies that inevitably accompany it.

 

There are four major differences between now and the world of 1914. For starters, we have since lived through two disastrous wars, a Great Depression, and a Cold War. We have had the opportunity to learn a thing or two about the stupidity and uselessness of organized collective violence. Second, the next global war, in this nuclear age, would almost surely end the world.

 

The third major difference is that today, with our wondrous technologies, we have every opportunity to solve the underlying problems of poverty, hunger, displacement, and environmental degradation that create so many dangerous tinderboxes.

 

Finally, we have international law, if we choose to use it. The belligerents in Europe and Asia 100 years ago could not turn to the UN Security Council and UN General Assembly, venues where diplomacy, rather than war, can be the true continuation of politics. We are blessed with the possibility to construct peace through a global institution that was founded to help ensure that global war would never recur.

 

As citizens of the world, our job now is to demand peace through diplomacy, and through global, regional, and national initiatives to address the scourges of poverty, disease, and environmental degradation. On this hundredth anniversary of one of the greatest disasters of human history, let us follow tragedy not by farce or more tragedy, but by the triumph of cooperation and decency.

 

Jeffrey David Sachs

 

 

Jeffrey David Sachs, Professor of Sustainable Development, Professor of Health Policy and Management, and Director of the Earth Institute at Columbia University, is also Special Adviser to the United Nations Secretary-General on the Millennium Development Goals. His books include The End of Poverty, Common Wealth, and, most recently, The Age of Sustainable Development.

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây

Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh