Bài liên hệ:
- GIÁO DỤC Ở MIỀN NAM TỰ DO TỪ 1963 ĐẾN 1975 (Nguyễn Thanh Liêm)
- HỒI TƯỞNG VỀ NỀN ĐỆ NHỊ CỘNG HÒA CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM 1967-1975 (Edited by K. W. Taylor, Tuong Vu dịch)
* * *
Lời giới thiệu:
Trên internet có website “Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển” online, trên số 7 & 8 (2014) có trang “Chuyên đề Giáo dục miền Nam Việt Nam (1954 – 1975)”, trong đó có 12 bài viết của 10 tác giả. Đa số tác giả là những người được đào tạo theo cách giáo dục của miền Bắc Việt Nam Cộng Sản nhưng họ có cái nhìn tương đối trung thực, xuất phát từ những cảm nhận và so sánh qua những cái họ đã học, đã bị nhồi sọ và đối chiếu từng điểm với giáo dục Việt Nam Cộng Hòa để cho độc giả thấy được cái hay cái dở, nhất là độc giả tại Bắc Việt Nam khi họ đã và đang sống trong chủ trương gian dối, lọc lừa, độc tài…của nhà cầm quyền Hà Nội nên những điều họ biết hoàn toàn sai trái.
Trong các bài viết, phải nhìn nhận là các tác giả rất can đảm cố thoát khỏi vòng kềm tỏa của chủ nghĩa Cộng Sản khi nói lên phần nào nhận định của mình trước những “khuôn phép” mà chủ nghĩa Cộng sản bắt buộc họ phải tuân thủ khi muốn được cầm bút. Điển hình, trong bài viết của ông Vương Trí Nhàn, có 2 đoạn, xin trích:
“Đối chiếu với những điều bọn tôi được dạy bảo từ nhà trường phổ thông và sau này từng coi là phương hướng suy nghĩ, với các tài liệu mới đọc được, càng thấy trong khi khác biệt với GDMN, thì GDMB cũng khác nhiều so với thế giới. Đủ hiểu tại sao sau khi đào tạo trong nước, ra tiếp xúc với xã hội hiện đại, cánh học sinh sinh viên miền Bắc bọn tôi thường ú ớ, lạc lõng, trong khi những người được GDMN đào tạo thì hội nhập rất tự nhiên và hiệu quả".
"Mươi năm gần đây, tình hình có chút đổi khác, nhưng là chỉ đổi khác trên bề mặt. Cựa quậy mấy thì nền giáo dục này cũng không khác được so với chính mình. Nó đã cạn kiệt năng lực tự cải hóa. Ngay cả những người trong bộ máy quyền lực cũng đều tính chuyện cho con em mình qua nhiều nước phương Tây, nhất là sang Mỹ để học. Nhưng họ chỉ lo được cho gia đình riêng của họ thôi. Ở trong nước, những bài bản của miền Bắc cũ được tân trang lại chút ít vẫn ngự trị trong toàn bộ nền giáo dục, và trong thâm tâm, nhiều người đã bắt đầu nghĩ rằng hình như có một bãi lầy đã được tạo ra và chúng ta không bao giờ ra thoát.” (Hết trích)
Bài viết chỉ nói lên cái nhìn và quan điểm của tác giả về đề tài, nhận định tùy thuộc vào độc giả. Việc đăng lại trên website nầy chỉ là giới thiệu tài liệu, không phải chủ trương của Ban Điều Hành có mục đích phổ biến tài liệu của chính quyền Hà Nội, những tài liệu thường là xem như công cụ tuyên truyền láo khoét, lừa dối, bóp méo sự thật, mị dân… mà từ trước đến nay họ đã và đang làm.
Hình bìa một số sách giáo khoa của Việt Nam Cộng Hòa
Các đề tài trong trang chuyên đề nầy gồm có:
- Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc – Vương Trí Nhàn
- Giáo dục miền Nam Việt Nam (1954-1975) trên con đường xây dựng và phát triển - Trần Văn Chánh.
- Giáo dục tiểu học và trung học ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) - Cao Văn Thức
- Nền giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam trước 1975 - Nguyễn Văn Nhật
- Vấn đề địa phương hóa giáo dục tại miền Nam trước năm 1975 - Nguyễn Duy Chính
- Viện Đại học Sài Gòn và các trường trực thuộc - Khánh Uyên
- Viện Đại học Huế: Vạn sự khởi đầu nan - Cao Văn Luận
- Giáo dục Hán học trong biến động văn hóa xã hội: Viện Hán học Huế (1959-1965) - Nguyễn Tuấn Cường
- Giáo dục tư nhân ở miền Nam trước 1975 qua bản Quy chế Tư thục - Trần Văn Chánh
- Học và dạy học thời Việt Nam Cộng hòa - Dương Văn Ba
- Chương trình giáo dục và sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng hòa - Trần Văn Chánh
- Mô hình sách giáo khoa Việt ngữ bậc Tiểu học ở miền Nam trước năm 1975 - Nguyễn Thị Ly Kha
- Nhìn lại nền giáo dục miền Nam Việt Nam (1954-1975) - Châu Trọng Ngô
- Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc - Vương Trí Nhàn
Độc giả có thể đọc từng bài trong chuyên đề này theo tựa trên cột "Các bài liên quan" (khác với cột "Bài liên hệ") ở phần trên cùng của trang nầy.
Xin giới thiệu cùng độc giả.
Webmaster
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang “Kiến thức, tài liệu”: click vào đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.com