(The Cost of the Cultural Revolution, Fifty Years Later)
By Evan Osnos
Nguyễn Thùy Linh dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
The New Yorker
May 06-2016.
Tuần tới là kỉ niệm 50 năm ngày diễn ra Cách mạng Văn hóa Trung Quốc. Đây là cuộc cách mạng mà mức độ tàn khốc vượt xa so với những gì đang diễn ra trong xã hội Trung Quốc ngày nay. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những điểm tương đồng đáng để chúng ta phân tích.
Năm 1979, ba năm sau khi cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản kết thúc, lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã có chuyến công du đến Mỹ. Trong một buổi quốc yến, ông ngồi cạnh nữ diễn viên Shirley MacLaine, người đã nói với vị lãnh tụ rằng bản thân bà vô cùng ấn tượng với những gì mắt thấy tai nghe trong chuyến du lịch đến quốc gia này vài năm về trước. Bà nhắc lại cuộc trò chuyện với một nhà khoa học. Ông bày tỏ lòng biết ơn Chủ tịch Mao Trạch Đông vì đã điều chuyển mình khỏi trường đại học về lao động tại một nông trường như Mao đã làm với hàng triệu trí thức khác. Đặng Tiểu Bình đáp lại rằng: “Ông ta nói dối đấy”.
Ngày 16 tháng 5 tới đánh dấu kỉ niệm 50 năm ngày Cách mạng Văn hóa chính thức bắt đầu khi Chủ tịch Mao Trạch Đông khởi xướng cuộc cách mạng nhằm mục đích thanh trừng các thành phần phá hoại và phản động, “tìm ra các đại diện của giai cấp tư sản đang ẩn nấp trong nội bộ Đảng, Chính phủ, quân đội, và các lãnh địa văn hóa khác”, rồi phơi bày chúng dưới “kính viễn vọng và kính hiển vi của Tư tưởng Mao Trạch Đông”. Đến khi Cách mạng Văn hóa chấm dứt, nó đã để lại rất nhiều hậu quả: khoảng 200 triệu người sống tại các vùng nông thôn bị suy dinh dưỡng kinh niên do nền kinh tế kiệt quệ; có tới hai mươi triệu người bị điều chuyển về các vùng nông thôn; và khoảng 1,5 triệu người đã bị hành quyết hoặc bức tử. Những lời buộc tội thường dựa trên lí lẽ rằng đương sự đã bị vẩn đục bởi các tư tưởng của ngoại bang, bất kể có căn cứ hay không; những thư viện lưu trữ các cuốn sách ngoại văn đã bị phá hủy, và Đại sứ quán Anh thì bị thiêu cháy. Tập Trọng Huân – cha đẻ của Chủ tịch đương nhiệm của Trung Quốc Tập Cận Bình – cũng đã bị lôi ra luận tội trước đám đông mà một trong các tội của ông là đã dám dùng ống nhòm nhìn sang Tây Đức trong một chuyến công du đến Đông Đức.
Trong quá trình điều tra các hậu quả gây ra bởi Cách mạng Văn hóa, điều khó ước lượng nhất không thể được lượng hóa một cách chính xác đến vậy: Cuộc Cách mạng Văn hóa đã ảnh hưởng đến tinh thần của người Trung Quốc như thế nào? Đây vẫn là một vấn đề chưa thể hoặc ít nhất là không dễ để nêu ra tranh luận công khai. Đảng Cộng sản vẫn rất nghiêm khắc hạn chế bất kì cuộc thảo luận nào liên quan đến giai đoạn này với nỗi lo rằng những điều đó sẽ châm ngòi cho một cuộc xét lại toàn diện di sản của Mao cũng như vai trò của Đảng Cộng sản trong lịch sử Trung Quốc. Trong tháng Ba vừa qua, nhằm đón đầu các động thái có thể diễn ra trong ngày lễ kỉ niệm, Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo của Đảng Cộng sản đã đăng một bài xã luận nhằm cảnh cáo các “nhóm nhỏ lẻ” nhân cơ hội này tạo ra “một sự hiểu lầm hoàn toàn rối loạn về cuộc cách mạng văn hóa”. Bài xã luận nhắc nhở người dân rằng: “mọi cuộc thảo luận đều tuyệt đối không nên xa rời khỏi các quyết sách chính trị và chủ trương của Đảng”.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số người đã và đang cố gắng lật lại lịch sử và xét lại vai trò của họ trong thời kì ấy. Vào tháng Một năm 2014, các học sinh của một trường Trung học Thực nghiệm thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh đã chính thức ngỏ lời xin lỗi tới các giáo viên của mình vì những gì họ đã gây ra trong làn sóng bạo lực vào tháng 8 năm 1966 khi chính Hiệu phó của trường là cô Biện Trọng Vân (Bian Zhongyun) bị các học sinh của mình đánh đập đến chết. Nhưng những cử chỉ như vậy quả là hiếm. Thường những người ngoài cuộc khó hiểu được vì sao những người còn sống sót sau Cách mạng Văn hóa lại thường cảm thấy không muốn nhắc lại những trải nghiệm vốn đã thay đổi sâu sắc cuộc đời họ đến vậy. Có một lời giải thích là các sự kiện diễn ra trong thời kỳ ấy hỗn mang đến mức nhiều người cảm thấy mang trong mình gánh nặng kép khi vừa là kẻ tội đồ, vừa là nạn nhân. Trước đó, Bao Pu, một tác giả trưởng thành tại Bắc Kinh nhưng hiện sống tại Hong Kong, nói “Mọi người đều cảm thấy mình là nạn nhân. Nếu nhìn vào họ, bạn sẽ thắc mắc rằng “Mày đã làm cái quái gì vậy? Tất cả là lỗi của người khác? Mày không thể đổ hết mọi tội lỗi cho Mao Trạch Đông được. Đúng, ông ta có trách nhiệm, ông ta là kẻ chủ mưu, nhưng để tàn phá toàn bộ đất nước đến mức như vậy – thì cả một thế hệ phải nhìn nhận lại.”
Đất nước Trung Quốc ngày nay đang ở giữa một cơn sốt chính trị được biểu hiện dưới hình thái của những động thái quyết liệt chống tham nhũng và việc bóp nghẹt những luồng tư tưởng trái chiều. Nhưng không vì thế mà có thể kết luận một cuộc Cách mạng Văn hóa thứ hai đang chuẩn bị được tái diễn. Mặc dù có hàng ngàn người đã bị bắt giữ, nhưng phạm vi của những gì đang diễn ra lại bé hơn nhiều, và những so sánh quá hời hợt tiềm ẩn nguy cơ khiến mức độ tàn khốc của Cách mạng Văn hóa không được nhận thức một cách trọn vẹn. Ngoài ra, còn có những khác biệt về mặt chiến thuật như: thay vì sử dụng quần chúng nhân dân để tấn công các đối thủ trong nội bộ Đảng như Mao Trạch Đông đã từng kêu gọi “pháo đả tư lệnh bộ” (oanh tạc các tổng hành dinh – NBT), Tập Cận Bình sử dụng chiến lược thắt chặt sự kiểm soát nhằm củng cố nội bộ Đảng và quyền lực của ông ta. Ông ta đã tái cơ cấu lại bộ máy lãnh đạo để đảm bảo quyền lực cao nhất nằm trong tay mình, bóp chết tự do tư tưởng và truyền thông, rồi, lần đầu tiên, đã truy lùng những kẻ phê phán chính phủ kể cả khi họ đang sống ngoài Trung Hoa đại lục. Vài tháng gần đây, các cơ quan an ninh đã bắt giữ các đối tượng này tại Thái Lan, Myanmar và Hong Kong.
Dù vậy vẫn có những điểm tương đồng sâu sắc hơn giữa giai đoạn hiện nay với giai đoạn Tập mới trưởng thành thành một thanh niên thời Cách mạng Văn hóa. Những tương đồng này cho thấy một số đặc điểm của hệ thống Lê-nin-nít dười thời Mao Trạch Đông đã tồn tại dai dẳng đến mức nào. Tập, với những động thái liên tiếp nhằm truy lùng và tiêu trừ các kẻ thù của mình, đã gợi lại câu hỏi mà Lênin coi là quan trọng nhất: “Kto, Kovo?” -“Ai, Ai?” Nói cách khác, trong mọi sự tương tác, vấn đề mấu chốt là phe nào thắng còn phe nào bại. Mao Trạch Đông và thế hệ dưới thời của ông – những người lớn lên trong thời kì kham khổ, không thể nào chấp nhận việc chia sẻ quyền lực hay chủ nghĩa đa nguyên; ông ta kêu gọi “vạch ra chiến tuyến rõ ràng giữa chúng ta và kẻ thù”. “Ai là bạn? Ai là thù?”. Điều này, theo lời Mao Trạch Đông là “câu hỏi quan trọng đầu tiên cần đặt ra với bất kì cuộc cách mạng nào.” Trên nhiều phương diện, Trung Hoa ngày này khác rất nhiều so với thời Mao Trạch Đông, nhưng riêng đối với câu hỏi trên, Tập Cận Bình đã có rất nhiều điều giống với người tiền nhiệm của mình.
Quan niệm một mất một còn đó đang ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia khác, bao gồm Mỹ. Ta dễ dàng bật cười khi đọc tin rằng tháng trước để kỉ niệm “Ngày Giáo dục An ninh Quốc phòng”, chính phủ Trung Quốc đã cho phát hành các tấm áp phích cảnh báo các nữ nhân viên làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước về rủi ro khi hẹn hò với người nước ngoài với lí do là những người nước ngoài đó có thể là gián điệp. Tấm áp phích hoạt hình có tên gọi “Tình yêu nguy hiểm” vẽ lên câu chuyện về một tình yêu không có hậu giữa cô Tiểu Lí – một công chức đem lòng yêu anh David – một học giả nước ngoài có mái tóc đỏ để rồi kết cục là đưa cho anh ta các tài liệu mật nội bộ.
Ngoài ra còn các tin đáng quan ngại khác như: hồi tháng Tư, sau nhiều năm các lãnh đạo cấp cao đưa ra lời cảnh báo rằng các tổ chức phi chính phủ có khả năng đang tìm cách đầu độc xã hội Trung Hoa bằng các luận điểm phản động của Tây phương, Trung Quốc đã thông qua một đạo luật cho phép siết chặt quản lý các hoạt động của họ. Đạo luật này trao thêm nhiều quyền hạn cho cảnh sát nước này nhằm giám sát các quỹ, hội từ thiện, các tổ chức vận động chính sách dù nhiều trong số đó đã hoạt động tại quốc gia này nhiều thập niên qua. Nhiều tổ chức phi chính phủ đã cảnh báo rằng nếu đạo luật này được thông qua sẽ khiến họ không thể hoạt động và họ hiện đang xem xét liệu có nên duy trì sự hiện diện dưới các quy định mới này hay không.
Năm mươi năm sau Cách mạng Văn hóa, khi Trung Quốc một lần nữa bị thôi thúc phải tự cách ly khỏi các ảnh hưởng ngoại bang, ta hoàn toàn có thể cho rằng các hậu quả có thể nghiêm trọng hơn thực tế. Vào mùa thu năm nay, Nhà xuất bản Đại học Harvard sẽ xuất bản một cuốn sách lịch sử mới có nhan đề Unlikely Partners: Chinese Reformers, Western Economists, and the Making of Global China [Các đối tác bất thường: Các nhà Cải cách Trung Quốc, các nhà Kinh tế phương Tây và việc tạo dựng một Trung Quốc toàn cầu hóa] viết bởi Julian Gewirtz, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Oxford. Cuốn sách ghi lại câu chuyện ít người biết đến về việc các trí thức và lãnh đạo Trung Quốc, khi nhận thấy nguy cơ suy sụp của nền kinh tế nước nhà vào cuối thời kì Cách mạng Văn hóa, đã tìm đến sự trợ giúp từ các nhà kinh tế học nước ngoài nhằm tái thiết đất nước.
Giai đoạn từ 1976 đến 1993 diễn ra một loạt các cuộc trao đổi, hội nghị và hợp tác, khi mà các trí thức phương Tây không phải tìm cách thay đổi Trung Quốc mà thay vào đó là giúp đỡ họ để quốc gia này tự thay đổi. Và họ có những đóng góp không thể thiếu để giúp Trung Quốc vươn lên thành một cường quốc kinh tế toàn cầu như ngày hôm nay. Gewirtz nói với tôi rằng:“Các nhà cầm quyền Trung Quốc đã phụ trách quá trình này – họ đã tìm kiếm nguồn ý tưởng phương Tây nhưng không áp dụng chúng một cách bừa bãi. Tuy vậy họ đã cởi mở đón nhận luồng ảnh hưởng từ phương Tây để rồi thực sự đã bị ảnh hưởng sâu sắc”.“Câu chuyện lịch sử này không nên bị quên lãng. Và vào thời điểm mà cả nền kinh tế lẫn xã hội Trung Quốc có khả năng rơi vào trạng thái bấp bênh, thay vì cô lập tri thức và nghi ngờ thế giới như những gì có vẻ đang diễn ra, việc quay lại thái độ cởi mở và xây dựng quan hệ đối tác với phương Tây là cách tốt nhất để tránh bị rơi vào một thảm họa tồi tệ khác.”
Evan Osnos
Nguyễn Thùy Linh dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Evan Osnos là nhà báo người Mỹ, tốt nghiệp ngành Khoa học Chính trị tại Đại học Harvard và trở thành cây viết của tạp chí The New Yorker từ năm 2008. Cuốn Age of Ambition: Chasing Fortune, Truth, and Faith in the New China đã mang lại cho ông Giải thưởng Sách quốc gia Mỹ cho thể loại phi hư cấu năm 2014.
The Cost of the Cultural Revolution, Fifty Years Later
By Evan Osnos
The New Yorker
May 06-2016.
The Cultural Revolution, which began fifty years ago next week,
was brutal on a scale that can’t be compared with China today.
But there are parallels worth examining.
Credit photograph by Universal History Archive/UIG VIA Getty
In 1979, three years after the end of the Great Proletarian Cultural Revolution, the Chinese leader Deng Xiaoping visited the United States. At a state banquet, he was seated near the actress Shirley MacLaine, who told Deng how impressed she had been on a trip to China some years earlier. She recalled her conversation with a scientist who said that he was grateful to Mao Zedong for removing him from his campus and sending him, as Mao did millions of other intellectuals during the Cultural Revolution, to toil on a farm. Deng replied, “He was lying.”
May 16th marks the fiftieth anniversary of the start of the Cultural Revolution, when Chairman Mao launched China on a campaign to purify itself of saboteurs and apostates, to find the “representatives of the bourgeoisie who have sneaked into the Party, the government, the army, and various spheres of culture” and drive them out with “the telescope and microscope of Mao Zedong Thought.” By the time the Cultural Revolution sputtered to a halt, there were many ways to tally its effects: about two hundred million people in the countryside suffered from chronic malnutrition, because the economy had been crippled; up to twenty million people had been uprooted and sent to the countryside; and up to one and a half million had been executed or driven to suicide. The taint of foreign ideas, real or imagined, was often the basis for an accusation; libraries of foreign texts were destroyed, and the British embassy was burned. When Xi Zhongxun—the father of China’s current President, Xi Jinping—was dragged before a crowd, he was accused, among other things, of having gazed at West Berlin through binoculars during a visit to East Germany.
In examining the legacy of the Cultural Revolution, the most difficult measurement cannot be quantified so precisely: What effect did the Cultural Revolution have on China’s soul? This is still not a subject that can be openly debated, at least not easily. The Communist Party strictly constrains discussion of the period for fear that it will lead to a full-scale reëxamination of Mao’s legacy, and of the Party’s role in Chinese history. In March, in anticipation of the anniversary, an editorial in the Global Times, a Party tabloid, warned against “small groups” seeking to create “a totally chaotic misunderstanding of the cultural revolution.” The editorial reminded people that “discussions strictly should not depart from the party’s decided politics or thinking.”
Nonetheless, in recent years, individuals have tried to reckon with the history and their roles in it. In January, 2014, alumni of the Experimental Middle School of Beijing Normal University apologized to their former teachers for their part in a surge of violence in August, 1966, when Bian Zhongyun, the deputy principal, was beaten to death. But such gestures are rare, and outsiders often find it hard to understand why survivors of the Cultural Revolution are loath to revisit an experience that shaped their lives so profoundly. One explanation is that the events of that period were so convoluted that many people feel the dual burdens of being both perpetrators and victims. Earlier this year, Bao Pu, a book publisher raised in Beijing and now based in Hong Kong, said, “Everyone feels he was a victim. If you look at them, you wonder, What the fuck were you doing in that situation? It was everyone else’s fault? You can’t blame everything on Mao. He was responsible, he was the mastermind, but in order to reach that level of social destruction—an entire generation has to reflect.”
China today is in the midst of another political fever, in the form of an anti-corruption crackdown and a harsh stifling of dissenting views. But it should not be mistaken for a replay of the Cultural Revolution. Even with thousands under arrest, the scale of suffering is of a different order, and shorthand comparisons run the risk of relieving the Cultural Revolution of its full horror. There are tactical differences as well: instead of unleashing the population to attack the Party, as Mao did in his call to “bombard the headquarters,” Xi Jinping has swung in the direction of tighter control, seeking to fortify the Party and his own grip on power. He has reorganized the top leadership to put himself at the center, suffocated liberal thinking and the media, and, for the first time, pursued critics of his government even when they are living outside mainland China. In recent months, Chinese security services have abducted opponents from Thailand, Myanmar, and Hong Kong.
And yet there are deeper parallels between this moment in China and the time in which Xi came of age, as a teen-ager in the Cultural Revolution, which illuminate just how enduring some of the features of Mao’s Leninist system have proved to be. Xi, in his constant moves to identify enemies and eliminate them, has revived the question that Lenin considered the most important of all: “Kto, Kovo?”—“Who, whom?” In other words, in every interaction, the question that matters is which force wins and which force loses. Mao and his generation, who grew up amid scarcity, saw no room for power-sharing or for pluralism; he called for “drawing a clear distinction between us and the enemy.” “Who are our enemies? Who are our friends?” This, Mao said, was “a question of first importance for the revolution.” China today, in many respects, bears little comparison with the world that Mao inhabited, but on that question Xi Jinping is true to his roots.
That zero-sum view is distorting China’s relations with the outside world, including with the United States. It was easy to laugh off the news last month that China had marked “National Security Education Day” by releasing a poster that warns female government workers about the dangers of dating foreigners, who could turn out to be spies. The cartoon poster, called “Dangerous Love,” chronicled the hapless romance of Little Li, a Chinese civil servant, who falls for David, a red-headed foreign scholar, only to end up giving him secret internal documents. Other recent news has been cause for concern: in April, after years of warnings, from senior leaders, that foreign N.G.O.s might seek to pollute Chinese society with subversive Western political ideas, China passed a law to sharply control their activities. The law gives sweeping new powers to China’s police in monitoring foundations, charities, and advocacy organizations, some of which have operated in China for decades. Many N.G.O.s had warned that the law, if passed, would cripple their ability to function, and they are now considering whether they can operate under the new arrangement.
As China, fifty years after the Cultural Revolution, weighs the impulse to insulate itself, once again, from foreign influence, it is worth considering that the costs may be more severe than we appreciate in real time. This fall, Harvard University Press will publish a new history, “Unlikely Partners: Chinese Reformers, Western Economists, and the Making of Global China,” by Julian Gewirtz, a doctoral student at Oxford. The book tells the little-known story of how Chinese intellectuals and leaders, facing a ruined economy at the end of the Cultural Revolution, sought the help of foreign economists to rebuild. Between 1976 and 1993, in a series of exchanges, conferences, and collaborations, Western intellectuals sought not to change China but to help it change itself, and they made indispensible contributions to China’s rise as a global economic power. “China’s rulers were in charge of this process—they sought out Western ideas and did not copy them indiscriminately. But they were open to Western influence and were profoundly influenced,” Gewirtz told me. “This history should not be forgotten. And, at a moment when China’s economy and society may be teetering, a return to this openness and partnership with the West—rather than the turn toward intellectual isolation and international distrustfulness that seems to be under way—is the best means of avoiding disaster.”
Evan Osnos
Evan Osnos joined The New Yorker as a staff writer in 2008, and covers politics and foreign affairs. His recent subjects include the reconstruction of a train crash that exposed the underside of China’s boom; a group of Chinese tourists on their first trip to Europe; and a barber who set out to beat the house in Macau. For four years, he wrote the Letter from China for newyorker.com. Parts of his book, “Age of Ambition: Chasing Fortune, Truth, and Faith in the New China,” based on eight years of living in Beijing, first appeared in the magazine. The book won the 2014 the National Book Award in nonfiction and was a finalist for the 2015 Pulitzer Prize in general nonfiction. He has also written from East Asia; his article “The Fallout” won a 2012 Overseas Press Club Award. Previously, he worked as Beijing bureau chief for the Chicago Tribune, where he was part of a team that won the 2008 Pulitzer Prize for investigative reporting. Before his assignment to China, he worked in the Middle East, reporting mostly from Iraq. He has also contributed to “This American Life” and been a correspondent for “Frontline/World.” He is the recipient of the Osborn Elliott Prize and a Livingston Award for Young Journalists. His work is anthologized in “The Best American Writing on Nature and Science 2010,” “The Best Spiritual Writing 2012,” and “Chinese Characters: Profiles of Fast-Changing Lives in a Fast-Changing Land.” (From The New Yorker)
Evan Lionel Richard Osnos (born December 24, 1976) is an American journalist and author. He has been a staff writer at The New Yorker since 2008, best known for his coverage of China. He is the author of Age of Ambition: Chasing Fortune, Truth, and Faith in the New China, which won the 2014 National Book Award for nonfiction.
Life and career: Osnos was born in London, when his parents, Susan (née Sherer) Osnos and Peter L.W. Osnos, were visiting fromMoscow, where his father was assigned as a correspondent for the Washington Post. Osnos graduated fromGreenwich High School in 1994. He graduated magna cum laude from Harvard in 1998.
In the summer of 1999, Osnos joined the Chicago Tribune as a metro reporter, and, later, a national and foreign correspondent. He was based in New York at the time of the September 11 attacks. In 2002, he was assigned to the Middle East, where he covered the Iraq War and reported from Egypt, Saudi Arabia, Syria, Iran, and elsewhere. In 2005, he became the China correspondent. He was a guest on the Colbert Report in 2007 and 2011 to discuss China's changes. In 2008, he was part of a Chicago Tribune team that won the 2008 Pulitzer Prize for Investigative Reporting.
Osnos joined The New Yorker in September 2008 and served as the magazine’s China Correspondent until 2013. Osnos has contributed to the NPR radio show This American Life and the PBS television show Frontline. As The New Yorker's China correspondent, Evan maintained a regular blog called "Letter from China", and wrote articles about China’s young neoconservatives, theFukushima nuclear meltdown, and the Wenzhou train crash. According to the Washington Post, "In the pages of the New Yorker, Evan Osnos has portrayed, explained and poked fun at this new China better than any other writer from the West or the East." He has received two awards from the Overseas Press Cluband the Osborn Elliott Prize for excellence in journalism from the Asia Society. Osnos is among those featured Episodes 11 (Contradictions) and 12 (Follow the Money) of the USC U.S.-China Institute's Assignment:China series.
Age of Ambition: Chasing Fortune, Truth, and Faith in the New China (2014), Osnos' first book, follows the lives of individuals swept up in China's "radical transformation", Osnos said, in an interview on Fresh Air in June 2014. He said Communist Party leaders abandoned "the scripture of socialism and they held on to the saints of socialism." The book won the 2014 National Book Award for nonfiction. Osnos left China in 2013, to write about politics and foreign affairs at The New Yorker. Among other topics, he has examined the politics behind a chemical leak in West Virginia and profiled Vice President Joe Biden.
Personal: Osnos is married to Sarabeth Berman, a graduate of Barnard College. Since July 2013, they have lived in Washington, D.C. His father, Peter Osnos, is founder and editor-at-large of PublicAffairs, a publishing company. (From Wikipedia).
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net