Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 24, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
5 CÂU HỎI & ĐÁP VỀ TẬP CẬN BÌNH
Webmaster
Các bài liên quan:
    ĐIỂM YẾU CỦA TẬP CẬN BÌNH
    HOÀNG ĐẾ MỚI CỦA TRUNG HOA
    TẬP CẬN BÌNH SỢ ĐIỀU GÌ?
    CHÂN DUNG TẬP CẬN BÌNH (Born Red)
    THẾ LƯỠNG NAN CỦA HOÀNG ĐẾ TẬP CẬN BÌNH
    TẬP CẬN BÌNH, NHÂN VẬT SỐ MỘT ĐANG VIẾT LẠI LUẬT CHƠI QUYỀN LỰC CỦA TRUNG CỘNG
    CHỦ TỊCH HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA: TẬP CẬN BÌNH THẮT CHẶT QUYỀN KIỂM SOÁT
    TẬP CẬN BÌNH CÓ THỂ LÀ NHÀ LÃNH ĐẠO CỘNG SẢN CUỐI CÙNG Ở TRUNG HOA
    “GORBACHEV” TÀU ĐANG XÉ NÁT ĐẢNG CỘNG SẢN

 

(Five questions about Xi Jinping, answered)

By Mu Chunshan

Trần Quốc Nam dịch

Phạm Hồng Anh hiệu đính

The Diplomat

December 9/2014.

 

Dựa trên các thông tin nội bộ, Mục Xuân San đã đào sâu để chạm đến những bí ẩn của nền chính trị Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình.

 

 

Để hiểu chính sách ngoại giao của Trung Quốc, ta cần phải hiểu được nền chính trị Trung Quốc. Ngoại giao là một phần mở rộng của chính trị đối nội; bởi thế việc hiểu sai những tính toán của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ dẫn đến nguy cơ diễn giải sai hướng chính sách đối ngoại của nước này. Điều này đặc biệt đúng ở hiện tại, khi sự tương tác giữa công tác đối nội và ngoại giao của Trung Quốc đã được tăng cường từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhậm chức.

 

Chẳng hạn như việc Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) được Bắc Kinh thiết lập ở Biển Hoa Đông vào tháng 11 năm 2013, tức chỉ vài ngày sau Hội nghị Trung ương 3 của Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ (khóa 18). Phiên họp quan trọng này đã đưa ra quyết định thành lập hai cơ quan mới: Nhóm Lãnh đạo Cải cách Toàn diện và Ủy ban An ninh Quốc gia Trung Quốc. Quyết định đó có thể được coi là khúc dạo đầu trực tiếp để thiết lập ADIZ.

 

Khó có thể bàn luận về chính sách đối ngoại của Trung Quốc mà không cân nhắc đến tình hình chính trị trong nước; và tương tự, ta cũng không thể nói về chính trị trong nước mà bỏ qua nhân tố Tập Cận Bình. Ở nước ngoài, ông Tập là chủ đề của những lời phỏng đoán vô tận. Trong bài phân tích này, tôi sẽ cố gắng giải đáp năm câu hỏi lớn về chính trị đối nội của Trung Quốc, dựa trên những gì tôi nghiệm ra từ nghề làm báo và quá trình quan sát lâu năm về sự phát triển của nước này.

 

Câu hỏi thứ nhất: Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường là đối thủ hay đối tác?

 

Câu hỏi này dấy lên bởi nhiều người nhận thấy thực tế rằng so với lượng thông tin tuyên truyền ồ ạt về Tập Cận Bình tại Trung Quốc, thì Lý Khắc Cường nhận được sự chú ý ít hơn nhiều. Sự khác biệt này càng rõ rệt khi so sánh với Ôn Gia Bảo, người tiền nhiệm của Lý Khắc Cường và là nhân vật được giới truyền thông mến mộ.

 

Thủ tướng đầu tiên của Trung Quốc, Chu Ân Lai là một người danh tiếng – thậm chí ông còn được biết tới nhiều hơn cả Mao Trạch Đông. Kể từ thời Chu Ân Lai, từ “thủ tướng” bắt đầu mang ý nghĩa đặc biệt ở Trung Quốc. Gần như mọi người dân Trung Quốc đều hy vọng vị thủ tướng đương nhiệm có được khả năng, sự quyến rũ và tính cách kiên quyết của Chu Ân Lai – điều này tạo áp lực lớn lên giới lãnh đạo chóp bu ở nước này.

 

Như nhiều nhà quan sát khác, tôi cũng đã từng nghĩ rằng có một sự cạnh tranh bí mật hay thậm chí là một “cuộc chiến truyền thông” giữa ông Tập và ông Lý. Tôi bối rối trước những câu chuyện bề mặt do truyền thông thêu dệt. Song tôi nhận ra rằng Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường về cơ bản chính là đối tác của nhau, họ có thiện chí hợp tác vượt lên trên những bất đồng giữa hai bên.

 

Sau khi Chủ tịch Tập nhậm chức, ĐCSTQ tăng cường nỗ lực “điều hành quốc gia thông qua các nhóm công tác”, thành lập các cơ quan quan trọng như Nhóm Lãnh đạo Trung ương về Thông tin hóa và An ninh mạng, và Nhóm Lãnh đạo Cải cách Quân sự, bên cạnh Nhóm Lãnh đạo Cải cách Toàn diện và Ủy ban An ninh Quốc gia Trung Quốc đã được nhắc đến ở phần trên. Lý Khắc Cường là người điều hành đứng thứ hai trong hầu hết các nhóm công tác này – một ngoại lệ đáng lưu ý là cả các nhóm liên quan đến quân sự. Quyền hạn của ông Lý không những không bị hạn chế, mà dường như còn vượt ra ngoài cả lĩnh vực kinh tế. Điều đó cho thấy Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường cùng chia sẻ một sự hiểu biết ngầm, không chỉ trong vấn đề cải cách và kinh tế mà trong hầu hết tất cả các lĩnh vực.

 

Tại Hội thảo Internet toàn cầu lần thứ nhất được tổ chức ở Trung Quốc gần đây, ông Lý đã phát biểu thay mặt Chủ tịch Tập đang công du nước ngoài. Điều này khẳng định vị thế người đứng thứ hai của Lý Khắc Cường tại Nhóm Lãnh đạo Trung ương về Thông tin hóa và An ninh mạng. Bởi lẽ đó, mới đây ông Lý đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu khi Tập Cận Bình không có mặt ở Bắc Kinh.

 

Vậy phải giải thích sự khác biệt trong chú ý của truyền thông ra sao? Theo lời của một quan chức chính phủ Trung Quốc, giới lãnh đạo nước này đã đồng thuận rằng việc làm nổi bật quyền thế của Tập Cận Bình là cần thiết – nhằm đáp lại mong muốn của người dân về một “người anh hùng” có thể giải quyết các vấn đề nan giải Trung Quốc phải đối mặt khi thực hiện các nỗ lực cải cách và chống tham nhũng. Ngoài ra, tôi nghĩ Lý Khắc Cường có thể đơn giản là một người có tính cách khiêm nhường hơn người tiền nhiệm Ôn Gia Bảo, cũng giống như Hồ Cẩm Đào, người có phong cách ít nổi bật hơn người kế nhiệm của mình – Tập Cận Bình.

 

Câu hỏi thứ hai: ai là cố vấn khả tín nhất của Tập Cận Bình?

 

Câu trả lời ở đây thường chỉ là phỏng đoán. Một số khả năng gồm có: Lý Hi (Li Xi), đồng môn của Tập Cận Bình và hiện đang là Chủ tịch tỉnh Liêu Ninh; Đinh Tiết Tường (Ding Xuexiang), thư ký của Chủ tịch Tập đồng thời là Phó chánh Văn phòng Ủy Ban Trung ương ĐCSTQ; hay Vương Hổ Ninh, người đứng đầu Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương ĐCSTQ. Mỗi người trong số họ đều thỏa mãn những yêu cầu cần thiết [để trở thành người đáng tin cậy bên cạnh Tập Cận Bình].

 

Tuy nhiên, gần đây Tập Cận Bình vừa công bố các biện pháp quan trọng liên quan đến chống tham nhũng, tuyên huấn, lực lượng vũ trang và an ninh. Công bố này đưa thêm một vài gợi ý để đoán biết những người thân tín của ông Tập. Theo quan điểm của tôi, các đồng chí của Tập Cận Bình bao gồm Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trực thuộc Ủy Ban Trung ương; Lỗ Vĩ (Lu Wei), người chỉ đạo Văn phòng của Nhóm Lãnh đạo Trung ương về Thông tin hóa và An ninh mạng; Tướng Lưu Nguyên (Liu Yuan) và Lật Chiến Thư (Li Zhanshu), Chánh Văn phòng Ủy Ban Trung ương (cũng là người chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy Ban An ninh Quốc gia Trung Quốc).

 

Vai trò của Vương Kỳ Sơn đã quá rõ ràng. Nếu không có ông ta, các chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc sẽ chững lại, và công chúng đã không dành nhiều kỳ vọng cho Tập Cận Bình đến vậy.

 

Lỗ Vĩ là một người điều hành ít nổi bật, trẻ và có năng lực. Sau nhiều năm làm việc tại Tân Hoa Xã, Lỗ đảm nhiệm công tác tuyên truyền tại Bắc Kinh. Gần đây, ông nắm quyền điều hành mạng internet của toàn Trung Quốc. Dưới sự điều hành của Lỗ Vĩ, hình ảnh của Tập Cận Bình đã được phác họa thành người-của-công-chúng trên mạng internet. Và những “Tiếng nói lớn” (Big Vs) – những người bất đồng chính kiến có ảnh hưởng nhất trên mạng tiểu blog của Trung Quốc, đã bị buộc im lặng, và đây chính là điều chính phủ cần. Có rất nhiều lý do để tin rằng Lỗ đã giành được sự đánh giá cao của ông Tập.

 

Lưu Nguyên là trợ thủ đắc lực của Tập Cận Bình trong quân đội. Mặc dù chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ tiết lộ mối quan hệ giữa hai người, truyền thông Hồng Kông cho biết ông Tập đã ủng hộ Lưu trong cuộc chiến chống Từ Tài Hậu (Xu Caihou), Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Thậm chí còn có tin đồn rằng Lưu Nguyên sẽ đóng một vai trò quan trọng trong Ùy ban giám sát kỷ luật của Giải phóng  Quân Trung Quốc (PLA). Cả Tập Cận Bình và Lưu Nguyên đều là con cái các nguyên lão của Đảng, tức họ cùng là “hạt giống đỏ” và trung thành với Trung Quốc và ĐCSTQ.

 

Cuối cùng, Lật Chiến Thư chịu trách nhiệm hoạch định toàn bộ các hoạt động mà Tập Cận Bình tham dự, và đảm bảo an toàn cá nhân của Chủ tịch Tập. Lật Chiến Thư luôn nằm trong đoàn tháp tùng Tập Cận Bình trong các chuyến thăm nước ngoài, một bằng chứng rõ ràng về tầm quan trọng của nhân vật này.

 

Câu hỏi thứ ba: Liệu Tập có gặp phải sự chống đối chính trị thực sự nào không?

 

Trái với nền chính trị phương Tây, ĐCSTQ không hé lộ chuyện phe cánh trong nội bộ Đảng, một nguyên tắc từ thời Mao Trạch Đông. Bất cứ phe phái nào quá lộ liễu đều nhanh chóng bị dán nhãn “chủ nghĩa bè phái” và trở thành mục tiêu bị phê phán. Nói cách khác, trên lý thuyết thì một đảng viên (ở bất kỳ cấp nào) chỉ được phép trung thành với toàn thể Đảng chứ không phải với một cá nhân nào đó.

 

Thế nên nhìn từ bên ngoài, các quan chức cấp cao của Đảng không bao giờ để lộ dấu hiệu bất hòa. Công chúng hoàn toàn không hề biết về sự sụp đổ của Bạc Hy Lai (Bo Xilai) cho đến tận tháng Ba năm 2012, khi Phiên họp Đại hội đại biểu Nhân dân hàng năm kết thúc. Đến khi Ôn Gia Bảo chỉ trích “mô hình Trùng Khánh” của Bạc tại buổi họp báo thì người dân mới nhận ra thời của Bạc đã hết. Vụ việc Bạc Hy Lai bị xử như một phiên tòa hình sự. Mặc dù hầu hết mọi người tin rằng sự  ngã ngựa của Bạc can hệ tới cuộc đấu đá chính trị, song không ai có thể đưa ra bằng chứng vững vàng chứng minh rằng Bạc là đối thủ chính trị với Tập.

 

Tuy vậy, chắc chắn rằng Tập Cận Bình phải đối mặt với sự phản kháng và chống đối thật sự. Một lần ông Tập đã công khai phát biểu: “Công cuộc cải cách bước vào thời kỳ khó khăn và chạm đến vùng tối nhất” và “Tình hình chống tham nhũng vẫn còn phức tạp và nghiêm trọng” – đây là các dấu hiệu cho thấy những chiến dịch này đang vấp phải một cuộc tranh đấu chính trị đầy cam go.

 

Đó chính là lý do tại sao chính phủ Trung Quốc gây dựng quyền uy của Tập Cận Bình qua các phương tiện truyền thông – bởi ông Tập cần sự đoàn kết trong Đảng cũng như sự ủng hộ của quần chúng. Một quan chức Trung Quốc nói với tôi, “Họ [phe đối lập] rất cứng rắn, cho nên Chủ tịch Tập phải cứng rắn hơn họ”.

 

Vậy ai ở phe đối lập? Chỉ cần tìm “những con hổ lớn” – và Tập Cận Bình sẽ không để họ yên.

 

Câu hỏi thứ tư: Tập Cận Bình có thực sự hy vọng sẽ vượt qua các lãnh đạo tiền nhiệm và trở thành một “kiến trúc sư mới”?

 

Việc ví Tập Cận Bình như là “tân kiến trúc sư” của Trung Quốc là một phát minh của giới truyền thông. Cả Tập lẫn báo chí chính thức đều không thừa nhận cụm từ này. Danh hiệu này chỉ xuất hiện trên trang web của tờ Nhân dân Nhật báo. Nếu ĐCSTQ thực sự muốn ca ngợi Chủ tịch nước là “tân kiến trúc sư”, họ sẽ chạy một tiêu đề lớn trên tờ (báo giấy) Nhân dân Nhật báo.

 

Hai năm trước, Hồ An Cương (Hu Angang) – giáo sư tại Đại học Thanh Hoa, đã viết một bài báo trên tờ Nhân dân Nhật báo nói rằng Trung Quốc áp dụng một “hệ thống lãnh đạo tập thể”, một cái gì đó khác với cả hai hệ thống dân chủ của phương Tây và truyền thống trung ương tập quyền của Cộng sản. Trong hệ thống của Trung Quốc, quyền lực được chia sẻ giữa các ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Các quyết định về các vấn đề chính được đưa ra bằng cách lấy biểu quyết. Ý kiến táo bạo này của Hồ An Cương đã được cấp cao thừa nhận.

 

Chúng ta có thể coi sự xuất hiện của cụm từ “tân kiến trúc sư” như cách chính phủ thăm dò phản ứng của công chúng. Đây là thời điểm tốt cho các phương tiện truyền thông khác tiếp tục truyền bá danh xưng này, bởi không những không gặp rủi ro gì mà còn vô cùng hữu ích – sự ra đời một “khái niệm mới” về Tập Cận Bình sẽ thu hút sự chú ý từ mọi nơi trên thế giới.

 

Điều quan trọng cần phải nhớ là ông Tập chỉ mới nhậm chức được hai năm, và ông ta còn ít nhất tám năm cầm quyền nữa. Trong giai đoạn này, ông Tập sẽ phải là một kiến trúc sư có đầu óc sắc sảo, trong khi dần thâu tóm quyền lực mà trước đây nằm trong tay các ủy viên thường trực khác. Song không có dấu hiệu cho thấy ông Tập sẽ lật đổ “hệ thống lãnh đạo tập thể” bằng cách tước đi quyền bình đẳng tham gia quá trình ra quyết định của các ủy viên thường trực khác trong Bộ Chính trị. Tập Cận Bình sẽ không thể phá vỡ hoàn toàn cơ cấu chính trị ở tầng đỉnh của ĐCSTQ – vốn đã hoàn thiện trong 20 năm qua kể từ thời Giang Trạch Dân.

 

Tôi chắc chắn rằng Tập Cận Bình là một người ý thức được vai trò lịch sử của mình, và những gì ông ta làm không chỉ có giá trị đối với Trung Quốc hôm nay, mà còn hữu ích cho sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc. Trung Quốc cần phải thay đổi, và Tập Cận Bình đã được lịch sử lựa chọn để thúc đẩy cải cách và chống tham nhũng. Điều cốt yếu là có người đứng ra thực hiện.

 

Một quan chức Trung Quốc đồng ý với quan điểm này, ông nói rằng Tập Cận Bình sẽ đóng vai người hùng giúp Trung Quốc phát triển êm đẹp hơn, an toàn hơn và ít rủi ro hơn. Theo quan chức này, sẽ mất ít nhất năm năm để định danh “kiến trúc sư mới” được chính thức chấp nhận.

 

Câu hỏi thứ năm: Người dân Trung Quốc nghĩ gì về Tập Cận Bình?

 

Hãy nghĩ đến Putin: Bất chấp sức ép và trừng phạt của phương Tây, ông ta vẫn nhận được tỉ lệ ủng hộ cao. Khi gặp Putin hồi năm ngoái, Tập Cận Bình nhận ra mình và Putin có tính cách giống nhau. Và một số hành động của Chủ tịch Tập nhận được sự ủng hộ ở Trung Quốc tương tự như Putin ở Nga.

 

Hầu hết người dân Trung Quốc ủng hộ Tập Cận Bình bởi họ nhìn nhận ông là một nhà lãnh đạo kiểu khác – ông giới thiệu vị phu nhân duyên dáng của mình tại các hoạt động ngoại giao; ông cho phép internet đăng các hình hoạt họa về mình; ông Tập có sự kiên quyết khi lật đổ các ủy viên Bộ Chính trị khác; và Tập Cận Bình đã sẵn sàng để tỏ ra cứng rắn với Hoa Kỳ và Nhật Bản.

 

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, những mong muốn của người Trung Quốc đang thay đổi. Họ mưu cầu hội nhập quốc tế và sự công nhận từ quốc tế. Tập Cận Bình đang thỏa mãn nhu cầu tâm lý này đồng thời đáp ứng các nhu cầu về kinh tế. Dưới thời Chủ tịch Tập, Trung Quốc và ngay cả người dân Trung Quốc có vẻ đã khác so với trước kia.

 

Một số người có thể lo ngại Tập Cận Bình đang khôi phục lại tệ “sùng bái cá nhân” từ thời Mao Trạch Đông. Một quan chức chính phủ mà tôi trò chuyện đã bác bỏ điều vô lý này. Ông cho rằng truyền thông ngày nay đã làm phức tạp hóa chuyện này. Ngày nay người dân có quyền tự do lựa chọn giữa rất nhiều ý tưởng phóng khoáng và đa dạng; do đó không thể có chỗ cho tệ sùng bái cá nhân. Quan chức này khẳng định với tôi là không ai trong chính phủ muốn phục hồi hiện tượng này, nhưng nó lại là yếu tố cần thiết để tạo dựng quyền uy cho Tập Cận Bình.

 

Rõ ràng gần đây các phương tiện truyền thông đã hơi quá đà trong các chiến dịch tuyên truyền cho Tập Cận Bình. Thế giới có xu hướng diễn dịch quá mức những thông tin này, với khả năng tính toán sai lầm về sự phát triển của Trung Quốc trong tương lai. Thậm chí điều này có thể ru ngủ bản thân ông Tập vào một cảm giác an toàn giả tạo. Để tránh kết cục như vậy đòi hỏi cần có một tư duy khách quan về các vấn đề đối nội và đối ngoại.

 

Mu Chunshan

Trần Quốc Nam dịch

Phạm Hồng Anh hiệu đính

 

Mu Chunshan (Mộc Xuân San) là một nhà báo tại Bắc Kinh. Trước đây ông từng làm cho một dự án của Bộ Giáo dục nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông nước ngoài lên việc tạo dựng hình ảnh Trung Quốc.

 

Five questions about Xi Jinping, answered

By Mu Chunshan

The Diplomat

December 9/2014.

 

Drawing on insider accounts, Mu Chunshan delves into the mysteries of Chinese politics under Xi Jinping.

 

 

Image Credit: REUTERS/Carlos Barria

 

To understand China’s diplomacy, you need to understand Chinese politics. Diplomacy is an extension of domestic politics; misunderstand the internal machinations of the Chinese Communist Party (CCP) and you run the risk of misinterpreting China’s foreign policy. This is particularly true now, as the interaction between China’s internal affairs and its diplomacy has only intensified since President Xi Jinping took office.

 

Take the Air Defense Identification Zone (ADIZ) Beijing set up in the East China Sea in November 2013, several days after the Third Plenum. That important CCP meeting made the major decision to establish two new bodies: the leading group for overall reform and China’s National Security Commission. That decision can be considered a direct prelude to establishing the ADIZ.

 

Just as you can’t discuss Chinese foreign policy without considering domestic politics, you can’t talk about domestic politics without talking about Xi Jinping. Outside of China, Xi is the subject of endless conjecture. In this analysis, I try to answer five major questions about China’s internal politics based on what I have learned as a journalist and long-term observer of China’s development.

 

Question One: Are Xi Jinping and Li Keqiang rivals or partners?

 

This question arises because many have noted that while there has been a flood of propaganda about Xi Jinping in China, much less attention is paid to Li Keqiang. The difference is especially evident in comparison with Wen Jiabao, Li’s predecessor and a media darling.

 

The first prime minister of China, Zhou Enlai enjoys a very high reputation – he is even more popular than Mao Zedong. Ever since Zhou, the term “prime minister” has had special connotations in China. Nearly everyone in China hopes the sitting prime minister can be as capable, charming and resolute as Zhou Enlai was, which puts a great deal of pressure on China’s top leaders.

 

Like many observers, I also used to think that there was a secret competition or even a “media war” between Xi and Li. I was confused by the surface narrative promoted by the media.  But I’ve come to realize that Xi and Li are basically partners whose willingness to cooperate overweighs their disagreements. After Xi took office, the CCP stepped up its efforts to “run the state with groups,” establishing important organizations like the Central Internet Security and Informatization Leading Group and the Military Reform Leading Group, in addition to the previously mentioned Leading Group for overall reform and China’s National Security Commission. Li Keqiang is second-in-command in almost all of these groups – the notable exception is those involving military affairs. Far from shrinking, his power seems to have expanded from his main responsibilities for economic affairs. That suggests that Xi and Li have a tacit understanding not only on the subject of reform and the economy, but in almost every area.

 

At the First World Internet Conference, which was held in China recently, Li spoke in place of Xi, who was traveling overseas. This underscored his status as second-in-command of the Central Internet Security and Informatization Leading Group. By the same token, Li met the Russian Defense Minister Sergei Shoigu recently, when Xi Jinping was not in Beijing.

 

So how to explain the disparity in media attention? One Chinese government official told me that Chinese leaders have reached a consensus that it is necessary to highlight the authority of Xi Jinping to meet calls for a “strongman” who can solve the difficult problems China faces in implementing reform and anti-corruption efforts. In addition, I think Li Keqiang may simply be a more understated character than his predecessor, Wen Jiabao, just as Hu Jintao, Xi Jinping’s predecessor, was more low-key in style than Xi is.

 

Question Two: Who are Xi Jinping’s most trusted advisors?

 

The answer here is generally a matter of conjecture. Some possibilities: Li Xi, Xi Jinping’s schoolmate and currently the governor of Liaoning Province; Ding Xuexiang, Xi Jinping’s secretary and the deputy director of the General Office of the CCP Central Committee; or Wang Huning, a the head of the CCP Central Policy Research Office. Each of these men fits the bill.

 

However, Xi Jinping recently announced major measures regarding anti-corruption, propaganda, armed forces and security. The announcement offered some additional hints regarding Xi’s inner circle. In my view, Xi Jinping’s comrades-in-arms include Wang Qishan, the Secretary of Political and Judiciary Commission under the Central Committee; Lu Wei, the director of the Office of Central Internet Security and Informatization Leading Group; General Liu Yuan; and Li Zhanshu, the Director of General Office of the Central Committee (who is also responsible for the operation of China’s National Security Commission).

 

Wang Qishan’s role is evident. Without him, the anti-corruption campaign in China would stall, and the public would not have such high hopes for Xi Jinping.

 

Lu Wei is a low-key operator who is young and capable. After many years at Xinhua News Agency, Lu was placed in charge of propaganda in Beijing. Lately, he has become the person who runs China’s internet. Under his governance, Xi has successfully gained a man-of-the-people image on the internet and the “Big Vs,” as the most influential voices on China’s microblogs are known, have been quieted – exactly what the government needed. There is every reason to believe that Lu has earned Xi’s appreciation.

 

Liu Yuan is Xi’s powerful assistant in the military. Although the Chinese government has never disclosed the relationship between the two, Hong Kong media reports that Xi supported Liu in the fight against Xu Caihou, the former vice chairman of China’s Central Military Commission. It was even rumored that Liu Yuan would play an important role in the PLA’s Disciplinary Inspection Committee. Both Xi and Liu are the children of Party elders, meaning that they share a “red gene” and loyalty to China and the CCP.

 

Finally, Li Zhanshu is responsible for the overall planning of all activities attended by Xi and for Xi’s personal safety. Li is always part of the entourage for Xi’s overseas visits, clear evidence of his importance.

 

Question Three: Does Xi have any real political opposition?

 

In contrast to Western politics, the CCP brooks no visible factions within the Party, a rule since the time of Mao Zedong. Any obvious faction would quickly be labeled as “sectarianism” and targeted for criticism. In other words, in theory a Party member (no matter what level) should only be loyal to the Party as a whole instead of to a certain individual.

 

On the surface, then, high-level Party politics show no sign of disharmony. The public was utterly unaware of Bo Xilai’s imminent downfall as late as March 2012, when the annual National People’s Congress ended. It was not until Wen Jiabao criticized Bo’s signature “Chongqing Model” at his press conference that people realized Bo’s time was up. Bo Xilai’s case was handled as a criminal offense. Although it is almost universally believed that Bo’s downfall was associated with a political struggle, nobody can offer strong evidence to prove that Bo was Xi’s political opposition.

 

Nevertheless, it is certain that Xi has faced resistance and real opposition. Xi once openly remarked that “The reform has entered its hard time and deep end” and “The anti-corruption situation is still complex and severe” – indications that these projects face an uphill political battle.

 

That is exactly why the Chinese government has been building up Xi Jinping’s authority through the media – Xi needs unity within CCP as well as popular support. A Chinese official told me, “They [the opposition] are tough, so Xi has to be tougher than them.”

 

And who is the opposition? Just look for the “big tigers” – Xi will not let them rest easy.

 

Question Four: Does Xi really hope to go beyond previous leaders and become a “new architect”?

 

Referring to Xi as China’s “new architect” is a media invention. This phrase has been acknowledged by neither Xi nor official papers. This label only appeared on the website of People’s Daily. If the CCP really wanted to call the president the “new architect,” it would do so via a headline in the official People’s Daily newspaper.

 

Two years ago, Hu Angang, a professor at Tsinghua University, published an article in the People’s Daily saying that China uses a “collective presidential system,” something different from both the democratic system of the West and traditional Communist centralization. In the Chinese system, power is shared among the members of the Politburo Standing Committee. Decisions on major issues are made by taking a poll. Hu’s boldly expressed opinion has since had high-level acknowledgement.

 

We can take the appearance of the term “new architect” as the government’s way of flying a kite to test public reaction. This makes it a good time for other media to follow suit in spreading the term, because this is not only risk-free but also helpful — coining a “new concept” about Xi Jinping will attract attention from around the world.

 

It is important to remember that Xi has only been in office for two years, and has at least eight years of work ahead of him. During this period he will be as much a horse trader as an architect, as he gradually centralizes power that was previously in the hands of other standing committee members. However, there is no sign that Xi will destroy the “collective presidential system” by depriving other PBSC members the right to be equally involved in decision-making. It would be impossible for Xi to completely subvert the political machinations at the top of the CCP, which have matured in the 20 years since the time of Jiang Zemin.

 

I have no doubt that Xi Jinping is a man with a sense of his historical role, and that what he does will not only be valuable for China today, but also helpful to China’s future development. China needs to change, and Xi Jinping has been chosen by history to push through reforms and fight corruption. It is essential that someone do it.

 

One Chinese official agrees with this view, saying that Xi Jinping will play the role of a strongman who will help China develop more smoothly, more safely, and with less risk. According to this official, it will take at least five years for the term “new architect” to be officially accepted.

 

Question Five: What do Chinese people think of Xi Jinping?

 

Think about Putin: Despite pressure and sanctions from the West, he maintains a high approval rating. When meeting with Putin last year, Xi Jinping observed that he and Putin have similar personalities. And some of Xi’s actions enjoy the same popularity in China as Putin’s do in Russia.

 

Most Chinese people support Xi Jinping because they see him as a different kind of leader — Xi presents his charming wife at diplomatic activities; Xi allows the internet to show cartoon images of himself; Xi has the moxie to topple other Politburo members; Xi is prepared to be tough against the U.S. and Japan.

 

With the rapid development of China’s economy, what Chinese want has been changing. They seek international recognition and integration. Xi Jinping is satisfying this psychological need while fulfilling economic demands. Under Xi, China and even the Chinese people seem different than they were before.

 

Some people may worry that Xi he is restoring a “cult of personality” reminiscent of the Mao era. A government official I spoke to dismissed this as ridiculous. He argued that the media is far too sophisticated for that today. People today enjoy freedom of choice among open and diverse ideas; there is no room for a cult of personality. The official assured me that nobody in the government wants to restore a cult of personality, but it is necessary to establish Xi’s authority.

 

There’s no doubt that the media has gone a bit overboard in propagandizing Xi Jinping recently. The outside world tends to over-interpret this media coverage, with the potential for miscalculations about China’s future development. It might even lull Xi himself into a false sense of security. Avoiding those outcomes requires thinking objectively about internal affairs and diplomacy.

 

Mu Chunshan

 

 

Mu Chunshan is a Beijing-based journalist. Previously, Mu was part of an Education Ministry-backed research project investigating the influence of foreign media in shaping China’s image. He has previously reported from the Middle East, Africa, Russia and from around Asia. (From The Diplomat).

 

*  *  *

 

Read more English topic, please click here

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh