Đề tài liên hệ:
- NỀN KINH TẾ "5 KHÔNG" CỦA TRUNG CỘNG
- SỨC MẠNH KINH TẾ ĐÁNG NGỜ CỦA TRUNG CỘNG
(The risks of China’s failure and success)
By Arvind Subramanian
Nguyễn Hồng Nhung dịch
Phạm Hồng Anh hiệu đính
Project Syndicate
April 14/2016.
Khi các nhà lãnh đạo tài chính trên toàn thế giới tụ họp trong hội nghị mùa xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Washington, D.C, mọi hy vọng và quan ngại của họ đều tập trung cả vào Trung Quốc. Xét cho cùng, Trung Quốc chính là quốc gia có thể khởi động tiến trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu; thế nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này lại dựa trên một nền tảng hiện ngày càng xuất hiện những dấu hiệu trì trệ. Thế lưỡng nan ở đây là thất bại hay thành công của Trung Quốc đều đem lại những rủi ro cho nền kinh tế thế giới.
Viễn cảnh thất bại hẳn sẽ là sự kiện có một không hai trong lịch sử hậu Thế Chiến II. Bởi nền kinh tế Trung Quốc quá lớn nên hậu quả sẽ tác động đến toàn cầu. Tuy nhiên, không giống như năm 2008 khi đồng đô-la Mỹ lên giá đã cho phép các thị trường mới nổi hồi phục nhanh chóng, đồng nhân dân tệ có khả năng sẽ mất giá nếu nền kinh tế Trung Quốc suy thoái nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng giảm phát lan rộng (toàn cầu).
Những đồng tiền khác cũng có khả năng mất giá, trong đó một số là chính sách có chủ ý. Theo đó, kịch bản Trung Quốc thất bại có thể tương tự như những gì đã diễn ra trong thập niên 1930, với đặc trưng là sự phá giá cạnh tranh và sự sụt giảm các hoạt động kinh tế.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc thành công trong việc chuyển đổi nền kinh tế sang mô hình dựa trên tiêu dùng trong nước? Khi thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc đạt 10% tổng GDP vào năm 2007, thì tiết kiệm vượt 50% GDP và đầu tư vượt 40% GDP. Những con số này dường như quá cao để có được hiệu quả thúc đẩy hay gia tăng phúc lợi xã hội. Kết quả là một sự đồng thuận nhanh chóng được hình thành: Tiết kiệm và đầu tư cần phải giảm xuống để tạo ra một sự cân bằng tốt hơn. Đầu tư cần phải được kiềm chế bằng cách áp đặt các nguyên tắc tài chính mạnh tay hơn đối với các doanh nghiệp nhà nước khó kiểm soát. Đồng thời mạng lưới an sinh xã hội (social safety net) cần được củng cố, từ đó các hộ gia đình sẽ không phải tiết kiệm quá nhiều để đáp ứng những chi phí cho con cái và tuổi già.
Một thập kỷ đã qua và chúng ta đang thấy điều gì? Đúng như mong đợi, chính phủ đã xây dựng những mạng lưới an sinh xã hội, và thặng dư tài khoản vãng lai đã giảm. Năm ngoái, mức thặng dư rơi vào khoảng gần 3% GDP, chỉ bằng một phần nhỏ của mức năm 2007.
Nhưng điều này gần như không chứng minh được lý thuyết trên. Khoảng một nửa lượng giảm trong thặng dư vãng lai là do tỉ lệ đầu tư trong GDP thực sự đã tăng. Trong khi đó, tỉ lệ tiết kiệm quốc gia đã giảm khoảng 3,5 phần trăm GDP so với năm 2007 (số liệu chính thức tính đến hết năm 2013, theo IMF ước tính). Tuy nhiên mức giảm này khá khiêm tốn so với mức tăng 15 phần trăm trong giai đoạn 2000-2007.
Thậm chí đáng chú ý hơn khi tất cả mức giảm tiết kiệm khiêm tốn này dường như đều đến từ khu vực doanh nghiệp; tiết kiệm hộ gia đình gần như giữ nguyên so với GDP, tương tự như năm 2007. Nói cách khác, những chỉ số đã tăng lên trong giai đoạn bùng nổ không thể giảm xuống. Đây thực sự là một bài toán khó, và lời giải cho bài toán này không chỉ quan trọng đối với tương lai của Trung Quốc mà còn với tương lai của thế giới.
Có hai khả năng lớn. Một khả năng là giả thuyết này về cơ bản là đúng nhưng cần nhiều thời gian hơn mới thấy được kết quả. Trong trường hợp đó, chừng nào các nhà cầm quyền Trung Quốc còn tiếp tục tăng cường mạng lưới an sinh xã hội, mức giảm tỉ lệ tiết kiệm có thể tương đương với mức giảm dự kiến về đầu tư, góp phần duy trì thặng dư tài khoản vãng lai ở mức thấp.
Tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu giả thuyết này sai hoặc chưa hoàn chỉnh? Chẳng hạn như những hiệu ứng có lợi của mạng lưới an sinh xã hội đối với tiết kiệm có thể đã bị thổi phồng. Hay những hiệu ứng này có thể bị giảm đi bởi những tác động tiêu cực từ dân số già hóa. Trong vòng 15 năm nữa, dân số Trung Quốc trong độ tuổi từ 60 trở lên sẽ tăng lên 2/3. Bộ phận lao động lớn tuổi này có thể đang ra sức tiết kiệm để tạo dựng một nền tảng tài chính chuẩn bị cho thời kỳ nghỉ hưu đang đến gần.
Nếu một trong những kịch bản trên trở thành hiện thực, tỉ lệ tiết kiệm hộ gia đình có thể sẽ chỉ tiếp tục giảm xuống một cách từ từ. Đồng thời chính phủ sẽ đóng cửa những nhà máy không sinh lời, điều này có thể thúc đẩy tiết kiệm trong doanh nghiệp. Kết quả là, tiết kiệm tổng thể có thể duy trì ở mức cao, thậm chí ngay cả khi đầu tư giảm mạnh, khiến thặng dư tài khoản vãng lai tăng trở lại.
Đây sẽ không phải là một viễn cảnh dễ chịu cho nền kinh tế thế giới. Bởi nếu Trung Quốc chững lại thì tăng trưởng toàn cầu cũng vậy, và lượng cầu còn lại sẽ bị tái phân bổ về phía quốc gia này, càng làm gia tăng sự thiếu hụt (nguồn cầu) vốn đã nghiêm trọng ở các nước khác. Điều này có thể rất khác biệt với giai đoạn trước của sự mất cân bằng toàn cầu khi tại Trung Quốc, lượng thặng dư vãng lai khổng lồ ít nhất cũng được bù đắp phần nào qua tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của quốc gia này.
Tóm lại, trong khi sự “hạ cánh cứng” [*] của kinh tế Trung Quốc có thể thúc đẩy tình trạng giảm phát toàn cầu, thì việc né tránh kết quả này cũng có thể đồng nghĩa với sự quay trở lại của tình trạng mất cân bằng toàn cầu. Đây là những khả năng nghiêm trọng mà các nhà lãnh đạo cần phải cân nhắc trong bối cảnh ảm đạm của hội nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế ở Washington.
Arvind Subramanian
Nguyễn Hồng Nhung dịch
Phạm Hồng Anh hiệu đính
Arvind Subramanian là Cố vấn Kinh tế trưởng của Bộ Tài chính Ấn Độ.
[*] Hạ cánh cứng: Thuật ngữ phản ánh tình huống xảy ra khi nền kinh tế một nước nhanh chóng chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, và sau đó là suy thoái. Tình huống này thường xảy ra khi chính phủ nước đó cố gắng cắt giảm thâm hụt ngân sách và kiểm soát nợ công.
The risks of China’s failure and success
By Arvind Subramanian
Project Syndicate
April 14/2016.
NEW DELHI – As the world’s financial leaders gather in Washington, DC, for the annual spring meeting of the International Monetary Fund, their hopes – and fears – center on China. After all, China is the one country that might be able to jump-start the sputtering global economy’s recovery; and yet its own economic growth is based on a foundation that is increasingly showing signs of strain. The dilemma is that both Chinese failure and success carry risks for the world economy.
A failure scenario would be unique in post-World War II history. Because China’s economy is so large, the consequences would reverberate worldwide. But, unlike in 2008, when the US dollar appreciated, allowing emerging markets to revive quickly, the renminbi would likely depreciate should China’s economy experience a serious downturn, spreading deflation far and wide.
Other currencies might depreciate as well, some as a result of deliberate policy. Consequently, a China failure scenario could resemble the events of the 1930s, characterized by competitive devaluation and plummeting real economic activity.
But what if China succeeds in its current transition to a consumption-based economic model? When the Chinese current-account surplus reached 10% of GDP in 2007, saving exceeded 50% of GDP and investment surpassed 40% of GDP. These numbers seemed far too high to be dynamically efficient or welfare enhancing. As a result, a consensus rapidly emerged: Saving and investment should be reduced and brought into better balance. Investment should be reined in by imposing greater financial discipline on wayward public enterprises, while the social safety net should be strengthened, so that households would not have to save so much to meet the costs of having children and growing old.
Fast forward a decade, and what do we see? The government has built safety nets, and the current-account surplus has receded, exactly as hoped. Last year, the surplus amounted to less than 3% of GDP, a fraction of its 2007 level.
But this hardly validates the theory. About half of the reduction in the current-account surplus has occurred because investment has actually increased as a share of GDP. Meanwhile, there has been some decline in national saving, by perhaps 3.5 percentage points of GDP compared to 2007 (according to IMF estimates, as official data end in 2013). But this reduction is quite modest compared to the 15-percentage-point increase that occurred during 2000-2007.
Even more striking, all of this modest reduction in saving seems to have come from the corporate sector; household saving is roughly the same, relative to GDP, as it was in 2007. In other words, what went up during the boom has failed to come down. This is a real puzzle, and resolving it is important not only for China’s future, but for that of the world.
There are two broad possibilities. It could be that the theory is basically correct, but needs more time to show results. In that case, as long as China’s rulers continue to strengthen social safety nets, the decline in saving could match the envisaged decline in investment, keeping the current-account surplus low.
But what happens if the theory is wrong, or incomplete? For example, the beneficial effects of safety nets on saving may have been overestimated. Or those effects may be offset by the negative effects of population aging. Over the next 15 years, the Chinese population aged 60 and above will increase by two-thirds. These aging workers might now be saving as much as they possibly can, to build up a financial cushion for impending retirement.
If some version of this scenario is realized, the household saving rate may continue to decline only gradually. In the meantime, the government would be closing unprofitable plants, which might boost corporate saving. As a result, overall saving could remain high, even as investment falls sharply, causing the current-account surplus to surge again.
This would not be a pleasant prospect for the world economy. As China slowed, so would global growth, and the remaining demand would be redistributed toward China, aggravating other countries’ already-severe shortfalls. This would be very different from the previous episode of global imbalances when large Chinese current-account surpluses were at least offset to some extent by rapid Chinese growth.
In short, whereas a hard economic landing for China could spur global deflation, avoiding that outcome could mean the return of global imbalances. These are the stark possibilities that leaders need to ponder as they gather gloomily at the IMF in Washington.
Arvind Subramanian
Arvind Subramanian is Chief Economic Adviser at India’s finance ministry. (From Project Syndicate).
Arvind Subramanian is an Indian economist and the current Chief Economic Adviser to the Government of India, having taken charge of the position on 16 October 2014 succeeding Raghuram Rajan.[1] The post of CEA was lying vacant for over a year since Raghuram Rajan left the finance ministry to join the RBI as governor in September 2013.
He served as the Dennis Weatherstone Senior Fellow at the Peterson Institute for International Economics and a Senior Fellow at the Center for Global Development, both located in Washington DC. Formerly an economist at the International Monetary Fund, he is a widely cited expert on the economics of India, China, and the changing balance of global economic power. Arvind Subramanian is the author of two books, India's Turn: Understanding the Economic Transformation published in 2008, Eclipse: Living in the Shadow of China's Economic Dominance published in September 2011, and co-author of Who Needs to Open the Capital Account? which was published in 2012.
In 2011, Foreign Policy magazine named him one of the world's top 100 global thinkers.
Education:
Subramanian is a graduate of St Stephen's College, Delhi, and did his MBA from the Indian Institute of Management, Ahmedabad. Further, he obtained his M Phil and D Phil from the University of Oxford, UK. He attended the DAV Boy's Senior Secondary School, Chennai, for his high school education.
Positions held:
Subramanian has took as the Assistant Director in the Research Department of the International Monetary Fund. He is a development economist who worked closely with Reserve Bank of India Governor Raghuram Rajan when both were at the International Monetary Fund.[3] He served at the GATT during the Uruguay Round of trade negotiations. He has taught at Harvard University's Kennedy School of Government from 1999 to 2000. He has also taught at Johns Hopkins' School for Advanced International Studies from 2008 to 2010. Arvind Subramanian's elder brother is V S Krishnan who is an Indian Revenue Service Officer and is presently the Member of the Central Board of Excise and Customs and is a key player in piloting the Goods and Service Tax Bill.
In October 2014, he was appointed as Chief Economic Advisor to Indian government. The post of CEA had been lying vacant since Raghuram Rajan left the Finance Ministry to join the Reserve Bank as Governor in September 2013.[4]
Publications
Subramanian has authored essays and other publications on growth, trade, development, institutions, aid, oil, India, Africa, and the World Trade Organisation. He has been widely published in academic and other journals (including the American Economic Review (Papers and Proceedings), Review of Economics and Statistics, Journal of International Economics, Journal of Monetary Economics, Journal of Public Economics, Journal of Economic Growth, Journal of Development Economics, Brookings Papers on Economic Activity, Oxford Review of Economic Policy, International Monetary Fund Staff Papers, Foreign Affairs, World Economy, and Economic and Political Weekly.)
He has also been cited in leading magazines and newspapers, including the Economist, Financial Times, Washington Post, New York Times, Wall Street Journal, Newsweek, and New York Review of Books. He contributes frequently to the Financial Times and is a columnist in India's leading financial daily, Business Standard. (From Wikipedia, the free encyclopedia).
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài nầy: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net