(The Revolution will not be memorialized)
By Ma Jian
Trần Văn Thắng dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Project Syndicate
May 31/2006.
Bốn mươi năm trước, Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng Văn hóa. Ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền hiện đã ban hành một lệnh cấm bất cứ loại ý kiến đánh giá lại hay hoạt động tưởng niệm nào đối với thảm họa này như một phần nỗ lực của Đảng nhằm khiến người Trung Quốc quên đi thập niên mất mát đó.
Tuy nhiên, khi lên án người Nhật thờ ơ về vụ Thảm sát Nam Kinh trong Thế Chiến II, các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố rằng việc lãng quên quá khứ là phản bội nhân dân. Tuy nhiên, với nhân dân Trung Quốc, cuộc Cách mạng Văn hóa chính nó là một sự phản bội, một điều tiếp diễn cho tới ngày nay. Tất cả những sự kiện khủng khiếp sau đó, từ vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn, vụ đàn áp Pháp Luân Công và việc trấn áp các nhà hoạt động dân sự, tất cả đều là hậu quả tai hại của một tội lỗi gốc khó gột rửa đó.
Cách mạng Văn hóa đánh dấu đỉnh điểm của việc tiêu diệt giai cấp do Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành trong suốt những năm 1960. Những người sống sót trong tất cả các phong trào chính trị trước đó bị mê hoặc bởi sự sùng bái cá nhân của Mao, đã được xóa bỏ mọi hạn chế, có thể giết người và tìm cách trả thù mà không bị trừng phạt. Như Mao đã tóm tắt trạng thái tâm lý này: “Bây giờ là giai đoạn biến động, và tôi vui mừng về những hỗn loạn này”. Trong hướng dẫn của ông có tên “Về các vụ cắn”, Mao khẳng định: “Có gì ghê gớm đâu? Người tốt hiểu nhau bằng cách cắn nhau và người xấu xứng đáng bị như vậy khi họ bị những người tốt cắn…”
Những người bạn cùng thế hệ của tôi luôn bình luận như thế này khi tôi kể tôi sinh ngày 18 tháng 8: “Này, đó là ngày kỷ niệm Chủ tịch Mao gặp mặt các Hồng vệ binh lần đầu tiên”. Tuy nhiên, các tháng năm sau đó đã bị lãng quên một cách có chủ ý, đặc biệt là bởi chính các Hồng vệ binh. Đây là những người, giống như Liên đoàn thanh niên Hitler (Hitler Youth), đã lật trang sử đẫm máu của họ và không bao giờ (muốn) nhìn lại.
Theo Wang Youqin, tác giả của cuốn sách Victims of the Cultural Revolution (Những nạn nhân của Cách mạng Văn hóa), sau khi Mao tiếp đón các Hồng vệ binh và hướng dẫn họ thực hiện “đấu tranh vũ trang”, hơn 1.700 người đã bị đánh đập, bị dìm nước hoặc làm bỏng đến chết. 100.000 người khác đã bị đuổi ra khỏi nhà.
Chỉ trong mấy tháng, một phong trào toàn diện, dưới khẩu hiệu “cách mạng hóa văn hóa Trung Quốc” nhằm “phá bỏ nền văn hóa cũ, các truyền thống cũ, tư duy cũ và các phong tục cũ” đã diễn ra ác liệt trên khắp đất nước này. Những người có nguồn gốc “địa chủ, phú nông, phản động, phần tử xấu, cánh hữu” nằm trong số những người đầu tiên bị trừng phạt. Trong cơn tuyệt vọng để cứu mạng sống cho chính mình, các gia đình đã tự nguyện đập phá tài sản và nghiền nát các bức tranh hoặc thư pháp cổ của họ.
Các vụ “đốt sách, chôn nho” đã từng diễn ra trong lịch sử, nhưng không trường hợp nào quyết liệt bằng thứ lực lượng tàn phá do Mao phát động. Chẳng bao lâu sau, các di tích cổ cũng bị phá hủy. Thi hài của những nhân vật lịch sử, như Trương Chi Động (Zhang Zhidong), một vị quan lớn triều Thanh, đã bị khai quật, với những thi thể bị phân hủy được treo trên cây.
Cuối cùng, bất kỳ ai, từ Chủ tịch nước tới công dân bình thường, đều có thể bị chỉ trích, bị quy kết là đồ “ngưu quỷ xà thần”, bị bức hại và liệt vào danh sách phải chết. Người ta giết người để bảo vệ Mao, và những người bị xử tử hét to: “Mao Chủ tịch muôn năm!” trên đường ra nơi bị xử tử.
Tại tỉnh Quảng Tây, nơi một vài vụ bạo lực tồi tệ nhất xảy ra, gần 100.000 người đã bị giết hại trong tháng Bảy và tháng Tám năm 1968. Trong văn bản chính thức “Đại sự ký Cách mạng Văn hóa ở Quảng Tây”, nhiều trẻ sơ sinh xuất hiện trong danh sách những người thiệt mạng. Tác giả Zheng Yi đã tường thuật riêng ở huyện Vũ Tuyên, hơn 100 người đã bị ăn thịt, bởi việc ăn tươi nuốt sống kẻ thù là cách duy nhất để chứng minh lòng yêu mến đối với Mao. Gan, mắt và não được móc ra trong khi các nạn nhân vẫn còn sống.
Mao còn khuấy động một làn sóng các vụ bức hại khác năm 1968. Trong vô số các “vụ tự tử”, nhiều người đơn giản là đã bị cắn tới chết hoặc tự kết liễu mạng sống của chính họ khi nỗi đau vượt quá sức chịu đựng. Ở Bắc Kinh, những cái chết đã diễn ra phần lớn ở những khu vực có cây cối và các hồ nước. Wang Youqin tường thuật vào ngày 4 tháng 11 rằng bốn thi thể được tìm thấy nổi trên mặt hồ của Di Hòa Viên. Tổng cộng 63 người đã bị giết hại tại trường Đại học Bắc Kinh danh tiếng.
Mao qua đời trong khi vẫn đang mong muốn kết liễu nền văn hóa Trung Quốc. Riêng cuộc Cách mạng Văn hóa của ông đã giết hại tới khoảng hai triệu người, phá vỡ các truyền thống, nhổ tận gốc các giá trị tinh thần và đạo đức, và xé nát các quan hệ gia đình và sự gắn bó xã hội. Những người đã trải qua cuộc cách mạng này đã cố gắng lãng quên, bởi nỗi đau, vốn còn lớn hơn khi tim bị trúng đạn, đã đè nặng tâm hồn họ.
Tồi tệ hơn tất cả, những tội ác của Mao chống lại nền văn minh, không giống những tội ác của Hitler chẳng hạn, vẫn đang tiếp diễn. Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn đang sử dụng các phương pháp “tẩy não” của Mao, đồng thời di sản của ông vẫn tiếp tục được chính thức tôn thờ. Chân dung và thi thể của ông vẫn được trưng bày tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, và khuôn mặt của ông xuất hiện trên những tờ tiền giấy trong ví của mọi người dân Trung Quốc, nhiều người trong số họ có cha mẹ, con và những người thân yêu khác chết dưới lưỡi dao của Mao.
Không có gì ngạc nhiên khi người dân Trung Quốc nhìn vào chính trị với một sự cẩn trọng xen lẫn sợ hãi. Những nhân vật của công chúng luôn nỗ lực tránh xúc phạm Đảng, công khai tán thành thái độ thờ ơ như là công cụ quan trọng nhất để đảm bảo sự sống còn. Tháng trước, tôi có xem một chương trình truyền hình có sự tham gia của Hàn Mỹ Lâm (Han Meilin), một họa sĩ nổi tiếng. Trong phát biểu bế mạc của ông, ông đã phát biểu những câu đầy khôn ngoan trước khán giả: “Những người bàng quan muôn năm!”.
Han Meilin đã bị bức hại trong Cách mạng Văn hóa. Tuyên bố của ông đã được đáp lại bởi một tràng pháo tay giòn giã từ khán giả trường quay.
Ma Jian
Trần Văn Thắng dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Ma Jian (Mã Kiến) là nhà văn, tác giả của cuốn Beijing Coma, và gần đây nhất là cuốn The Dark Road.
The Revolution will not be memorialized
By Ma Jian
Project Syndicate
May 31/2006.
Forty years ago Mao Zedong launched the Cultural Revolution. The Propaganda Department of China’s ruling Communists have now issued an order banning any kind of reviews or commemoration of this disaster as part of the Party’s bid to make the Chinese forget about that lost decade.
But in condemning the Japanese for neglect of the Nanjing massacre during the Second World War, Chinese officials proclaim that forgetting the past betrays the people. But. for the Chinese, the Cultural Revolution was itself a betrayal, one that continues to this day. All the terrible events since then – the Tiananmen Square massacre, persecution of Falun Gong, and repression of civic activists – are the evil fruit of that un-cleansed original sin.
The Cultural Revolution marked the climax of class extermination practiced by the Party during the 1960’s. The survivors of all the previous political movements, now enthralled by Mao’s personality cult, were free of all constraint, able to kill and seek revenge with impunity. As Mao summed up this psychological state: “Now is a time of upheaval, and I’m just happy about the chaos.” In his instruction called “Regarding Biting Incidents,” Mao asserted: “So what? Good people get to know each other by biting each other and it serves bad people right if they are bitten by good ones…”
Friends of my generation invariably comment when I mention that I was born on August 18: “Hey, that was the anniversary of Chairman Mao first receiving the Red Guards.” But the following months and years have been selectively forgotten, particularly by the Red Guards themselves. These are people who, like the Hitler Youth, turned over their bloody page of history and never looked back.
According to Wang Youqin, author of Victims of the Cultural Revolution , after Mao received the Red Guards and instructed them in the “militant fight,” more than 1,700 people were beaten, drowned, or scalded to death. Another 100,000 were driven from their homes.
Within months, an all-out movement, under the banner of “revolutionize Chinese culture” and dedicated to the aim of “breaking away from old culture, old traditions, old thoughts, and old customs,” was raging throughout the country. Those who had been born “landlords, rich farmers, reactionaries, bad elements, and rightists” were among the first to be victimized. Desperate to save their lives, families voluntarily smashed their properties and pulped their ancient paintings and calligraphy.
Episodes of “burning books and burying intellectuals alive” had occurred before, but none was more radical than the destructive force unleashed by Mao. Soon, ancient sites would be ruined. Corpses of historic figures, such as Zhang Zhidong, a high-ranking official in the Qing Dynasty, were exhumed, with the decaying bodies left hanging in trees.
Eventually, anybody – from the President to average citizens – could be criticized, labeled an “ox-demon and snake-spirit,” persecuted, and listed for death. People killed others to safeguard Mao, and those who were executed shouted “Long Live Chairman Mao” on their way to death.
In Guangxi province, where some of the worst violence occurred, nearly 100,000 people were killed during July and August 1968. In the official “Memorabilia of the Cultural Revolution in Guangxi,” many infants appear on the death list. The author Zheng Yi reported that in Wuxuan County alone, more than 100 people were eaten, because devouring enemies was the only way to prove one’s love for Mao. Livers, eyes, or brains were removed while victims were still alive.
Mao set off yet another wave of persecutions in 1968. In countless “suicides,” many people were simply bitten to death, or took their own lives when the suffering became too much to bear. In Beijing, deaths occurred mostly in areas wuth trees and lakes. Wang Youqin reports that on November 4, four bodies were found floating in the lake of the Summer Palace. A total of 63 people were killed at the prestigious Beijing University.
Mao died aspiring to exterminate Chinese culture. His Cultural Revolution alone killed as many as two million people, shattered traditions, uprooted spiritual and ethical values, and tore apart family ties and communal loyalties. People who experienced it seal off the memory, for the pain, worse than a bullet to the heart, overwhelms souls.
Worst of all, Mao’s crimes against civilization, unlike those of, say, Hitler, are ongoing. The Communist Party still uses his brainwashing methods, and his legacy continues to be officially revered. His portrait and body remain on display in Beijing’s Tiananmen Square, and his face appears on banknotes in the wallet of every Chinese, many of whom saw parents, children, and other loved ones die under his knife.
The Chinese people, unsurprisingly, regard politics with a mixture of caution and dread. Public figures spend a lot of time and effort to avoid offending the Party, openly endorsing indifference as the foremost tool of survival. Last month, I watched a TV show featuring Han Meilin, a famous painter. In his closing remarks, he announced his words of wisdom to viewers: “Long live those who don’t care!”
Han Meilin was badly persecuted during the Cultural Revolution. His declaration was greeted by a roar of applause from the studio audience.
Ma Jian
Ma Jian is the author of Beijing Coma and, most recently, The Dark Road. (From Project Syndicate)
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net