Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 18, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
SÚNG, DƯỢC PHẨM VÀ CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÁNH
Webmaster
Các bài liên quan:
    CHUYỆN SÚNG ĐẠN VÀ BẦU CỬ Ở MỸ (Peter Tran)
    VÌ SAO VIỆC CẤM SÚNG Ở MỸ LÀ KHÔNG THỰC TẾ? (Thanh Long)
    VÌ SAO MỸ KHÔNG CẤM NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG SÚNG? (Trí Đạt)
    SÚNG: NỖI KINH HOÀNG CỦA NƯỚC MỸ
    THE TERROR OF OUR GUNS
    VÌ SAO CHỈ MỘT SỐ TIỂU BANG Ở MỸ KIỂM SOÁT LÝ LỊCH NGƯỜI MUA SÚNG?
    SỞ HỮU SÚNG: BI-KỊCH VĂN-HÓA VÀ CHÍNH-TRỊ MỸ (Nguyễn Hải Hoành)
    XÃ HỘI NGUY HIỂM

 

(Guns, Drugs, and Financial Markets)

By Dani Rodrik

Đặng Tấn Phước dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

Project Syndicate

April 11/2008

 

 

Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn đã một lần nữa chứng minh sự khó khăn của việc “thuần hóa” ngành tài chính, một ngành vừa là xương sống vừa là mối đe dọa nguy hiểm nhất của các nền kinh tế hiện đại. Trong khi điều này không phải là mới với các nền kinh tế mới nổi, những nước đã chịu nhiều cuộc khủng hoảng tài chính suốt ¼ thế kỷ vừa qua, thì nửa thế kỷ ổn định tài chính đã đẩy các nền kinh tế tiên tiến vào trạng thái tự mãn.

 

Sự ổn định đó đã phản ánh một sự “đánh đổi” đơn giản: sự điều tiết đổi lấy tự do vận hành. Chính phủ đặt các ngân hàng thương mại dưới sự điều tiết cẩn trọng để đổi lấy việc cung cấp công cộng việc bảo hiểm tiền gửi và chức năng người-cho-vay-cuối-cùng. Các thị trường chứng khoản bị buộc phải tuân theo các yêu cầu về công bố thông tin và minh bạch.

 

Nhưng việc phi điều tiết hóa ngành tài chính trong thập niên 1980 đã đẩy chúng ta vào những vùng đất bất định. Việc bãi bỏ quy định hứa hẹn tạo ra các cải tiến tài chính giúp gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng, cho phép đa dạng hóa danh mục đầu tư, và phân bố rủi ro tới những nơi có thể chống chịu tốt nhất.  Các nhà ủng hộ tự do hóa cho rằng việc giám sát và điều tiết sẽ cản trở điều đó và các chính phủ không thể theo kịp các thay đổi.

 

Cuộc khủng hoảng ngày hôm nay đã tạo ra một sự khác biệt lớn. Giờ đây chúng ta nhận ra rằng thậm chí các người chơi lọc lõi nhất trên thị trường cũng không hiểu hết về các công cụ tài chính mới xuất hiện, và không ai nghi ngờ rằng ngành tài chính cần một cuộc đại tu.

 

Nhưng, chính xác thì cần phải làm gì? Các nhà kinh tế tập trung vào các vấn đề có xu hướng rơi vào 3 nhóm.

 

Nhóm thứ nhất là những người theo chủ nghĩa tự do, những người cho rằng bất cứ thứ gì ngăn cách hai người trưởng thành có đồng thuận với nhau đều giống với tội ác. Nếu bạn đang bán một mẩu giấy mà tôi muốn mua, trách nhiệm của tôi là phải biết tôi đang mua cái gì và nhận thức rõ về bất cứ hậu quả tai hại nào có thể xảy ra. Nếu món hàng gây phương hại đến tôi, tôi chỉ có thể trách bản thân mình. Tôi không thể đòi hỏi chính phủ một gói cứu trợ.

 

Những người chống chủ nghĩa tự do nhận ra sai lầm chết người trong lập luận này: những thất bại tài chính liên quan tới cái mà các nhà kinh tế gọi là “rủi ro hệ thống”- tất cả mọi người đều trả giá. Việc giả cứu Bear Stearns cho thấy, chính phủ có thể cần phải giải cứu các tổ chức tư nhân để ngăn chặn một cơn hoảng loạn có thể gây ra các hậu quả tồi tệ ở nơi khác. Vì vậy, rất nhiều tổ chức tài chính, đặc biệt là các tổ chức lớn nhất, vận hành với một sự đảm bảo ngấm ngầm từ chính phủ. Điều này biện minh cho sự điều tiết của chính phủ đối với việc cho vay và đầu tư.

 

Vì lý do này, các nhà kinh tế ở cả nhóm thứ hai và thứ ba – hãy gọi họ là những người nhiệt tình tài chính (finance enthusiasts) và những người đa nghi tài chính (finance skeptics) – đều theo chủ nghĩa can thiệp nhiều hơn. Nhưng mức độ can thiệp mà họ chấp nhận khác nhau. Điều này thể hiện quan điểm khác nhau của họ về mức độ kém hiệu quả của các phương pháp giám sát và việc điều tiết thận trọng đang thịnh hành.

 

Những người nhiệt tình tài chính thường coi mỗi cuộc khủng hoảng là một cơ hội để học hỏi. Dù việc điều tiết thận trọng và giám sát không bao giờ có thể hoàn hảo, nhưng mở rộng sự giám sát đó tới các quỹ đầu tư và các tổ chức không được điều chỉnh vẫn có thể làm dịu đi những tác hại. Nếu mọi thứ trở nên quá phức tạp với các cơ quan điều tiết, công việc này luôn có thể được trả lại cho khu vực tư nhân bằng cách dựa vào các tổ chức đánh giá và các mô hình kiểm soát rủi ro của chính các doanh nghiệp. Lợi ích thu được từ những cải tiến tài chính là quá lớn để có thể có những can thiệp mạnh mẽ hơn.

 

Những người hoài nghi tài chính phản đối. Họ ít bị thuyết phục rằng đổi mới tài chính đã tạo ra những thành quả lớn (ngoại trừ cho bản thân ngành tài chính), và họ cho rằng điều tiết thận trọng sẽ chẳng bao giờ có thể đủ hiệu quả. Sự cẩn trọng thật sự đòi hỏi các nhà điều tiết tận dụng một nhóm các công cụ chính sách rộng hơn, bao gồm các trần định lượng, thuế giao dịch, các hạn chế chứng khoán hóa, biện pháp cấm, hoặc các ngăn chặn trực tiếp lên các giao dịch tài chính- tất cả đều là những thứ bị các thành viên của thị trường tài chính ghét cay ghét đắng.

 

Để hiểu được cơ sở của một cách tiếp cận rộng hơn về điều tiết tài chính, hãy cân nhắc 3 ngành được điều tiết khác: dược phẩm, thuốc lá, và vũ khí. Trong từng ngành, chúng ta cố cân bằng lợi ích và tự do cá nhân với những rủi ro mà chúng có thể gây ra cho xã hội và chính chúng.

 

Một chiến lược là hãy nhắm đến hành vi gây nên các vấn đề và dựa vào việc tự giám sát. Về cốt lõi, đây là phương án được ủng hộ bởi những người nhiệt tình tài chính: tạo ra các phạm vi hành vi và để các tác nhân tài chính hoạt động tự do trong phạm vi đó.

 

Nhưng điều tiết của chúng ta đi tương đối sâu hơn tại cả ba khu vực. Chúng ta hạn chế việc tiếp cận đối với hầu hết các loại dược phẩm, đánh thuế nặng và đặt ra các hạn chế tiếp thị lên thuốc lá, và kiểm soát việc lưu thông và quyền sở hữu súng. Có một quy tắc cẩn trọng được áp dụng ở đây: vì khả năng giám sát và điều tiết của chúng ta tất nhiên là không hoàn hảo, chúng ta cần phải dựa vào một nhóm các biện pháp can thiệp rộng hơn.

 

Trên thực tế, những người nhiệt tình tài chính giống với những người ủng hộ súng của Mỹ vốn cho rằng “súng không giết người, người mới giết người.” Ẩn ý của họ rất rõ ràng: chỉ trừng phạt những người sử dụng súng để gây tội ác, nhưng không trừng phạt những người khác bằng việc hạn chế việc tiếp cận súng của họ. Nhưng, vì chúng ta không thể chắc chắc rằng nguy cơ bị trừng phạt có thể ngăn tất cả tội ác, hoặc tất cả tội phạm đều bị bắt, nên khả năng của chúng ta trong việc khiến những người sở hữu súng cư xử một cách có trách nhiệm lại bị hạn chế.

 

Kết quả là hầu hết các xã hội tiên tiến đều áp đặt việc kiểm soát trực tiếp quyền sở hữu súng. Tương tự, những người hoài nghi tài chính tin rằng khả năng của chúng ta trong việc ngăn chặn hành vi chấp nhận rủi ro quá mức cũng bị hạn chế một cách tương tự.

 

Việc một người đồng tính với những người nhiệt tình hay những người hoài nghi phụ thuộc vào ý kiến của người đó về các lợi ích ròng của việc đổi mới tài chính. Trở lại ví dụ của dược phẩm, câu hỏi là liệu người ta có tin rằng đổi mới tài chính cũng giống aspririn, thứ tạo ra những lợi ích khổng lồ với ít rủi ro, hay methamphetamine, thứ kích thích hưng phấn, và theo sau là một tai nạn nguy hiểm.

 

Dani Rodrik

Đặng Tấn Phước dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

 

Dani Rodrik là Giáo sư ngành Kinh tế Chính trị Quốc tế tại trường Quản trị Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard. Ông là tác giả của cuốn The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy và gần đây nhất là cuốn Economics Rules: The Rights and Wrongs of the Dismal Science. (Theo Project Syndicate).

 

*  *  *

 

Guns, Drugs, and Financial Markets

By Dani Rodrik

Project Syndicate

April 11/2008

 

CAMBRIDGE – The sub-prime mortgage crisis has demonstrated once again how hard it is to tame finance, an industry that is both the lifeline of modern economies and their gravest threat. While this is not news to emerging markets, which have experienced many financial crises in the last quarter-century, a half-century of financial stability lulled advanced economies into complacency.

 

That stability reflected a simple quid pro quo : regulation in exchange for freedom to operate. Governments brought commercial banks under prudential regulation in exchange for public provision of deposit insurance and lender-of-last-resort functions. Equity markets were subjected to disclosure and transparency requirements.

 

But financial deregulation in the 1980’s ushered us into uncharted territory. Deregulation promised to spawn financial innovations that would enhance access to credit, enable greater portfolio diversification, and allocate risk to those most able to bear it.  Supervision and regulation would stand in the way, liberalizers argued, and governments could not possibly keep up with the changes.

 

What a difference today’s crisis has made. We now realize even the most sophisticated market players were clueless about the new financial instruments that emerged, and no one now doubts that the financial industry needs an overhaul.

 

But what, exactly, needs to be done? Economists who focus on such issues tend to fall into three groups.

 

First are the libertarians, for whom anything that comes between two consenting adults is akin to a crime. If you are selling a piece of paper that I want to buy, it is my responsibility to know what I am buying and be aware of any possible adverse consequences. If my purchase harms me, I have nobody to blame but myself. I cannot plead for a government bailout.

 

Non-libertarians recognize the fatal flaw in this argument: financial blow-ups entail what economists call a “systemic risk” – everyone pays a price. As the rescue of Bear Stearns shows, the government may need to bail out private institutions to prevent a panic that would lead to worse consequences elsewhere. Thus, many financial institutions, especially the largest, operate with an implicit government guarantee. This justifies government regulation of lending and investment practices.

 

For this reason, economists in both the second and third groups – call them finance enthusiasts and finance skeptics – are more interventionist. But the extent of intervention they condone differs, reflecting their different views concerning how dysfunctional the prevailing approach to supervision and prudential regulation is.

 

Finance enthusiasts tend to view every crisis as a learning opportunity. While prudential regulation and supervision can never be perfect, extending such oversight to hedge funds and other unregulated institutions can still moderate the downsides. If things get too complicated for regulators, the job can always be turned over to the private sector, by relying on rating agencies and financial firms’ own risk models. The gains from financial innovation are too large for more heavy-handed intervention.

 

Finance skeptics disagree. They are less convinced that recent financial innovation has created large gains (except for the finance industry itself), and they doubt that prudential regulation can ever be sufficiently effective. True prudence requires that regulators avail themselves of a broader set of policy instruments, including quantitative ceilings, transaction taxes, restrictions on securitization, prohibitions, or other direct inhibitions on financial transactions – all of which are anathema to most financial market participants.

 

To grasp the rationale for a more broad-based approach to financial regulation, consider three other regulated industries: drugs, tobacco, and firearms. In each, we attempt to balance personal benefits and individuals’ freedom to do as they please against the risks generated for society and themselves.

 

One strategy is to target the behavior that causes the problems and to rely on self-policing. In essence, this is the approach advocated by finance enthusiasts: set the behavioral parameters and let financial intermediaries operate freely otherwise.

 

But our regulations go considerably further in all three areas. We restrict access to most drugs, impose heavy taxes and marketing constraints on tobacco, and control gun circulation and ownership. There is a simple prudential principle at work here: because our ability to monitor and regulate behavior is necessarily imperfect, we need to rely on a broader set of interventions.

 

In effect, finance enthusiasts are like America’s gun advocates who argue that “guns don’t kill people; people kill people.” The implication is clear: punish only people who use guns to commit crimes, but do not penalize others as well by restricting their access to guns. But, because we cannot be certain that the threat of punishment deters all crime, or that all criminals are caught, our ability to induce gun owners to behave responsibly is limited.

 

As a result, most advanced societies impose direct controls on gun ownership. Likewise, finance skeptics believe that our ability to prevent excessive risk-taking in financial markets is equally limited.

 

Whether one agrees with the enthusiasts or the skeptics depends on one’s views about the net benefits of financial innovation. Returning to the example of drugs, the question is whether one believes that financial innovation is like aspirin, which generates huge benefits at low risk, or methamphetamine, which stimulates euphoria, followed by a dangerous crash.

 

Dani Rodrik

 

 

Dani Rodrik is Professor of International Political Economy at Harvard University’s John F. Kennedy School of Government. He is the author of The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy and, most recently, Economics Rules: The Rights and Wrongs of the Dismal Science. (From Project Syndicate).

 

*  *  *

 

Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Xem bài trên trang Anh ngữ: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh