The Ghosts of Tiananmen Square
By Ian Johnson
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch
The New York Review of Books
June 05/2014
Trong bài viết sau đây, ký giả Ian Johnson điểm hai cuốn sách mới về Thiên An Môn: Cộng hòa Nhân dân Lãng quên: Nhìn lại Thiên An Môn(The People’s Republic of Amnesia: Tiananmen Revisited) của Louisa Lim, do Oxford University Press xuất bản, và Những người lưu vong Thiên An Môn: Những tiếng nói của cuộc đấu tranh đòi dân chủ ở Trung Quốc (Tiananmen Exiles: Voices of the Struggle for Democracy in China) của Rowena He [Hà Tiểu Thanh] do Palgrave Macmillan xuất bản. Ian Johnson là phóng viên đóng tại Bắc Kinh của tờ The New York Times. Ông đã giành giải Pulitzer Prize cho tin bài về Trung Quốc, và đang viết một cuốn sách về việc Trung Quốc đi tìm các giá trị.
The People’s Republic of Amnesia: Tiananmen Revisited
by Louisa Lim
Oxford University Press, 248 pp., $24.95
Tiananmen Exiles: Voices of the Struggle for Democracy in China
by Rowena Xiaoqing He
Palgrave Macmillan, 212 pp., $95.00; $29.00 (paper)
Binh lính Trung Quốc quan sát cuộc biểu tình ở Quảng trường
Thiên An Môn vào tháng 5-1989 trước khi quân đội được lệnh tấn công.
(Ảnh: Ken Jarecke/Contact Press Images)
Mỗi độ xuân về, một người bạn lớn tuổi của tôi tên là Từ Giác (Xu Jue) đến nghĩa trang Bát Bảo Sơn ở ngoại ô mạn tây Bắc Kinh để đặt hoa trên mộ của chồng và con quá cố. Bà luôn sắp xếp đi viếng vào ngày 5 tháng 4, nhằm lễ Thanh Minh. Lịch cổ truyền Trung Hoa có ba ngày lễ để tưởng niệm người chết, trong đó quan trọng nhất là Thanh Minh – quan trọng đến nỗi vào năm 2008, sau mấy chục năm cố gắng cấm đoán các tập quán tôn giáo truyền thống, chính quyền đã công bố đó là ngày lễ toàn quốc và cho người dân được nghỉ một ngày để làm tròn bổn phận của mình. Ngày nay các quan chức Đảng Cộng sản cũng tham gia; gần như năm nào cũng vậy, truyền hình quốc gia chiếu cảnh họ viếng thăm đài tưởng niệm các liệt sĩ cộng sản hay cúng bái Hoàng Đế, theo thần thoại là vị vua sáng lập của dân tộc Trung Hoa, tại một lăng mộ hùng vĩ trên sông Hoàng Hà.
Nhưng tưởng nhớ có thể đặt ra những câu hỏi khó chịu. Vài ngày trước cuộc viếng mộ dự kiến của Từ Giác, hai công an đến nhà bà và cho biết họ sẽ có một ân huệ đặc biệt dành cho bà. Họ sẽ đích thân hộ tống bà đến nghĩa trang và giúp bà quét dọn hai ngôi mộ và đặt hoa. Họ đặt điều kiện là sẽ không đi vào ngày 5 tháng 4 dễ bị xúc động. Thay vì thế, họ sẽ đi sớm vài ngày. Bà biết mình không có lựa chọn nào khác nên đành chấp nhận. Năm nào họ cũng tạo ra cảnh tượng lạ: một bà lão đến bằng ô tô đen với bốn công an mặc thường phục, theo bà đến ngôi mộ của hai người thân đã ra đi của bà.
Con trai của Từ Giác bị lính bắn chết. Chỉ vài tuần sau, tóc chồng bà bạc trắng. Năm năm sau, ông qua đời. Khí tử liễu, bà giải thích: uất ức đến chết. Trên bia mộ của chồng có khắc một bài thơ lý giải nguyên nhân giết chết hai người:
Xin dâng một bó hoa tươi
Tám cánh loa kèn
Chín đóa cúc vàng
Sáu bông tulip trắng
Bốn nụ hồng đỏ
Tám-chín-sáu-bốn: ngày 4 tháng 6 năm 1989
Đó là cái ngày mà Đảng Cộng sản xưa nay cố gắng hết sức để xóa khỏi ký ức người dân. Vào đêm ngày 3 rạng ngày 4-6, lãnh tụ tối cao của Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình, và một nhóm lãnh đạo cao cấp phát lệnh cho Quân đội Giải phóng Nhân dân đàn áp Bắc Kinh. Với mục đích bề ngoài là giải tán sinh viên biểu tình khỏi Quảng trường Thiên An Môn, đó thực ra là một cuộc phô trương vũ lực đẫm máu, một lời cảnh báo rằng chính quyền sẽ không chấp nhận việc công khai phản đối sự cai trị của họ. Đến thời điểm đó, các cuộc biểu tình đã lan đến hơn tám mươi thành phố trên khắp Trung Quốc, với hàng ngàn người biểu tình kêu gọi có một hình thức chế độ chính trị cởi mở hơn, dân chủ giúp chấm dứt nạn tham nhũng, đặc quyền, và sự tàn bạo của chế độ cai trị cộng sản. [1] Cuộc thảm sát ở Bắc Kinh và bạo lực do chính quyền chỉ đạo ở nhiều thành phố khác cũng là lời nhắc nhở rằng quyền lực của Đảng Cộng sản xuất phát từ nòng súng. Trong những thập niên tiếp theo nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ đáng kể, giúp hàng trăm triệu người thực sự giàu lên và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng đằng sau đó là một lời răn đe, một thông điệp nhắn nhủ rằng chính quyền sẵn sàng tàn sát một số bộ phận dân chúng nếu họ cư xử không phải phép.
Khi tôi trở lại Trung Quốc làm báo vào đầu những năm 1990, các sự kiện Thiên An Môn đã trở thành một tấn tuồng được trình diễn vào mỗi mùa xuân. Cứ đến gần ngày đó, những người bất đồng trên khắp Trung Quốc sẽ bị triệu tập, an ninh ở Bắc Kinh tăng gấp đôi, kiểm duyệt được siết chặt. Đó là một trong nhiều ngày nhạy cảm trong lịch cộng sản, những ngày ngầm cấm kỵ phản ánh nỗi sợ chủ yếu của bộ máy điều hành đất nước. Cứ như thể ngày 4 tháng 6, hay lục tứ trong tiếng Hoa, đã trở thành một ngày Thanh Minh mới, một ngày mà chính quyền xấu hổ khi phải thừa nhận là nó tồn tại. Hiện nay những vụ bắt bớ trong tháng 5 và tháng 6 đã bớt đi nhưng vẫn là một phần trong đời sống thường nhật của hàng trăm người trên khắp Trung Quốc, chẳng hạn như Từ Giác, mẹ của một nạn nhân Thiên An Môn.
Còn lại gì? Tác giả Christa Wolf dùng cụm từ này làm nhan đề cho một truyện vừa có bối cảnh ở Đông Berlin vào cuối thập niên 1970. Một phụ nữ nhận thấy mình bị theo dõi và cố gắng khắc ghi một ngày trong đời mình vào ký ức để bà có thể nhớ lại vào một thời điểm nào đó trong tương lai khi mọi việc được bàn luận tự do hơn. Đó là câu chuyện về sự uy hiếp và nỗi khát khao bị đè nén. Đây có phải là cách thích hợp để nghĩ về Thiên An Môn, xem nó như một hồi kịch đóng băng trong thời gian, chờ đến lúc được công nhận thực sự và có kết cục trong một tương lai mơ hồ nào đó?
HAI cuốn sách mới tìm hiểu các sự kiện Thiên An Môn từ góc nhìn này. Một cuốn có bối cảnh ở Trung Quốc và bàn về việc kiềm chế ký ức; cuốn kia có bối cảnh ở nước ngoài và bàn về việc gìn giữ ký ức. Cả hai cuốn đồng ý rằng ngày 4 tháng 6 là một thời điểm trọng đại trong lịch sử Trung Quốc đương đại, một bước ngoặt làm chấm dứt lý tưởng và sự thử nghiệm của thập niên 1980, và đưa đến một Trung Quốc siêu tư bản chủ nghĩa và siêu nhạy cảm của thời nay.
Cả hai cuốn sách không nhận là kể lại tường tận vụ thảm sát đó, hay những sự kiện dẫn đến vụ thảm sát. Câu chuyện lịch sử đó được kể lại trong cuốn Dẹp yên nhân dân: chuyện quân đội đàn áp phong trào dân chủ Bắc Kinh (Quelling the People: The Military Suppression of the Beijing Democracy Movement) của Timothy Brook, một sử gia được đào tạo kinh viện biết sử dụng khả năng phân tích và truy tìm dữ kiện để tìm hiểu vụ thảm sát này. [2] Tuy cuốn sách của Brook không dẫn một số tác phẩm quan trọng xuất bản trong những năm 2000 (đặc biệt là hồi ký của tổng bí thư thời đó Triệu Tử Dương [3] và tuyển tập những tài liệu [nhà nước] bị rò rỉ gọi là Hồ sơ Thiên An Môn [The Tiananmen Papers]), Dẹp yên nhân dân vẫn là cuốn sách sử hay nhất kể về những sự kiện ở Bắc Kinh. Lời kết của ông tóm tắt phần lớn những gì được viết về sau:
Những sự kiện ban đầu ngày càng chìm sâu vào trạng thái quên lãng mà trong đó nhiều người, cả ngoại quốc lẫn Trung Quốc, muốn thấy chúng biến mất, khi một mối quan hệ mới và có lợi hơn với nền kinh tế thế giới bắt buộc thế hệ kế tiếp tránh lo ngại về nhân quyền. [4]
Hai cuốn sách mới lấy bối cảnh thời kỳ hậu Thiên An Môn, tìm hiểu xem sự kiện Thiên An Môn đã góp phần định hình xã hội Trung Quốc ra sao, và có ảnh hưởng ra sao đối với một số nhân vật chủ yếu từng tham gia sự kiện đó và nay đang sống lưu vong.
Cuốn Cộng hòa Nhân dân Lãng quên: Nhìn lại Thiên An Môn của Louisa Lim có nhan đề tuyệt vời, cho thấy phần lớn những gì chúng ta xem là đương nhiên ở Trung Quốc ngày nay là do những nỗ lực quên hoặc vượt qua vụ thảm sát đó. Cuốn sách này là một loạt chân dung những người từng tham gia ở Thiên An Môn hoặc chịu ảnh hưởng của nó, trong đó có một số đã xuất hiện trong chương trình chuyên đề của Đài Phát thanh Quốc gia Mỹ (NPR) – tác giả làm phóng viên của NPR ở Bắc Kinh trong nhiều năm. Cấu trúc kể chuyện riêng rẽ của sách có một số nhược điểm, chủ yếu là ở đầu sách thiếu một phần kiến thức nền tảng hoàn chỉnh về vụ thảm sát – những diễn biến dẫn đến sự kiện, diễn ra như thế nào và tại sao.
Nhưng Lim mở đầu bằng một chương hữu ích tên là “Người lính”, mô tả cơ chế của vụ giết chóc, theo lời kể của một anh lính quèn thuộc đơn vị trong Quân đội Giải phóng Nhân dân được lệnh giải tán quảng trường. Ai cũng đã biết rằng quân đội không giải tán được quảng trường, trước tiên tập trung binh lính ở ngoại ô, rồi chỉ cố gắng nửa vời để tiến vào Bắc Kinh trong nhiều ngày liên tiếp khi các đám đông quần chúng nài nỉ và chọc ghẹo những người lính trẻ, bảo họ đừng nghe theo lời tuyên truyền của các chính ủy và quay lại doanh trại của họ. Cuối cùng, khi binh lính nhận được lệnh dứt khoát để ra tay, họ gây thương vong khủng khiếp cho dân thường, những thương vong mà ta có thể lý giải – tùy theo quan điểm của mỗi người – là do binh lính được huấn luyện kém, các thủ đoạn thô bạo của cấp trên, hoặc là một nỗ lực có chủ đích để bình định bằng khủng bố.
Lim phả hơi thở sinh động vào những kết luận tổng quát này thông qua nhân vật của mình, một thanh niên u mê, bị tẩy não thuộc một đơn vị bị lén lút đưa vào thành phố trên những phương tiện giao thông giả trang trông như xe buýt công cộng, trong khi các đơn vị khác đi bằng tàu điện ngầm. Đó là cách duy nhất để đơn vị của anh vượt qua được các chướng ngại vật chiến lũy dân sự và để nhanh chóng tuồn binh lính và vũ khí vào Đại Lễ đường Nhân dân, một trong những tòa nhà chính yếu trên quảng trường mà họ dùng làm nơi triển khai cuộc tấn công. Trong những ngày sau vụ thảm sát, chúng ta biết có chuyện còn đáng ngạc nhiên hơn – dân thường bắt đầu nhanh chóng đứng chung phía với binh lính, ít nhất là ở nơi công khai:
Anh không tin là sự trở mặt này xuất phát từ nỗi sợ, mà do ước nguyện sâu xa – thậm chí là điều cần thiết – muốn đứng chung phía với những người chiến thắng, bất luận tổn hại đến đâu: “Đó là một cơ chế tồn vong mà người dân ở Trung Quốc đã dần dần học được nhờ sống lâu dưới chế độ này. Để tồn tại, tất tần tật đều là tuân thủ thượng lệnh.”
Cuốn sách tiếp tục với những chương khác xây dựng xung quanh chân dung của nhiều nhân vật khác nhau. Chúng ta gặp một lãnh tụ sinh viên về sau thành một doanh nhân, một sinh viên đương đại tò mò nhưng cẩn trọng về quá khứ, một quan chức có đầu óc cải cách luôn bị chính quyền theo dõi, một lãnh tụ sinh viên sống lưu vong, người mẹ của một sinh viên đã chết, và một thanh niên có đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Mỗi nhân vật giúp Lim đưa ra các nhận định tổng quát hơn về việc chuyện lãng quên tổn hại ra sao đối với một người, và đối với một xã hội.
Trong chương về vị cựu quan chức, Bào Đồng (Bao Tong), Lim cũng sử dụng các hồi ký mới xuất bản để chất vấn các luận điểm chủ yếu về cách chúng ta hiểu các mưu toan chính trị nội bộ đã dẫn đến cuộc thảm sát. Cho đến nay, phần lớn các nhà quan sát giả định rằng sinh viên đã gây ra sự chia rẽ trong giới lãnh đạo, với Đặng Tiểu Bình đứng về phe cứng rắn chống lại Triệu Tử Dương, tổng bí thư có chủ trương cải cách và có phần thông cảm với sinh viên. Đây cũng là quan điểm của Bào Đồng cho đến khi ông đọc hồi ký của thủ tướng thời đó Lý Bằng, vốn cũng là một người có đường lối cứng rắn. Lý Bằng cho rằng từ trước đó khá lâu Đặng Tiểu Bình đã phật ý với các khuynh hướng tự do của Triệu Tử Dương. Khó mà biết được liệu cách lý giải này có đúng hay không, nhưng Lim đúng khi nhấn mạnh điều này, cho thấy ngay từ đầu Triệu Tử Dương đã sa cơ thất thế ra sao:
“Điều này chẳng liên quan gì đến sinh viên,” Bào Đồng nói với tôi. Ông tin rằng Đặng đã dùng sinh viên làm công cụ để phế truất người được chỉ định kế nhiệm ông. “Ông ta phải tìm ra được một lý do. Sinh viên càng đấu tranh mạnh mẽ, Đặng Tiểu Bình càng có lý do. Nếu sinh viên đều về nhà, Đặng chẳng có lý do gì.”
Điều này đặt ra câu hỏi được bàn luận nhiều trong một phần tư thế kỷ qua là liệu sinh viên có thể tránh bị thảm sát hay không nếu họ đã giải tán vài ngày trước khi hành động quân sự có vẻ trở thành tất yếu. Tuy nhiên, khi xem lại tư liệu, ta có cảm nhận rằng không chỉ sự thất sủng của Triệu Tử Dương mà cả vụ thảm sát cũng gần như là điều tất yếu. Đặng Tiểu Bình trước đó đã luôn phản đối bất cứ sự bất đồng chính trị nào và ông dường như quyết tâm dứt khoát phát đi một thông điệp rằng sự chống đối công khai sẽ không được dung thứ.
Tuy nhiên, mối quan tâm lớn hơn của Lim là sự kiện Thiên An Môn có ý nghĩa ra sao trong xã hội ngày nay. Bà nhiều lần chứng minh rằng những người dưới bốn mươi tuổi biết rất ít về Thiên An Môn. Trong một chương, người sinh viên từng hoạt động nay thành doanh nhân thấy chẳng nghĩa lý gì đem chuyện Thiên An Môn nói với cô vợ trẻ của mình. “Lý do họ không thích nói về năm 1989 không phải là vì đó là một chủ đề nhạy cảm chính trị hoặc nó khiến họ thấy khó chịu. Chỉ đơn giản là nó chẳng nghĩa lý gì với họ.”
Dựng tượng Nữ thần Dân chủ, Quảng trường Thiên An Môn,
tháng 5 năm 1989 (Ảnh: Alon Reininger/ Contact Press Images)
Điểm này được thể hiện mạnh hơn trong một chương về một sinh viên Trung Quốc đại lục mà Lim gặp tại một cuộc triển lãm về vụ thảm sát này ở Hong Kong (ở đó một bảo tàng chuyên về Thiên An Môn vừa mở cửa). Bà thấy chàng trai này, tên là “Feel” vì anh có “cảm nhận đặc biệt” về tiếng Anh, rất tất bật và háo hức muốn biết nhiều hơn. Nhưng về sau khi bà đến thăm anh tại trường ở Trung Quốc, anh trầm ngâm và cẩn thận, biết càng ít càng tốt về chuyện đã xảy ra và tuân theo các chuẩn mực xã hội yêu cầu phải phớt lờ chuyện đó. Lim giải thích sự nói dối và ngờ vực phổ biến trong giới trẻ bằng cách trích dẫn một phát biểu của người đoạt giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) nói rằng Trung Quốc đã bước vào một thời đại “trong đó người ta chẳng còn tin vào bất cứ điều gì và trong đó lời nói của họ không đi đôi với hành động, vì họ nói điều này nhưng lại có nghĩa khác.”
Một trong những điểm quan trọng nhất của Lim là Thiên An Môn khiến bạo lực trở thành điều có thể chấp nhận trong thời kỳ cải cách hiện nay. Sau bạo lực của thời kỳ Mao Trạch Đông, người ta đã hy vọng rằng các bất đồng xã hội sẽ không được giải quyết bằng vũ lực – rằng sẽ không còn Hồng Vệ binh lục soát nhà để lùng bắt các kẻ thù có thật cũng như tưởng tượng, hay sử dụng đại trà các trại lao động. Và tuy nhiều loại bạo lực trong những hình thức bạo lực tàn khốc này đã được hạn chế, Đảng thường xuyên dùng vũ lực chống lại những người phản đối mình, khám xét và giam giữ một cách phi pháp những người chỉ trích. Biểu tình chưa chấm dứt. Dù nhà nước liên tục nói về sự hài hòa xã hội và chi tiêu nhiều cho “việc duy trì ổn định” hơn cho các lực lượng vũ trang, Trung Quốc còn đầy rẫy hàng chục ngàn cuộc biểu tình quy mô nhỏ mỗi năm, “các tiểu Thiên An Môn” như lời của Bào Đồng nói với bà. Có khi là biểu tình vô thưởng vô phạt của người lao động về hưu đòi lương hưu, nhưng có khi là biểu tình của những người cố giữ không để nhà của mình bị cướp đi, và họ bị trừng phạt bằng các cuộc tấn công bạo lực của bọn côn đồ nhà nước hoặc bằng các màn hạ sát phi pháp của bọn công an trật tự đô thị thành quản [chengguan, cách gọi tắt của Sở Quản lý Hành chính và Chấp pháp Thành thị, N.D.]
Lim kể chuyện sinh động và rõ ràng. Bà nhanh nhẹn chuyển đổi qua lại giữa chuyện kể của các nhân vật và các chiêm nghiệm tổng quát, điểm xuyết cả hai bằng các tình tiết ngắn, cay nghiệt, ví như chuyện một nghệ sĩ cắt đứt một phần ngón tay để phản đối vụ thảm sát, nhưng nay thấy ông không thể giải thích lý do với đứa con trai mười hai tuổi. Rõ ràng Lim đã suy nghĩ và quan tâm rất nhiều về sự kiện Thiên An Môn, và bà chấp nhận rủi ro lớn khi viết cuốn sách này; nếu ta lấy lịch sử làm căn cứ, cuốn sách này có thể khiến bà khó trở lại Trung Quốc, ở đó chính quyền có danh sách đen gồm những học giả và ký giả có tác phẩm đụng đến các chủ đề nhạy cảm. Bởi vậy cuốn sách của bà đầy can đảm, nghiên cứu một trong những vết thương đau đớn nhất của Đảng Cộng sản.
Chương cuối của Lim là một trong những chương đáng đọc nhất, nhưng cũng cho thấy một số trở ngại của cuốn sách này. Thay vì phác họa chân dung một nhân vật, bà kể lại vụ đàn áp người biểu tình ở Thành Đô, một thành phố lớn ở miền tây nam và là trung tâm tri thức quan trọng thứ nhì của Trung Quốc. Lim đào xới các công điện của Bộ Ngoại giao Mỹ và qua phỏng vấn nghe các nhân chứng kể về sự đàn áp hết sức bạo lực các cuộc biểu tình ở đó. Đây là một chương đọc đến sợ, viết đầy cao hứng.
Tuy nhiên, đôi khi Lim hơi gấp gáp khi mô tả các phát hiện mới mẻ của mình. Các tác giả khác đã đưa ra luận điểm tổng quát cho rằng điều đã xảy ra vào năm 1989 là một phong trào trên toàn quốc, nhất là trong cuốn The Pro-Democracy Protests in China: Reports from the Provinces (Biểu tình đòi dân chủ ở Trung Quốc: Tường thuật từ các tỉnh,xuất bản năm 1991), do Jonathan Unger chủ biên. Về các sự kiện ở Thành Đô, các tác giả đã bàn về chúng, nhất là nhà văn Liệu Diệc Vũ. [5] Lim đáng được khen vì đã kể lại các sự kiện dưới một hình thức hoàn chỉnh hơn, và vì đã tìm ra rất nhiều thông tin mới. Nhưng việc người ngoài cuộc thường xem sự kiện ngày 4 tháng 6 chỉ là chuyện ở Bắc Kinh chủ yếu phản ánh sự thật là các sự kiện trên toàn quốc năm 1989 vẫn chưa được đề cập trọn vẹn trong một cuốn sách. Có lẽ điều này cho thấy nhiều về sự thiển cận và tủn mủn của các nghiên cứu học thuật hiện đại hơn là về chủ đề chính “sự lãng quên” của Lim.
Rowena He [Hà Tiểu Thanh] cũng đưa bức tranh vượt ra khỏi ranh giới Bắc Kinh trong câu chuyện cảm động và rất riêng tư về cuộc đời của một người di cư chính trị, Những người lưu vong Thiên An Môn: Những tiếng nói của cuộc đấu tranh đòi dân chủ ở Trung Quốc. [6] Nay là một giảng viên dạy một môn học nổi tiếng về Thiên An Môn cấp đại học tại Harvard, Hà Tiểu Thanh chỉ mới là học sinh trung học trong đợt biểu tình năm đó. Song bà vẫn hăng hái tham gia các cuộc biểu tình ở Quảng Châu, quê của bà tại miền nam Trung Quốc, bà xuống đường dù cha mẹ cảm thấy bất an. Sau khi các cuộc biểu tình bị dẹp tan ở đó, bà ngoan ngoãn học thuộc lòng luận điệu tuyên truyền của chính quyền để có thể thi đỗ đại học, tốt nghiệp, và cuối cùng kiếm được một việc làm tốt trong thời kỳ kinh tế Trung Quốc bắt đầu bùng nổ.
Tuy nhiên, trong thâm tâm bà không thể quên được các cuộc biểu tình. Rốt cuộc, bà khiến gia đình và bạn bè ngạc nhiên khi nghỉ việc để sang Canada học cao học. Bà chọn chuyên ngành giáo dục với suy nghĩ rằng giáo dục có ý nghĩa quan trọng để tránh một sự kiện Thiên An Môn khác. Bà cũng bắt đầu kể chuyện lịch sử về cuộc nổi dậy này.
Cuốn sách của bà được viết theo truyền thống nghiên cứu tự sự học thuật đương đại, qua đó bà kể chuyện của chính mình theo cách giúp nhấn mạnh quan điểm của mình. Chúng ta biết về quãng đời bà lớn lên trong Cách mạng Văn hóa, những khó khăn gia đình bà gặp phải, và chuyện lý tưởng của cha bà đã bị đập tan ra sao trong thời Mao Trạch Đông. Bà theo mẹ rong ruổi với một gánh hát, và đi đi lại lại giữa thành thị và nông thôn trong khi cha mẹ bà phải chật vật thích nghi với những chiều hướng chính trị của thời kỳ đó. Tất cả những chi tiết này giúp chúng ta hiểu cảm giác bị mắc bẫy mà thế hệ Thiên An Môn cảm nhận khi lớn lên trong thời Mao Trạch Đông, và nỗi khát khao xuất phát từ cảm giác đó được thoát ra và đi theo phong trào năm 1989.
Chuyện của chính tác giả được cân đối bằng ba câu chuyện khác của các nhân vật nổi tiếng tham gia biểu tình: các lãnh tụ sinh viên Dịch Đan Hiên (Yi Danxuan), Thẩm Đồng (Shen Tong), và Vương Đan (Wang Dan). Những lời hỏi đáp của bà được điểm xuyết bằng các phần mở ngoặc chú thích các câu trả lời, những lúc im lặng, và tâm trạng của những người nói chuyện với bà.
Dù chuyện của Thẩm Đồng và Vương Đan đã được khá nhiều người biết, những câu hỏi thăm dò nhẹ nhàng và các hiểu biết sâu sắc về tâm lý giúp chúng ta hiểu cái lý tưởng đôi khi vị kỷ của những nhân vật này, những người lao mình vào phong trào sinh viên mặc cho cha mẹ nài nỉ đừng tham gia. Như Dịch Đan Hiên kể với tác giả:
“Bạn bè và tôi chẳng bao giờ nghĩ rằng chính quyền sẽ ra lệnh cho quân đội nổ súng dù ngay từ đầu cha tôi đã nói là sẽ có chuyện đó. Đúng là chúng tôi chẳng hiểu rõ bản chất của chế độ này”.
Những nhân vật trong sách của Rowena He có thể được xem là những kẻ thất bại. Thua cuộc, họ buộc phải sống ở nước ngoài, nơi họ luôn ở trong tâm trạng ngờ vực và bất an – cũng chẳng đáng ngạc nhiên nếu biết rằng chính quyền tiếp tục tìm cách lẻn vào máy vi tính của họ và theo dõi nhất cử nhất động của họ. Cho dù họ đã tạo dựng cuộc sống có ích cho chính mình trong môi trường kinh doanh hay học thuật, theo cách viết của tác giả:
“Xét về nhiều mặt Thiên An Môn là một bi kịch vẫn tiếp diễn vì các nạn nhân không còn được xem là nạn nhân, còn bọn thủ ác không còn được xem là kẻ thủ ác. Thay vì thế, kẻ thủ ác đã trở thành người thắng cuộc trong bối cảnh một “Trung Quốc vươn lên”.
Nhưng Rowena He có những mối quan tâm sâu xa hơn là chỉ tính ai thắng ai bại. Thay vì thế, bà cố hình dung chuyện gì xảy ra khi điều ta yêu quý bị tiêu diệt. Nó có thật sự chết đi hay vẫn sống dưới những dạng khác? Phải chăng ký ức của những người lưu vong không giá trị bằng hiện thực của một chế độ quả đầu chính trị và kinh tế mà lâu nay đã xóa sạch lý tưởng của một thế hệ trước? Tầm nhìn nào có khả năng tồn tại lâu dài hơn?
“Với tôi, nghiên cứu là một trải nghiệm về không gian và thời gian, một mối liên kết giữa nơi này và chốn kia, giữa quá khứ và tương lai, với chúng ta sống ở hiện tại, cố gắng biến các giấc mơ cũ thành hiện thực. Cội rễ luôn còn đó, nhưng các giấc mơ của ta có thể chết đi. Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ giữ cho các giấc mơ đó còn sống mãi – không chỉ những giấc mơ của chính tôi mà cả các giấc mơ của những người khác”.
Thảng hoặc, cuốn sách của Rowena He lãng mạn thái quá và chú trọng quá nhiều vào trải nghiệm của các sinh viên để xem đó là tiêu biểu của toàn phong trào đấu tranh này – hàng ngàn người lao động cũng đã tham gia, và hầu như chẳng được nhắc đến. Nhưng tôi thấy cuốn sách này lý giải đầy thuyết phục và rất hay về một trải nghiệm quan trọng trong đời sống Trung Quốc đương đại. Ta không nên quên rằng, vì sự kiện Thiên An Môn, một số trí thức thuộc hàng vĩ đại nhất của Trung Quốc ở cuối thế kỷ hai mươi đã chết ở xứ người. Phương Lệ Chi (Fang Lizhi), Lưu Tân Nhạn (Liu Binyan), và Vương Nhược Vọng (Wang Ruowang) nằm trong số những người nổi tiếng nhất. (Phương Lệ Chi và Lưu Tân Nhạn từng cộng tác với The New York Review).
Về mặt này, phong trào lưu vong của Trung Quốc tương đồng với các cộng đồng lưu vong lớn ở Châu Âu trong thế kỷ 20: người Ba Lan ở London, người Nga ở Paris, sự lẩn tránh và ngờ vực của các sắc dân thiểu số Đông Âu và Xô-viết ở Munich thời chiến tranh lạnh. Họ đôi khi bị chế nhạo và chỉ còn làm phông trong các tiểu thuyết gián điệp, nhưng họ cũng có phẩm giá của mình và thành tựu lớn lao, mặc dù họ hầu như không được biết đến nhiều ở quê hương sau khi Bức màn sắt sụp đổ.
Sống ở Trung Quốc ngày nay, người ta nhận ra rằng nhà nhà người người lãng quên và lưu vong là chuyện phổ biến, nhưng cũng phổ biến không kém là ý nghĩ cho rằng các sự kiện Thiên An Môn vẫn còn có ý nghĩa – rằng chúng tiếp tục hiện diện, không chỉ theo nghĩa tiêu cực về việc gây ra trấn áp và kiểm duyệt, mà còn theo nhiều cách tích cực. Tôi được nhắc về các phóng viên của tờ New York Times Nicholas Kristof và Sheryl WuDunn; họ đã đặt nhan đề cho cuốn sách bán chạy trong những năm 1990 của họ về thời kỳ đó là China Wakes (Trung Quốc thức tỉnh). Ngày nay, một cuốn sách như vậy có lẽ sẽ bàn về GDP, sự di cư của nông dân [lên thành thị], và các hàng không mẫu hạm, nhưng các tác giả thiên tài ở chỗ cũng bàn đến Thiên An Môn, không chỉ như là một bối cảnh cho tăng trưởng kinh tế – trong đó lý thuyết cho rằng sự cất cánh kinh tế, về căn bản, là sự đền bù cho trấn áp chính trị – mà còn là một sự thức tỉnh nói chung của người Trung Quốc, cho dù các khía cạnh chính trị của sự thức tỉnh đó đã bị lu mờ trước sự phát triển kinh tế trong một phần tư thế kỷ qua.
Nếu điều này nghe có vẻ ngây thơ, hãy nhớ là gần đúng một thập niên sau Thiên An Môn, mười ngàn người biểu tình lặng lẽ bao vây khu đầu não lãnh đạo Trung Nam Hải của Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh, đòi cho Pháp Luân Công được hợp pháp hóa. Phải chăng họ đã không nhận ra thông điệp tàn bạo của chính quyền, hay họ đang ở một mức độ tiềm thức nào đó được khích lệ bởi một ý thức đang gia tăng của dân thường – một ý thức cảm nhận rằng họ cũng có quyền?
Những người biểu tình Pháp Luân Công bị đàn áp dữ dội, trong đó có tra tấn, và hiện nay phần lớn người dân thận trọng hơn về việc kêu gọi thay đổi. Nhưng khi nói chuyện với các trí thức, nhà hoạt động, giáo viên, mục sư, cha xứ, và nhà đấu tranh vì môi trường trong những năm qua, tôi đã nhận thấy rằng hầu như tất cả đều nói rằng Thiên An Môn là một thời điểm hệ trọng trong đời họ, giây phút mà họ thức tỉnh và nhận ra rằng xã hội cần được cải thiện. Ví dụ, không thể nào trùng hợp ngẫu nhiên mà nhiều lãnh tụ Tin Lành quan trọng ở Trung Quốc bàn về Thiên An Môn theo chiều hướng này, hoặc hàng ngàn cựu sinh viên – không phải những lãnh tụ nổi tiếng đang lưu vong hay ở tù, mà là những người tràn ngập các quảng trường và đường phố ở các thành phố Trung Quốc cách đây hai mươi lăm năm – đang lặng lẽ đấu tranh cho các quyền hợp pháp và vận động cho các vấn đề môi trường.
Đúng là nhiều người trong số này đã ít nhất bốn mươi tuổi, và ta có thể có băn khoăn hợp lý, như tác giả Lim, về thế hệ sắp đến, thế hệ mà lý tưởng của họ có thể nghe ấu trĩ hoặc không liên quan. Nhưng những người theo đuổi lý tưởng chỉ chiếm thiểu số trong bất cứ xã hội nào. Thói ngờ vực cay nghiệt và thói chuộng vật chất là rất đáng lo ngại, nhưng chính người Trung Quốc – kể cả giới trẻ – hàng ngày vẫn bàn về sự hiện diện và mối nguy của chúng khi trao đổi trực tiếp với nhau hoặc khi thảo luận trên mạng.
Cũng không kém phần mãnh liệt là nỗi khát khao phổ biến về một điều gì khác – một cuộc tìm kiếm các giá trị và ý nghĩa sâu sắc cho cuộc sống. Có người Trung Quốc tìm được điều này trong sinh hoạt tôn giáo, nên tôn giáo có tổ chức liên tục phát triển mạnh. Nhưng nhiều người cũng tích cực theo những cách khác. Có người đang hồi sinh và tái tạo các truyền thống, hoặc chiêm nghiệm câu hỏi từ ngàn xưa của người Trung Quốc là làm sao để sống không chỉ một kiếp bình thường gồm lao động, kết hôn và tạo dựng gia đình, mà còn là một cuộc đời có đạo đức. Quả là sẽ quá nông cạn nếu ta quy kết mối quan ngại này chỉ là do Thiên An Môn, nhưng một phần của cái động lực nhân văn này chắc chắn có cội nguồn từ lý tưởng vô tận của thời kỳ đó. Có lẽ đây là một cách khác, ít mô phạm hơn để nhìn về Thiên An Môn: xem đó là một sự hy sinh, không chủ tâm và không ai muốn, đã giúp định hình một thời kỳ mới.
Đây chắc chắn là cách nhìn của Rowena He. Sau vụ thảm sát, bà trở lại trường trung học, ngang ngạnh mang băng đen tưởng niệm người đã khuất. Thầy cô buộc bà phải tháo băng đen, và bà đã khóc đầy cay đắng, nghĩ rằng giấc mơ đã chấm dứt:
“Khi tôi bị buộc phải tháo băng đen năm 1989, tôi nghĩ rằng mọi việc xem như đã chấm dứt. Các thi thể đã bị nghiền nát, những cuộc đời đã bị hủy hoại, các tiếng nói đã bị dập tắt. Họ có súng, nhà tù, và các cỗ máy tuyên truyền. Chúng tôi chẳng có gì cả. Song, bằng cách nào đó chính vào ngày 4 tháng 6 các hạt giống dân chủ đã được gieo trong tim tôi, và nỗi khát khao tự do và nhân quyền đã ấp ủ. Như vậy hóa ra đó không phải là một sự kết thúc, mà là một sự khởi đầu khác”.
By Ian Johnson
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch
[1] Số thành phố có biểu tình được nêu rõ trong một triển lãm sau vụ thảm sát ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự ở Bắc Kinh và được James Miles trích dẫn trong The Legacy of Tiananmen: China in Disarray [Di sản của Thiên An Môn: Trung Quốc hỗn loạn] (University of Michigan Press, 1996).
[2] Độc giả cũng nên lưu ý tác phẩm của Ngô Nhân Hoa, một người tham gia biểu tình ở Thiên An Môn và tác giả của hai tác phẩm bằng tiếng Hoa, cùng với một cuốn sách sắp xuất bản của Jeremy Brown thuộc Đại học Simon Fraser. Cảm ơn Perry Link đã nhắc đến các tác phẩm này.
[3] Được Jonathan Mirsky điểm trên tạp chí The New York Review of Books, ngày 2/7/2009.
[4] Stanford University Press, 1998, trang 218. Cuốn sách này được xuất bản lần đầu vào năm 1992. Ấn bản năm 1998 có thêm lời bạt, và câu này được trích dẫn từ đó.
[5] For a Song and a Hundred Songs: A Poet’s Journey Through a Chinese Prison (Vì một bài hát và một trăm bài hát: Hành trình của một nhà thơ qua một nhà tù Trung Quốc), nhà xuất bản Houghton Mifflin Harcourt, năm 2013, được Perry Link điểm trên tạp chí The New York Review of Books ngày 24/10/2013. [Chú thích của người dịch: độc giả có thể đọc một bài khác của Ian Buruma điểm cuốn sách này trên tạp chí The New Yorker ngày 1/7/2013; xem bản dịch tiếng Việt Ngục tù của trí tuệ.]
[6] Độc giả có thể đọc một phiên bản của lời giới thiệu do Perry Link viết cho cuốn sách này đăng trên NYRblog ngày 31/3/2014 với nhan đềChina After Tiananmen: Money, Yes; Ideas, No(Trung Quốc sau Thiên An Môn: tiền thì được, tư tưởng thì cấm). [Chú thích của người dịch: một phiên bản khác dài hơn của cùng tác giả Perry Link có nhan đề “The Specter of June Fourth” đăng trên trang China File ngày 20/4/2014; xem bản dịch tiếng Việt Bóng ma Lục Tứ .]
THE GHOSTS OF TIANANMEN SQUARE
By Ian Johnson
The New York Review of Books
June 05/2014 issue
The People’s Republic of Amnesia: Tiananmen Revisited
by Louisa Lim
Oxford University Press, 248 pp., $24.95
Tiananmen Exiles: Voices of the Struggle for Democracy in China
by Rowena Xiaoqing He
Palgrave Macmillan, 212 pp., $95.00; $29.00 (paper)
Chinese troops observing the Tiananmen Square demonstration
in May 1989 before the army was ordered to attack.
Photo: Ken Jarecke/Contact Press Images.
Every spring, an old friend of mine named Xu Jue makes a trip to the Babaoshan cemetery in the western suburbs of Beijing to lay flowers on the tombs of her dead son and husband. She always plans her visit for April 5, which is the holiday of Pure Brightness, or Qingming. The traditional Chinese calendar has three festivals to honor the dead and Qingming is the most important—so important that in 2008 the government, which for decades had tried to suppress traditional religious practices, declared it a national holiday and gave people a day off to fulfill their obligations. Nowadays, Communist Party officials participate too; almost every year, they are shown on national television visiting the shrines of Communist martyrs or worshiping the mythic founder of the Chinese people, the Yellow Emperor, at a grandiose monument on the Yellow River.
But remembering can raise unpleasant questions. A few days before Xu Jue’s planned visit, two police officers come by her house to tell her that they will do her a special favor. They will escort her personally to the cemetery and help her sweep the tombs and lay the flowers. Their condition is that they won’t go on the emotive day of April 5. Instead, they’ll go a few days earlier. She knows she has no choice and accepts. Each year they cut a strange sight: an old lady arriving in a black sedan with four plainclothes police officers, who follow her to the tombstones of the dead men in her life.
Xu Jue’s son was shot dead by a soldier. Within a few weeks, her husband’s hair had turned white. Five years later he died. Qisile, she explained: angered to death. On her husband’s tombstone is a poem explaining what killed both men:
Let us offer a bouquet of fresh flowers
Eight calla lilies
Nine yellow chrysanthemums
Six white tulips
Four red roses
Eight-nine-six-four: June 4, 1989.
This is a date that the Communist Party has tried hard to expunge from public memory. On the night of June 3–4, China’s paramount ruler, Deng Xiaoping, and a group of senior leaders unleashed the People’s Liberation Army on Beijing. Ostensibly meant to clear Tiananmen Square of student protesters, it was actually a bloody show of force, a warning that the government would not tolerate outright opposition to its rule. By then, protests had spread to more than eighty cities across China, with many thousands of demonstrators calling for some sort of more open, democratic political system that would end the corruption, privilege, and brutality of Communist rule.1 The massacre in Beijing and government-led violence in many other cities were also a reminder that the Communist Party’s power grew out of the barrel of a gun. Over the coming decades the Chinese economy grew at a remarkable rate, bringing real prosperity and better lives to hundreds of millions. But behind it was this stick, the message that the government was prepared to massacre parts of the population if they got out of line.
When I returned to China as a journalist in the early 1990s, the Tiananmen events had become a theater played out every spring. As the date approached, dissidents across China would be rounded up, security in Beijing doubled, and censorship tightened. It was one of the many sensitive dates on the Communist calendar, quasi-taboo days that reflected a primal fear by the bureaucracy running the country. It was as if June 4, or liu si (six-four) in Chinese, had become a new Qingming, but one the government was embarrassed to admit existed. Now the crackdowns in May and June have lessened in intensity but are still part of daily life for hundreds of people throughout China, such as Xu Jue, the mother of a Tiananmen victim.
What remains? The author Christa Wolf used this phrase as the title of a novella set in late-1970s East Berlin. A woman notices that she is under surveillance and tries to imprint one day of her life in her memory so she can recall it sometime in the future when things can be discussed more freely. It is a story of intimidation and suppressed longing. Is this the right way to think of Tiananmen, as an act frozen in time, awaiting its true recognition and denouement in some vague future?
Two new books tackle the Tiananmen events from this vantage point. One is set in China and is about repressing memory; the other is set abroad and is about keeping it alive. They agree that June 4 was a watershed in contemporary Chinese history, a turning point that ended the idealism and experimentation of the 1980s, and led to the hypercapitalist and hypersensitive China of today.
Neither of the two books claims to be a definitive account of the massacre, or the events leading to it. That history is recounted in Timothy Brook’s Quelling the People: The Military Suppression of the Beijing Democracy Movement, a work by a classically trained historian who turned his powers of analysis and fact-digging on the massacre.2 Even though Brook’s book doesn’t include some important works published in the 2000s (especially the memoirs of then Party secretary Zhao Ziyang3 and a compilation of leaked documents known as The Tiananmen Papers), Quelling the People remains the best one-volume history of the events in Beijing. His closing remarks sum up much of what has been subsequently written:
The original events slip deeper and deeper into a forgetfulness into which many, foreigners and Chinese alike, would like to see them disappear, as a new and more profitable relationship to the world economy disciplines the next generation away from worrying about civil rights.4
The two new books take place during this post-Tiananmen era, investigating how Tiananmen has come to shape Chinese society, and how it affected some of its principal participants in exile.
Louisa Lim’s The People’s Republic of Amnesia is brilliantly titled, showing how much of what we take for granted in China today is due to efforts to forget or overcome the massacre. The book is a series of profiles of people who were involved in Tiananmen or were affected by it, some of which appeared as features on National Public Radio, for which she worked as a correspondent in Beijing for several years. This episodic structure has some drawbacks, primarily an absence of a complete background section early on about the massacre—what led up to it, how and why it happened.
But Lim helpfully starts out with a chapter called “Soldier,” which lays out the mechanics of the killing, as told from the perspective of a People’s Liberation Army grunt whose unit was ordered to clear the square. It’s well known that the army bungled clearing the square, first massing troops on the outskirts of town, then only halfheartedly trying to enter Beijing on successive days as crowds of people pleaded with and cajoled the young soldiers not to listen to their commissars’ propaganda and to go back to their barracks. Finally, when the troops were given clear orders to move, they inflicted horrific civilian casualties, which one can interpret—depending on one’s standpoint—as a result of the soldiers’ poor training, their superiors’ crude tactics, or as a deliberate attempt to pacify through terror.
Lim brings these broad-brush conclusions to life through her character, a befuddled, brainwashed young man whose unit had to be smuggled into town in transports disguised to look like public buses, while others came in by subway. It was the only way to get his unit past the civilian roadblocks and to spirit the soldiers and weapons into the Great Hall of the People, one of the principal buildings on the square that they used as a launchpad for their assault. In the days following the killing, we learn something even more surprising—how quickly ordinary people began siding with the soldiers, at least in public:
He did not believe this about-face was motivated by fear, but rather by a deep-seated desire—a necessity even—to side with the victors, no matter the cost: “It’s a survival mechanism that people in China have evolved after living under this system for a long time. In order to exist, everything is about following orders from above.”
The book continues with other chapters built around portraits of many different figures. We meet a student leader turned businessman, a contemporary student curious but cautious about the past, a reformist official under permanent government surveillance, a former student leader in exile, a mother of a dead student, and a nationalistic youth. Each helps Lim to make broader points about how costly forgetting is for a person, and for a society.
In her chapter on the former official, Bao Tong, Lim also makes use of newly published memoirs to question central tenets of how we understand the internal political machinations that led to the massacre. Until now, most observers have assumed that the students caused a split in the leadership, with Deng siding with hard-liners against Zhao, the reformist Party secretary who had some sympathy for the students. This was also Bao’s view until he read the memoirs of then premier Li Peng, himself a hard-liner, who argued that Deng had become frustrated with Zhao’s liberal tendencies much earlier. It’s hard to know if this interpretation is correct, but Lim is right to highlight it, showing how Zhao had been doomed from the start:
“This had nothing to do with the students,” Bao told me. He believes that Deng used the students as a tool to oust his designated successor. “He had to find a reason. The more the students pushed, the more of a reason Deng Xiaoping had. If the students all went home, then Deng Xiaoping wouldn’t have had a reason.”
This raises the question, much discussed over the past quarter-century, of whether the students could have avoided the massacre by dispersing a few days earlier when the military action seemed inevitable. In reviewing the material, however, one gets the feeling that not only Zhao’s fall but the massacre itself was almost inevitable. Deng had consistently opposed any political dissent and he seemed determined to send a message once and for all that outright opposition would not be tolerated.
Lim’s larger concern, however, is with how Tiananmen plays out in society today. Time and again, she demonstrates how little people under forty know about Tiananmen. In one chapter, the activist turned businessman finds that there is no point bringing up Tiananmen with his younger wife. “The reason they do not like to talk about 1989 is not because it is a politically sensitive topic or because it makes them uncomfortable. It simply does not register.”
This point is even more forcefully made in a chapter on a mainland Chinese student Lim met at an exhibition on the massacre in Hong Kong (where a museum devoted to it has just opened). She found the young man, named “Feel” because he had a feel for the English language, engaged and excited to learn more. But when she later visits him on his campus back in China, he is subdued and careful, learning as little as possible about what happened and conforming to the social norms prescribing that it be ignored. Lim explains the pervasive lying and mistrust among young people by quoting a statement by China’s Nobel Peace Prize laureate Liu Xiaobo that China had entered an age “in which people no longer believe in anything and in which their words do not match their actions, as they say one thing and mean another.”
Construction of the Goddess of Democracy statue,
Tiananmen Square, May 1989.
Photo: Alon Reininger/Contact Press Images
One of Lim’s most important points is that Tiananmen made violence acceptable in today’s reform era. After the violence of the Mao era, people had hoped that social controversies wouldn’t be solved by force—that there would be no more Red Guards ransacking homes of real and imagined enemies, or mass use of labor camps. And while many of these more drastic forms of violence have been curbed, the Party regularly uses force against its opponents, illegally searching and detaining critics. Street protests haven’t ended. Although the state talks continually of social harmony and reportedly spends more on “stability maintenance” than on its armed forces, China is beset by tens of thousands of small-scale protests each year, “little Tiananmens,” as Bao tells her. Some are innocuous protests by retired workers seeking pensions, but others are by people trying to defend their homes from being taken away, and they are punished by violent attacks by government thugs or by lynchings carried out by the notorious chengguan street police.
Lim tells her stories briskly and clearly. She moves nimbly between the individuals’ narratives and broader reflections, interspersing both with short, poignant vignettes, such as the artist who had cut off part of his finger to protest the massacre but now doesn’t feel he can tell his twelve-year-old son why. Clearly Lim has thought and cared a lot about the Tiananmen events, and she is taking a great risk in writing this book; if history is any guide, the book could make it difficult for her to return to China, where the government has a blacklist of academics and journalists whose works have touched on sensitive subjects. This makes her book courageous, probing one of the Communist Party’s sorest wounds.
Lim’s final chapter is one of the most worthwhile, but also suggests some of the problems of her book. Instead of a profile, she recounts the crackdown on protesters in Chengdu, a large southwestern city and China’s second-most-important center of intellectual life. Lim dug up State Department cables and interviewed eyewitnesses who described the extremely violent suppression of the protests there. It is a frightening chapter, written with verve.
At times, however, Lim is a bit too breathless in describing the novelty of her findings. Other writers have made the broader point that what happened in 1989 was a nationwide movement, especially in The Pro-Democracy Protests in China: Reports from the Provinces (1991), edited by Jonathan Unger. As for the events in Chengdu, Chinese authors have discussed them, especially the writer Liao Yiwu.5 Lim is to be commended for recounting the events in a more complete form, and for finding so much new information. But the fact that outsiders often reduce June 4 to a Beijing story mainly reflects the fact that the nationwide events of 1989 still haven’t received full-scale treatment in a single volume. This probably says more about the myopia and fragmentation of modern academic studies than it does about Lim’s main theme of amnesia.
Rowena Xiaoqing He also moves the picture beyond Beijing in her moving and very personal account of life as a political emigrant, Tiananmen Exiles: Voices of the Struggle for Democracy in China.6 Now a teacher of a popular undergraduate course on Tiananmen at Harvard, He was a high school student during the protests. Still, she was a passionate participant in the demonstrations in her southern Chinese hometown of Guangzhou, joining protests despite her parents’ misgivings. After the protests were crushed there, she dutifully memorized the government’s propaganda so she could pass her university entrance exams, graduate, and eventually land a good job during the start of China’s economic boom.
In her heart, however, she couldn’t forget the protests. Eventually, she surprised family and friends by quitting her job to get a graduate degree in Canada. She chose education as her field of study, thinking that it was central to avoiding another Tiananmen. She also began an oral history of the uprising.
Her book is written in the tradition of contemporary academic narrative research, which invites her to tell her own story as a way of making clear her standpoint. We learn of her upbringing during the Cultural Revolution, the problems her family faced, and how her father’s idealism was crushed during the Mao period. She spends time with her mother in an opera troupe, and is shuttled between city and countryside as her parents struggle to adapt to that era’s political winds. All of this helps us understand the sense of entrapment that the Tiananmen generation felt growing up during the Mao era, and the resulting desire to break out and embrace the 1989 movement.
He’s own story is balanced by three other stories of better-known participants: the student leaders Yi Danxuan, Shen Tong, and Wang Dan. Her questions and answers are interspersed with parenthetical notes that explain her interlocutors’ answers, silences, and moods.
Although the stories of Shen and Wang are fairly well known, He’s gently probing questions and psychological insights help us understand the sometimes egotistical idealism of these people, who plunged into the student movement despite entreaties by their parents not to get involved. As Yi puts it to her:
My friends and I never thought that the government would order the army to open fire although early on my father had said that would happen. This showed that we didn’t understand the nature of the regime well.
The people He writes about can be considered failures. Their battle lost, they were forced to live abroad, where they remain in a permanent state of mistrust and unease—little wonder considering that state authorities continue to try to hack their computers and follow their movements. Even if they constructed workable lives for themselves in business or academics, as He puts it, Tiananmen is,
in many ways, a continuing tragedy because the victims are no longer considered victims and the perpetrators no longer perpetrators. Rather, the latter have become the winners against the backdrop of a “rising China.”
But He has deeper concerns than keeping score. Instead, she is trying to figure out what happens when something one loves is extinguished. Does it really die or does it continue on in other forms? Is the exiles’ memory less valid than the reality of a political and economic oligarchy that has obliterated the idealism of an earlier generation? Which vision has more staying power?
For me, research is an experience in space and time, a connection between here and there, between the past and the future, with us living in the present, trying to make old dreams come true. The roots are always there, but our dreams may die. I hope this project will keep the dreams alive—not only my own but also those of others.
At times, He’s book is wildly romantic and too heavily focused on the experience of students to be representative of the entire movement—thousands of workers also participated, and are hardly mentioned. But I found it a convincing and powerful account of a central experience in contemporary Chinese life. One shouldn’t forget that, because of Tiananmen, some of China’s greatest public intellectuals of the late twentieth century died in exile. Fang Lizhi, Liu Binyan, and Wang Ruowang are among the most prominent (Fang and Liu contributed to The New York Review).
In this, China’s exile movement parallels the great émigré communities in Europe during the twentieth century: the Poles in London, the Russians in Paris, the subterfuge and mistrust of Eastern European and Soviet ethnic minorities in cold war Munich. They were sometimes ridiculed and reduced to backdrops in spy novels, but they also had their dignity and an ultimate triumph, even if for the most part they did not become well known in their home countries after the fall of the Iron Curtain.
Living in today’s China, one realizes that amnesia is pervasive and exile all too common, but so too is the idea that the Tiananmen events still have meaning—that they continue to have a presence, not only in the negative sense of causing repression and censorship, but in more positive ways too. I was reminded of the New York Times correspondents Nicholas Kristof and Sheryl WuDunn, who titled their 1990s best-selling book about that era China Wakes. Today, such a book would probably be about GDP, peasant migration, and aircraft carriers, but their genius was to include Tiananmen too, not merely as a background to economic growth—including the theory of the economic takeoff as, in effect, compensation for political repression—but as part of a broader awakening among the Chinese people, even if the political aspects of that awakening have been eclipsed by the economic development of the past quarter-century.
If this sounds naive, consider that almost exactly a decade after Tiananmen, ten thousand protesters quietly surrounded the Communist Party’s Zhongnanhai leadership compound in Beijing, asking that their spiritual practice, Falun Gong, be legalized. Had they missed the government’s brutal message, or were they on some subconscious level emboldened by a rising consciousness among ordinary people—a sense that they had rights too?
The Falun Gong protesters met with intense repression, including torture, and most people are now more circumspect in pushing for change. But in talking to intellectuals, activists, teachers, pastors, preachers, and environmentalists over the past years, I’ve found that almost all say that Tiananmen was a defining point in their lives, a moment when they woke up and realized that society should be improved. It can’t be a coincidence, for example, that many major Protestant leaders in China talk of Tiananmen in these terms, or that thousands of former students—not the famous leaders in exile or in prison, but the ones who filled the squares and streets of Chinese cities twenty-five years ago—are quietly working for legal rights and advocating environmental causes.
It’s true that many of these people are at least forty years old, and one can rightly wonder, as Lim does, about the upcoming generation, for whom idealism might seem childish or irrelevant. But idealists are a minority in any society. Cynicism and materialism are of much concern, but Chinese people themselves—including young people—discuss their presence and their danger in person or online every day.
Equally telling is a widespread yearning for something else—a search for values and a deeper meaning to life. Some Chinese find this in religious life, hence the ongoing boom in organized religion. But many are active in other ways, too. Some are resuscitating and recreating traditions, or engaging with the age-old Chinese question of how to live not just an ordinary life of labor, marriage, and family, but a moral life. It would be simplistic to trace this concern solely to Tiananmen, but some of this humanistic impulse surely is rooted in that era’s unbounded idealism. Perhaps this is another, less didactic way of looking at Tiananmen: as a sacrifice, unwitting and unwanted, that helped define a new era.
This certainly is how He sees it. After the massacre, she went back to high school, defiantly wearing a black armband of memory for the dead. Her teachers made her remove it, and she cried bitterly, thinking the dream was over:
When I was forced to remove my black armband in 1989, I thought that would be the end of it. Bodies had been crushed, lives destroyed, voices silenced. They had guns, jails, and propaganda machines. We had nothing. Yet somehow it was on that June 4 that the seeds of democracy were planted in my heart, and the longing for freedom and human rights nourished. So it was not an ending after all, but another beginning.
NOTES:
1. The number of cities involved in protests was highlighted in an exhibition after the massacre in Beijing’s Military History Museum and cited by James Miles in The Legacy of Tiananmen: China in Disarray (University of Michigan Press, 1996).
2. One should also note the works of Wu Renhua, a Tiananmen participant and author of two Chinese-language works, as well as a forthcoming book by Jeremy Brown of Simon Fraser University. Thanks to Perry Link for pointing these out.
3. Reviewed in these pages by Jonathan Mirsky, July 2, 2009.
4. Stanford University Press, 1998, p. 218. The book was originally published in 1992. The 1998 edition adds an afterword from which this was cited.
5. For a Song and a Hundred Songs: A Poet’s Journey Through a Chinese Prison (Houghton Mifflin Harcourt, 2013), reviewed in these pages by Perry Link, October 24, 2013.
6. For a version of Perry Link’s introductory essay to the book, see “China After Tiananmen: Money, Yes; Ideas, No,” NYRblog, March 31, 2014.
Ian Johnson
The New York Review of Books
Ian Johnson reports from Beijing and Berlin. He is writing a book on China’s beliefs and values. (April 2016) (From The New York Review of Books).
Ian Johnson is a Pulitzer-Prize winning writer working out of Beijing and Berlin. He also teaches, and advises academic journals and think tanks about China.
Johnson has spent about half of the past thirty years in the Greater China region, first as a student in Beijing from 1984 to 1985, and then in Taipei from 1986 to 1988. He later worked as a newspaper correspondent in China, from 1994 to 1996 with Baltimore's The Sun, and from 1997 to 2001 with The Wall Street Journal, where he covered macro economics, China's WTO accession and social issues.
Since 2009 Johnson has worked primarily out of China, where he writes features and essays for The New York Times, The New York Review of Books, The New Yorker, National Geographic, and other publications. He teaches undergraduates at The Beijing Center for Chinese Studies, and also runs a fellowship program there. In addition, he formally advises a variety of academic journals and think tanks on China, such as the Journal of Asian Studies, the Berlin-based think tank Merics, and New York University's Center for Religion and Media.
The German phase of his career began in 1988 when he moved to Berlin to be a free-lance writer and attend graduate school. He covered the fall of the Berlin Wall and German unification for Baltimore's The Sun, The St. Petersburg Times, The Toronto Star, and other newspapers. In 2001 he moved back to Berlin, which is now his permanent home, working until 2009 as The Wall Street Journal's Germany bureau chief and senior writer, heading coverage of European macro-economics, introduction of the euro, German economic restructuring, and social issues such as Islamist terrorism.
He was twice nominated for the Pulitzer Prize and won in 2001 for his coverage of China. He also won two awards from the Overseas Press Club, and an award from the Society of Professional Journalists. In 2006-07 he spent a year as a Nieman fellow at Harvard, and later received research and writing grants from the Open Society Foundation, the Pulitzer Center on Crisis Reporting, and the Alicia Patterson Foundation.
Johnson has published two books, one on civil society and grassroots protest in China (Wild Grass, 2004) and another on Islamism and the Cold War in Europe (A Mosque in Munich, 2010), and contributed chapters to three other books: My First Trip to China (2011), Chinese Characters (2012), and the Oxford Illustrated History of Modern China (2016).
His next book, due out in 2017 through Pantheon, is about China's religious revival and the country's search for values. (From www.ian-johnson.com)
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài nầy: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net