(The Roots of Chinese/ Japanese Rivalry)
by Liah Greenfeld
Lê Quang Linh dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Project Syndicate
Sep 24/2012.
Các cuộc biểu tình chống Nhật khuấy động Trung Quốc (năm 2012) là một chỉ dấu khác cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa. Sau một thế kỷ từ từ được nung nấu trong giới trí thức Trung Quốc, tình cảm dân tộc chủ nghĩa đã chiếm lĩnh và định nghĩa lại ý thức của người dân Trung Quốc trong hai thập niên bùng nổ kinh tế vừa qua. Ý thức quốc gia đại chúng này đã đẩy người khổng lồ Trung Quốc vào một cuộc cạnh tranh toàn cầu để đạt được vị thế quốc tế tương xứng với khả năng to lớn của đất nước này cũng như quan niệm của người Trung Quốc về vị trí xứng đáng của đất nước họ trên trường quốc tế.
Trung Quốc đã trỗi dậy một cách nhanh chóng, rõ ràng và chắc chắn. Thật vậy, thời đại của chúng ta sẽ có thể được nhớ tới là thời đại cho ra đời một trật tự toàn cầu mới do Trung Quốc dẫn dắt.
Ý thức quốc gia mang tính cạnh tranh – tức ý thức rằng phẩm giá cá nhân gắn liền với vị thế của dân tộc – đã đi vào nhận thức của tầng lớp tinh hoa Trung Quốc trong giai đoạn 1895-1905. Năm 1895, Trung Quốc bị đánh bại bởi Nhật, một kẻ xâm lược bé nhỏ mà người Trung Quốc gọi một cách miệt thị là wa (người lùn). Khi đó, Trung Quốc đã quen với việc các nước phương Tây tham lam tranh giành nhau tài nguyên của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc vẫn tự tin vì biết rằng các cường quốc này đến từ những nơi khác. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Nhật, một chấm nhỏ trong sân sau của Trung Quốc, đã làm tan vỡ sự tự tin này và là cú sốc không thể chấp nhận nổi.
Chiến thắng của Nhật năm 1905 trước Nga, “Bạch cường vĩ đại”, đã phần nào an ủi những tổn thương đối với sự tự tôn của Trung Quốc. Từ góc nhìn của Trung Quốc, Nga là một cường quốc phương Tây ghê gớm mà chính các cường quốc phương Tây khác cũng e ngại. Do đó, thất bại của Nga được xem là một sự thách thức thành công của Châu Á đối với Phương Tây, trong đó Trung Quốc được đại diện bởi Nhật như cách mà giới trí thức nước này cảm nhận.
Do đó, Nhật Bản trở thành tâm điểm chú ý của Trung Quốc. Những học giả Trung Quốc, những người sẽ cải cách và tham gia quân đội Trung Quốc cũng như các cơ quan dân chính ở những thập niên đầu thế kỷ 20, đã đi du học ở Nhật. Cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 được truyền cảm hứng từ Cuộc Canh tân Minh Trị (Meiji) của Nhật. Do Nhật Bản những năm đầu thế kỷ 20 là quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ, nên đất nước Trung Quốc vốn được xây dựng từ hình ảnh đó cũng được hình thành dựa trên các nguyên tắc dân tộc chủ nghĩa.
Vì vậy, Nhật trở thành một mẫu hình quan trọng đối với Trung Quốc, một mẫu hình được sao chép và cũng là phản-mẫu-hình gây phẫn nộ. Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc vay mượn quan niệm “dân tộc” từ Nhật, bao gồm cả từ ngữ thể hiện khái niệm đó (kuomin, hay “quốc dân” xuất phát từ từ kokumin trong tiếng Nhật). Quốc Dân Đảng được lấy cảm hứng rõ ràng từ Nhật và được thúc đẩy bởi các cuộc xâm lược lặp đi lặp lại của Nhật.
Một nghịch lý, nhưng không bất ngờ, là cuộc đấu tranh của Mao Trạch Đông chống lại Quốc Dân Đảng cũng được truyền cảm hứng từ chủ nghĩa dân tộc chống Nhật. Cũng như các trường hợp ở hầu hết các nơi khác, chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc là chủ nghĩa dân tộc tái sinh. Tuyên ngôn của Mao về việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rõ ràng thể hiện cương lĩnh dân tộc chủ nghĩa của Đảng Cộng sản. Việc gọi quốc gia mới là “cộng sản” giúp đảm bảo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới nhận được sự hỗ trợ của Liên Xô, thứ được Mao coi là đáng tin cậy hơn so với hỗ trợ của Hoa Kỳ. Nhưng cũng giống như Liên Xô, Trung Quốc cũng rất công khai về bản chất chủ nghĩa dân tộc trong các hoạt động của họ.
Các cấp lãnh đạo trong bộ máy hành chính và đội ngũ trí thức tại Nga và Trung Quốc mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa một cách có ý thức và theo đổi các mục tiêu quốc gia tối cao thông qua chế độ cộng sản: uy tín – hay quyền lực, dù “trần trụi” hay không – nhằm áp đặt ý chí quốc gia lên các đối tượng khác. Nhưng ý thức dân tộc, cụ thể là ở Trung Quốc, chỉ tập trung ở giới tinh hoa hạn hẹp, còn phần lớn quần chúng nhân dân không bị ảnh hưởng.
Điều này đã thay đổi đáng kể với việc chính quyền Trung Quốc phục hồi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Rất giống với nước Đức trong những năm 1840, khi sự theo đuổi doanh nghiệp tư nhân đã chuyển hầu hết tầng lớp trung lưu sang chủ nghĩa dân tộc, nay việc coi quyền lực kinh tế là trụ cột trung tâm trong sự vĩ đại của Trung Quốc đã đánh thức những người dân Trung Quốc bình thường hướng tới chủ nghĩa dân tộc. Hàng trăm triệu người thấy họ hiện đang chia sẻ phẩm giá của quốc gia, và háo hức đóng góp xây dựng điều đó, cũng như bảo vệ phẩm giá quốc gia khỏi sự xúc phạm.
Sự cạnh tranh giành uy thế quốc gia, thậm chí cả khi cuộc đấu đó là về kinh tế, không hoàn toàn chỉ dựa trên tính toán lợi ích. Vì vậy, sẽ không bất ngờ khi các vết thương cũ có thể sẽ được khơi lại. Một số người Trung Quốc, đặc biệt là những người không thành công về mặt kinh tế, nhắc đi nhắc lại đầy cay đắng về quá khứ bóc lột của Nhật. Dù Trung Quốc đã tiếp nhận chủ nghĩa tư bản và đầu tư của Nhật, Nhật vẫn là đối tượng chửi rủa của Trung Quốc. Thật vậy, một giáo sư ở Bắc Kinh đã nói với tôi cách đây không lâu: “Cứ mười người Trung Quốc thì có hai người không thích Mỹ, nhưng có tới chín người ghét Nhật”.
Đối với Phương Tây, cuộc cạnh tranh dân tộc chủ nghĩa này cũng có điều tích cực: cả Trung Quốc và Nhật đều không phải là những quốc gia nổi loạn, và miễn là các cuộc tranh cãi giữa hai nước không dẫn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân, chúng ta có thể coi sự va chạm giữa hai nước như cuộc tranh cãi nội bộ của Châu Á. Hơn nữa, Nhật có thể bỏ qua để những giận dữ liên quan đến các đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông hạ nhiệt, bất chấp sự bùng phát các cuộc biểu tình chống Nhật tại các thành phố của Trung Quốc.
Nhưng Phương Tây – đặc biệt là Hoa Kỳ – chưa gặp phải cuộc chơi phẩm giá quốc gia của Trung Quốc. Nếu không để ý và xem thường 5000 năm lịch sử văn hóa của các bậc Thánh Hiền, Phương Tây có thể trở thành đối tượng tiếp theo của sự phẫn nộ dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc.
Liah Greenfeld
Lê Quang Linh dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Liah Greenfeld là Giáo sư Xã hội học, Khoa học Chính trị và Nhân học tài Đại học Boston, và là Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Lĩnh Nam, Hồng Kông. Bà là tác giả của các cuốn sách: Mind, Modernity, Madness: The Impact of Culture on Human Experience (Harvard University Press, 2013), Nationalism: Five Roads to Modernity (Harvard University Press, 1992) và The Spirit of Capitalism: Nationalism and Economic Growth (Harvard University Press, 2001). [Theo Project Syndicate]
The Roots of Chinese/ Japanese Rivalry
by Liah Greenfeld
Project Syndicate
Sep 24/2012.
BOSTON – The anti-Japan protests that continue to roil China are just another indication of the rise of a potent Chinese nationalism. After a century slowly fomenting among Chinese intellectuals, national sentiment has captured and redefined the consciousness of the Chinese people during the last two decades of China’s economic boom. This mass national consciousness launched the Chinese colossus into global competition to achieve an international status commensurate with the country’s vast capacities and the Chinese people’s conception of their country’s rightful place in the world.
Rapidly, visibly, and inevitably, China has risen. Indeed, our era will likely be remembered as the time when a new global order, with China at the helm, was born.
Competitive national consciousness – the consciousness that one’s individual dignity is inseparably tied to the prestige of one’s “people” – worked its way into the minds of China’s best and brightest between 1895 and 1905. In 1895, China was defeated by Japan, a tiny aggressor whom the Chinese dismissively called wa (the dwarf). China was already accustomed to rapacious Western powers squabbling over its riches, but had remained self-confident in the knowledge of these powers’ irrelevance. However, the assault from Japan, a speck of dust in its own backyard, shattered this self-assurance and was experienced as a shocking and intolerable humiliation.
Japan’s triumph in 1905 over “the Great White Power,” Russia, repaired the damage to China’s sense of dignity. From the Chinese point of view, Russia was a formidable European power, one feared by other Western powers. Its defeat, therefore, was seen as a successful Asian challenge to the West, in which China, its intellectuals felt, was represented by Japan.
Japan thus became the focus of Chinese attention. Gentlemen-scholars, who would reform and staff the Chinese army and civil service in the early decades of the twentieth century, went to study in Japan. The Revolution of 1911 was inspired by the example of Japan’s Meiji Restoration; and, because early-twentieth-century Japan was stridently nationalistic, the new China that emerged from its image was constructed on nationalist principles as well.
Thus Japan became the significant “other” for China, the model that was imitated and the anti-model that was resented. Chinese nationalism borrowed from Japan its concept of the nation, including the very word by which it was expressed (kuoming, from the Japanese kokumin). The Kuomintang (the Chinese Nationalist Movement) was explicitly inspired by Japan and fueled by repeated Japanese aggression.
Paradoxically, but not unexpectedly, Mao Zedong’s struggle against the Kuomintang was inspired by anti-Japanese nationalism as well. As was the case virtually everywhere else, communism in China was nationalism incarnate. Mao’s speech on the establishment of the People’s Republic plainly expressed the nationalist agenda behind it. Calling the nation “communist” assured the new People’s Republic of China of the Soviet Union’s support, which was viewed by Mao as more reliable than that of the United States. But neither the Russian nor the Chinese Communists were ever unclear about the nationalist nature of their respective projects.
The upper echelons of the bureaucracy and intelligentsia in Russia and China were self-consciously nationalist and, throughout Communist rule, shrewdly pursued the supreme nationalist goal: prestige – the power, naked and otherwise, to impose the nation’s will on others. But national consciousness, particularly in China, was limited to a narrow elite, leaving the masses almost untouched.
This changed dramatically with the Chinese government’s restoration of a capitalist economy. Much like in Germany in the 1840’s, when the appeal to private enterprise converted the entire middle class to nationalism, the explicit definition of economic power as the central pillar of China’s greatness awakened ordinary Chinese to nationalism’s appeal. Hundreds of millions now see themselves as sharing in the nation’s dignity, and are eager to contribute to it, as well as to defend it from insult.
Competition for prestige, even when the contest is economic, is not a purely rational undertaking. So it should be no surprise that old injuries are likely to resurface. Some Chinese, especially those who are not economically successful, harp bitterly on Japan’s past depredations. Despite China’s embrace of capitalism and Japanese investment, Japan remains China’s reviled other. Indeed, a professor in Beijing told me not long ago, “Two in every ten Chinese dislike the US, but nine in every ten hate Japan.”
For the West, there is a silver lining in this nationalist rivalry: neither China nor Japan is a rogue state, and, so long as their quarrels do not lead to the use of unconventional weapons, we may treat the friction between them as an internal Asian quarrel. Japan, moreover, is likely to let today’s passions over disputed islands in the East China Sea cool down, despite the anti-Japanese outbursts in Chinese cities.
But the West – and the US in particular – is new to dignity games à la Chinois. If it gets carried away and presumes to talk down to the 5,000-year-old culture of the Sages, the West could become the next object of China’s nationalist resentment.
Liah Greenfeld
Liah Greenfeld is Professor of Sociology, Political Science, and Anthropology at Boston University, and Distinguished Adjunct Professor at Lingnan University, Hong Kong. She is the author ofMind, Modernity, Madness: The Impact of Culture on Human Experience (Harvard University Press, 2013), Nationalism: Five Roads to Modernity (Harvard University Press, 1992) and The Spirit of Capitalism: Nationalism and Economic Growth (Harvard University Press, 2001). [From Project Syndicate].
Liah Greenfeld (born 1954 in Vladivostok, USSR, is University Professor and Professor of Sociology, Political Science and Anthropology at Boston University. She is also Distinguished Adjunct Professor at Lingnan University, Hong Kong.
Greenfeld has published on the topics of art, economics, history, language, literature, philosophy, politics, religion and science. Her work investigates the cultures of England/Britain, France, Germany, Israel, China, Japan, the Netherlands, Russia/Soviet Union, and the United States.
Greenfeld received her doctoral degree from the department of sociology and anthropology of the Hebrew University in Jerusalem in 1982. That fall she assumed her first teaching position in the United States as a post-doctoral instructor at the University of Chicago. She held positions of Assistant and the John L. LoebAssociate Professor of Social Sciences at Harvard between 1985 and 1994, and in 1994 joined Boston University as a University Professor and Professor of Political Science and Sociology. At various periods, she has also held visiting positions at RPI, MIT, and the Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales in Paris. Greenfeld has been a recipient of the UAB Ireland Distinguished Visiting Scholar Award, fellowships from the Institute for Advanced Studies in Princeton, New Jersey, the Woodrow Wilson Center for International Scholars in Washington, D.C., the Institute for Advanced Studies in Jerusalem, Israel, and grants from Mellon, Olin, Earhart, The National Council for Soviet & East European Research, and The German Marshall Fund of the United States.
In 2002, she received the Kagan Prize of the Historical Society for the best book in European History (for The Spirit of Capitalism) and in 2004 was chosen to deliver the Gellner lecture at the London School of Economics. Since she delivered the Gellner lecture, "Nationalism and the Mind," her work has increasingly concentrated on the mind in the context of culture, resulting in Mind, Modernity, Madness: The Impact of Culture on Human Experience (Harvard University Press, 2013), the third volume in her trilogy on the political, economic, and psychological aspects of modern culture.
Nationalism:
In Nationalism: Five Roads to Modernity (Harvard University Press, 1992), Greenfeld argued that nationalism was invented in England by 1600. According to Greenfeld, England was “the first nation in the world".
According to Margaret Canovan, Greenfeld argues that "Nationhood produced most of the features that we know as modernity. It did so by generating a society in which the traditional barriers between nobles and commoners were transcended in common membership of a people, and that 'people' acquired enough solidarity to replace a king as the bearer of sovereignty." Greenfeld writes that “Democracy was born with the sense of nationality. The two are inherently linked and neither can be fully understood apart from this connection. Nationalism was the form in which democracy appeared in the world, contained in the idea of the nation as a butterfly in a cocoon.”
In The Spirit of Capitalism: Nationalism and Economic Growth (Harvard University Press, 2001), she argued that nationalism committed masses of people to an endless race for national prestige and thus brought into being the phenomenon of economic competitiveness. [From Wikipedia, the free encyclopedia].
* * *
Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net