Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 27, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
TRẬT TỰ MỚI VỀ DẦU HỎA THẾ GIỚI
Webmaster
Các bài liên quan:
    SAUDI ARABIA ĐÃ GIẾT CHẾT OPEC NHƯ THẾ NÀO?
    TỔ CHỨC CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU DẦU LỬA (Nguyễn Thị Tố Nga)
    SAUDI ARABIA VÀ GIÁ DẦU: KHI GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG
    SAUDI ARABIA: NỖ LỰC THOÁT KHỎI SỰ LỆ THUỘC VÀO DẦU LỬA
    TÁC ĐỘNG ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA GIÁ DẦU GIẢM
    TRÒ CHƠI GIÁ DẦU RỦI RO CỦA SAUDI ARABIA

Đề tài liên hệ:

- HỆ LỤY KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA GIÁ DẦU GIẢM

- GIÁ DẦU RẺ TÁC ĐỘNG LÊN TĂNG TRƯỞNG TOÀN CẦU

- TÁC ĐỘNG TỪ CÁCH MẠNG DẦU ĐÁ PHIẾN CỦA MỸ

 

(Le nouvel ordre pétrolier mondial)

Par Jean-Michel Bezat

Hương Trà dịch

Le Monde Economie

31.01.2016 à 17h47

 

Trong chưa đầy 2 năm, một trật tự thế giới mới về dầu lửa đã được thiết lập, áp đặt luật chơi thuần túy về cung-cầu thay cho hệ thống lâu nay vốn bị Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) chi phối. Tuy nhiên, chỉ có một điều dường như chắc chắn: nhiều cú sốc mới về dầu hỏa vẫn đang ở phía trước.

 

 

Các nước sản xuất dầu lửa lớn như Ả-rập Xê-út và Nga đang lao vào cuộc chiến dữ dội để giành thị phần bằng việc giảm giá dầu. Nước Mỹ, sau 40 năm vắng bóng, đã trở lại là một nhân tố chủ chốt trong lĩnh vực năng lượng. Các tiểu vương quốc xuất khẩu dầu lửa ở Vùng Vịnh vẫn sống “ổn” nhờ kho dự trữ ngoại tệ dồi dào, trong khi các nước xuất khẩu dầu lửa đông dân (Nigeria, Algeria, Venezuela, Iran, Iraq…) đang phải vật lộn và thắt chặt ngân sách. Tuy nhiên, thế giới dầu lửa mới này đang có 6 câu hỏi cốt yếu.

 

1. Mỹ sẽ là một nhân tố chính yếu?

 

Điều này là không mấy nghi ngờ, ít nhất trong những năm tới. Cuối năm 2014, Chính quyền Mỹ đã ước tính họ có trữ lượng dầu mỏ tới 39,9 tỷ thùng (con số này của Ả-rập Xê-út là 265 tỷ thùng). Chính Mỹ là nguồn gốc làm sản lượng dầu thô tăng vọt. Năm 2008, khi giá dầu tăng cao (148 USD), các hãng dầu lửa Mỹ đã quyết định khai thác tất cả mọi tiềm năng, kể cả dầu đá phiến, đưa sản lượng của Mỹ trong năm 2015 lên tới hơn 10 triệu thùng/ ngày. Ngoài ra, không như các nước OPEC, các tập đoàn dầu lửa của Mỹ, chủ yếu là tư nhân, không nghe theo lệnh của Chính quyền hay Quốc hội nếu được yêu cầu giảm sản lượng dầu.

 

2. Trò chơi của Ả-rập Xê-út?

 

Lâu nay, Ả-rập Xê-út đã tập trung nhiều nỗ lực để cân bằng thị trường: tăng sản lượng để làm giảm giá dầu hoặc ngược lại, mặc dù làm như vậy là bất lợi cho họ. Nhưng từ năm 2014, Ả-rập Xê-út đã để mặc sức cung-cầu định đoạt trên thị trường, vì nếu họ giảm sản lượng dầu thì sẽ mất thị phần khi mà các nhà sản xuất Mỹ không hề có ý định giảm sản lượng. Khi đó, Ả-rập Xê-út tin rằng những nước sản xuất dầu với giá thành cao hơn (Mỹ, Nga...) cuối cùng sẽ phải hạ sản lượng và như vậy giúp cân bằng lại thị trường. Nhưng điều cơ bản hơn là những nhà lãnh đạo Ả-rập Xê-út lo ngại thế giới sẽ từ bỏ dầu lửa nhanh hơn dự kiến, khi khí hậu trái đất ngày một nóng lên và các nguồn năng lượng cổ lỗ sĩ đang dần bị xa lánh, ghét bỏ. Sắp tới thùng dầu còn nằm dưới lòng đất chỉ là thùng dầu bỏ đi, chẳng có giá trị gì. Tại Riyadh, một câu hỏi đang được đặt ra: liệu Ả-rập Xê-út sẽ sản xuất tất cả dầu lửa của họ trong những thập kỷ tới? Nếu sản xuất bằng mọi giá, Ả-rập Xê-út sẽ rơi vào “chiến lược của sự thất vọng”, khi nước này không có chiến lược nào khác để đối chọi với những công nghệ mới và với những nguồn cung dầu thô mới như dầu đá phiến của Mỹ...

 

3. OPEC vẫn còn tương lai?

 

Các căng thẳng giữa các nước xuất khẩu dầu lửa ở Vùng Vịnh và các nước khác muốn giảm sản lượng dầu là rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tồn tại của OPEC dường như không bị đe dọa. Ngay cả vào lúc cuộc chiến tranh Iran - Iraq (1980 - 1988) căng thẳng nhất hoặc như khi xảy ra cuộc chiến tranh Vùng Vịnh (1990 - 1991), thì OPEC vẫn trụ vững. Sẽ là sai lầm nếu nói rằng OPEC sẽ khai tử, khi mà tổ chức này đã rất hiệu quả và sẽ hiệu quả trở lại. 13 nước thành viên OPEC chỉ sản xuất 1/3 dầu thô của thế giới và do vậy không thể một mình điều phối được thị trường.

 

Nhưng nước đứng đầu tổ chức này, Ả-rập Xê-út lại có khả năng bơm nhiều hoặc ít dầu tùy ý để điều chỉnh cung-cầu. Tuy nhiên, trước mắt các căng thẳng Iran - Ả-rập Xê-út khó có thể cho phép OPEC giữ được tính kỷ luật như đã từng có trong quá khứ. Về cơ bản, OPEC nắm trong tay tới 60% trữ lượng vàng đen. Dầu thô của các nước xuất khẩu dầu lửa ở Vùng Vịnh, của Iran, Iraq và Venezuela chiếm một phần đáng kể. Thủ lĩnh của họ, Ả-rập Xê-út thì cùng với Kuwait được hưởng chi phí khai thác dầu thấp nhất thế giới. Ngoài OPEC, người ta chưa thấy tổ chức nào có thể tác động tới giá dầu.

 

4. Tiêu thụ dầu thế giới và giá dầu sẽ tăng trở lại?

 

Trong những năm qua, lượng tiêu thụ dầu của thế giới chưa bao giờ giảm sút, nhưng đà tăng vọt của những năm 2000-2012 đã chậm lại rõ rệt do nhu cầu dầu của Trung Quốc đang giảm đi. Trong khi đó, những dự báo mới nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF chỉ ra rằng kinh tế thế giới chỉ tăng 3,4% trong năm 2016 và 3,6% năm 2017, thậm chí có nguy cơ “trật đường ray” và gây ra tình hình “nguy hiểm” cho nhiều nước mới nổi.

 

Trước mắt, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (AIE) dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2016 sẽ tăng 1,2 triệu thùng/ngày, tức ít hơn 600.000 thùng so với năm 2015. Vấn đề là cầu vẫn thấp hơn nhiều so với nguồn cung 2 triệu thùng/ngày.

 

5. Bức tranh của ngành công nghiệp dẩu lửa sẽ được vẽ lại?

 

Các thời kỳ khủng hoảng gay gắt, dù trong lĩnh vực nào, cũng luôn kéo theo các vụ phá sản và sáp nhập. Việc sụp đổ của giá dầu những năm 1990 (xuống còn dưới 10 USD) dẫn đến những cuộc “hôn nhân” vĩ đại trong những năm 1999 - 2002 (Total-Fina-Elf, Exxon-Mobil, BP-Amoco, Chevron-Texaco, Conoco-Phillips…) đã cho ra đời những tập đoàn dầu khí quốc tế khổng lồ.

 

Ngày nay, những vụ sáp nhập khủng đã không còn thuận lợi bởi những công ty đã có quy mô khá lớn, trừ trường hợp sáp nhập giữa Shell và BG (trị giá lên tới 64 tỷ Euro) hoặc vụ sáp nhập Halliburton-Baker Hughes. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dầu lửa sẽ chứng kiến sự biến mất của những công ty nhỏ ở Mỹ, vốn bị bóp nghẹt khi giá dầu xuống dưới 30 USD/thùng.

 

6. Thế giới không chuẩn bị cho khả năng thiếu dầu trong tương lai?

 

Năm 2015, các công ty dầu mỏ đã phải hoãn thực hiện 68 dự án dầu và khí với khoản đầu tư 380 tỷ USD. Thậm chí các tổ hợp ở CÁ cũng phải giảm quy mô như Petronas của Malaysia và China National Offshore Oil Corporation của Trung Quốc. Theo dự tính, trong giai đoạn 2015 - 2020, các công ty dầu mỏ sẽ phải hủy bỏ đầu tư 1.800 tỷ USD cho các dự án dầu.

 

Việc đầu tư ít sẽ dẫn đến căng thẳng mới về cung vào cuối thập kỷ này, và như vậy sẽ kéo giá dầu tăng lên. Tuy nhiên, không có gì chỉ ra rằng hình thái mới này sẽ kéo dài trong những năm tới và quy luật của thị trường vẫn sẽ tác động tới loại nguyên liệu rất cơ bản của nền kinh tế này. OPEC có thể sẽ tìm lại được vai trò điều phối của mình khi Mỹ đã khai thác nhiều trữ lượng dầu của họ. Tình hình bất ổn ở Trung Đông (Libya, Yémen, Syria, Iraq…) cũng có thể làm giá dầu tăng trở lại. Tuy nhiên, chỉ có một điều dường như chắc chắn: nhiều cú sốc mới về dầu hỏa vẫn đang ở phía trước.

 

Jean-Michel Bezat

Hương Trà dịch

 

Le Nouvel Ordre Pétrolier Mondial

Par Jean-Michel Bezat

Le Monde Economie

31.01.2016 à 17h47

 

 

En moins de deux ans, un nouvel ordre pétrolier s’est installé, qui a bousculé les équilibres anciens et a imposé la pure loi de l’offre et de la demande en lieu et place d’un système tant bien que mal régulé par l’Organisation des pays exportateurs de pétrole (OPEP). Le monde est aujourd’hui gorgé d’or noir à ne plus savoir qu’en faire, sinon le stocker. Les prix se sont effondrés de 75 % depuis juin 2014, pour tomber sous les 30 dollars (27,50 euros) le baril. Les compagnies ont massivement réduit leurs investissements (environ 30 %) dans l’exploration et la production d’hydrocarbures.

 

 

En coulisses, les grands producteurs comme l’Arabie saoudite et la Russie se livrent à une féroce guerre des parts de marché à coups de rabais. Après un effacement de quarante ans, les Etats-Unis sont redevenus un acteur-clé sur la scène énergétique. Les pétromonarchies du Golfe s’en tirent bien, grâce à d’importantes réserves de change, mais les pays producteurs les plus peuplés (Nigeria, Algérie, Venezuela, Iran, Irak…) doivent serrer drastiquement leur budget.

 

Un transfert de plusieurs milliers de milliards de dollars va s’effectuer, des pays producteurs vers les pays consommateurs, sans que ces derniers voient leur croissance dopée par des prix de l’énergie très bas par rapport aux années 2005-2013. Tour de ce nouveau monde pétrolier en six questions-clés.

 

1. Les Etats-Unis resteront-ils un acteur majeur du secteur?

 

Cela ne fait guère de doute, du moins dans les prochaines années. Le pays dispose d’importantes réserves prouvées. Fin 2014, l’administration américaine les évaluait à 39,9 milliards de barils, en hausse pour la sixième année consécutive (contre 265 milliards de barils pour l’Arabie saoudite).

 

 

Ces ressources n’ont de réalité que si leur exploitation est rentable. Elles ne le sont plus à 30 dollars, mais quand le brut remontera vers 45 dollars, l’industrie américaine devrait déployer sa flexibilité. Les puits de pétrole de schiste sont plus faciles à relancer que les grandes installations en mer, très difficiles à arrêter pour des impératifs à la fois financiers et techniques.

 

C’est d’Amérique que tout est parti. Face aux prix élevés atteints en 2008 (147 dollars), les pétroliers ont décidé de valoriser toutes les ressources, y compris les huiles emprisonnées dans la roche elle-même, et non plus seulement dans des réservoirs. Déjà utilisée pour extraire le gaz, la fracturation hydraulique s’est développée pour la production de brut, qui a enregistré une croissance inattendue.


Durant la première moitié de la décennie, les oilmen ont ajouté 4,5 millions de barils par jour, portant la production américaine à plus de 10 millions de barils (y compris les condensats) en 2015. Comme s’ils avaient découvert et exploité deux Norvège!

 

Mais contrairement aux pays de l’OPEP, la production n’est pas assurée par des sociétés publiques. Les milliers de pétroliers américains ne répondraient pas à des injonctions de la Maison Blanche ou du Congrès si, d’aventure, ils lui demandaient de réduire leur production.


L’industrie des shale oils (pétroles de schiste) a des cycles courts et des infrastructures plus souples et moins coûteuses que l’industrie pétrolière traditionnelle, qui requiert des investissements de plus en plus lourds (sables bitumineux, offshore très profond…). Les wildcatters (prospecteurs de pétrole) peuvent très vite redémarrer leur production, ce qui confirmerait leur rôle de producteur d’appoint, quand il faut ajouter des barils qui manquent sur le marché.

 

2. A quoi joue l’Arabie saoudite?

 

Longtemps, le royaume wahhabite a consenti le plus gros de l’effort pour équilibrer le marché. Il a augmenté sa production pour faire baisser les cours ou l’a réduite pour les faire remonter, notamment dans les années 1980. Il le faisait à son détriment. Si elle avait resserré les vannes dès 2014, elle aurait perdu des parts de marché, car les producteurs américains, eux, n’avaient aucune intention de suivre ce mouvement.

 

Depuis 2014, Riyad a donc décidé de laisser jouer les forces de l’offre et de la demande sur le marché, convaincu que les pays qui produisent à des coûts plus élevés (Etats-Unis, Russie…) finiraient par rendre gorge, baisseraient leur production et rééquilibreraient ainsi le marché. Cette stratégie commence seulement à payer.

 

Mais il y a, plus fondamentalement, chez les dirigeants saoudiens, la crainte que l’on sorte plus rapidement du pétrole que prévu. Non par manque de brut, selon la théorie du peak oil (pic pétrolier) naguère en vogue, mais par nécessité. Le réchauffement climatique se confirme et les énergies fossiles sont dans le collimateur. Désormais, un baril en terre est un baril perdu. Un baril non produit ne vaut rien. A Riyad, on se pose la question : pourrons-nous produire tout notre pétrole dans les prochaines décennies ?


Il y aurait donc une inflexion de la stratégie, affirmée il y a quelques années par le défunt roi Abdallah ben Abdelaziz Al-Saoud (1924-2015), de production raisonnée pour garantir des ressources aux générations futures. En produisant à tout prix, les Saoudiens sont dans une «stratégie du désespoir». «Parce que l’Arabie saoudite n’en a pas d’autre face aux nouvelles technologies et aux nouvelles offres de brut comme les schistes américains, les sables bitumineux canadiens, les gisement ante-salifères brésiliens et tous les pétroles de l’offshore ultraprofond», analyse Pierre Terzian, directeur de la revue Pétrostratégies.

 

3. L’OPEP a-t-elle encore un avenir?

 

Les tensions entre les pétromonarchies du Golfe et les autres pays, favorables à un resserrement des vannes, sont très fortes. L’existence du cartel ne semble pourtant pas menacée. Au plus fort de la guerre Iran-Irak (1980-1988) ou de la première guerre du Golfe (1990-1991), l’OPEP avait résisté. «On a tort de dire que l’OPEP serait morte, prévient le PDG de Total, Patrick Pouyanné, dans un entretien au Figaro du 21 janvier. Elle a été efficace et le redeviendra».  Ses treize membres ne produisent qu’un tiers du brut mondial et ne peuvent, à eux seuls, réguler le marché.

 

 

Mais leur chef de file, l’Arabie saoudite, a cette capacité excédentaire qui lui permet de pomper plus ou moins pour réguler l’offre et la demande. Il est toutefois peu probable que, dans l’immédiat, les tensions irano-saoudiennes permettent au cartel de faire preuve de la relative discipline du passé.

 

Mais les fondamentaux sont là. L’OPEP a la main sur 60 % des réserves d’or noir conventionnel. Le brut des pétromonarchies du Golfe, de l’Iran, de l’Irak et du Venezuela (huiles lourdes) représente une manne considérable et, peut-être, sous-estimée. Et son leader, l’Arabie saoudite, bénéficie, avec le Koweït, des coûts d’extraction les plus bas du monde. En dehors de l’OPEP, on ne voit guère d’institution capable de peser sur les cours, puisque les deux autres poids lourds, les Etats-Unis et la Russie, s’y refusent.

 

4. La consommation mondiale va-t-elle repartir et les prix remonter?

 

Elle n’a jamais baissé ces dernières années, mais sa forte progression des années 2000-2012 – tirée par la Chine – s’est nettement ralentie, en raison d’une demande chinoise moins soutenue. La demande de pétrole reste corrélée à la croissance.

 

Or, les dernières prévisions du Fonds monétaire international (FMI), en baisse de 0,2 point, indiquent qu’elle sera de 3,4 % en 2016 et de 3,6 % en 2017. Avec un risque de « déraillement » mondial et une situation «périlleuse» pour de nombreux pays émergents, selon son économiste en chef, Maurice Obstfeld.

 

Pour l’heure, l’Agence internationale de l’énergie (AIE) table sur une hausse de la demande de 1,2 million de barils par jour cette année, soit 600 000 de moins qu’en 2015. Le problème, c’est que la demande reste très inférieure à l’offre, supérieure, chaque jour, d’environ 2 millions de barils. Sans compter les stocks mondiaux, qui représentent neuf mois d’importations nettes des pays de l’Organisation de coopération et de développement économiques.

 

5. Le paysage industriel de la filière pétrolière va-t-il se recomposer?

 

Les périodes de crise aiguës sont toujours propices, quel que soit le secteur, à des faillites, des rapprochements et des fusions. Les grands «mariages» des années 1999-2002 (Total-Fina-Elf, Exxon-Mobil, BP-Amoco, Chevron-Texaco, Conoco-Phillips…), qui ont renforcé ou ont donné naissance à des majors mondiales, s’expliquent par l’effondrement des prix à la fin des années 1990, où le baril était tombé sous les 10 dollars.

 

L’heure n’est sans doute plus aux méga-fusions de compagnies déjà de taille considérable, à l’exception du rapprochement Shell-BG pour 64 milliards d’euros ou de la fusion Halliburton-Baker Hughes dans le parapétrolier, antérieur à l’effondrement des cours.
 

L’industrie pétrolière n’échappera cependant pas à une consolidation et à la disparition de petites compagnies aux Etats-Unis, étranglées financièrement par un baril à moins de 30 dollars. Selon le cabinet américain AlixPartners, les producteurs perdraient 2 milliards de dollars par semaine, et certaines compagnies en sont réduites à pomper à perte pour faire rentrer du cash, coûte que coûte.

 

Mais, globalement, il est moins pénalisant de produire une fois les investissements réalisés que de fermer des puits. Il faut vraiment tomber sous les 30 dollars pour que les pétroliers ne puissent pas couvrir leurs coûts d’exploitation. Ce qui explique que, en dépit des cours très déprimés, la production pétrolière se soit maintenue, même outre-Atlantique.

 

Le secteur parapétrolier, qui fournit équipements et services aux producteurs, est aussi dans la tourmente, notamment en France, où CGG et Vallourec souffrent. Au total, la filière pétrolière a perdu plus de 250 000 emplois depuis le début de la dégringolade des cours.

 

6. Ne prépare-t-on pas la pénurie de demain?

 

En 2015, les compagnies ont différé des décisions d’investissement dans 68 projets pétroliers et gaziers majeurs équivalents à 27 milliards de barils, selon le cabinet britannique Wood Mackenzie. Cela porte le montant des dépenses reportées à 380 milliards de dollars, l’an dernier. Même les groupes asiatiques réduisent la voilure, comme le malaisien Petronas et le chinois China National Offshore Oil Corporation. Selon le cabinet américain IHS, 1 800 milliards de dollars de projets pourraient être annulés entre 2015 et 2020.

 

Ce sous-investissement porte en germe de nouvelles tensions sur l’offre à la fin de la décennie. Et donc une remontée plus ou moins brutale des prix. C’est l’analyse de nombreux patrons de compagnies pétrolières. “ Ce qui m’inquiète le plus, c’est que les investissements dans de nouveaux projets pétroliers ont été réduits de 20 % [en 2015] par rapport à 2014. C’est la baisse la plus forte dans l’histoire du pétrole», a souligné Fatih Birol, directeur exécutif de l’AIE, lors du Forum économique mondial de Davos, qui s’est tenu du 20 au 23 janvier. Nous anticipons, cette année, dans un environnement à 30 dollars le baril, une baisse supplémentaire de 16 %. Nous n’avons jamais vu deux années d’affilée de baisse des investissements pétroliers».


Peu d’experts se hasardent à pronostiquer l’avenir du secteur pétrolier à moyen terme. Mais rien n’indique que ce nouveau paradigme durera au-delà des prochaines années et que la loi du marché prévaudra pour une matière première aussi essentielle à l’économie. L’OPEP pourra retrouver son rôle de régulateur, quand les Etats-Unis auront beaucoup puisé dans leurs réserves.

 

La déstabilisation du Proche et du Moyen-Orient (Libye, Yémen, Syrie, Irak…) pourrait revenir comme un boomerang en période de tensions sur l’offre et accentuer la hausse des prix. Une seule chose semble certaine : de nouveaux chocs pétroliers sont devant nous.

 

Jean-Michel Bezat

Le Monde Economie

 

*  *  *

 

Xem bài liện hệ với đề tài: click tại đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh