(Brexit and the Future of Europe)
By George Soros
Nguyễn Thị Kim Phụng dịch
Project Syndicate
June 25-2016
Theo tôi, Anh là nước có được những thỏa thuận tốt nhất với Liên minh châu Âu (EU). Họ là một thành viên của thị trường chung châu Âu nhưng lại không thuộc khu vực Eurozone, và cũng không phải thực hiện nhiều quy định khác của EU. Thế nhưng điều đó vẫn chưa đủ để ngăn cản cử tri Anh bỏ phiếu “Rời đi”. Tại sao lại như vậy?
Câu trả lời có lẽ đã xuất hiện trong các cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện trước khi diễn ra trưng cầu dân ý “Brexit”. Khủng hoảng nhập cư tại châu Âu và cuộc tranh luận về Brexit đã thúc đẩy lẫn nhau. Phe “Rời đi” khai thác tình hình người tị nạn đang ngày càng xấu đi – với hình ảnh đáng sợ của hàng ngàn người tị nạn tập trung ở Calais (Pháp), tuyệt vọng tìm đường vào Anh bằng bất cứ giá nào – để khơi dậy nỗi sợ hãi tình trạng người nhập cư “không kiểm soát được” trong các nước thành viên EU khác. Thế nhưng các nhà chức trách châu Âu lại trì hoãn các quyết định quan trọng về chính sách tị nạn nhằm tránh gây ảnh hưởng tiêu cực lên cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, kết cục là cảnh hỗn loạn như ở Calais vẫn cứ tiếp diễn.
Quyết định “mở cửa” cho người tị nạn của Thủ tướng Đức Angela Merkel là một cử chỉ mang tính nhân đạo, nhưng lại không được suy xét thấu đáo, bởi vì nó không tính đến các phản ứng tiêu cực. Một dòng người tị nạn đột ngột xuất hiện đã phá vỡ cuộc sống hàng ngày của người dân trên toàn EU.
Hơn nữa, sự thiếu kiểm soát đầy đủ đã tạo ra hoảng loạn, gây ảnh hưởng đến tất cả mọi người: từ người dân địa phương, các giới chức phụ trách an ninh công cộng, cho đến chính những người tị nạn. Nó còn mở đường cho sự vươn lên nhanh chóng của các đảng bài ngoại chống châu Âu – như Đảng Độc lập Anh Quốc, vốn là đảng dẫn đầu chiến dịch “Rời đi” – khi mà chính phủ các nước và các thể chế tại châu Âu dường như không còn khả năng xử lý cuộc khủng hoảng.
Giờ thì kịch bản thảm họa mà nhiều người lo ngại đã được hiện thực hóa, khiến cho sự tan rã của Liên minh châu Âu trở thành một thực tế không thể đảo ngược. Về lâu dài, khi rời khỏi EU, liệu Anh có thể trở nên tốt hơn so với các nước khác hay không còn chưa chắc chắn. Nhưng trong ngắn và trung hạn thì nền kinh tế và người dân Anh sẽ phải chịu nhiều tổn thất đáng kể. Ngay sau cuộc bỏ phiếu, đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn ba thập niên và các thị trường tài chính trên toàn thế giới có thể vẫn tiếp tục hỗn loạn trong suốt quá trình đàm phán phức tạp để Anh “ly hôn chính trị và kinh tế” khỏi EU. Những hậu quả đối với nền kinh tế sẽ lớn tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008.
Quá trình đó chắc chắn sẽ đầy bất ổn và rủi ro chính trị hơn nữa, bởi không chỉ một số lợi thế thực sự hay tưởng tượng của Anh (khi làm thành viên EU), mà là sự tồn tại của toàn Liên minh châu Âu, đang bị đe dọa. Brexit sẽ mở “cống xả lũ” cho các lực lượng chống châu Âu khác trong Liên minh. Thật vậy, không lâu trước khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý được công bố, Mặt trận Quốc gia Pháp đã đưa ra một lời kêu gọi “Frexit”, còn nhà dân túy người Hà Lan – Geert Wilders – thì kêu gọi “Nexit.”
Hơn nữa, bản thân nước Anh cũng có thể không sống sót được. Scotland, vốn đã bỏ phiếu áp đảo để ở lại trong EU, có thể sẽ nỗ lực để giành độc lập, và một số quan chức ở Bắc Ireland, nơi cử tri cũng ủng hộ “Ở lại”, đã kêu gọi thống nhất với Cộng hòa Ireland.
Phản ứng của EU trước Brexit cũng có thể là một cái bẫy nguy hiểm khác. Các nhà lãnh đạo châu Âu, với mong muốn ngăn chặn các nước thành viên khác đi theo con đường Brexit, có thể sẽ không có tâm trạng để chấp nhận các điều khoản đàm phán của Anh – đặc biệt là các điều khoản liên quan đến tiếp cận thị trường chung châu Âu – vốn dĩ sẽ giúp xoa dịu nỗi đau “Rời đi”. Xét tới việc EU chiếm một nửa kim ngạch thương mại của Anh, tác động vào xuất khẩu có thể sẽ rất lớn mặc dù tỷ giá sẽ cạnh tranh hơn (do đồng bảng Anh rớt giá). Và với việc các tổ chức tài chính dịch chuyển trụ sở và nhân viên của họ sang các trung tâm khác thuộc khu vực Eurozone trong những năm tới, thành phố London (và thị trường nhà ở London) sẽ khó lòng trụ vững.
Nhưng những tác động lên châu Âu có thể còn tồi tệ hơn nữa. Căng thẳng giữa các quốc gia thành viên đã đạt đến đỉnh điểm, không chỉ vì vấn đề người tỵ nạn, mà còn là vì căng thẳng giữa các nước chủ nợ và con nợ trong khu vực eurozone. Đồng thời, các nhà lãnh đạo đang suy yếu tại Pháp và Đức còn đang phải tập trung trực tiếp vào các vấn đề trong nước. Ở Ý, thị trường chứng khoán giảm 10% sau cuộc bỏ phiếu Brexit rõ ràng là dấu hiệu cho thấy sự dễ bị tổn thương của nước này trước một cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn diện – điều có thể giúp cho các nhà dân túy trong Phong trào Năm Sao (Five Star Movement), đại diện là bà Virginia Raggi – người vừa giành chức thị trưởng Rome – lên nắm quyền vào năm sau.
Không điều nào trong số này là tín hiệu tốt cho một chương trình cải cách khu vực Eurozone nghiêm túc vốn dĩ sẽ phải bao gồm một liên minh ngân hàng thực sự, một liên minh tài khóa hạn chế, và các cơ chế mạnh mẽ hơn về trách nhiệm giải trình dân chủ. Và thời gian không đứng về phía châu Âu, vì áp lực bên ngoài từ Thổ Nhĩ Kỳ và Nga – cả hai đều đang khai thác những mối bất hòa có lợi cho họ – nhằm gây ra xung đột chính trị trong nội bộ châu Âu.
Đó là thực trạng ngày nay của chúng ta. Tất cả các nước châu Âu, trong đó có Anh, sẽ mất đi thị trường chung và mất đi cả những giá trị chung mà EU vốn được thiết kế để bảo vệ. Tuy nhiên, EU thực ra đã bị phá vỡ và không còn đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người dân. Đó là tiền đề cho một sự tan rã vô trật tự, một sự tan rã sẽ khiến châu Âu rơi vào tình trạng còn tồi tệ hơn so với khi EU không được thành lập.
Nhưng chúng ta không được bỏ cuộc. Phải thừa nhận rằng, EU là một công trình còn thiếu sót. Sau Brexit, tất cả những ai tin vào các giá trị và nguyên tắc mà EU đã được thiết kế để phát huy cần phải liên kết với nhau để cứu lấy EU bằng cách triệt để xây dựng lại nó. Tôi tin rằng với những hậu quả của Brexit trong những tuần và tháng tới, ngày càng nhiều người sẽ tham gia cùng chúng ta.
George Soros
Nguyễn Thị Kim Phụng dịch
George Soros là chủ tịch của công ty Quản lý quỹ Soros (Soros Fund Management) và là chủ tịch của Quỹ Xã hội Mở (Open Society Foundations). Là một người đi đầu trong lĩnh vực quỹ phòng hộ (hedge-fund), ông là tác giả của nhiều cuốn sách, bao gồm The Alchemy of Finance, The New Paradigm for Financial Market: The Credit Crisis of 2008 and What it Means, và The Tragedy of the European Union. (Theo Project Syndicate).
Brexit and the Future of Europe
By George Soros
Project Syndicate
June 25-2016
NEW YORK – Britain, I believe, had the best of all possible deals with the European Union, being a member of the common market without belonging to the euro and having secured a number of other opt-outs from EU rules. And yet that was not enough to stop the United Kingdom’s electorate from voting to leave. Why?
The answer could be seen in opinion polls in the months leading up to the “Brexit” referendum. The European migration crisis and the Brexit debate fed on each other. The “Leave” campaign exploited the deteriorating refugee situation – symbolized by frightening images of thousands of asylum-seekers concentrating in Calais, desperate to enter Britain by any means necessary – to stoke fear of “uncontrolled” immigration from other EU member states. And the European authorities delayed important decisions on refugee policy in order to avoid a negative effect on the British referendum vote, thereby perpetuating scenes of chaos like the one in Calais.
German Chancellor Angela Merkel’s decision to open her country’s doors wide to refugees was an inspiring gesture, but it was not properly thought out, because it ignored the pull factor. A sudden influx of asylum-seekers disrupted people in their everyday lives across the EU.
The lack of adequate controls, moreover, created panic, affecting everyone: the local population, the authorities in charge of public safety, and the refugees themselves. It has also paved the way for the rapid rise of xenophobic anti-European parties – such as the UK Independence Party, which spearheaded the Leave campaign – as national governments and European institutions seem incapable of handling the crisis.
Now the catastrophic scenario that many feared has materialized, making the disintegration of the EU practically irreversible. Britain eventually may or may not be relatively better off than other countries by leaving the EU, but its economy and people stand to suffer significantly in the short to medium term. The pound plunged to its lowest level in more than three decades immediately after the vote, and financial markets worldwide are likely to remain in turmoil as the long, complicated process of political and economic divorce from the EU is negotiated. The consequences for the real economy will be comparable only to the financial crisis of 2007-2008.
That process is sure to be fraught with further uncertainty and political risk, because what is at stake was never only some real or imaginary advantage for Britain, but the very survival of the European project. Brexit will open the floodgates for other anti-European forces within the Union. Indeed, no sooner was the referendum’s outcome announced than France’s National Front issued a call for “Frexit,” while Dutch populist Geert Wilders promoted “Nexit.”
Moreover, the UK itself may not survive. Scotland, which voted overwhelmingly to remain in the EU, can be expected to make another attempt to gain its independence, and some officials in Northern Ireland, where voters also backed Remain, have already called for unification with the Republic of Ireland.
The EU’s response to Brexit could well prove to be another pitfall. European leaders, eager to deter other member states from following suit, may be in no mood to offer the UK terms – particularly concerning access to Europe’s single market – that would soften the pain of leaving. With the EU accounting for half of British trade turnover, the impact on exporters could be devastating (despite a more competitive exchange rate). And, with financial institutions relocating their operations and staff to eurozone hubs in the coming years, the City of London (and London’s housing market) will not be spared the pain.
But the implications for Europe could be far worse. Tensions among member states have reached a breaking point, not only over refugees, but also as a result of exceptional strains between creditor and debtor countries within the eurozone. At the same time, weakened leaders in France and Germany are now squarely focused on domestic problems. In Italy, a 10% fall in the stock market following the Brexit vote clearly signals the country’s vulnerability to a full-blown banking crisis – which could well bring the populist Five Star Movement, which has just won the mayoralty in Rome, to power as early as next year.
None of this bodes well for a serious program of eurozone reform, which would have to include a genuine banking union, a limited fiscal union, and much stronger mechanisms of democratic accountability. And time is not on Europe’s side, as external pressures from the likes of Turkey and Russia – both of which are exploiting the discord to their advantage – compound Europe’s internal political strife.
That is where we are today. All of Europe, including Britain, would suffer from the loss of the common market and the loss of common values that the EU was designed to protect. Yet the EU truly has broken down and ceased to satisfy its citizens’ needs and aspirations. It is heading for a disorderly disintegration that will leave Europe worse off than where it would have been had the EU not been brought into existence.
But we must not give up. Admittedly, the EU is a flawed construction. After Brexit, all of us who believe in the values and principles that the EU was designed to uphold must band together to save it by thoroughly reconstructing it. I am convinced that as the consequences of Brexit unfold in the weeks and months ahead, more and more people will join us.
George Soros
George Soros is Chairman of Soros Fund Management and Chairman of the Open Society Foundations. A pioneer of the hedge-fund industry, he is the author of many books, including The Alchemy of Finance, The New Paradigm for Financial Markets: The Credit Crisis of 2008 and What it Means, and The Tragedy of the European Union. (From Project Syndicate).
* * *
Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net