Bài liên hệ:
LÝ GIẢI THÀNH CÔNG CỦA CÁC CHÍNH TRỊ GIA DÂN TÚY
(Is Globalization Really Fuelling Populism?)
By Daniel Gros
Đặng Thị Phương Thảo dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Project Syndicate
May 06-2016
Map and stethoscope, possible illustration for pandemic of aids,
"pig flu", smoking or or maybe for global warming and ozone holes
Ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, chủ nghĩa dân túy của cánh tả và cánh hữu đang trên đà gia tăng. Người đại diện dễ thấy nhất ở Mỹ chính là Donald Trump, người được cho sẽ là ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa. Ở Châu Âu có rất nhiều thành phần, từ đảng cánh tả Podemos của Tây Ban Nha đến Đảng Mặt trận Quốc gia thuộc cánh hữu của Pháp, nhưng tất cả đều cùng phản đối những đảng trung dung và các đảng phái dòng chính nói chung. Vậy điều gì lí giải cho sự nổi dậy ngày càng tăng của các cử tri chống lại nguyên trạng hiện nay?
Lời giải thích phổ biến là chủ nghĩa dân túy ngày càng gia tăng đồng nghĩa với sự nổi dậy của “những kẻ thất bại trước tiến trình toàn cầu hóa”. Bằng việc theo đuổi các vòng đàm phán liên tục về tự do hóa thương mại, thì theo logic, các nhà lãnh đạo ở Mỹ và châu Âu đã gây thiệt hại cho cơ sở sản xuất trong nước, cắt giảm số công việc được trả lương cao sẵn có cho các công nhân có kỹ năng thấp, những người mà bây giờ buộc phải lựa chọn hoặc thất nghiệp kéo dài, hoặc chấp nhận những công việc lương thấp trong ngành dịch vụ. Cảm thấy chán nản, những người công nhân đó hiện nay được cho là đang chối bỏ các chính đảng dòng chính vì đã dẫn dắt “dự án dành cho giới tinh hoa” này.
Ban đầu, lời giải thích này có vẻ như khá thuyết phục. Đúng là toàn cầu hóa đã chuyển đổi một cách cơ bản các nền kinh tế, chuyển những công việc giản đơn đến các nước đang phát triển – đây là điểm mà các nhà dân túy luôn luôn muốn nêu bật.
Hơn nữa, trình độ giáo dục tương quan sâu sắc với thu nhập và tình hình thị trường lao động. Gần như ở tất cả mọi nơi, những người có bằng đại học ít có khả năng thất nghiệp hơn nhiều so với những người không có bằng tốt nghiệp trung học. Ở châu Âu, trung bình những người có bằng đại học sẽ dễ kiếm việc hơn gấp 3 lần người không học xong trung học. Giữa những người có việc thì tính tổng cộng những người có bằng đại học sẽ kiếm được mức thu nhập cao hơn nhiều so với những người cùng vị trí mà trình độ thấp hơn.
Nhưng nếu những nhân tố trên lí giải cho sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy, thì chúng chắc hẳn phải trở nên tồi tệ hơn vào những năm gần đây, với các lao động kỹ năng thấp có điều kiện và triển vọng xấu đi rất nhanh so với những người đồng cấp có kỹ năng cao. Và đây đơn giản không phải là những gì diễn ra trong thực tế, nhất là ở châu Âu.
Thực tế, trình độ giáo dục cao hơn sẽ mang lại những lợi ích đáng kể trên thị trường lao động trong thời gian dài. Đánh giá từ những số liệu có sẵn, mức tiền lương phụ trội trả cho các công nhân làm những công việc yêu cầu trình độ giáo dục cao hơn vẫn được giữ ở mức cố định ở châu Âu trong suốt thập niên vừa qua. Dù con số này đã tăng ở một vài nước (như Đức hay Ý) thì nó đã giảm ở các các nước khác (Pháp, Tây Ban Nha và Anh). Sự khác biệt về tỷ lệ có việc của lao động trình độ cao và lao động trình độ thấp vẫn giữ ở mức tương đối ổn định, và thực tế thì những lao động trình độ thấp đang rút ngắn khoảng cách (so với những người có trình độ cao) trong vài năm trở lại đây.
So sánh giữa các xu hướng ở Mỹ và châu Âu càng làm suy yếu lập luận “những kẻ thất bại trước tiến trình toàn cầu hóa” (khiến chủ nghĩa dân túy gia tăng). Mức lương phụ trội (cho người có tay nghề cao) ở Mỹ (300-400%) lớn hơn đáng kể so với ở châu Âu (50-80%). Những số liệu khác về thị trường lao động như tỉ lệ thất nghiệp cũng có mẫu hình tương tự. Chúng chỉ ra rằng trình độ cao có giá trị cao hơn ở thị trường lao động Mỹ. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ ít mở hơn và ít bị ảnh hưởng bởi thương mại hơn so với nền kinh tế châu Âu.
Luận điểm cuối cùng đánh bại lập luận sự gia tăng chủ nghĩa dân túy ở châu Âu là do toàn cầu hóa là thực tế rằng tỉ lệ những lao động kỹ năng thấp (những người không hoàn thành chương trình trung học) đang giảm đi đáng kể. Đầu thế kỷ, lao động kỹ năng thấp nhiều hơn 50% lượng lao động tốt nghiệp đại học. Hiện nay, số lượng người tốt nghiệp đại học gần như vượt lượng lao động kỹ năng thấp trong lực lượng lao động; và theo logic thông thường, số lượng những cử tri ủng hộ các đảng chống toàn cầu hóa đáng ra phải giảm đi.
Một lời giải thích rõ ràng về mặt kinh tế cho một hiện tượng chính trị phức tạp chắc chắn là sẽ rất hấp dẫn. Nhưng những lời giải thích này hiếm khi chính xác. Sự gia tăng chủ nghĩa dân túy ở châu Âu cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Hãy xem xét tình hình ở Áo. Nền kinh tế tương đối mạnh, được củng cố bởi việc là một trong những nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất ở châu Âu. Tuy nhiên, Norbert Hofer, lãnh đạo Đảng Tự do (FPO) – một đảng dân túy cánh hữu – đã đánh bại các đổi thủ của ông đến từ cả hai đảng trung dung dòng chính trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng thống tháng 4/2016. Vấn đề mà Hofer chú trọng vào chính là vấn đề người nhập cư.
Sức lôi cuốn từ luận điệu phản đối người nhập cư của Hofer đã nói lên tất cả, và phản chiếu những mẫu hình tương tự trên khắp vùng Bắc Âu. Đối với một nền kinh tế đang tương đối ổn định, mức lương thực tế gia tăng và tỷ lệ thất nghiệp thấp, những bất bình về ảnh hưởng kinh tế của toàn cầu hóa kinh tế không thể có sức mạnh đến vậy. Thay vào đó, những đảng dân túy cánh hữu như FPO, Đảng Người Phần Lan Đích thực, và Đảng Lựa chọn Thay thế của Đức đang tận dụng thủ đoạn chính trị bản sắc, đánh vào sự sợ hãi và sự vỡ mộng của người dân – từ vấn đề người nhập cư nguy hiểm tới việc đánh mất chủ quyền vào tay Liên Minh châu Âu – để thổi bùng lên tinh thần dân tộc chủ nghĩa.
Tuy nhiên, ở những nước Nam Âu, ảnh hưởng lâu dài của cuộc khủng hoảng đồng euro khiến các lập luận kinh tế của những nhà dân túy trở nên có sức nặng hơn. Đó là lí do vì sao các đảng dân túy cánh tả đang giành được nhiều sự ủng hộ hơn ở khu vực này. Họ mang đến những lời hứa hẹn như các khoản giảm thuế cho những người lao động lương thấp. Trường hợp điển hình nhất là Đảng Syriza cánh tả ở Hy Lạp, đảng đã giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử năm ngoái với lời hứa sẽ chấm dứt chính sách thắt lưng buộc bụng. (Tất nhiên, khi đã nắm được quyền lực, Đảng Syriza buộc phải thay đổi giọng điệu và thực thi những chính sách phù hợp với thực tế.)
Nếu gọi sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy ở châu Âu là một cuộc nổi dậy của những kẻ thất bại trước tiến trình toàn cầu hóa thì không chỉ là đơn giản hóa vấn đề mà còn sai lầm. Nếu chúng ta muốn ngăn cản sự gia tăng của các lực lượng chính trị nguy hiểm tiềm tàng ở châu Âu, chúng ta cần hiểu được điều gì đang thực sự thúc đẩy sự gia tăng đó, kể cả khi lời giải thích đó phức tạp hơn là những gì chúng ta muốn.
Daniel Gros
Đặng Thị Phương Thảo dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Daniel Gros là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu tại Brussels. Ông từng làm việc cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và đóng vai trò cố vấn kinh tế cho Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu cũng như Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính Pháp. Ông là biên tập viên của tờ Economie Internationale và tạp chí International Finance.
Is Globalization Really Fuelling Populism?
By Daniel Gros
Đặng Thị Phương Thảo dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Project Syndicate
May 06-2016
BRUSSELS – On both sides of the Atlantic, populism of the left and the right is on the rise. Its most visible standard-bearer in the United States is Donald Trump, the Republican Party’s presumptive presidential nominee. In Europe, there are many strands – from Spain’s leftist Podemos party to France’s right-wing National Front – but all share the same opposition to centrist parties, and to the establishment in general. What accounts for voters’ growing revolt against the status quo?
The prevailing explanation is that rising populism amounts to a rebellion by “globalization’s losers.” By pursuing successive rounds of trade liberalization, the logic goes, leaders in the US and Europe “hollowed out” the domestic manufacturing base, reducing the availability of high-paying jobs for low-skill workers, who now have to choose between protracted unemployment and menial service-sector jobs. Fed up, those workers are now supposedly rejecting establishment parties for having spearheaded this “elite project.”
This explanation might seem compelling at first. It is true, after all, that globalization has fundamentally transformed economies, sending low-skill jobs to the developing world – a point that populist figures never tire of highlighting.
Moreover, educational attainment correlates strongly with income and labor-market performance. Almost everywhere, those with a university degree are much less likely to be unemployed than those without a secondary education. In Europe, those with a graduate degree are, on average, three times as likely to have a job as those who have not finished secondary school. Among the employed, university-educated workers earn, on the whole, much higher incomes than their less-educated counterparts.
But if these factors account for the rise of populism, they must have somehow intensified in the last few years, with low-skill workers’ circumstances and prospects deteriorating faster vis-à-vis their high-skill counterparts. And that simply is not the case, especially in Europe.
In fact, higher education has provided significant labor-market advantages for a long time. Judging from the available data, the “wage premium” for workers in occupations that require high levels of education has been roughly constant in Europe over the last decade. While it has increased in some countries (Germany and Italy), it has decreased in others (France, Spain, and the United Kingdom). The difference in employment rates of the highly educated and the less educated has also remained relatively constant, with the less educated actually closing the gap slightly in recent years.
A comparison between trends in the US and Europe further weakens the “losers of globalization” argument. The wage premium is substantially larger in the US (300-400%) than in Europe (50-80%). Other labor-market statistics, such as unemployment rates, show a similar pattern, indicating that higher education is more valuable in America’s labor market. Yet the US economy is less open to – and less affected by – trade than the European economy is.
The final nail in the coffin of the globalization-based explanation for the rise of populism in Europe is the fact that the share of low-skill workers (who have not completed a secondary education) is declining rapidly. At the turn of the century, there were more than 50% more low-skill workers than university graduates. Today, university graduates nearly outnumber low-skill workers in the work force; following the prevailing logic, the share of voters supporting anti-globalization parties should be shrinking.
A clear-cut economic explanation for a complicated political phenomenon is certainly appealing. But such explanations are rarely accurate. The rise of populism in Europe is no exception.
Consider the situation in Austria. The economy is relatively strong, underpinned by one of Europe’s lowest unemployment rates. Yet Norbert Hofer, the leader of the right-wing populist Freedom Party (FPÖ) managed to defeat his competitors from both of the centrist establishment parties in the first round of the presidential election last month. Hofer’s main area of focus was immigration.
The attraction to Hofer’s anti-immigrant rhetoric is telling, and mirrors a broader pattern across northern Europe. Amid relative economic stability, rising real wages, and low unemployment rates, grievances about the economic impacts of economic globalization are simply not that powerful. Instead, right-wing populist parties like the FPÖ, Finland’s True Finns, and Germany’s Alternative für Deutschland are embracing identity politics, playing on popular fears and frustrations – from “dangerous” immigration to the “loss of sovereignty” to the European Union – to fuel nationalist sentiment.
In the southern European countries, however, the enduring impact of the euro crisis makes populist economic arguments far more powerful. That is why it is left-wing populist parties that are winning the most support there, with promises of, say, tax credits for low-paid workers. The most extreme case is Greece’s leftist Syriza party, which rode to victory in last year’s elections on pledges to end austerity. (Once in power, of course, Syriza had to change its tune and bring its plans in line with reality.)
Calling the rise of populism in Europe a revolt by the losers of globalization is not just simplistic; it is misleading. If we are to stem the rise of potentially dangerous political forces in Europe, we need to understand what is really driving it – even if the explanation is more complex than we would like.
Daniel Gros
Daniel Gros at World Economic forum on Europe 2011
Daniel Gros is Director of the Brussels-based Center for European Policy Studies. He has worked for the International Monetary Fund, and served as an economic adviser to the European Commission, the European Parliament, and the French prime minister and finance minister. He is the editor of Economie Internationale andInternational Finance. (From Project Syndicate)
Daniel Gros is Director of the Brussels-based Center for European Policy Studies. He has worked for the International Monetary Fund, and served as an economic adviser to the European Commission, the European Parliament, and the French prime minister and finance minister. He is the editor of Economie Internationale and International Finance. (From Project Syndicate)
Daniel Gros (1955) is a German economist. He is the Director of the Centre for European Policy Studies (CEPS), a European think tank. He worked for the CEPS from 1986 to 1988 and has worked there continuously since 1990. His current research primarily focuses on EU economic policy, specifically on the impact of the euro on capital and labour markets, as well as on the international role of the euro, especially in Central and Eastern Europe. He also monitors the transition towards market economies and the process of enlargement of the EU towards the east.
Career: Gros was born and raised in Germany. He attended the University of Rome where he received a Laurea in Economia e Commercio. He also received his PhD in Economics from the University of Chicago in 1984.
Gros has previously worked for the International Monetary Fund from 1983–1986, served as an Economic Advisor to the Directorate General II of the European Commission from 1988–1990, and served as an advisor to the European Parliament from 1998-2005. From 2003-2006 he served as a member on the International Advisory Council of the Center for Social and Economic Research (CASE), based in Warsaw, Poland.
He has also taught at the College of Europe (Natolin) and at numerous other universities throughout Europe including the Catholic University of Leuven, the University of Frankfurt, the University of Basel, Bocconi University, the Kiel Institute of World Studies and the Central European University in Prague.
He is editor of Economie Internationale and of International Finance. He also writes commentaries for Project Syndicate, an international not-for-profit newspaper syndicate and association of newspapers.
(From Wikipedia, the free encyclopedia)
* * *
Xem bài liên hệ với chủ đề: click vào đây
Read more English topic, please click here
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net