(What’s the Problem With Protectionism?)
By Barry Eichengreen
Nguyễn Thị Kim Phụng dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
Project Syndicate
July 13-2016
Một điều chúng ta có thể chắc chắn về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới là vị tân tổng thống sẽ không phải là một người cam kết ủng hộ tự do thương mại. Người gần như sẽ trở thành ứng viên Đảng Dân chủ, Hillary Clinton, thì chỉ là một người ủng hộ nửa vời đối với tự do thương mại, và cụ thể là với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đối thủ bên Đảng Cộng hòa của bà, Donald Trump, cũng cực lực phản đối những thỏa thuận thương mại sẽ làm mở cửa thị trường Mỹ. Đi ngược lại với truyền thống của Đảng Cộng hòa, ông Trump dự kiến sẽ đánh thuế 35% đối với ô tô và linh kiện nhập khẩu từ các nhà máy của Tập đoàn Ford ở Mexico và đánh thuế 45% lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Các nhà kinh tế đều nhất trí rằng tác động về mặt kinh tế vĩ mô của kế hoạch do ông Trump đưa ra sẽ mang tính thảm hoạ. Từ chối thương mại mở và tự do sẽ phá hoại niềm tin và làm suy giảm đầu tư. Các nước khác có thể trả đũa bằng cách áp đặt thuế quan của riêng họ và làm giảm xuất khẩu của Mỹ. Hậu quả sẽ giống như khi Biểu thuế Smoot-Hawley, được Quốc hội Mỹ ban hành vào năm 1930 và được phê duyệt bởi một Tổng thống Cộng hòa đáng hổ thẹn khác là Herbert Hoover – trở thành thứ đã làm cho cuộc Đại Suy thoái (1929-33) trở nên trầm trọng hơn.
Nhưng chỉ vì các nhà kinh tế nhất trí với nhau không có nghĩa là họ đúng. Khi nền kinh tế rơi vào “bẫy thanh khoản” – khi tổng cầu giảm, giá hàng hóa chững lại hoặc giảm xuống và lãi suất gần bằng 0 – thì logic kinh tế vĩ mô thông thường sẽ không còn tác dụng. Kết luận này đúng với những tác động kinh tế vĩ mô của bảo hộ thuế quan nói chung, và Biểu thuế Smoot-Hawley nói riêng. Đây là một điểm tôi đã chứng minh trong một báo cáo khoa học cách nay đã 30 năm.
Hãy xem xét thí nghiệm tưởng tượng sau đây. “Tổng thống” Trump ký một dự luật tăng thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc. Người Mỹ sẽ chuyển hướng sang tiêu dùng hàng hóa do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Điều này sẽ tạo áp lực tăng giá lên hàng hóa tại Mỹ, và nó sẽ rất hữu ích trong bối cảnh có nguy cơ xảy ra giảm phát.
Người biểu tình phản đối TTP tại Mỹ
Nhưng sau đó Chủ tịch Tập Cận Bình trả đũa bằng thuế quan của Trung Quốc, dẫn đến thay đổi cầu, người Trung Quốc không sử dụng hàng hóa của Mỹ. Từ quan điểm của người tiêu dùng Mỹ, tác động duy nhất là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc (nay thuộc diện chịu thuế) và hàng thay thế do Mỹ sản xuất sẽ đều mắc hơn so với trước đây.
Bình thường thì đây có thể là một kết quả không mong muốn. Nhưng khi giảm phát xuất hiện, áp lực tăng giá lại chính là cái chúng ta cần. Giá cao hơn khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao sản xuất và các hộ gia đình gia tăng chi tiêu. Chúng cũng làm giảm gánh nặng nợ. Và bởi vì lạm phát vẫn còn quá thấp, do điều kiện kinh tế vĩ mô ảm đạm, Fed sẽ không nhất thiết phải tăng lãi suất và bù đắp bất kỳ tác động lạm phát nào của sự gia tăng trong chi tiêu.
Để ngăn chặn việc thí nghiệm tưởng tượng này bị hiểu sai, tôi muốn làm rõ rằng vẫn có những cách khác tốt hơn để nâng giá và khuyến khích hoạt động kinh tế trong điều kiện bẫy thanh khoản. Biện pháp thay thế rõ ràng nhất cho các biểu thuế nhập khẩu là một chính sách tài khóa đơn giản – cắt giảm thuế và tăng chi tiêu công.
Tuy nhiên, lập luận về thuế quan vẫn quan trọng. Cũng như việc bảo hộ thuế quan không phải là một vấn đề kinh tế vĩ mô cần giải quyết trong điều kiện giảm phát và xuất hiện bẫy thanh khoản, thì tự do thương mại – kế hoạch cải cách xã hội quen thuộc của các nhà kinh tế – cũng không phải một giải pháp. Những ai đang tìm kiếm giải pháp cho tình trạng “trì trệ kéo dài” (secular stagnation) hiện nay – tức tăng trưởng chậm và lạm phát dưới 2% – không nên trông đợi quá nhiều vào những tác động kinh tế vĩ mô có lợi của các hiệp định thương mại. Và cũng đừng gợi lại rằng biểu thuế Smoot-Hawley gây ra cuộc Đại Suy thoái, bởi vì nó không phải nguyên nhân. Những tuyên bố sai lầm, thậm chí ngay cả khi vì những lý do đúng đắn, thì cũng chẳng tốt lành cho ai cả.
Nhưng biểu thuế Smoot-Hawley đúng là đã gây ra một loạt các hậu quả tai hại khác. Đầu tiên, nó làm gián đoạn hoạt động của hệ thống tài chính quốc tế. Tự do thương mại và tự do luân chuyển vốn quốc tế luôn đi cùng nhau. Những quốc gia vay nợ nước ngoài phải xuất khẩu hàng hóa để trả nợ. Biểu thuế Smoot-Hawley và sự trả đũa của nước ngoài đã khiến xuất khẩu trở nên khó khăn hơn. Kết quả là điều này dẫn đến hàng loạt vụ vỡ nợ nước ngoài, khủng hoảng tài chính, và sự sụp đổ của các dòng vốn quốc tế.
Thứ hai, chiến tranh thương mại sẽ làm gia tăng căng thẳng địa chính trị. Hạ viện Pháp (French Chamber of Deputies) đã giận dữ khi Mỹ đánh thuế nhập khẩu lên hàng đặc sản Pháp, khơi mào một cuộc chiến tranh kinh tế chống Mỹ. Anh đánh thuế hàng nhập khẩu từ Mỹ, nhưng lại dành ưu đãi đặc biệt cho các nước Khối Thịnh Vượng chung và thuộc địa của mình. Điều này đã chọc giận Hoover và người kế nhiệm của ông, Franklin Delano Roosevelt. Thủ tướng Canada Mackenzie King cảnh báo khả năng bùng phát “chiến tranh biên giới” – cách nói ngoại giao cho việc quan hệ chính trị bị xấu đi. Những nỗ lực ổn định hóa hệ thống tiền tệ quốc tế và kết thúc suy thoái toàn cầu đã bị ngưng trệ vì các xung đột ngoại giao như vậy.
Tệ hơn nữa, các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Pháp, và Canada lại đang bất đồng ở một thời điểm mà đáng lý họ nên làm việc với nhau để thúc đẩy các mục tiêu chung khác. Tạm để chính sách kinh tế sang một bên, thế giới trong những năm 1930 còn phải đối diện với một mối đe dọa lớn hơn, đó là sự nổi lên của Hitler và việc Đức tái quân sự hóa. Các biện pháp đơn phương hạn chế thương mại – bằng cách khiến hợp tác ngoại giao thêm khó khăn – sẽ làm phức tạp hóa các nỗ lực nhằm huy động một liên minh của các quốc gia cùng chí hướng nhằm kiềm chế mối đe dọa phát xít.
Bảo hộ thuế quan có thể không phải là một chính sách kinh tế vĩ mô tồi tệ trong điều kiện bẫy thanh khoản. Nhưng điều này không khiến nó trở thành chính sách đối ngoại tốt – cho Trump hay bất cứ ai khác.
Barry Eichengreen
Nguyễn Thị Kim Phụng dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
Barry Eichengreen là Giáo sư Kinh tế tại Đại học California, Berkeley; Giáo sư về Lịch sử và Thể chế tại trường Đại học Cambridge; và là cựu cố vấn chính sách cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Cuốn sách mới nhất của ông là “Hall of Mirrors: The Great Depression, the Great Recession, and the Uses – and Misuses – of History.”
Nguồn: http://nghiencuuquocte.org
What’s the Problem With Protectionism?
By Barry Eichengreen
Project Syndicate
July 13-2016
PORTO – One thing is now certain about the upcoming presidential election in the United States: the next president will not be a committed free trader. The presumptive Democratic nominee, Hillary Clinton, is at best a lukewarm supporter of freer trade, and of the Trans-Pacific Partnership in particular. Her Republican counterpart, Donald Trump, is downright hostile to trade deals that would throw open US markets. Breaking with modern Republican tradition, Trump envisages a 35% tariff on imported cars and parts produced by Ford plants in Mexico and a 45% tariff on imports from China.
Economists are all but unanimous in arguing that the macroeconomic effects of Trump’s plan would be disastrous. Repudiation of free and open trade would devastate confidence and depress investment. Other countries would retaliate by imposing tariffs of their own, flattening US exports. The consequences would resemble those of the Smoot-Hawley Tariff, enacted by the US Congress in 1930 and signed by an earlier, disgraced Republican president, Herbert Hoover – a measure that exacerbated the Great Depression.
But just because economists agree doesn’t mean they’re right. When the economy is in a liquidity trap – when demand is deficient, prices are stagnant or falling, and interest rates approach zero – normal macroeconomic logic goes out the window. That conclusion applies to the macroeconomic effects of tariff protection in general, and to the Smoot-Hawley Tariff in particular. This is a point I demonstrated in an academic paper written – I hesitate to admit – fully 30 years ago.
Consider the following thought experiment. President Trump signs a bill slapping a tariff on imports from China. This shifts US spending toward goods produced by domestic firms. It puts upward pressure on US prices, which is helpful when there is a risk of deflation.
But then President Xi Jinping retaliates with a Chinese tariff, which shifts demand away from US goods. From the standpoint of American consumers, the only effect is that imports from China (now subject to tax) and their US-produced substitutes are both more costly than before.
Under normal circumstances, this would be an undesirable outcome. But when deflation looms, upward pressure on prices is just what the doctor ordered. Higher prices encourage firms to raise production and households to increase their spending. They also reduce the burden of debts. And because inflation is still too low, owing to depressed macroeconomic conditions, there is no need for the Fed to raise interest rates and offset any inflationary effects of the increase in spending.
The Washington Post/Getty Images
To prevent this thought experiment from being misconstrued, I want to be clear: there are other, better ways of raising prices and stimulating economic activity in liquidity-trap conditions. The obvious alternative to import tariffs is plain-vanilla fiscal policy – tax cuts and increases in public spending.
Still, the point about tariffs is important. Just as tariff protection is not a macroeconomic problem in deflationary, liquidity-trap-like conditions, freer trade, the economist’s familiar nostrum, is not a solution. Those seeking a cure for the current malaise of “secular stagnation” – slow growth and sub-2% inflation – shouldn’t claim too much for the beneficial macroeconomic effects of trade agreements. And they shouldn’t invoke the old saw that Smoot-Hawley caused the Great Depression, because it didn’t. False claims, even when made in pursuit of good causes, do no one any good.
But Smoot-Hawley did have a variety of other damaging consequences. First, it disrupted the operation of the international financial system. Free trade and free international capital flows go together. Countries that borrow abroad must export in order to service their debts. Smoot-Hawley and foreign retaliation made exporting more difficult. The result was widespread defaults on foreign debts, financial distress, and the collapse of international capital flows.
Second, trade wars fanned geopolitical tensions. The French Chamber of Deputies was outraged by American taxation of French specialty exports and urged an economic war against the US. The UK taxed imports from the US while giving special preferences to its Commonwealth and Empire, angering Hoover and his successor, Franklin Delano Roosevelt. Canadian Prime Minister Mackenzie King warned of an outbreak of “border warfare,” diplomacy-speak for deteriorating political relations. Efforts to stabilize the international monetary system and end the global slump were set back by these diplomatic conflicts.
Worse, US, British, French, and Canadian leaders were at one another’s throats at a time when they should have been working together to advance other common goals. After all, economic policy aside, there was an even greater threat in the 1930s, namely the rise of Hitler and German re-militarization. Unilateral resort to trade restrictions, by making diplomatic cooperation more difficult, complicated efforts to mobilize a coalition of the willing to contain the Nazi threat.
Tariff protection may not be bad macroeconomic policy in a liquidity trap. But this doesn’t make it good foreign policy – for Trump or anyone else.
Barry Eichengreen
Barry Eichengreen speaks at World economic forum annual meeting 2012
Barry Eichengreen is Professor of Economics at the University of California, Berkeley; Pitt Professor of American History and Institutions at the University of Cambridge; and a former senior policy adviser at the International Monetary Fund. His latest book is Hall of Mirrors:The Great Depression, the Great Recession, and the Uses – and Misuses – of History. (From Project Syndicate).
Barry Eichengreen (born 1952) is an American economist who holds the title of George C. Pardee and Helen N. Pardee Professor of Economics and Political Science at the University of California, Berkeley, where he has taught since 1987. Eichengreen's mother is Lucille Eichengreen, a Holocaust survivor and author.
He has done research and published widely on the history and current operation of the international monetary and financial system. He received his BA from UC Santa Cruz and his Ph.D. from Yale University in 1979. He was a senior policy advisor to the International Monetary Fund in 1997 and 1998, although he has since been critical of the IMF.
His best known work is the book Golden Fetters: The Gold Standard and the Great Depression, 1919–1939, Oxford University Press, 1992. In his own book on the Great Depression, Ben Bernanke summarized Eichengreen's thesis as follows:
... [T] he proximate cause of the world depression was a structurally flawed and poorly managed international gold standard... For a variety of reasons, including among others a desire of the Federal Reserve to curb the US stock market boom, monetary policy in several major countries turned contractionary in the late 1920's—a contraction that was transmitted worldwide by the gold standard. What was initially a mild deflationary process began to snowball when the banking and currency crises of 1931 instigated an international "scramble for gold". Sterilization of gold inflows by surplus countries [the USA and France], substitution of gold for foreign exchange reserves, and runs on commercial banks all led to increases in the gold backing of money, and consequently to sharp unintended declines in national money supplies. Monetary contractions in turn were strongly associated with falling prices, output and employment. Effective international cooperation could in principle have permitted a worldwide monetary expansion despite gold standard constraints, but disputes over World War I reparations and war debts, and the insularity and inexperience of the Federal Reserve, among other factors, prevented this outcome. As a result, individual countries were able to escape the deflationary vortex only by unilaterally abandoning the gold standard and re-establishing domestic monetary stability, a process that dragged on in a halting and uncoordinated manner until France and the other Gold Bloc countries finally left gold in 1936.
The main evidence Eichengreen adduces in support of this view is the fact that countries that abandoned the gold standard earlier saw their economies recover more quickly.
His recent books include Global Imbalances and the Lessons of Bretton Woods, MIT Press, September 2006, The European Economy Since 1945: Co-ordinated Capitalism and Beyond, Princeton University Press 2007, and Exorbitant Privilege: The Rise and Fall of the Dollar and the Future of the International Monetary System, Oxford University Press, 2011.
His most recent work is Hall of Mirrors: The Great Depression, The Great Recession, Oxford University Press, December 2014
He has been President of the Economic History Association (2010–2011). (From Wikipedia, the free encyclopedia)
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
Read related story: please click here
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net