(Who’s Winning the Middle’s East Cold War?)
By Robert Lambart Harvey
Trương Thái Tiểu Long dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
Project Syndicate
June 21-2016.
Một cuộc chiến tranh lạnh đang diễn ra tại vùng chảo lửa của thế giới. Địa chính trị là nhân tố chủ chốt trong cuộc ganh đua phe phái giữa Hồi giáo dòng Shia và dòng Sunni tại Trung Đông, khi Iran đối đầu với Ả Rập Saudi và các đồng minh vùng Vịnh của nước này trong cuộc chiến giành vị thế thống trị khu vực.
Như cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ, trong cuộc xung đột này, hai đối thủ chính không hề giao tranh quân sự trực tiếp, ít nhất là cho tới lúc này. Tuy nhiên cả hai bên đã đối đầu về ngoại giao, ý thức hệ và kinh tế – đặc biệt là trên thị trường dầu mỏ – và thông qua các cuộc chiến tranh ủy nhiệm, chẳng hạn như các cuộc xung đột tại Syria và Yemen. Ít có vấn đề nào tại khu vực Trung Đông mà không thể truy ngược nguồn gốc tới sự cạnh tranh quyền lực giữa Ả Rập Saudi và Iran.
Ở thời điểm hiện tại, Iran có vẻ đang thành công. Sau khi Đại Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei quyết định chấp thuận một thỏa thuận quốc tế qua đó giới hạn các năng lực hạt nhân của Iran chỉ cho các mục đích hòa bình, các lệnh trừng phạt của phương Tây đã được dỡ bỏ. Một khi các nước có thể thông thương với Iran, nền kinh tế kiệt quệ của nước này sẽ tăng trưởng. Trong khi đó, Iran đang tiếp tục dần dần sáp nhập trên thực tế nhiều vùng của Iraq – đáng kinh ngạc là với sự chấp thuận của Mỹ – bởi vì không ai trừ Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) là có can đảm để chống lại Iran.
Iran cũng có lợi thế nhân lực vượt trội với dân số khoảng 77 triệu người, trong khi Ả Rập Saudi chỉ có 28 triệu dân. Mặc dù quân đội Iran được trang bị kém xa so với đối thủ, nước này lại có quân số đông hơn. Hơn nữa, đồng minh Ả Rập chính của Iran – Tổng thống Syria Bashar al-Assad – vẫn chưa bị trừng phạt vì cuộc xung đột tại Syria còn kéo dài chưa kết thúc.
Điều này khiến Ả Rập Saudi cảm thấy bị bỏ rơi và tổn thương. Họ tin rằng đồng minh truyền thống và hùng mạnh của họ – nước Mỹ – đã phản bội họ khi kí kết thỏa thuận hạt nhân với Iran. Trong khi đó, họ cũng lo sợ rằng tình trạng hỗn loạn tại nước láng giềng Iraq đã đặt họ vào những rủi ro chiến lược kinh niên.
Ả Rập Saudi cũng đang chùn bước trước một loạt chỉ trích đối với tư tưởng Hồi giáo Wahhabi mà họ đang theo, vốn hay bị phê bình là giúp nuôi dưỡng chủ nghĩa cực đoan và truyền cảm hứng cho chủ nghĩa khủng bố. Trong khi đó, hồ sơ nhân quyền của Ả Rập Saudi – bao gồm việc bác bỏ các quyền cơ bản của phụ nữ – luôn bị soi xét kỹ lưỡng.
Mặc cho những bất lợi trên, Vương quốc này vẫn đang chiến đấu với kẻ thù. Vua Salman bin Abdulaziz Al Saud là lãnh đạo tối cao, nhưng con trai ông – Hoàng tử Mohammad bin Salman Al Saud – hiện đang nắm quyền rất lớn.
Là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Mohammad đã và đang tiếp tục chính sách ủng hộ các nhóm nổi loạn chống Tổng thống Assad ở Syria, hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ trong khi phát động cuộc chiến chống lại các bộ lạc thân Iran tại Yemen (với tổn thất nhân đạo khổng lồ). Ông cũng ủng hộ, nếu không nói là phát động, một đợt tăng cường đàn áp trong nước và tiến hành tấn công kinh tế vào Iran, dẫn đến hậu quả có thể thấy gần đây là giá dầu toàn cầu giảm mạnh.
Vào đầu tháng 5, bộ trưởng dầu mỏ lâu năm của Ả Rập Saudi – Ali al-Naimi đã được thay thế bởi Khalid al-Falih – một đồng minh của Mohammad. Việc cải tổ nhân sự là một dấu hiệu cho thấy Mohammad quyết tâm dùng giá dầu làm vũ khí chống lại Iran và đồng minh Nga của nước này. Là nước xuất khẩu dầu chủ chốt với nguồn dự trữ dầu giá rẻ vô hạn, Ả Rập Saudi có thể làm ngập hoặc bóp nghẹt thị trường nếu muốn.
Hiện nay, người Saudi đang làm ngập thị trường. Họ muốn khống chế Iran và Nga – cả hai nước đều cần giá dầu cao để duy trì tăng trưởng kinh tế. Họ cũng hi vọng các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ – vốn giúp nước này giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ Trung Đông – phải phá sản. Như Mohammad đã tuyên bố gần đây, Vương quốc này không bận tâm về giá dầu; “30 hay 70 đô la – với chúng tôi đều như nhau cả thôi.” Ngược lại, Iran và Nga cần một mức giá thấp nhất là 70 đô la/thùng.
Ngành công nghiệp khai thác dầu của Mỹ đã chứng minh sự thích nghi và linh hoạt cao hơn dự kiến; các khu khai thác dầu đá phiến rẻ hơn đã được đưa vào hoạt động ngay cả khi những khu khai thác cũ đã phải đóng cửa. Nhưng cuộc tấn công dầu mỏ của Ả Rập Saudi đã thuyết phục được Iran và Nga buộc Assad, dù không hề muốn, cũng phải đến bàn đàm phán.
Kế hoạch kinh tế mới của Mohammad – Tầm nhìn 2030 – được công bố vào tháng Năm là một mặt trận khác trong cuộc chiến kinh tế, được thiết kế để chỉ ra rằng Ả Rập Saudi miễn nhiễm trước các sức ép kinh tế trong nước vốn đang ảnh hưởng xấu đến Iran và Nga. Kế hoạch kêu gọi đa dạng hóa nền kinh tế và dự kiến thành lập một quỹ đầu tư quốc gia lớn để giảm nhẹ tác động do giảm doanh thu dầu mỏ, thứ mà giới cai trị lâu nay sử dụng để “mua” sự bình an trong xã hội.
Chiến lược của Ả Rập Saudi không phải không đi kèm chi phí. Viện trợ của các nước vùng Vịnh khoảng 10 tỉ đô/ năm cho Ai Cập (nước cũng đang chịu áp lực kinh tế gia tăng và bị sụt giảm doanh thu du lịch chóng mặt sau các vụ khủng bố gần đây) đã giảm xuống còn khoảng 3 tỉ đô. Viện trợ cho Lebanon cũng bị cắt giảm gần hết.
Nhưng hệ quả lâu dài của cuộc chiến tranh lạnh này không khó đoán. Iran và Nga không bao giờ có thể trở thành cường quốc vững mạnh tại thế giới Ả Rập. Người Shia có thể duy trì ảnh hưởng tại Iraq, Syria và Lebanon (thông qua Hezbollah), nhưng họ sẽ không thể cạnh tranh trên quy mô rộng hơn nữa. 90% người Ả Rập theo Hồi giáo dòng Sunni, và vì vậy sẽ là những đồng minh tiềm năng của Ả Rập Saudi.
Ả Rập Saudi có thể trở nên chín chắn hơn và bớt nghi ngại hơn. Mỹ nên tiến hành trấn an họ, trong khi không bao giờ nên giảm áp lực để nước này cải thiện nhân quyền và tiến hành các cải cách chính trị và kinh tế.
Robert Lambart Harvey
Trương Thái Tiểu Long dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
Robert Lambart Harvey là cựu thành viên của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh và tác giả cuốn “Global Disorder and A Few Bloody Noses: The Realities and Mythologies of the American Revolution”.
Who’s Winning the Middle’s East Cold War?
By Robert Lambart Harvey
Project Syndicate
June 21-2016.
LONDON – A cold war is taking place in a very hot place. A key component of thesectarian competition between Shia and Sunni Islam in the Middle East is geopolitical, with Iran facing off against Saudi Arabia and its Gulf allies in a struggle for regional dominance.
As with the original Cold War between the Soviet Union and the United States, the conflict does not involve direct military confrontation between the main rivals, at least not yet. It is being fought diplomatically, ideologically, and economically – especially in the oil markets – and through proxy wars, such as the conflicts in Syria and Yemen. There are few problems in the wider Middle East that cannot be traced back to thepower rivalry between Saudi Arabia and Iran.
For the moment, the Iranians seem to be riding high. Following Supreme Leader Ayatollah Ali Khamenei’s decision to agree to an international deal limiting Iran’s nuclear capability to peaceful purposes, Western sanctions have been all but removed. Now that it is once again acceptable to do business with Iran, its ailing economy is set for a rebound. Meanwhile, Iran’s creeping de facto annexation of parts of Iraq – astonishingly, with American acceptance – continues because no one except the so-called “Islamic State” has the stomach to stand up to it.
Iran also has an overwhelming manpower advantage, with a population of an estimated 77 million, compared to Saudi Arabia’s 28 million. And while its army is far less well equipped than its rival’s, it is much larger. Moreover, Iran’s main Arab ally, Syrian President Bashar al-Assad, has been given a reprieve as the conflict in his country drags on without conclusion.
This has left the Saudis feeling abandoned and vulnerable. They believe that their great traditional ally, the US, betrayed them by concluding the nuclear deal with Iran. Meanwhile, they fear that the chaos in neighboring Iraq has exposed them to chronic strategic risks.
The Saudis are also recoiling under a barrage of criticism of their Wahhabi brand of Islam, which is widely blamed for incubating extremism and inspiring terrorism. Meanwhile, Saudi Arabia’s human rights record – including the denial of elementary rights for women – is under constant scrutiny.
Against this background, the Kingdom is taking the fight to its enemies. King Salman bin Abdulaziz Al Saud is the country’s above-the-fray ruler, but his son, Prince Mohammad bin Salman Al Saud, currently wields much of the power.
As Minister of Defense, Mohammad has continued the Saudi policy of backing anti-Assad rebels in Syria, in concert with Turkey, while unleashing a war on pro-Iranian tribesmen in Yemen (at an enormous humanitarian cost). He has also backed, if not instigated, an increase in domestic repression, and has launched an economic offensive against Iran – the consequences of which have been seen, until recently, in plunging global oil prices.
In early May, Saudi Arabia’s longstanding oil minister, Ali al-Naimi, was replaced by Khalid al-Falih, an ally of Mohammad’s. The reshuffle is an indication of Mohammad’s determination to use oil prices as a weapon against Iran and its ally, Russia. As the world’s swing producer, with boundless reserves of cheaply extractable oil, Saudi Arabia can flood or throttle the market at will.
And for now, the Saudis are flooding the market. They are seeking to rein in Iran and Russia, both of which need higher oil prices to sustain economic growth. And they are hoping to bankrupt the US shale-oil producers that have reduced America’s dependence on Middle Eastern oil. As Mohammad recently declared, the Kingdom doesn’t care about oil prices; “$30 or $70 – they are all the same to us.” Iran and Russia, by contrast, need a barrel of oil to be worth at least $70.
The US oil industry has proved more adaptable and resilient than expected; cheaper shale fields have opened even as old ones have closed. But the Saudi oil offensive has helped convince Iran and Russia to drag Assad, kicking and screaming, to the negotiating table.
Mohammad’s new economic plan, Vision 2030, unveiled in May, is another front in the economic war, designed to show that Saudi Arabia is immune to the domestic economic pressures afflicting Iran and Russia. The plan calls for economic diversification and envisages the establishment of a huge sovereign wealth fund to cushion the impact of lower oil revenues that the ruling class has traditionally used to purchase social peace.
The Saudi strategy is not without its costs. Gulf remittances of around $10 billion a year to Egypt (itself under increasing economic pressure and a dizzying fall in tourist receipts after recent terrorist attacks) have been scaled back to around $3 billion. And funding to Lebanon has been cut almost completely.
And yet the long-term outcome of this cold war is not hard to predict. Iran and Russia can never be more than foothold powers in the Arab world. The Shia might be able to maintain influence in Iraq, Syria, and Lebanon (through Hezbollah), but they will be unable to compete more broadly. Some 90% of Arabs are Sunni Muslims, and thus potential Saudi allies.
The Saudis can afford to be more mature, and less suspicious than they have been. The US should take steps to reassure them – while never easing up pressure to improve human rights and implement political and economic reforms.
Robert Lambart Harvey
About author:
Robert Harvey, a former member of the House of Commons Foreign Affairs Committee, is the author of Global Disorder and A Few Bloody Noses: The Realities and Mythologies of the American Revolution. (From Project Syndicate)
Robert Lambart Harvey (born 21 August 1953) is a British Conservative Party politician, journalist and well known historian and author.
Education: Eton College; Christ Church, Oxford University (BA 1974; MA 1978).
Journalism: Robert Harvey has been foreign affairs leader writer for the Daily Telegraph (1987-1991) and assistant editor of The Economist (1981-1983).
Politics: Harvey first stood for Parliament, unsuccessfully, at Caernarvon in October 1974, where he was beaten by the future leader of Plaid Cymru, Dafydd Wigley. Five years later he contested Merioneth, once again being beaten by a Plaid Cymru incumbent, Dafydd Elis-Thomas. In the Conservative landslide of 1983 general election, he was elected to the House of Commons as MP for Clwyd South-West. He became a member of the House of Commons Foreign Affairs Committee. He served for one term before his defeat at the 1987 election by the Labour candidate Martyn Jones.
Think Tanks: He was a member of the Wilton Park council (1984-1988) and a member of the advisory board of the Woodrow Wilson Chair of International Politics (1985-1992). He is an active member of the Caux Round Table.
Author: Robert Harvey is a prolific historian and author. In 2007 he edited and introduced the book entitled The World Crisis: The Way Forward after Iraq with works by Jimmy Carter, Henry Kissinger, George Shultz, Geoffrey Howe, Michael Heseltine, Zbigniew Brzezinski, Brent Scowcroft, Sam Nunn, Dick Lugar as well as himself. He has been translated into several languages and some of his titles have been widely read.
Books: Portugal: Birth of a Democracy (1978); Blueprint of a Democracy (1978); Fire Down Below: A Study of Latin America (1988); The Undefeated: The Rise, Fall and Rise of Modern Japan (1994); The Return of the Strong: The Drift to Global Disorder (1995); Clive: The Life and Death of a British Emperor (1998); Liberators: Latin America's Struggle for Independence (2000); Cochrane: The Life and Exploits of a Fighting Captain (2000); A Few Bloody Noses: The American War of Independence (2001); The Fall of Apartheid: The Inside History from Smuts to Mbeki (2002); Comrades: The Rise and Fall of World Communism (2003); Global Disorder (2003); The War of Wars: The great European Conflict 1793-1815 (2007); The World Crisis: The Way Forward after Iraq, ed. (2007); The Mavericks: The Military Commanders who Change the Course of History (2008); American Shogun: MacArthur, Hirohito and the American Duel with Japan (2009); Romantic Revolutionary: Simon Bolivar and the Struggle for Independence in Latin America (2011). (From Wikipedia, the free encyclopedia)
* * *
Xem bài liện hệ với đề tài: click tại đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net