Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 20, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH Ở TRUNG ĐÔNG
Webmaster
Các bài liên quan:
    AI ĐANG THẮNG TRONG CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH TRUNG ĐÔNG?

 

Đề tài liên hệ:

- CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH KẾ TIẾP: TRUNG CỘNG CHỐNG PHƯƠNG TÂY (Phần 1)

- CHIẾN TRANH LẠNH KHÔNG BAO GIỜ KẾT THÚC

 

(The Middle East’s Cold War)

By Bernard Haykel

Nguyễn Lương Sỹ dịch

Nguyễn Huy Hoàng hiệu đính

Project Syndicate

January 08/2015.

 

 

Sự rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Iran và Ả-Rập Xê-út là một bước ngoặt nguy hiểm cho một khu vực vốn đã bất ổn và bị chiến tranh tàn phá. Nguyên do xuất phát từ việc Ả-rập Xê-út tử hình Nimr al-Nimr, một lãnh tụ người Shia có khuynh hướng bạo động vốn kêu gọi chấm dứt chế độ quân chủ ở quốc gia này. Nhưng sự tan vỡ đó lại có nguồn gốc từ sự thù địch chiến lược đang trải rộng trên khắp Trung Đông.

 

Tình trạng căng thẳng giữa hai quốc gia đã có từ nhiều thập niên, nhưng chúng trở nên đặc biệt gay gắt kể từ sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979 của Iran. Thủ lĩnh cuộc cách mạng, Ayatollah Ruhollah Khomeini, đã không giấu giếm sự khinh miệt của ông trước hoàng gia Ả-rập; ông nhanh chóng xây dựng vị thế của Iran với tư cách người bảo vệ “những người bị đàn áp” trước “các lực lượng ngạo mạn” – Mỹ và đồng minh của nó trong khu vực, Ả-Rập Xê-út và Israel.

 

Nhưng dù sự thù địch đó có nhiều yếu tố sắc tộc và ý thức hệ, trên tất thảy, nó là mối bất hòa mang tính thực dụng về những lợi ích trong khu vực. Bởi Iran coi trật tự chính trị trong thế giới Ả-rập là phương tiện phục vụ cho những lợi ích của kẻ thù mình, nên nước này sẽ không ngừng tìm cách lật đổ trật tự đó, thúc đẩy các nhóm khủng bố và triển khai các lực lượng ủy nhiệm nhằm thiết lập và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Các chủ thể phi nhà nước được Iran ủng hộ gồm những người hành hương bạo loạn ở thánh địa Mecca, những kẻ đánh bom liều chết ở Li-băng, và các chiến binh Hezbollah, những người đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào Israel và gần đây hơn là chiến đấu chống các nhóm nổi dậy được Ả-rập Xê-út hậu thuẫn ở Syria.

 

Cho đến khi bước sang thế kỷ 21, phản ứng của Ả-rập Xê-út vẫn rất hờ hững; nước này tìm cách thiết lập tính chính danh Hồi giáo của mình thông qua việc cưỡng chế thực thi nghiêm ngặt các mệnh lệnh tôn giáo trong nước và ủng hộ phong trào giải phóng người Hồi giáo ở nước ngoài, đáng chú ý nhất là ở Afghanistan và Bosnia. Nhưng trong những thập niên gần đây, chiến tranh lạnh giữa hai thế lực trong khu vực đã dần được nung nóng.

 

Sau khi cuộc xâm lược Iraq của Mỹ năm 2003 dẫn đến sự thành lập một chính phủ do người Hồi giáo Shia thống trị ở Baghdad, các nhà cai trị Ả-rập Xê-út đã phải cảnh giác khi Iran mở rộng ảnh hưởng của mình trên khắp Trung Đông. Năm 2006, Hezbollah đã tấn công Israel cho đến khi ngừng bắn ở Li-băng. Sau đó, năm 2014, các phiến quân dòng Shia Houthi – một nhóm quân ủy nhiệm khác của Iran – đã xâm chiếm thủ đô Yemen. Trong những cung điện hoàng gia ở Riyadh, viễn cảnh các cuộc nổi loạn được Iran hậu thuẫn tại Ba-ranh – hay tại chính Ả-rập Xê-út – đã bắt đầu trở nên khả thi một cách đáng lo ngại.

 

Mọi thứ lên đến đỉnh điểm vào năm 2015, khi Mỹ và năm thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (cộng thêm Đức) đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Iran, đồng ý dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế trong khi vẫn cho phép quốc gia này duy trì ảnh hưởng của mình trong khu vực. Do các đồng minh của Iran hoặc các tổ chức được họ ủy nhiệm hoạt động ở Syria, Iraq, Li-băng và Yemen, các nhà lãnh đạo Ả-rập Xê-út đã cảm thấy ngày càng bị bao vây. Sau khi Salman bin Abdulaziz Al Saud lên ngôi tháng 1 năm 2015, mục tiêu chiến lược cơ bản của vương quốc này là đẩy lùi ảnh hưởng của Iran – dù có hay không sự giúp đỡ của Mỹ.

 

Chiến trường chính của sự thù địch này là Syria và Yemen. Ở Syria, Ả-rập Xê-út đã tự mình tìm cách lật đổ chính quyền tổng thống Bashar al-Assad, một đồng minh quan trọng của Iran, và tiến hành thống nhất các nhóm đối lập vốn cực kỳ vô tổ chức. Về phần mình, Iran tiếp tục chống lưng cho Assad với sự trợ giúp của Nga.

 

Cuộc chiến đã biến thành một vũng lầy. Với việc không bên nào có thể giành được thế thượng phong, bạo lực nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp diễn. Một nỗ lực gần đây do Mỹ dẫn đầu nhằm môi giới một thỏa thuận hòa bình ở Li-băng, được triển khai với hy vọng nó có thể đem đến một bước đột phá ở Syria, đã trở thành nạn nhân của sự ngờ vực giữa hai quốc gia này. Thỏa thuận phân chia quyền lực được đề xuất đáng lẽ đã thay thế chính quyền Assad bằng một trong các đồng minh của ông và đồng thời đưa một đồng minh lâu năm của Ả-rập Xê-út lên làm thủ tướng. Nhưng trong khi Ả-rập Xê-út có vẻ đã sẵn sàng chấp nhận thỏa thuận thì Iran lại bác bỏ nó sau khi Hezbollah ngần ngại trước cả hai ứng cử viên.

 

Ở Yemen, Ả-rập Xê-út và các đồng minh Sunni của mình đã triển khai một chiến dịch quân sự vào tháng 3 năm 2015 nhưng nhanh chóng gặp phải một bế tắc khác. Các chiến binh Houthi thân Iran và các lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Ali Saleh đã đẩy lui một nhóm quân người miền Nam Yemen được hậu thuẫn bởi các lực lượng đặc nhiệm và không quân Ả-rập Xê-út và các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất. Các cuộc đàm phán nhằm giải quyết cuộc xung đột nói trên đều đổ vỡ. Do không có một cuộc xâm lược toàn diện – điều rất ít khả năng xảy ra do nguy cơ gây thương vong trên quy mô lớn – nên cuộc chiến gần như chắc chắn sẽ kéo dài.

 

Việc Ả-rập Xê-út tử hình al-Nimr là một phần của chiến dịch đàn áp rộng lớn hơn lên các thế lực đối lập trong nước; vị lãnh tụ Hồi giáo này là một trong 47 người bị xử tử với cáo buộc khủng bố, trừ 4 người trong số đó thì tất cả đều là những chiến binh Sunni bị cáo buộc ủng hộ Al Qaeda. Phản ứng của Iran và những bên ủng hộ nước này – với các cuộc biểu tình bạo lực chống Ả-rập Xê-út không chỉ xảy ra ở Tehran, nơi đại sứ quán của vương quốc này đã bị đốt phá, mà còn ở cả Iraq và Ba-ranh – đã cho thấy mức độ sâu sắc của tình trạng thù địch ăn sâu bén rễ giữa hai nước.

 

Trong ngắn hạn, phản ứng của Iran sẽ có lợi cho các nhà cai trị Ả-rập Xê-út, giúp nước này tập hợp những người Sunni ở cả trong vương quốc cũng như ở ngoài nước và bịt miệng những đối thủ thánh chiến của họ. Tuy nhiên, nếu không có sự can thiệp nào đó từ bên ngoài nhằm đưa hai quốc gia này ngồi vào bàn đàm phán, tình trạng thù địch của họ sẽ làm hỏng những nỗ lực bình ổn Trung Đông và có thể dẫn đến những tác động lan tỏa và leo thang, khiến môi trường vốn đã tồi tệ của khu vực ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

 

Bernard Haykel

Nguyễn Lương Sỹ dịch

Nguyễn Huy Hoàng hiệu đính

 

Bernald Haykel là giáo sư ngành Nghiên cứu Cận Đông tại Đại học Princeton.

 

The Middle East’s Cold War.

By Bernard Haykel

Project Syndicate

January 08/2015.

 

 

PRINCETON – The breach in diplomatic relations between Iran and Saudi Arabia is a dangerous watershed in an already unstable, war-torn region. The trigger was the execution by Saudi Arabia of Nimr al-Nimr, a firebrand Shia sheikh who had called for the end of the country’s monarchy. But the rupture has its roots in a strategic rivalry that stretches across the Middle East.

 

The tensions between the two countries go back many decades, but they became especially acute after Iran’s Islamic Revolution in 1979. The revolution’s leader, Ayatollah Ruhollah Khomeini, did not hide his contempt for the Saudi royal family; he quickly positioned Iran as a champion of “the oppressed” against “the forces of arrogance” – the United States and its local allies, Saudi Arabia and Israel.

 

But while the rivalry has sectarian and ideological components, it is, above all, a pragmatic dispute over regional interests. Because Iran views the political order in the Arab world as serving its enemies’ interests, it has continuously sought to upend it, promoting terrorist groups and deploying proxies in order to establish and expand its influence in the region. The non-state actors Iran has supported include rioting pilgrims in Mecca, suicide bombers in Lebanon, and Hezbollah militants, who have launched attacks on Israel and, more recently, battled Saudi-backed rebel groups in Syria.

 

Until the turn of the century, Saudi Arabia’s response was tepid; it sought to establish its Islamic legitimacy through strict enforcement of the religion’s dictates at home and support for Muslim liberation causes abroad, most notably in Afghanistan and Bosnia. But in recent decades, the cold war between the two regional powers has heated up.

 

After the 2003 invasion of Iraq led to the formation of a Shia-dominated government in Baghdad, Saudi Arabia’s rulers watched in alarm as Iran extended its influence across the Middle East. In 2006, Hezbollah fought Israel to a standstill in Lebanon. Then, in 2014, Shia Houthi rebels – another Iranian proxy group – conquered the capital of Yemen. In the royal palaces in Riyadh, the prospect of Iranian-backed uprisings in Bahrain – or in Saudi Arabia itself – began to look alarmingly plausible.

 

Things came to a head in 2015, when the US and the other five permanent members of the UN Security Council (plus Germany) reached a nuclear accord with Iran, agreeing to lift economic sanctions while allowing the country to maintain its regional influence. With Iranian allies or proxies operating in Syria, Iraq, Lebanon, and Yemen, Saudi Arabia’s leaders have felt increasingly surrounded. Since Salman bin Abdulaziz Al Saud’s accession to the throne in January 2015, the kingdom’s principal strategic aim has been to roll back Iran’s influence – with or without US help.

 

The rivalry’s principal battlegrounds are Syria and Yemen. In Syria, Saudi Arabia has dedicated itself to the overthrow of President Bashar al-Assad, a key Iranian ally, and has worked to unite the woefully disorganized opposition groups. Iran, for its part, continues to back Assad, with the help of Russia.

 

The war has turned into a quagmire. With no side able to gain the upper hand, the violence is likely to continue. A recent US-led effort to broker a peace deal in Lebanon, carried out in the hope that this could lead to a breakthrough in Syria, fell victim to the distrust between the two countries. The proposed power-sharing agreement would have replaced Assad with one of his allies and installed a long-time Saudi client as Prime Minister. But while the Saudis appeared willing to accept the deal, Iran rejected it after Hezbollah balked at both candidates.

 

In Yemen, Saudi Arabia and its Sunni allies launched a military campaign in March 2015 that quickly ground down into another stalemate. Pro-Iranian Houthi fighters and forces loyal to former President Ali Saleh have fought off a force of southern Yemenis backed by Saudi and Emirati air power and special forces. Negotiations to resolve the conflict have collapsed. In the absence of a full-scale invasion – which is not likely, given the potential for large-scale casualties – the war will almost certainly drag on.

 

Saudi Arabia’s execution of al-Nimr was part of a broader crackdown on domestic opposition; the sheikh was one of 47 people executed on charges of terrorism, all but four of them Sunni militants accused of supporting Al Qaeda. The reaction of Iran and its supporters – with violent anti-Saudi protests not only in Tehran, where the kingdom’s embassy was sacked, but also in Iraq and Bahrain – merely revealed the full depth of the underlying bilateral enmity.

 

In the short term, Iran’s response has benefited Saudi Arabia’s rulers, rallying Sunnis both within the kingdom and abroad and silencing their jihadi opponents. But without some external intervention to bring the two countries to the bargaining table, their rivalry will derail efforts to stabilize the Middle East and could lead to spillover and escalation, making a bad regional environment much worse.

 

Bernard Haykel


 

Bernard Haykel is Professor of Near Eastern Studies at Princeton University. (From Project Syndicate).

Bernard Haykel - Appointed July 2007, is professor of Near Eastern Studies and the director of the Institute for Transregional Study of the Contemporary Middle East, North Africa and Central Asia at Princeton University. He has been described as "the foremost secular authority on the Islamic State’s ideology" by journalist Graeme C.A. Wood.

Haykel, of "partially" Lebanese ancestry, grew up in Lebanon and in the United States. He was awarded a Fulbright Fellowship in Yemen in 1992-1993. He obtained a bachelor's degree in International Politics at Georgetown University, MA, M Phil and, in 1998, Ph.D. in Islamic and Middle-Eastern Studies from the University of Oxford. After working as a post-doctoral research fellow at Oxford University in Islamic Studies, he joined New York University in 1998 as associate professor before taking up his post at Princeton. He became a Guggenheim Fellow in 2010.

In addition to English, Haykel is fluent in Arabic and French and has taught advanced level Arabic at Georgetown, Oxford and Princeton.

Books:

- Saudi Arabia in Transition; Insights on Social, Political, Economic and Religious Change. (Cambridge University Press, 2015) co-editor with Thomas Hegghammer, and Stéphane Lacroix.

- Revival and Reform in Islam: the Legacy of Muhammad al-Shawkānī (Cambridge Studies in Islamic Civilization, Cambridge University Press, 2003). (From Wikipedia, the free encyclopedia).

 

*  *  *

 

Xem bài liện hệ với đề tài: click tại đây

Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Về trang chính: www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh