(The Death of OPEC)
By Anas Alhajji
Trịnh Ngọc Phương Nguyên dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Project Syndicate
July 26-2016
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đã chết. Saudi Arabia đã giết nó. Hiện tại, OPEC chỉ là một cái xác sống vô hại, thu hút sự chú ý, nhưng không có bất cứ ảnh hưởng nào đến thế giới thực.
Chỉ một số ít nhận ra cái chết của OPEC bởi một lý do đơn giản: nó chưa bao giờ thật sự sở hữu tầm ảnh hưởng lớn lao như người ta hằng tưởng. Nó chưa bao giờ là một cartel sở hữu quyền lực thị trường độc quyền đúng nghĩa. Bất kỳ ai có suy nghĩ ngược lại đều đã nhầm lẫn gán cho nó thứ quyền lực thị trường thực ra của Saudi Arabia.
Và quyền lực của Saudi Arabia thì rất rộng lớn. Nước này tiếp tục là nhà sản xuất dầu mỏ chính trên thị trường dầu thế giới, và các quyết sách kinh tế, chính trị của nước này ảnh hưởng đến nền kinh tế năng lượng toàn cầu. Sự ảnh hưởng này sẽ càng tăng nếu Vương quốc này đưa dầu Arab Light trở lại thành chuẩn dầu thô của thế giới.
Đương nhiên, các nhân tố mới trong cuộc chơi sản xuất năng lượng có thể hợp tác chống lại Saudi Arabia. Nhưng, đến nay, Vương quốc này vẫn tránh được các thiệt hại nặng nề.
Ví dụ, cuộc cách mạng năng lượng đá phiến ở Hoa Kỳ đã có một ảnh hưởng lớn đến thị trường quốc tế – mạnh mẽ hơn cả mong đợi. Lần đầu tiên trong vòng nửa thế kỷ, vùng Lòng chảo Đại Tây Dương gặp phải tình trạng thừa cung – tức sản xuất nhiều dầu hơn khả năng tiêu thụ, trong khi vùng Lòng chảo Thái Bình Dương trở thành nơi ‘xả hàng’ dầu thô duy nhất. Làn sóng sản xuất dầu đá phiến trong nước Mỹ khiến các thành viên OPEC như Algeria, Angola, và Nigeria mất nhiều thị phần tại Mỹ.
Thế nhưng cuộc cách mạng ấy lại không ảnh hưởng nhiều đến Saudi Arabia, Iraq hay Kuwait, do yếu tố chất lượng dầu thô. Algeria, Angola, và Nigeria xuất khẩu sang Hoa Kỳ loại dầu thô ngọt nhẹ, chất lượng tương đương dầu đá phiến. Thế nhưng các nhà máy lọc dầu tại Mỹ lại chuộng loại dầu nặng và chua hơn mà quốc gia này đang nhập khẩu từ Trung Đông. Kết quả là, thị phần của Saudi Arabia tại Mỹ có vẻ như vẫn không hề bị đe dọa.
Điều này không có nghĩa rằng Saudi Arabia không thể bị đánh bại. Ngược lại, quốc gia này đã mất thị phần tại nhiều nhà nhập khẩu dầu lớn nhất châu Á, những nước đã tăng mua dầu thô từ Tây Phi (được chuyển hướng khỏi thị trường Mỹ). Đau đớn nhất có lẽ là khi Vương quốc này mất một thị phần lớn tại Trung Quốc vào tay Nga.
Sự xâm nhập của Nga vào thị trường Trung Quốc được thúc đẩy khi phương Tây cấm vận Nga sau khi nước này xâm lược Ukraine và sát nhập Crimea vào năm 2014. Trung Quốc tận dụng triệt để sự tuyệt vọng của điện Kremlin, giành được nguồn năng lượng giá thấp của Nga. Tuy nhiên, khi cánh cửa thị trường châu Á mở ra, các công ty Nga ngay lập tức nắm lấy cơ hội để xâm nhập thị trường hạ nguồn (tức sản phẩm chế biến) tại Ấn Độ và Indonesia – 2 quốc gia trọng yếu đối với chiến lược của Saudi Arabia.
Trong vòng khoảng 2 năm trở lại đây, Saudi Arabia đã thể hiện vô cùng rõ ràng rằng quốc gia này sẽ không dễ dàng từ bỏ thị phần của mình cho bất kỳ đối thủ nào. Nước này đã theo đuổi một chiến dịch để hồi phục vị thế của mình không chỉ trong lĩnh vực dầu thô, mà cả các sản phẩm xăng dầu, khí hóa lỏng, và các sản phẩm hóa dầu. Để thực hiện mục tiêu này, nước này đã duy trì một cuộc chiến giá cả được hậu thuẫn bằng cách gia tăng sản lượng để loại trừ các đối thủ yếu hơn.
Ban đầu, Saudi Arabia nhắm vào ngành công nghiệp dầu đá phiến. Nhưng chiến lược giữ vững ưu thế trên thị trường năng lượng toàn cầu của nước này đã phát triển theo thời gian, thích nghi với những thông tin kinh tế và tình hình chính trị mới. Cuối cùng, Saudi Arabia đã kéo tất cả các thành viên OPEC vào cuộc chiến giá dầu. Các nước tăng cường sản xuất cho đến khi nào họ còn có thể, khiến giá dầu giảm. Khi sản xuất tăng đến mức đỉnh, những đối thủ yếu nhất bị đẩy ra khỏi thị trường, bởi các thành viên OPEC buộc phải tham gia cạnh tranh giá trực tiếp với nhau.
Sự căng thẳng nội bộ lâu dài do tất cả chuyện này gây ra được thể hiện rõ ràng tại phiên họp tháng Tư của OPEC tại Doha, nơi một thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã thất bại. Saudi Arabia từ chối cắt giảm sản lượng trừ khi Iran cũng làm theo. Nhưng Iran – quốc gia mà, cũng như Nga, đã mất một thị phần đáng kể do cấm vận của phương Tây – thẳng thừng từ chối yêu cầu này. Các nhà sản xuất đã mất thị phần tại Mỹ cũng sẽ không cắt giảm sản lượng.
Đến thời điểm này, Saudi Arabia đã nhận ra rằng giá dầu thấp sẽ không giúp nước này khôi phục được thị phần tại châu Á và châu Âu. Nhưng nước này cũng thấy không còn cần đến OPEC nữa, một tổ chức do chính nước này thiết lập trong cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất vào năm 1973 và từ đó đã được sử dụng như một lá chắn cho các chính sách dầu của nước này. Khi cuộc cách mạng dầu đá phiến tại Mỹ khiến OPEC trở nên vô dụng, Saudi Arabia quyết định rằng ‘sinh vật’ mà họ tạo ra không còn đáng được duy trì nữa.
Nhưng điều này không có nghĩa rằng đã hết hy vọng trong lĩnh vực hợp tác năng lượng. Saudi Arabia hiện đang theo đuổi một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại, kinh tế và năng lượng, thể hiện bằng việc sắp tư hữu hóa một phần Aramco, công ty dầu khí quốc gia của nước này vốn đang muốn mở rộng năng lực lọc dầu.
Tất cả điều này cho thấy cạnh tranh trên thị trường năng lượng của thể chuyển dịch từ dầu thô sang các sản phẩm lọc dầu. Điều này sẽ tạo ra cơ hội cho sự hợp tác: các nhà sản xuất có khả năng lọc dầu và dự trữ lớn có thể thu mua dầu thừa từ các nhà sản xuất thiếu các năng lực này.
Một sự chuyển dịch từ cạnh tranh dầu thô sang cạnh tranh sản phẩm xăng dầu sẽ tạo nên tác động lớn đến thị trường dầu toàn cầu và các ngành công nghiệp liên quan khác, như vận chuyển dầu. Rốt cuộc, điều này có nhiều khả năng sẽ thúc đẩy năng suất chung của thị trường dầu và làm gia tăng năng lực của các nhà sản xuất trong việc vượt qua các bấp bênh của thị trường. Các nhà sản xuất và chế biến với công nghệ tối tân nhất sẽ thống trị – bắt đầu với Saudi Arabia.
Anas Alhajji
Trịnh Ngọc Phương Nguyên dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Nguồn: www.nghiencuuquocte.org
Anasa Alhajji là một nhà kinh tế học năng lượng và nguyên là nhà kinh tế trưởng tại NGP Energy Capital Management.
The Death of OPEC
By Anas Alhajji
Project Syndicate
July 26-2016
IRVING, TEXAS – The Organization of the Petroleum Exporting Countries is dead. Saudi Arabia killed it. Now, OPEC is just a toothless zombie, attracting attention, but without having any impact on the living.
Few have noticed OPEC’s demise for a simple reason: it never really had the impact that it was widely perceived to have. It was never actually a cartel, possessing monopolistic market power. Anyone who thought otherwise was mistakenly attributing to it Saudi Arabia’s market power.
And Saudi Arabia’s power is expansive. It remains the dominant producer in world oil markets, and its political and economic decisions shape global energy economics. This impact will be intensified if the Kingdom resurrects Arab Light as the global benchmark crude.
Of course, new players in the energy-production game could conceivably deal a blow to Saudi Arabia. But, so far, the Kingdom has managed to avoid serious injury.
The shale-energy revolution in the United States, for example, has had a far-reaching international impact – far greater than expected. The Atlantic Basin ran an oil surplus – producing more than it consumed – for the first time in a half-century, while the Pacific Basin became the only dumping ground for crude. The surge in domestically produced shale oil caused OPEC members Algeria, Angola, and Nigeria to lose significant market share in the US.
Yet that revolution has had little impact on Saudi Arabia, Iraq, or Kuwait, owing to crude quality. Algeria, Angola, and Nigeria were exporting to the US a kind of light sweet crude that is comparable to shale oil. Yet many US refineries are still geared toward the heavier and more sour types of crude that the country imports from the Middle East. As a result, Saudi Arabia’s market share in the US seems relatively secure.
This is not to suggest that Saudi Arabia is invincible. On the contrary, it has lost market share among the largest oil importers in Asia, which have increased their purchases of West African crude (diverted from the US). Perhaps most painful, the Kingdom has lost substantial market share in China to Russia.
Russian penetration of the Chinese market was spurred by the imposition of Western sanctions after Russia invaded Ukraine and annexed Crimea in 2014. China took full advantage of the Kremlin’s desperation, securing rock-bottom rates for Russian energy resources. Once the door to Asia was open, however, Russian companies seized the opportunity to enter the downstream markets of India and Indonesia – two countries that are critical to the Saudis’ own strategy.
Over the last two years or so, Saudi Arabia has made starkly clear that it will not easily give up its market share – to anyone. It has pursued a campaign to recover its former position not just in crude, but also in petroleum products, natural gas liquids, and petrochemicals. To this end, it has sustained a price war, supported by a boost in production, aimed at pushing out weaker competitors.
At first, Saudi Arabia took aim at the shale industry. But its strategy for asserting its dominance over global energy markets evolved over time, adapting to new economic information and political circumstances. Ultimately, Saudi Arabia dragged all of OPEC into the price war. Countries increased their production for as long as they could, causing prices naturally to drop. When production peaked, the bottom fell out of the market, because OPEC members were forced to enter into direct price competition with one another.
The permanent internal rifts that all of this has produced were painfully apparent at this April’s OPEC meeting in Doha, where a deal to freeze output fell apart. Saudi Arabia refused to cut production unless Iran would do likewise. But Iran – which, like Russia, had lost considerable market share as a result of Western sanctions – refused to cut production outright. Producers that lost market share in the US will not cut production, either.
By now, Saudi Arabia recognizes that low oil prices will not fully restore its market share in Asia and Europe. But it also sees that it has no more use for OPEC, an organization that it foisted on the world with the first Arab oil embargo in 1973 and has since used as a shield for its oil policies. With the US shale revolution having rendered OPEC useless, Saudi Arabia has decided that its creature is not worth keeping alive.
But this does not mean that there is no hope for energy cooperation. Saudi Arabia is now pursuing a major shift in its foreign, economic, and energy policies, exemplified by the impending privatization of a portion of Aramco, its national petroleum company, which is set to expand its refining capacity.
All of this suggests that competition in energy markets may shift from crude oil to refined products. That would create new opportunities for cooperation: producers with large refining and storage capacity could purchase surplus oil from producers lacking such capacities.
A shift from competition in crude to competition in petroleum products would have a profound effect on global oil markets and related industries, like shipping. Ultimately, it would most likely boost the overall efficiency of the oil market and strengthen producers’ capacity to weather market volatility. The producers and refiners with the most sophisticated technologies would dominate – beginning with Saudi Arabia.
Anas Alhajji
Anas Alhajji is an energy economist and the former chief economist at NGP Energy Capital Management. (From Project Syndicate).
Anas Alhajji, Ph.D. joined NGP Energy Capital Management in 2008 as Chief Economist. In this newly created role, Dr. Alhajji leads the firm's macro-analysis of the oil, natural gas and related markets and the overall economic environment.
Dr. Alhajji is a highly respected academician, author, researcher, and speaker with more than 500 papers, articles and columns to his credit in the fields of energy economics, macroeconomics and international economics. He has addressed various national, international and academic organizations, institutions and conferences and serves on the board of several academic journals and publications.
Prior to joining NGP he served as a professor of Economics at the University of Oklahoma (1995-1997), the Colorado School of Mines (1997-2001) and, most recently, Ohio Northern University (2001-2008) where he held the George Patton Chair of Business and Economics and taught courses in energy economics & policy, and international economics. (From OGEL).
Anas Alhajji is Chief Economist, NGP Energy Capital Management, 1987, BA in Economics and Law, IUIMBS; 1992, MA in Economics and 1995, PhD in Economics, Univ. of Oklahoma. Professor of Economics: 1995-97, Univ. of Oklahoma; 1997-2001, Colorado School of Mines; 2001-08, Ohio Northern Univ., as George Patton Chair of Business and Economics. 2008, joined NGP as Chief Economist; leads the firm's macro-analysis of oil, natural gas and related markets, and overall economic environment. Member of the board of several energy-related publications. Academician, author, researcher, speaker, with more than 800 papers, articles and columns. Has addressed various national and international organizations, institutions and conferences. (From World Economic Forum).
* * *
Xem bài liện hệ với đề tài: click tại đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net