Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 26, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
“NGOẠI GIAO NGÂN PHIẾU” CỦA ĐÀI LOAN ĐÃ HẾT THỜI
Webmaster
Các bài liên quan:
    CHÍNH SÁCH MỘT TRUNG CỘNG LÀ MỘT LỜI NÓI DỐI
    TRUNG CỘNG ĐÃ ĐÁNH MẤT ĐÀI LOAN NHƯ THẾ NÀO?
    (ĐÀI LOAN) EO BIỂN CHƯA THÁM HIỂM
    QUAN HỆ HOA – ĐÀI: SỰ CÁO CHUNG CỦA NGUYÊN TẮC “MỘT TRUNG HOA”
    Ý ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ĐẰNG SAU CUỘC GẶP TẬP – MÃ
    THƯỢNG ĐỈNH MÃ – TẬP: BIỂU TƯỢNG CHỨ KHÔNG THỰC CHẤT

 

Đề tài liên hệ:

- TRUNG CỘNG ĐANG ĐI VÀO VÙNG BIỂN DỮ

 

(Taiwan’s friend-buying days are over)

By James Baron

Đậu Thế Hoàng dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

East Asia Forum

July 15-2016

 

 

Tân Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đang phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu bà tiếp tục đường lối thân thiện với Trung Quốc của người tiền nhiệm của Quốc Dân Đảng (KMT) Mã Anh Cửu, có thể bà sẽ làm mếch lòng các đảng viên chủ trương độc lập trong Đảng Dân Tiến (DPP) của bà. Phương án thay thế còn đáng lo ngại hơn, đó là việc khiêu khích Trung Quốc sau nhiều năm đi lại thân tình giữa hai bên.

 

Không đâu tình hình lại bất ổn như trong chính sách đối ngoại, bởi vì nó gắn với mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan. Bà Thái đang bị hạn chế hành động bởi thành công rõ rệt của ông Mã với Bắc Kinh, một thành công dựa trên việc ‘đình chiến’ ngoại giao. Thỏa thuận không chính thức này đã chấm dứt ‘chính sách ngoại giao đôla’ và chiến dịch lôi kéo đồng minh mang tính trả đũa nhau vốn gây ra điều tiếng cho chính quyền Tổng thống Trần Thủy Biển, người tiền nhiệm của ông Mã.

 

Dù bà Thái có thể không lặp lại các hành động quá đà dưới thời ông Trần, nhưng bà vẫn sẽ phải đấu tranh không khoan nhượng về để mở rộng không gian của Đài Loan bằng cách không nhượng bộ về vấn đề chủ quyền. Nếu tình trạng hòa dịu thực sự đã qua đi, Bắc Kinh sẽ khôi phục các nỗ lực phân tách các đồng minh của Đài Loan, và tân Tổng thống Đài Loan sẽ là người gánh chịu sự đổ lỗi cho điều này.

 

Thực vậy, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tái khẳng định quyền lực của mình nhằm tác động tới các điều khoản điều chỉnh sự can dự của Đài Loan với các thể chế đa phương. Tháng 4 vừa qua, Trung Quốc một mực đòi Bộ Tài chính nước này sẽ thay mặt cho Đài Loan trình đơn xin gia nhập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB), một hành động không thể chấp nhận đối với Đài Bắc. Hồi đầu tháng 7 này, Đài Loan đã nhận được giấy mời tham dự Hội đồng Y tế Thế giới (WHA), chỉ hai tuần trước thềm hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại Geneva. Cuối cùng, Đài Loan cũng giành được tư cách quan sát viên của Hội đồng Y tế Thế giới vào năm 2009, một mốc son khác dưới thời ông Mã. Tuy nhiên, tấm giấy mời năm nay lại đề cập tới nguyên tắc ‘một Trung Quốc’, một điều chưa từng có tiền lệ.

 

Quan trọng hơn, ít nhất là về cảm nhận chung của dư luận, bà Thái gần như chắc chắn không thể sánh được với những thành tựu rõ rệt nhất của ông Mã: số lượng các quốc gia cấp đặc quyền miễn thị thực cho công dân Đài Loan đã tăng gần gấp ba lần, cùng với đó là các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) với New Zealand và Singapore.

 

Như một quan chức của Bộ Ngoại giao từng chia sẻ, “quan hệ ngoại giao đã đạt 90%. Các bạn sẽ đi đâu từ con số này? Việc tìm ra thêm một vài phần trăm nữa sẽ là yếu tố then chốt. Bà Thái sẽ cần phải cực kỳ sáng tạo”.

 

Những sai lầm của thời kỳ Trần Thủy Biển vẫn còn là bài học đối với bà Thái, theo nghĩa chúng minh họa cho đâu là những điều không nên làm nếu muốn nâng cao vai trò quốc tế của Đài Loan. Mâu thuẫn với Bắc Kinh trước khi nhậm chức vào năm 2000, ông Trần đã biến chính sách ngoại giao của Đài Bắc trở thành chiến dịch ngoại giao hối lộ. Tuy nhiều nước đồng cảm với Đài Loan sau những hành động và thông điệp mang tính xúc phạm của Trung Quốc, song vẫn còn có những mặt tai tiếng khác của chính sách đối ngoại Đài Loan phải chịu những lời chỉ trích. Từng hứa hẹn cắt giảm ngân sách (dùng để hối lộ các nước khác), nhưng ông Trần vẫn bị giảm sút uy tín chính trị khi các bê bối ngày càng tích tụ.

 

Trong thập niên 1990, các đối tác chính như Ả-rập Xê-út, Nam Hàn và Nam Phi đã cắt đứt quan hệ với Trung Hoa Dân Quốc (ROC) khiến Đài Bắc cực kỳ thất vọng. Các đồng minh Tây Phi vẫn qua lại với Đài Bắc và Bắc Kinh, nhưng sự cố đáng chú ý nhất lại liên quan tới khoản vay 2,35 tỷ đôla mà Đài Loan dành cho Papua New Guinea (PNG) năm 1999 nhằm duy trì quan hệ ngoại giao. Thủ tướng PNG Bill Skate đã buộc phải từ chức trước thềm một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Dưới sức ép từ Úc, tân chính phủ của PNG đã rút công nhận Đài Loan. Đại sứ quán Đài Loan được nâng cấp mới đây buộc phải trở lại hoạt động với tư cách văn phòng đại diện, khiến chính quyền Đài Loan cực kỳ phẫn nộ.

 

Nam Thái Bình Dương sẽ không còn đáng tin cậy trong những năm tới. PNG trở lại tâm điểm chú ý vào năm 2008 do khoản tiền 30 triệu đôla từ Đài Loan vốn đã biến mất trước đó hai năm. Tùy thuộc vào các tường thuật khác nhau, số tiền này đã rơi vào túi của người trung gian hoặc các quan chức PNG. Dù thế nào đi nữa thì tiền của người đóng thuế Đài Loan đã không bao giờ được thu hồi lại.

 

Nghiêm trọng hơn vẫn là các vụ nổi loạn sau bầu cử năm 2006 tại Quần đảo Solomon. Bạo lực tại Honiara nhằm vào nhóm sắc tộc người Hoa với cáo buộc gian lận bỏ phiếu. Phố người Hoa ở thành phố này đã bị phá hủy, một sòng bạc được cho là giúp rửa tiền của Đài Loan bị thiêu rụi. Truyền thông Úc buộc tội Đài Bắc hủy hoại các nền dân chủ dễ bị tổn thương ở đây bằng việc chuyển tranh cãi ngoại giao với Bắc Kinh sang sân chơi Thái Bình Dương. Đài Bắc phản đối việc bị trút lỗi do công tác quản lý an ninh lỏng lẻo của Úc trong thời gian diễn ra bầu cử. Dù không có nhiều bằng chứng cho thấy sự can thiệp trực tiếp, nhưng việc thiếu giám sát các chương trình viện trợ của Đài Bắc chắc chắn đã tạo đà cho những lời đồn làm bất ổn tình hình.

 

Việc xuất hiện ngày càng nhiều các bê bối liên quan tới các khoản thanh toán cho Panama, Guatemala và El Salvador dưới thời ông Trần đã củng cố hình ảnh liêm khiết của Mã Anh Cửu. Ngay trước ngày nhậm chức vào tháng 5 năm 2008, ông Mã công khai kêu gọi ‘hưu chiến ngoại giao’ với Bắc Kinh, công khai liên hệ điều này với chính sách ‘chính sách ngoại giao đôla’.

 

Vì vậy dù rõ ràng về mặt chính trị cần đoạn tuyệt với chính sách ngoại giao thời ông Mã, nhưng Tổng thống Thái Anh Văn nên chọn cách đổi mới các biện pháp thô bạo của chính quyền DPP trước đây. Xu hướng tiến tới chính sách ngoại giao nhân dân sẽ mang lại các gợi mở để bà Thái vận động các cử tri ủng hộ một vai trò lớn hơn của Đài Loan trong ngoại giao quốc tế. Một phương thức có thể là tăng cường ủng hộ cộng đồng Hoa Kiều ở nước ngoài, vốn có thái độ ngày càng hoài nghi đối với Bắc Kinh trong suốt nhiệm kỳ của Mã Anh Cửu.

 

Dù là phương thức nào thì rõ ràng đều cần một lộ trình mới. Do trong lịch sử, Đài Loan không những không thể mở rộng mạng lưới đồng minh của mình mà còn phải chịu những tổn hại và sự mất mặt sau các nỗ lực đó, cũng như việc Trung Quốc có khả năng khôi phục chính sách thù địch với Đài Loan, nên lời khuyên tốt nhất cho bà Thái là nên tránh tập trung vào các hành động ngoại giao cấp nhà nước vốn thường gắn liền với chính sách “ngoại giao ngân phiếu”.

 

James Baron

Đậu Thế Hoàng dịch

Lê Hồng Hiệp biên tập

 

James Baron là cây viết tự do sinh sống tại Đài Bắc.

 

Nguồn: www.nghiencuuquocte.org

 

Taiwan’s friend-buying days are over

James Baron - Taipei

East Asia Forum

July 15-2016

 

Taiwan’s new president Tsai Ing-wen faces a dilemma. If she continues her Kuomintang (KMT) predecessor Ma Ying-jeou’s rapprochement with Beijing, she risks enraging independence-minded members of her Democratic Progressive Party (DPP). The alternative is grimmer — provoking China after years of cordiality.

 

 

Taiwan's President Tsai Ing-wen during a welcome ceremony

before a meeting at the Presidential Palace in Panama City,

Panama, 27 June 2016. (Photo: Reuters).

 

Nowhere is the situation more precarious than in foreign policy, ever a concomitant of cross-Strait relations. Tsai has been straitjacketed by Ma’s perceived success with Beijing, which was premised on a vaunted diplomatic ‘truce’. This unofficial agreement ended the ‘dollar diplomacy’ and tit-for-tat ally-poaching that had stained the administration of Ma’s predecessor, President Chen Shui-bian.

 

While she will likely eschew the excesses of the Chen era, Tsai will struggle to expand Taiwan’s space without concessions on sovereignty. If the detente is indeed over, Beijing will resume efforts to prise away Taipei’s allies, with the new president shouldering the blame.

 

Indeed, the People’s Republic of China (PRC) has reasserted its power to influence the terms of Taiwan’s engagement with multilateral institutions. In April, it insisted that its Ministry of Finance apply for entry to the Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB) on Taiwan’s behalf, a condition unacceptable to Taipei. Earlier this month, Taiwan’s World Health Assembly invitation arrived, just a fortnight before the summit in Geneva. Taiwan finally gained World Health Assembly observer status in 2009, another finial on Ma’s hat. Yet this year’s invitation contained an unprecedented reference to the ‘one China’ principle.

 

More importantly, at least in terms of public perception, Tsai will almost certainly not be able to match Ma’s most tangible achievements: an almost threefold increase in the number of countries offering visa-free privileges to Taiwanese citizens, and free-trade agreements (FTAs) with New Zealand and Singapore.

 

As one Ministry of Foreign Affairs official says, ‘foreign relations is at 90 per cent. Where do you go from there? The key will be finding that extra few per cent. Tsai will have to be very creative.’

 

The missteps of the Chen Shui-bian era remain instructive for Tsai, in that they illustrate how not to boost Taiwan’s international role. At odds with Beijing before he took office in 2000, Chen let Taipei’s foreign policy lapse into venality. While Beijing’s affronts gained Taipei sympathy, the seedier aspects of the latter’s foreign policy drew criticism. Having vowed to put away the chequebook, Chen was politically vulnerable at home when the scandals accumulated.

 

During the 1990s major partners such as Saudi Arabia, South Korea and South Africa had broken ties with the ROC, leaving Taipei desperate. West African allies continued to flit back and forth between Taipei and Beijing, but the most egregious incident involved an alleged loan of US$2.35 billion to Papua New Guinea in 1999 to secure diplomatic ties. PNG Prime Minister Bill Skate was forced to resign ahead of a no confidence vote. Under pressure from Australia, the new PNG government rescinded recognition. Taipei’s recently upgraded embassy was forced to revert to the status of a representative office, leaving the administration red-faced.

 

The South Pacific proved treacherous for years to come. PNG returned to the headlines in 2008 over a US$30 million payment from Taiwan that had disappeared two years earlier. Depending on the version of events, the funds were pocketed by intermediaries or by PNG officials. Either way, the Taiwanese taxpayers’ money was never recouped.

 

Graver still were the 2006 post-election riots in the Solomon Islands. Violence in Honiara was directed at ethnic Chinese who were accused of vote rigging. The city’s Chinatown was demolished and a casino reputed to be a front for Taiwanese money laundering was torched. Australian media accused Taipei of undermining vulnerable democracies by transposing its diplomatic wrangle with Beijing onto the Pacific playing field. Taipei protested it was being scapegoated for Australia’s botched handling of security during the elections. Despite scant evidence of direct interference, the lack of oversight in Taipei’s aid programs certainly helped rumours to destabilise the situation.

 

The emergence of more scandals involving payments to Panama, Guatemala and El Salvador under Chen reinforced Ma Ying-jeou’s image of probity by comparison. Shortly before his inauguration in May 2008, Ma publicly called for a ‘diplomatic truce’ with Beijing, linking this explicitly to ‘dollar diplomacy’.

 

So while there is undoubtedly a political imperative to make a break with the Ma-era foreign policy, President Tsai should choose innovation over the crude measures of the previous DPP administration. Trends toward people-to-people diplomacy offer clues to how Tsai might cultivate constituencies in support of a greater Taiwanese role in international diplomacy. One avenue might be to shore up support with overseas Chinese communities, which became increasingly ambivalent in their attitudes toward Beijing during Ma’s tenure.

 

Whatever course is taken, it is clear that a new way forward is required. Given Taipei’s historical failure to meaningfully boost its ally count, the harm and humiliation that such attempts have brought and the likelihood that Beijing will revert to type, Tsai might be best advised to step back from Taiwan’s focus on state-level manoeuvres and the chequebook diplomacy that has often gone with it.

 

James Baron

 

James Baron is a freelance writer and journalist based in Taipei. (From East Asia Forum)

 

An extended version of this article originally appeared at Global Asia.

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh