Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 25, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
VAI TRÒ LỤC QUÂN MỸ TRONG SỰ ỔN ĐỊNH THÁI BÌNH DƯƠNG
Webmaster
Các bài liên quan:
    LÀM THẾ NÀO ĐỂ SHINZO ABE VÀ NARENDRA MODI CÓ THỂ CỨU VÃN ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG?
    CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH Ở CHÂU Á
    CHIẾN LƯỢC AN NINH BIỂN CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA HOA-KỲ (Phần 3)
    CHIẾN LƯỢC AN NINH BIỂN CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA HOA-KỲ (Phần 2)
    CHIẾN LƯỢC AN NINH BIỂN CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA HOA-KỲ (Phần 1)

 

(The Foundations of Pacific Stability)

By Erik K. Fanning

Chu Tuấn Việt dịch

Project Syndicate

August 22-2016

 

 

Trong tháng này, tôi đã hoàn tất chuyến công tác kéo dài 2 tuần với 6 điểm dừng tại khu vực Thái Bình Dương, bắt đầu bằng chuyến thăm Sư đoàn lục quân Hoa Kỳ số 25 đang đóng tại Hawaii. Đó là khởi đầu hợp lý cho chuyến đi, nhắc chúng ta nhớ rằng Lục quân Hoa Kỳ có vai trò then chốt trong việc xây dựng nền móng an ninh tại Thái Bình Dương.

 

Sư đoàn lục quân số 25, ban đầu có biệt danh là “Tia chớp nhiệt đới”, sẽ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập vào mùa  thu này. Những nam giới và phụ nữ đóng tại đây – và thực sự là tất cả binh sĩ Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương – đã đóng nhiệm vụ bảo đảm ổn định tại khu vực trong hơn nửa thế kỷ trước. Kể từ sau chủ trương tái cân bằng chiến lược sang châu Á của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, vai trò của họ càng tăng lên.

 

Hiện nay, Lục quân Hoa Kỳ dành nhiều nguồn lực giải quyết các vấn đề ngoài khu vực. Chúng ta ở tuyến đầu chiến dịch của liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu chống cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS), cũng như trong các nỗ lực hỗ trợ nhân dân Afghanistan.

 

Nhưng chúng ta cũng tiếp tục đóng vai trò then chốt trong việc duy trì hòa bình và an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mặc dù an ninh tại Thái Bình Dương thường được gắn với nỗ lực của các lực lượng Hải quân và Không quân Hoa Kỳ, Lục quân đang ngày càng quan trọng hơn trong việc tăng cường các quan hệ đối tác trong khu vực. Với việc sáu trong số mười lực lượng lục quân lớn nhất thế giới nằm trong vùng tác chiến Thái Bình Dương, và 22 trong số 27 nước trong khu vực có bộ trưởng quốc phòng là sỹ quan lục quân, rõ ràng chúng ta cần phải đầu tư cho sứ mệnh của Lục quân Hoa Kỳ tại khu vực này.

 

Một bộ phận then chốt của sứ mệnh này là chương trình Dòng chảy Thái Bình Dương (Pacific Pathways), theo đó “Hoa Kỳ phối hợp với các đối tác đa quốc gia tiến hành một loạt các cuộc tập trận quân sự nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của Lục quân thông qua tập huấn bổ sung và củng cố các mối quan hệ lực lượng đối tác”.

 

Tại Hawaii, binh sĩ Hoa Kỳ và Singapore đã tham gia cuộc tập trận chung thường niên lần thứ 36. Từ những binh nhì mới tinh tới những tướng lĩnh dày dạn nhất của Hoa Kỳ đã phát triển những mối quan hệ mật thiết với các đối tác, và xây dựng niềm tự hào sâu sắc về sứ mệnh bảo đảm an ninh chung. Như vậy nghĩa là các binh sĩ này cũng đóng vai trò như những đại sứ quan trọng tại khu vực.

 

Quan hệ giữa quân đội Hoa Kỳ và Malaysia được phát triển mới đây hơn. Nhưng trong một cuộc tập trận chung thường niên, tôi đã chứng kiến các lực lượng của chúng ta giao tiếp tốt hơn và thân thiết hơn với các đối tác Malaysia, tôi hài lòng với việc quan hệ song phương được tăng cường. Nếu xảy ra thiên tai tại Thái Bình Dương, những mối quan hệ được xây đắp với Malaysia có thể cứu được hàng ngàn sinh mạng nhờ có các hoạt động phối hợp ứng phó.

 

Chúng ta biết rằng phải tiếp tục nỗ lực để duy trì và củng cố cam kết của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, kể cả khi binh sĩ Hoa Kỳ tiếp tục gánh vác các sứ mệnh đa dạng và nặng nề tại các vùng khác của thế giới. Một cách có thể áp dụng để đáp ứng nhu cầu này là luân phiên đóng quân.

 

Tại doanh trại Casey ở Hàn Quốc, tôi đã ăn trưa cùng binh sĩ thuộc Sư đoàn Kỵ binh số 1. Trước đó họ đã huấn luyện chín tháng tại căn cứ Hood, bang Texas, trước khi thực hiện đợt đóng quân luân phiên chín tháng tại bán đảo này. Trong suốt quá trình triển khai, khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng này được nâng cao nhờ vào chất lượng và sự nghiêm túc của các đợt tập huấn mà họ đã tham gia cùng các đối tác thuộc Lực lượng Quân đội Hàn Quốc.

 

Một cách khác được Lục quân Hoa Kỳ sử dụng để bảo đảm tính linh hoạt, bền vững và khả năng tác chiến tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương là đặt sẵn các kho trang thiết bị – các kho dự trữ chiến lược các trang bị chiến đấu quan trọng – trên lãnh thổ nước đồng minh. Ví dụ tại Nhật Bản, Lục quân Hoa Kỳ tích trữ hơn 100 tàu thuyền để có thể tiếp tế nhanh chóng nếu xảy ra thiên tai hoặc biến cố.

 

Ngoài việc cất giữ thiết bị, vật tư, chúng ta có thể đào tạo đối tác sử dụng chúng; và phát triển khả năng hậu cần của chúng ta để phân phối hiệu quả các thiết bị đó. Thực tế là Lục quân Hoa Kỳ giúp Lực lượng liên quân Hoa Kỳ (các lực lượng Hải, Lục, Không quân và lính thủy đánh bộ cùng hành động), các đồng minh và đối tác có được khả năng phản ứng nhanh chóng.

 

Lục quân Hoa Kỳ cũng theo đuổi các cải tiến chiến thuật tại Thái Bình Dương. Mặc dù được cấp ngân sách dành cho hiện đại hóa dưới mức dành cho các lực lượng vũ trang khác của Hoa Kỳ, chúng ta vẫn phải tiếp tục nhanh chóng phát triển năng lực và trang bị cho binh sĩ các công nghệ mới nhất. Đó là lý do các binh sĩ đã và đang học cách chiến đấu cùng với robot tại Hawaii và chúng ta tham gia các khóa đào tạo với Malaysia về các hệ thống thiết bị bay không người lái.

 

Nhân tố cuối cùng trong các mối liên hệ của chúng ta tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nỗ lực nâng cao khả năng tác chiến trong những môi trường khó khăn. Chúng ta tham gia tập trận tại Alaska để tăng cường khả năng hoạt động trong khí hậu khắc nghiệt, giúp bảo đảm chúng ta không bị thách thức tại Bắc Cực. Và thông qua các đợt huấn luyện tại Hawaii và Malaysia, chúng ta đã củng cố khả năng chiến đấu tại môi trường nhiệt đới.

 

Lục quân Hoa Kỳ có danh sách nhiệm vụ và trách nhiệm rộng khắp. Từ Hawaii đến Guam, từ Đông Bắc Á đến biên giới ở Alaska, chúng ta theo đuổi một sứ mệnh cực kỳ quan trọng: xây dựng nền móng an ninh tại một khu vực năng động – và chỗ đứng vững chắc cho tương lai của Hoa Kỳ tại đây./.

 

Erik Kenneth Fanning

Chu Tuấn Việt dịch

 

 

Erik K. Fanning là Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ.

 

The Foundations of Pacific Stability

By Erik Kenneth Fanning

Project Syndicate

August 22-2016

 

 

WASHINGTON, DC – This month, I completed a two-week, six-stop tour of the Pacific, beginning with a visit to the United States Army’s 25th Infantry Division in Hawaii. It was a fitting way to start the trip, a reminder that the US Army is critical to forming the foundation for security in the Pacific.

 

The 25th Infantry Division, which in its early years earned the nickname “Tropic Lightning,” marks its 75th anniversary this autumn. The men and women stationed there – and, indeed, all US soldiers in the Asia-Pacific region – have been working to secure regional stability for much of the last century. Since US President Barack Obama’s strategic rebalance to Asia, they have been doing even more.

 

Today, the US Army has a lot on its plate outside the region. It is at the forefront of the US-led coalition’s campaign against the so-called Islamic State, as well as efforts to support the people of Afghanistan.

 

Yet we also continue to play a critical role in maintaining peace and security in the Asia-Pacific region. Though security in the Pacific is often associated with the efforts of the US Air Force and Navy, the Army is assuming an increasingly important role in strengthening regional partnerships. At a time when six of the world’s ten largest armies are located in the Pacific theater of operations, and 22 of the region’s 27 countries have army officers as their defense chiefs, the need to invest in the US Army’s mission in the region is clear.

 

A key component of that mission is the Pacific Pathways program, which involves “joining multinational partners to conduct a series of military exercises intended to increase Army readiness through additional training and strengthened partner-force relationships.” Engaging with US soldiers participating in Pacific Pathways exercises in Hawaii, Malaysia, and Alaska, I saw firsthand how these efforts advance regional security.

 

In Hawaii, American and Singaporean soldiers participated in their 36th year of joint exercises. From the newest privates to the most experienced generals, US soldiers have developed strong ties with their counterparts and deep pride in their shared security mission. In this sense, these soldiers are also serving as important ambassadors in the region.

 

The US Army’s partnership with Malaysia is more recent. But during an annual joint exercise, I witnessed our forces improving familiarity and interoperability, and noted growing satisfaction with the strengthening of ties. In the event of, say, a natural disaster in the Pacific, the bonds that the US and Malaysia have fostered could help save thousands of lives during a combined crisis response.

 

We know that we must continue working to sustain and strengthen our engagement in the Pacific, even as US soldiers continue to carry out diverse and demanding missions in other parts of the world. One way we can help to meet this need is through the use of rotational brigades.

 

At Camp Casey in South Korea, I had lunch with soldiers from the 1st Cavalry Division, who had trained for nine months at Fort Hood, Texas, before embarking on a nine-month rotation to the peninsula. Over the course of the deployment, the readiness of these forces actually increases, because of the quality and rigor of the training they undertake with partners from the Republic of Korea’s Army.

 

Another way the US Army is maintaining flexibility, resiliency, and depth in the Asia-Pacific region is by placing pre-positioned stocks – strategic stockpiles of critical combat equipment – on allies’ territory. In Japan, for example, the US Army stores more than 100 watercraft that can be used to deliver supplies quickly in the event of a natural disaster or other contingency.

 

Beyond storing the equipment, we train with our partners to use it, and we develop our logistical capabilities to distribute it effectively. In effect, the US Army provides rapid response capabilities to the US Joint Force (the Army, Navy, Air Force, and Marines acting in tandem) and our allies and partners.

 

The US Army is also pursuing tactical innovation in the Pacific. While our budget for modernization is below that of the other US armed services, we must continue to develop capabilities rapidly and equip our people with the latest technology. That is why, for example, soldiers have been learning to fight in formation with robots in Hawaii, and we have engaged in bilateral training with unmanned aerial systems in Malaysia.

 

A final element of our involvement in the Asia-Pacific region is the effort to improve our capabilities in difficult tactical environments. We engage in exercises in Alaska that develop our capabilities in extreme climates – capabilities that will help us to ensure that the Arctic does not become a contested region. And, through our training in Hawaii and Malaysia, we have strengthened our capacity to fight in a jungle environment.

 

The US Army has a broad array of missions and responsibilities. From Hawaii through Guam, to Northeast Asia and the Alaskan frontier, it is pursuing a crucial one: providing a foundation for security in a dynamic region – and for America’s future there.

 

By Erik K. Fanning

 

 

Eric K. Fanning is US Secretary of the Army. (From Project Syndicate)

Eric Kenneth Fanning (born July 2, 1968) is the United States Secretary of the Army, nominated by President Barack Obama on November 3, 2015, and confirmed by the United States Senate on May 17, 2016. Fanning is the 22nd Secretary of the Army, the largest service branch of the U.S. military, and the first openly gay head of any service in the U.S. military.

He has spent most of the preceding 25 years in government service. He worked as a Congressional staffer and consultant before joining the U.S. Department of Defense, where he has held Army, Navy, and Air Force positions.

Early life: Born on July 2, 1968, and raised in Kalamazoo, Michigan, he attended Cranbrook Schools in Michigan for two years and graduated from Centerville High School in Ohio in 1986. He received his B.A. in history from Dartmouth College in 1990. His interest in government and politics began when he participated in the 1988 New Hampshire primary contest.

Career: In the 1990s, he was on the staff of the House Armed Services Committee and later a special assistant in theImmediate Office of the Secretary of Defense. He later served as associate director of political affairs at the White House.

He also worked at Business Executives for National Security, a Washington, D.C.–based think-tank and at Robinson, Lerer & Montgomery, a strategic communications firm in New York City.

He served as deputy undersecretary and deputy chief management officer for the Department of the Navy beginning in July 2009. He was also deputy director of the Commission on the Prevention of Weapons of Mass Destruction Proliferation and Terrorism.

President Obama nominated him to be Under Secretary of the Air Force on August 1, 2012. He testified before theSenate Armed Services Committee on February 28, 2013. The U.S. Senate confirmed him on April 18, 2013. He assumed the position of Acting Secretary of the Air Force upon the resignation of Michael Donley on June 21, 2013.He served as Acting Secretary of the Air Force from June 21 to December 20, 2013, making him the second longest-tenured Acting Secretary.

In March 2015, Fanning was named "special assistant to the Secretary and Deputy Secretary of Defense (chief of staff)".

Fanning was appointed Acting Under Secretary of the Army and Chief Management Officer by President Obama on June 30, 2015. On September 18, 2015, the White House announced that President Barack Obama would nominate Fanning as United States Secretary of the Army, and the President did so on November 3, 2015. Fanning left that position on January 11, 2016, to concentrate on his confirmation, being succeeded in the temporary position by Patrick Murphy. The U.S. Senate Armed Services Committee held Fanning's nomination hearing on January 21, 2016, and approved his nomination on a voice vote on March 10, 2016, though a hold was placed on it by Senator Pat Roberts, citing comments President Obama had made about closing the Guantanamo Bay prison. Senators John McCain, chair of the Armed Services Committee, and Roberts argued about the nomination in the Senate in late April 2016. McCain said: "What we're doing here is we're telling a nominee, who is totally qualified, totally, eminently qualified for the job, that that person cannot fulfill those responsibilities and take on that very important leadership post because of an unrelated issue. That is not the appropriate use of senatorial privilege."

On May 17 Roberts told the Senate that he had received sufficient assurances from the Pentagon about Guantanamo and said: "My issue has never been with Mr. Fanning's character, his courage, or his capability. He will be a tremendous leader." The United States Senate confirmed Fanning's nomination that day on a unanimous voice vote. Fanning became the 22nd Secretary of the Army, the largest service branch of the U.S. military, and the first openly gay head of any service in the U.S. military. Following Senate approval, Fanning thanked his boyfriend Ben Masri-Cohen for his "patience at home" during the confirmation process.

He is the highest ranking openly gay member of the Department of Defense. He was a member of the Gay & Lesbian Victory Fund from 2004 to 2007. He favors the adoption by the U.S. military of a policy prohibiting discrimination on the basis of sexual orientation. He has said: "I personally like to see these things in writing and codified." He has expressed a preference for the establishment of such a policy by the Department of Defense rather than the Obama administration: "My view about government is you should always use those resources that are available to you first before you move up to the next level, so I think there are a number of things we can do inside this building for the Department of Defense". He supports allowing openly transgender persons to serve in the military as well.

In July 2016, Fanning served as the grand marshal of the San Diego Pride parade. (From Wikipedia, the free encyclopedia).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề, click vào đây

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

More in English topic: please click here

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh