Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 13, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
MAO TRẠCH ĐÔNG, KẺ TÀN SÁT NHIỀU NGƯỜI NHẤT THẾ GIỚI
Webmaster
Các bài liên quan:
    MAO TRẠCH ĐÔNG: TẦN THỦY HOÀNG CỦA THẾ KỶ 20 (Phạm Văn Tuấn)

 

(Who Was the Biggest Mass Murderer in History?)

By Ilya Somin

Phạm Nguyên Trường dịch

Foundation For Economic Education

Wednesday, August 03, 2016

 

 

Mao Trạch Đông (1893-1976) kẻ giết nhiều người nhất thế giới

 

Trong lịch sử thế giới, ai là kẻ giết nhiều người nhất? Có khả năng là đa số sẽ nói rằng đấy là Adolf Hitler, kiến trúc sư vụ Holocaust (giết hàng loạt người Do Thái – ND). Một số người khác có thể cho rằng đấy là Joseph Stalin, người có thể đã tìm cách giết nhiều người vô tội hơn cả Hitler, nhiều người trong số đó đã bị chết đói, vụ khủng bố này có thể làm nhiều người chết hơn là Holocaust.

 

Nhưng Mao Trạch Đông vượt qua cả Hitler lẫn Stalin. Từ năm 1958 đến năm 1962, chính sách Đại Nhảy Vọt của ông ta đã làm chết tới 45 triệu người – làm cho nó trở thành giai đoạn có nhiều người bị giết nhất từng được ghi nhận.

 

Hủy diệt một cách cố ý, trên diện rộng và tàn nhẫn hàng triệu người

 

Nhà sử học Frank Dikötter, tác giả cuốn Mao’s Great Famine, (tạm dịch: Nạn đói lớn của Mao) vừa mới cho đăng bài báo trên trang History Today, tóm tắt sự kiện đã xảy ra:

 

"Mao nghĩ rằng ông có thể đẩy đất nước của mình qua mặt các đối thủ bằng cách xua nông dân trên khắp cả nước vào những công xã nhân dân có quy mô cực kì hoành tráng Công ăn việc làm, nhà cửa, đất đai, đồ đạc và sinh kế của người dân đều do công xã cung cấp. Trong các bếp ăn tập thể, thực phẩm - được phân phối bằng thìa, tùy theo đức hạnh của từng người – đã trở thành vũ khí được sử dụng để buộc người dân phải tuân theo mọi chỉ thị của đảng. Vì động cơ lao động đã không còn, thay vào đó, ép buộc và bạo lực được sử dụng để buộc người nông dân đói khát phải làm việc trên những công trình thủy lợi được quy hoạch chẳng ra làm sao, trong khi đồng ruộng bị bỏ hoang.

 

Thảm họa khủng khiếp đã xảy ra. Từ các số liệu thống kê dân số được công bố, các nhà sử học đã ngoại suy ra rằng, hàng chục triệu người đã bị chết đói. Nhưng đến nay, nhờ những báo cáo tỉ mỉ của Đảng trong giai đoạn diễn ra nạn đói, người ta mới biết quy mô thật sự của thảm hoạ…

 

Hồ sơ đồ sộ và chi tiết này kể cho ta nghe câu chuyện kinh hoàng, trong đó Mao xuất hiện như một trong những kẻ giết người hàng loạt lớn nhất trong lịch sử nhân loại, ông ta phải chịu trách nhiệm về cái chết của ít nhất 45 triệu người, đấy là mới nói trong giai đoạn từ năm 1958 đến 1962.

 

Đây không chỉ đơn thuần là mức độ của thảm họa mà các tính toán trước đó đã không tính hết, mà còn là cách thức mà nhiều người bị giết: có từ hai tới ba triệu nạn nhân bị tra tấn đến chết hoặc đơn giản là bị giết, thường chỉ vì những vi phạm nhỏ nhặt.

 

Trong một ngôi làng ở Hồ Nam, một cậu bé chỉ lấy trộm một ít gạo, nhưng người lãnh đạo ở địa phương, Xiong Dechang, đã bắt cha chú bé chôn sống nó. Vài ngày sau, người cha đã chết vì đau khổ.

 

Wang Ziyou là trường hợp được báo cáo với lãnh đạo trung ương: Hai tai bị cắt nhỏ, hai chân bị trói bằng dây sắt, rồi người ta thả hòn đá mười cân lưng anh ta, rồi sau đó lấy dụng cụ nóng đỏ khắc vào trán – chỉ vì anh ta đã đào trộm một củ khoai tây".

 

Các học giả đã biết những thông tin cơ bản về Đại Nhảy Vọt từ khá lâu rồi. Công trình nghiên cứu của Dikötter đáng chú ý vì nó chứng minh rằng con số nạn nhân có thể thậm chí còn lớn hơn là người ta tưởng trước đây, và rằng các vụ giết người hàng loạt là chủ ý của Mao, và có khá nhiều nạn nhân đã bị hành quyết hay bị tra tấn, chứ “không chỉ đơn thuần” là bị bỏ đói cho đến chết. Ngay cả những ước tính thường thấy trước đó là 30 triệu hay nhiều hơn cũng vẫn sẽ làm cho vụ này trở thành vụ giết người hàng loạt lớn nhất trong lịch sử.

 

Trong khi các chuyên gia về chủ nghĩa cộng sản và về lịch sử Trung Quốc đã biết rõ những hiện tượng kinh hoàng của Đại Nhảy Vọt, thì những người bình thường bên ngoài Trung Quốc ít khi nhớ đến những vụ việc như thế, và chúng chỉ có tác động khiêm tốn về mặt văn hóa. Khi người phương Tây nghĩ về những tội lỗi lớn trong lịch sử thế giới, họ cũng ít khi nghĩ về vụ tàn sát có một không hai này.

 

Trong khi có nhiều cuốn sách, bộ phim, viện bảo tàng và những ngày tưởng niệm dành cho Holocaust, thì chúng ta lại có quá ít nỗ lực để tưởng niệm Đại Nhảy Vọt, hay để đảm bảo rằng xã hội đã học được bài học của nó. Khi chúng ta nguyện “không bao giờ lặp lại”, chúng ta thường quên rằng phải áp dụng câu đó cho loại tội ác này, cũng như những tội ác do nạn phân biệt chủng tộc hoặc bài Do Thái mà ra.

 

Sự kiện là tội ác của Mao làm nhiều người chết hơn tội ác của Hitler không nhất thiết có nghĩa là ông ta là người xấu xa hơn kẻ kia. Số người chết nhiều hơn một phần là do sự kiện là Mao cai trị nhiều người hơn và trong thời gian dài hơn hẳn. Chính tôi cũng đã mất nhiều người thân trong vụ Holocaust, và không hề mong muốn làm giảm ý nghĩa của nó. Nhưng quy mô to lớn của tội ác của cộng sản Trung Quốc đưa họ vào trong một sân chơi chung. Ít nhất, họ xứng đáng được nhiều người biết đến hơn hiện nay.

 

Tại sao chúng ta thường không nhìn lại Đại Nhảy Vọt?

 

Tại sao lại có sự thờ ơ như thế? Một trong những lý do có thể là phần lớn nạn nhân là những người nông dân Trung Quốc – những người xa lạ về văn hóa và xã hội với các trí thức và các nhân vật trên truyền thông phương Tây, tức là những người có ảnh hưởng lớn nhất đối với ý thức chính trị và văn hóa đại chúng. Quy luật chung là, ta dễ dàng đồng cảm với những nạn nhân mà ta nghĩ là tương tự như mình.

 

Nhưng tác nhân lớn hơn, làm cho chúng ta ít quan tâm tới Đại Nhảy Vọt, một phần là do đa số người ta có xu hướng làm giảm nhẹ tội lỗi của các chế độ cộng sản, chứ không như tội lỗi của các chế độ độc tài cánh hữu. Khác với thời Mao, hiện nay rất ít trí thức phương Tây có cảm tình với cộng sản. Nhưng nhiều người vẫn không muốn chấp nhận hoàn toàn rằng tội ác này khủng khiếp đến mức nào – có lẽ - những lý do khác của phái tả đã bị đoàn thể bôi bẩn.

 

Gần đây chính quyền Trung Quốc đã công nhận rằng Mao có “sai lầm” và cho phép thảo luận công khai, ở mức độ nào đó. Nhưng chính phủ vẫn không chịu công nhận rằng vụ giết người hàng loạt là cố ý và đôi khi vẫn đàn áp và khủng bố những người bất đồng, những người chỉ ra sự thật. Thái độ miễn cưỡng như vậy là do Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tiếp tục cầm quyền. Mặc dù họ đã từ bỏ nhiều chính sách của Mao, nhưng di sản của ông ta vẫn đóng góp khá nhiều vào tính chính danh của chế độ.

 

Khi tôi nói về đề tài này trong thời gian làm giáo sư thỉnh giảng ở trường Tổng hợp của Trung Quốc năm 2014, chính tôi đã chứng kiến thái độ nước đôi của Trung Quốc về vấn đề này.

 

Tại sao vấn đề này lại quan trọng?

 

Cả người Trung Quốc lẫn người phương Tây đều có thể phải trả giá đắt nếu không nắm được bản chất của Đại Nhảy Vọt. Một số người thoát chết từ Đại Nhảy Vọt hiện vẫn còn sống. Họ xứng đáng được dư luận rộng rãi công nhận vì những bất công mà họ phải chịu. Họ còn xứng đáng được đền bù vì những mất mát đã qua và phải trừng phạt một cách xứng đáng những thủ phạm còn sót lại.

 

Ngoài ra, việc chúng ta tiếp tục mù tịt, không biết gì về những tội ác của Mao và những nhà cầm quyền cộng sản khác có thể làm cho chúng ta đánh giá chưa đúng sự khủng khiếp của những chính sách đó và làm cho nó dễ dàng tái sinh trong tương lai. Lịch sử kinh hoàng của Trung Quốc, Liên Xô và những chế độ bắt chước họ, phải vĩnh viễn làm mất giá chủ nghĩa xã hội như quốc xã đã làm mất giá chủ nghĩa phát xít vậy. Nhưng cho đến nay vẫn chưa làm được như thế.

 

Vừa mới đây, chính phủ xã hội chủ nghĩa ở Venezuela đã buộc khá nhiều người dân phải lao động khổ sai. Nhưng nhiều bài trên các phương tiện truyền thông đại chúng nói về sự bất công đó đã không ghi nhận mối liên kết của nó với chủ nghĩa xã hội, hay chính sách này từng được thực hiện ở Liên Xô, Trung Quốc, Cuba, và những chế độ tương tự như thế. Một bài phân tích thậm chí còn tuyên bố rằng vấn đề thực sự không phải là “chủ nghĩa xã hội như nó vốn là” mà là “kiểu chủ nghĩa xã hội đặc biệt của Venezuela, trộn lẫn những tư tưởng kinh tế sai lầm với một kẻ cứng rắn du côn”, thiên về chế độ độc tài và “quản trị tồi”.

 

Tác giả bài báo đơn giản là đã lờ đi sự kiện là “kẻ cứng rắn du côn” và “quản trị tồi” là nhà nước xã hội chủ nghĩa điển hình trên khắp thế giới. Đôi khi các dân tộc vùng Scandinavia được coi là ví dụ về sự thành công của chủ nghĩa xã hội – nhưng đấy hoàn toàn không phải là chủ nghĩa xã hội vì chính phủ không phải là chủ sở hữu các phương tiện sản xuất và trong nhiều khía cạnh, đây là những nước có thị trường tự do còn hơn phần lớn các nước châu Âu khác.

 

Tình trạng bi thảm của Venezuela không làm những người đã biết lịch sử Đại Nhảy Vọt ngạc nhiên. Cuối cùng, đã đến lúc chúng ta phải giành cho giai đoạn với những vụ giết người hàng loạt lớn nhất trong lịch sử sự chú ý mà nó đáng được hưởng.

 

Ilya Somin

Phạm Nguyên Trường dịch

 

Ilya Somin là Giáo sư Luật ở George Mason University School of Law, Hoa Kỳ.

 

Who Was the Biggest Mass Murderer in History?

By Ilya Somin

Foundation For Economic Education

Wednesday, August 03, 2016

 

 

Who was the biggest mass murderer in the history of the world? Most people probably assume that the answer is Adolf Hitler, architect of the Holocaust. Others might guess Soviet dictator Joseph Stalin, who may indeed have managed to kill even more innocent people than Hitler did, many of them as part of a terror famine that likely took more lives than the Holocaust.

 

But both Hitler and Stalin were outdone by Mao Zedong. From 1958 to 1962, his Great Leap Forward policy led to the deaths of up to 45 million people – easily making it the biggest episode of mass murder ever recorded.

 

The Vast, Cruel, Deliberate Extinction of Millions

 

Historian Frank Dikötter, author of the important book Mao’s Great Famine, recently published an article in History Today, summarizing what happened:

 

Mao thought that he could catapult his country past its competitors by herding villagers across the country into giant people’s communes. In pursuit of a utopian paradise, everything was collectivised. People had their work, homes, land, belongings and livelihoods taken from them.

 

In collective canteens, food, distributed by the spoonful according to merit, became a weapon used to force people to follow the party’s every dictate. As incentives to work were removed, coercion and violence were used instead to compel famished farmers to perform labour on poorly planned irrigation projects while fields were neglected.

 

A catastrophe of gargantuan proportions ensued. Extrapolating from published population statistics, historians have speculated that tens of millions of people died of starvation. But the true dimensions of what happened are only now coming to light thanks to the meticulous reports the party itself compiled during the famine. …

 

What comes out of this massive and detailed dossier is a tale of horror in which Mao emerges as one of the greatest mass murderers in history, responsible for the deaths of at least 45 million people between 1958 and 1962.

 

It is not merely the extent of the catastrophe that dwarfs earlier estimates, but also the manner in which many people died: between two and three million victims were tortured to death or summarily killed, often for the slightest infraction.

 

When a boy stole a handful of grain in a Hunan village, local boss Xiong Dechang forced his father to bury him alive. The father died of grief a few days later.

 

The case of Wang Ziyou was reported to the central leadership: one of his ears was chopped off, his legs were tied with iron wire, a ten kilogram stone was dropped on his back and then he was branded with a sizzling tool – punishment for digging up a potato.

 

The basic facts of the Great Leap Forward have long been known to scholars. Dikötter’s work is noteworthy for demonstrating that the number of victims may have been even greater than previously thought, and that the mass murder was more clearly intentional on Mao’s part, and included large numbers of victims who were executed or tortured, as opposed to “merely” starved to death. Even the previously standard estimates of 30 million or more would still make this the greatest mass murder in history.

 

While the horrors of the Great Leap Forward are well known to experts on communism and Chinese history, they are rarely remembered by ordinary people outside China, and have had only a modest cultural impact. When Westerners think of the great evils of world history, they rarely think of this one.

 

In contrast to the numerous books, movies, museums, and and remembrance days dedicated to the Holocaust, we make little effort to recall the Great Leap Forward, or to make sure that society has learned its lessons. When we vow “never again,” we don’t often recall that it should apply to this type of atrocity, as well as those motivated by racism or anti-semitism.

 

The fact that Mao’s atrocities resulted in many more deaths than those of Hitler does not necessarily mean he was the more evil of the two. The greater death toll is partly the result of the fact that Mao ruled over a much larger population for a much longer time. I lost several relatives in the Holocaust myself, and have no wish to diminish its significance. But the vast scale of Chinese communist atrocities puts them in the same general ballpark. At the very least, they deserve far more recognition than they currently receive.

 

Why We so Rarely Look Back on the Great Leap Forward

 

What accounts for this neglect? One possible answer is that the most of the victims were Chinese peasants – people who are culturally and socially distant from the Western intellectuals and media figures who have the greatest influence over our historical consciousness and popular culture. As a general rule, it is easier to empathize with victims who seem similar to ourselves.

 

But an even bigger factor in our relative neglect of the Great Leap Forward is that it is part of the general tendency to downplay crimes committed by communist regimes, as opposed to right-wing authoritarians. Unlike in the days of Mao, today very few western intellectuals actually sympathize with communism. But many are reluctant to fully accept what a great evil it was, fearful – perhaps – that other left-wing causes might be tainted by association.

 

In China, the regime has in recent years admitted that Mao made “mistakes” and allowed some degree of open discussion about this history. But the government is unwilling to admit that the mass murder was intentional and continues to occasionally suppress and persecute dissidents who point out the truth. This reluctance is an obvious result of the fact that the Communist Party still rules China. Although they have repudiated many of Mao’s specific policies, the regime still derives much of its legitimacy from his legacy.

 

I experienced China’s official ambivalence on this subject first-hand, when I gave a talk about the issue while teaching a course as a visiting professor at a Chinese university in 2014.

 

Why It Matters

 

For both Chinese and westerners, failure to acknowledge the true nature of the Great Leap Forward carries serious costs. Some survivors of the Great Leap Forward are still alive today. They deserve far greater recognition of the horrible injustice they suffered. They also deserve compensation for their losses, and the infliction of appropriate punishment on the remaining perpetrators.

 

In addition, our continuing historical blind spot about the crimes of Mao and other communist rulers leads us to underestimate the horrors of such policies, and makes it more likely that they might be revived in the future. The horrendous history of China, the USSR, and their imitators, should have permanently discredited socialism as completely as fascism was discredited by the Nazis. But it has not – so far – fully done so.

 

Just recently, the socialist government of Venezuela imposed forced labor on much of its population. Yet most of the media coverage of this injustice fails to note the connection to socialism, or that the policy has parallels in the history of the Soviet Union, China, Cuba, and other similar regimes. One analysis even claims that the real problem is not so much “socialism qua socialism,” but rather Venezuela’s “particular brand of socialism, which fuses bad economic ideas with a distinctive brand of strongman bullying,” and is prone to authoritarianism and “mismanagement.”

 

The author simply ignores the fact that “strongman bullying” and “mismanagement” are typical of socialist states around the world. The Scandinavian nations – sometimes cited as examples of successful socialism- are not actually socialist at all, because they do not feature government ownership of the means of production, and in many ways have freer markets than most other western nations.

 

Venezuela’s tragic situation would not surprise anyone familiar with the history of the Great Leap Forward. We would do well to finally give history’s largest episode of mass murder the attention it deserves.

 

Ilya Somin

 

 

Ilya Somin is Professor of Law at George Mason University School of Law. He blogs at the Volokh Conspiracy. (From Foundation For Economic Education).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài: click vào đây

Xem trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh