(War and peace in Asia)
By Gideon Rachman
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch
Financial Times
August 5-2016.
Sự vươn lên của Châu Á đang đảo lộn trật tự toàn cầu và chấm dứt sự thống lĩnh của phương Tây. Bài viết này của Gideon Rachman, trưởng ban bình luận các vấn đề đối ngoại của báo Financial Times, Anh, dựa trên cuốn sách mới “Đông phương hóa: Chiến tranh và Hòa bình trong Thế kỷ Châu Á” của ông do nhà Bodley Head mới xuất bản ở Anh.
Lính của Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ ở Biển Đông năm 2016. (Ảnh: Reuters)
Trong lịch sử Trung Quốc, khách ngoại quốc tới triều đình thường được đối xử như “những kẻ man di” phải bày tỏ lòng tôn kính đối với hoàng đế. Có những nét tương đồng với lối đối xử này trong cách giới lãnh đạo Trung Quốc hiện đại giao tế với những nước khác trên thế giới, như tôi đã nhận ra khi có mặt trong một nhóm khách nhỏ được Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp đón ở Bắc Kinh vào tháng 11-2013. Trong nhóm này có nhiều nhân vật nổi tiếng, trong đó có cựu thủ tướng Vương quốc Anh Gordon Brown, và cựu thủ tướng Ý Mario Monti, cùng với một số tỷ phú phương tây. Song, những nhân vật tai to mặt lớn ngoại quốc này được đối xử hệt như một đám học trò.
Trước hết, chúng tôi được dẫn vào khu vực trung tâm vọng tiếng của Đại hội đường Nhân dân; rồi chúng tôi được xếp ngồi trên các hàng ghế băng để chụp ảnh với chủ tịch. Một lát sau, Tập Cận Bình đường bệ bước vào phòng và bắt tay vài người (“Tôi chạm được ông ta”, Francis Fukuyama, học giả nổi tiếng, thốt lên với vẻ vờ kinh ngạc) - trước khi vào chỗ chụp ảnh.
Mấy phút sau, bài diễn văn của vị chủ tịch bắt đầu. Ngồi ở chính giữa một phòng yến tiệc, với một bích chương khổng lồ Vạn Lý Trường Thành sau lưng ông, trên đầu có những chùm đèn, và với các cựu lãnh đạo phương tây được xếp ngồi hình bán nguyệt trước mặt ông, Tập Cận Bình bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách nhắc cho những vị khách của mình nhớ rằng “Trung Quốc là một nền văn minh cổ đại với hơn 5.000 năm lịch sử”. Về một số mặt, đó là một nhận xét kiểu mẫu rập khuôn. Tuy nhiên việc Trung Quốc ý thức về hàng ngàn năm lịch sử của mình là điều căn bản để quốc gia này hiểu chính mình. Điều đó cũng tất yếu nghĩa rằng Trung Quốc, về một số mặt, xem Mỹ là một quốc gia mới phất lên - một quốc gia chỉ mới tồn tại chưa tới 250 năm, ngắn hơn tuổi thọ của phần lớn các triều đại Trung Quốc.
Quyết tâm của Tập Cận Bình về tái thiết sự thịnh vượng và sức mạnh của quốc gia mình là chủ đề trọng tâm của bài phát biểu của ông. Một trong những khẩu hiệu ưa thích của ông, mà ông đã nhiều lần đưa ra để thử lòng thính giả ngoại quốc của ông, là “sự đại phục hưng” của đất nước Trung Hoa. Nhưng ông cũng muốn trấn an thính giả của mình rằng sự vươn lên của Trung Quốc sẽ không dẫn tới xung đột với thế giới bên ngoài - “Chúng ta đều cần chung sức với nhau để tránh cái bẫy Thucydides - những căng thẳng có tính hủy diệt giữa một cường quốc đang trỗi dậy và các cường quốc lâu đời,” ông khẳng định.
Việc Tập Cận Bình nhắc tới “cái bẫy Thucydides” cho thấy ông (hoặc cấp dưới của mình) đã theo dõi cuộc tranh luận ở Mỹ về sự vươn lên của Trung Quốc. Graham Allison, một giáo sư Đại học Harvard, đã đưa ra thuật ngữ này khi nhắc tới nhận xét của sử gia Hy Lạp cổ đại cho rằng chiến tranh giữa Athens và Sparta trong thế kỷ thứ năm trước Công nguyên xảy ra là do Sparta lo sợ về một Athens đang vươn lên. Ông đã tính toán rằng 12 trong 16 trường hợp kể từ năm 1500, sự đối đầu giữa một đại cường quốc và một cường quốc đang vươn lên đã kết thúc bằng chiến tranh.
Bất chấp những nỗ lực trấn an của Tập Cận Bình, rõ ràng những căng thẳng chiến lược đang tăng lên giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong năm qua, Trung Quốc đã cố gắng tái thực hiện các tuyên bố chủ quyền bị tranh chấp của mình ở phần lớn Biển Đông (South China Sea) bằng cách xây các đảo nhân tạo và đồn bốt quân sự trên khắp vùng biển này. Đáp lại, hải quân Mỹ đã cố tình cho tàu đi qua các vùng biển tranh chấp này - khiến Bắc Kinh phẫn nộ phản ứng quyết liệt.
Sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc là một trong những chủ đề đáng chú ý và nguy hiểm nhất trong chính trị quốc tế. Nhưng các căng thẳng đang gia tăng ở Đông Á chỉ là một phần của câu chuyện lớn hơn. Những năm cầm quyền của Obama có đầy những thách thức đối với sự thống lĩnh của phương tây trong chính trị quốc tế. Ở Trung Đông, một hệ thống nhà nước chủ yếu được do Anh và Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20 - và sau đó được sức mạnh Mỹ duy trì sau năm 1945 - nay đang sụp đổ. Ở Châu Âu, việc Nga chiếm Crimea vào năm 2014 đánh dấu sự cưỡng ép sáp nhập lãnh thổ đầu tiên trên phần đất liền Châu Âu kể từ năm 1945.
Sợi chỉ đỏ kết nối những cuộc khủng hoảng tưởng như có tính khu vực nay là việc phương tây ngày càng không có khả năng làm trụ cột của sự ổn định và sức mạnh, thiết lập trật tự trong một thế giới hỗn loạn. Ở Mỹ, giới chỉ trích T.T. Barack Obama thường lập luận rằng nhược điểm của phương tây là lỗi lầm của chính Obama. Nhưng thực ra có những chiều hướng lịch sử sâu xa hơn. Trong hơn 500 năm, kể từ buổi ban đầu của thời kỳ thực dân Châu Âu, số phận của các quốc gia và dân tộc ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ được định hình bởi những diễn biến và quyết định được đưa ra ở Châu Âu - và về sau là Mỹ. Nhưng sự thống lĩnh trong nhiều thế kỷ của phương tây về các vấn đề thế giới nay đang sắp chấm dứt. Căn nguyên của thay đổi này là sự phát triển kinh tế phi thường ở Châu Á trong 50 năm qua. Sức mạnh chính trị phương tây được tạo lập dựa trên sự thống lĩnh về kỹ thuật, quân sự và kinh tế - nhưng các ưu thế này đang nhanh chóng phai tàn. Và các hậu quả hiện nay đang được cảm nhận trong chính trị toàn cầu.
…
Chuyện sự vươn lên của Châu Á có thể một ngày nào đó đe dọa sự thống lĩnh địa chính trị của phương tây vẫn dường như là một viễn tượng xa vời khi tôi lần đầu tiên chuyển tới Châu Á làm phóng viên ngoại quốc vào năm 1993. Trung Quốc lúc đó đang tăng trưởng với tỷ lệ hai chữ số, nhưng vẫn là một nước nghèo rõ rệt. Ngay cả ở Thượng Hải, kinh đô thương mại của nước này, trên đường phố vẫn có nhiều xe máy hơn xe hơi. Những cao ốc chọc trời bóng nhoáng của Phố Đông, mà hiện nay là biểu tượng của sự thịnh vượng của thành phố này — lúc đó chưa ra khỏi giá vẽ của kiến trúc sư. Ngay cả lúc đó đã có những căng thẳng quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ. Nhưng, vào năm 1996, khi Trung Quốc thử uy hiếp Đài Loan bằng cách thực hiện các vụ thử tên lửa ở vùng biển xung quanh “tỉnh phản loạn” của mình, Mỹ nhanh chóng đưa các hàng không mẫu hạm tới khu vực này — và Bắc Kinh xuống nước. Lúc đó rõ ràng Mỹ vẫn là siêu cường quốc duy nhất.
Hai mươi năm sau, Trung Quốc đang thách thức cán cân quyền lực ở Thái Bình Dương với sự quyết tâm cao hơn. Nhưng để thực sự hiểu ý nghĩa của thời đại chúng ta đang trải qua, ta cần quay trở lại thời đại trước chủ nghĩa thực dân Châu Âu. Vào đầu thế kỷ 15, Trung Quốc và thế giới Hồi giáo ở các cấp độ sức mạnh kinh tế và chính trị và sự tân tiến ít nhất tương đương với các cấp độ đạt được ở Châu Âu. Cán cân quyền lực toàn cầu bắt đầu lệch với những chuyến hải hành thám hiểm vĩ đại của Châu Âu trong những năm 1490. Năm 1492, Christopher Columbus, một nhà thám hiểm người Genoa được triều đình Tây Ban Nha thuê, vượt Đại Tây Dương. Năm 1498, Vasco da Gama, một nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, tới Ấn Độ.
Trong những thế kỷ tiếp sau đó, ưu thế của Châu Âu về quân sự, hàng hải và kỹ thuật công nghiệp đã giúp các quốc gia Châu Âu xây dựng các đế chế toàn cầu. Tới đầu thế kỷ 20, chỉ riêng đế chế Anh đã bao phủ gần một phần tư diện tích đất liền của thế giới.
Hai cuộc chiến tranh thế giới và một làn sóng giải phóng thuộc địa đã dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân Châu Âu trong nửa sau của thế kỷ 20. Nhưng việc Mỹ trỗi dậy thành cường quốc hàng đầu của thế giới, sau Đệ nhị Thế chiến, đã kéo dài sự bá chủ của phương tây. Ngay cả Liên Sô — đại diện cho phương án thay thế “phương tây” chính trị trong chiến tranh lạnh — cũng là một cường quốc Châu Âu.
Tuy nhiên, trong 50 năm qua, sự thống lĩnh của phương tây trong kinh tế toàn cầu đã dần phai nhạt. Sự chuyển biến kinh tế của Châu Á trước tiên trở nên rõ rệt ở Nhật trong những năm 1960 rồi ở Hàn Quốc, Đài Loan và những nơi khác ở Đông Nam Á trong những năm 1970. Từ 1980 trở đi, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng với tỷ lệ hai chữ số mà đã được Nhật đi tiên phong trong những năm 1960. Ấn Độ cũng tăng trưởng mạnh, tuy không nhanh bằng, sau những cải cách kinh tế vào đầu những năm 1960.
Một thời khắc có tính biểu tượng đã đến vào năm 2014 khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo rằng, tính theo sức mua, Trung Quốc nay là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mỹ đã là nền kinh tế lớn nhất kể từ đầu những năm 1870; nay Trung Quốc là “số một”. Sự vươn lên của Trung Quốc chỉ là một phần trong một chuyển dịch lớn hơn về sức mạnh kinh tế. Theo IMF, ba trong số bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay ở Châu Á. Trung Quốc nhất, Mỹ nhì, Ấn Độ ba, và Nhật tư.
Nguyên nhân căn bản của sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế sang Châu Á khá đơn giản: đông nên mạnh. Tới năm 2025 khoảng hai phần ba dân số thế giới sẽ sinh sống ở Châu Á. Ngược lại, Mỹ chiếm khoảng 5 phần trăm dân số thế giới, còn Liên hiệp Châu Âu chiếm khoảng 7 phần trăm.
Hans Rosling thuộc Viện Karolinska của Thụy Điển diễn đạt khá hay khi ông mô tả mã số PIN của thế giới là “1114” — nghĩa là trong 7 tỷ người trên trái đất, khoảng 1 tỷ sống ở Châu Âu, 1 tỷ sống ở Châu Mỹ, 1 tỷ ở Châu Phi và 4 tỷ ở Châu Á. Tới năm 2050, dân số thế giới có thể là 9 tỷ, và mã số này sẽ thay đổi thành 1125, với Châu Phi và Châu Á mỗi nơi tăng thêm 1 tỷ người.
Trong nhiều thế kỷ, khoảng cách thịnh vượng và kỹ thuật giữa phương tây và phương đông lớn tới nỗi các nước phương tây thống lĩnh các vấn đề quốc tế và kinh doanh — bất chấp sự khác biệt về dân số. Nhưng sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở Châu Á trong hai thế hệ qua nghĩa là khoảng cách thịnh vượng này đã thu hẹp đủ để sức mạnh nhờ số đông ở Châu Á bắt đầu làm nghiêng cán cân quyền lực trên thế giới.
Nỗi lo của phương tây về những tác động của sự vươn lên của Châu Á đã thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở cánh tả - và nay ở cánh hữu dân tộc chủ nghĩa, như Donald Trump và Marine Le Pen biểu lộ - có sự tập trung lớn vào tác động đối với mức sống của người lao động phương tây. Tuy nhiên, đối với phần lớn giới chóp bu Mỹ cũng thường có khuynh hướng chỉ xem sự vươn lên của Châu Á là một ảo ảnh hoặc chỉ là một giai đoạn - mà không thực sự đe dọa vị thế dẫn đầu của Mỹ. Bất cứ dấu hiệu nào về sự yếu kém kinh tế và chính trị ở Trung Quốc nói riêng đều được khai thác - mà ở Trung Quốc không thiếu những dấu hiệu cảnh báo, về cả chính trị lẫn kinh tế, để nhấn mạnh.
Nhưng, xét về địa chính trị, sự giảm tăng trưởng ở Trung Quốc hoặc Châu Á không còn có tính chuyển biến. Sự phát triển kinh tế giúp cho Trung Quốc và Ấn Độ khẳng định vị thế đại cường quốc đã diễn ra. Những nhà phân tích cao cấp nhất trong các chính phủ phương tây hiện đang vận hành trên giả định rằng sự chuyển dịch về sức mạnh kinh tế từ tây sang đông sẽ tiếp tục và rằng sự thay đổi kinh tế này sẽ biến thành sức mạnh chiến lược. Hội đồng Tình báo Quốc gia (NIC) của Mỹ, trung tâm tư duy chiến lược bên trong Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ, cơ quan tập hợp tất cả các cơ quan tình báo của Mỹ, trong đó có CIA, đã tiên đoán vào năm 2012 rằng “tới năm 2030 Châu Á sẽ qua mặt Bắc Mỹ và Châu Âu cộng lại về sức mạnh toàn cầu, dựa trên GDP, dân số, chi tiêu quân sự và đầu tư công nghệ”.
NIC không ngại nói rõ các tác động của xu hướng này đối với sức mạnh Mỹ. NIC viết rằng: “Pax Americana - thời đại của sự vươn lên của Mỹ trong chính trị quốc tế bắt đầu từ năm 1945 - đang nhanh chóng khép lại.” Những lời này, được xuất bản ngay trước khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của Obama, đã dường như có tính tiên tri trong bốn năm tiếp sau đó. Mỹ đã đứng sang một bên trong khi cuộc chiến ở Syria leo thang và Nga - đã không còn được xem là đại cường quốc sau chiến tranh lạnh - một lần nữa lại bắt đầu trở thành mối nguy cho an ninh Châu Âu.
Nhưng chính mối nguy đối với Pax Americana ở Thái Bình Dương có thể có ý nghĩa quan trọng nhất trong dài hạn. Người Mỹ biết rằng Châu Á nay là cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, một trong những chính sách đối ngoại tiêu biểu của chính quyền Obama là “xoay trục sang Châu Á” - chuyển nguồn lực quân sự và ngoại giao sang Châu Á, để đối phó với sự đông phương hóa của nền kinh tế toàn cầu và thách thức của một Trung Quốc đang vươn lên. Chính quyền Obama cũng đã tìm cách cẩn trọng hơn và có chiến lược hơn về cách và lúc sử dụng sức mạnh Mỹ. Mỹ đã cố tình bớt can dự sâu hơn vào Trung Đông, một phần là vì Mỹ đang cố gắng để dành sức mạnh và nguồn lực của mình cho một cuộc tranh đấu với một Trung Quốc đang vươn lên. Tuy nhiên sức mạnh cũng là do cảm nhận. Vì vậy viễn cảnh một nước Mỹ bớt tận tâm đóng vai trò sen đầm toàn cầu ở Châu Âu và Trung Đông - oái ăm thay - cũng đã gieo rắc những nghi ngờ sự lâu bền sức mạnh Mỹ bên trong chính Châu Á.
Khả năng của chính quyền Obama trong việc bảo tồn Pax Americana cũng đã giảm sút do những vấn đề kinh niên của các đồng minh Châu Âu của Washington.Tuy có những cáo buộc về “sự yếu kém” nhắm vào chính quyền Obama, thực tế là Mỹ chắc chắn là phần vững mạnh nhất của liên minh phương tây. Với nền kinh tế Châu Âu đang khủng hoảng và chi tiêu quân sự Châu Âu giảm đi, Mỹ nay chiếm gần 75% chi tiêu quân sự của NATO.
Theo cách thiếu mạch lạc và thô lỗ của mình, Donald Trump đã chỉ đích danh một số thế lưỡng nan mới xuất hiện đối với sức mạnh Mỹ trong thời đại đông phương hóa. Ông đã đặt câu hỏi liệu Mỹ có thể tiếp tục gánh vác gánh nặng tài chính của việc bảo vệ các đồng minh Châu Âu và Châu Á của mình tránh khỏi sự xâm lấn khả dĩ của Nga hoặc Trung Quốc. Và ông cũng tự xưng là kẻ thù của “chủ nghĩa toàn cầu” và những thỏa thuận thương mại “kinh khủng” đã tạo nên khuôn khổ kinh tế quốc tế cho sự vươn lên của Châu Á.
Vì vậy chủ nghĩa Trump có thể tạo nên cả nguy cơ lẫn cơ hội cho Trung Quốc. Ở cấp độ địa chính trị, nó ngắm nghía tới chuyện giảm bớt sức mạnh Mỹ ở Thái Bình Dương - nếu vậy thì sẽ trao cho Bắc Kinh tầm ảnh hưởng mà Trung Quốc mong mỏi trong khu vực lân cận của mình. Nhưng về kinh tế, chủ trương bảo hộ quyết liệt của Trump đe dọa tất cả các nền kinh tế Châu Á đang vươn lên khi quyền tiếp cận thị trường lớn nhất thế giới - Mỹ - bị hạn chế đáng kể.
Đối với phe Clinton và phần lớn giới chóp bu Mỹ, công thức chính trị Trump là dị giáo địa chính trị và kinh tế. Tại đại hội Đảng Dân chủ ở Philadelphia tuần rồi, tôi nghe những cây đa cây đề của giới chóp bu chính sách đối ngoại Mỹ, ví như [cựu ngoại trưởng] Madeleine Albright và [cựu cố vấn an ninh quốc gia] Tom Donilon, khẳng định rằng việc duy trì các thị trường toàn cầu mở cửa và hệ thống liên minh Mỹ vẫn là hai trụ cột của chính sách đối ngoại Mỹ - như từ năm 1945.
Nếu Clinton thắng cử vào tháng 11 thì có nghĩa là Mỹ sẽ kiên trì với công thức đã chứng tỏ là hiệu quả đó. Nhưng sự đông phương hóa của sức mạnh kinh tế và chính trị cho thấy thời kỳ phương tây chiếm vị thế thống lĩnh không bị ai thách thức sắp kết thúc - bất kể ai sẽ thắng trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc.
Gideon Rachman
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch
(Bản lược dịch, ký tên Khương An, đã đăng trên Thời Mới - Canada ngày 17/8/2016)
War and peace in Asia
By Gideon Rachman
Financial Times
August 5-2016.
The rise of the region is overturning the global order and ending western dominance
Soldiers of China’s People’s Liberation Army in the South China Sea in 2016 © Reuters
In Chinese history, foreign visitors to the imperial court were often treated as “barbarians” who were expected to pay tribute to the emperor. There are echoes of this in the way that modern China’s leaders engage with the rest of the world, as I discovered in November 2013, as part of a small group of visitors received by President Xi Jinping in Beijing. There were plenty of eminent people in the group, including former prime ministers such as Gordon Brown of Britain, and Mario Monti of Italy, as well a smattering of western billionaires. Yet the foreign grandees were treated a bit like a class of schoolchildren.
First, we were ushered into the echoing central area of the Great Hall of the People; then we were lined up on benches for a photo with the president. After a little while, Xi swept into the room and shook a few hands (“I touched him,” gasped Francis Fukuyama, the famous academic, in mock awe) - before posing for the photo.
A few minutes later, the president’s discourse began. Seated at the centre of a banqueting room, with a giant mural of the Great Wall of China behind him, chandeliers above him, and a semi-circle of former western leaders arranged in front of him, Xi began his remarks by reminding his visitors that “China is an ancient civilisation with over 5,000 years of history”. It was, in some respects, a boilerplate remark. Yet China’s awareness of its thousands of years of history is fundamental to the country’s understanding of itself. It also inevitably means that China, in some ways, sees the US as an upstart nation - a country that has been in existence for fewer than 250 years, a shorter lifespan than most Chinese dynasties.
Xi’s determination to rebuild the wealth and power of his nation was the central theme of his speech. One of his favourite slogans, which he tried out several times on his foreign audience, was “the great rejuvenation” of the Chinese nation. But he was also keen to reassure his audience that China’s rise would not lead to conflict with the outside world - “We all need to work together to avoid the Thucydides trap - destructive tensions between an emerging power and established powers,” he insisted.
Xi’s reference to “Thucydides’ trap” showed that he (or his staff) had been following the American debate about the rise of China. Graham Allison, a Harvard professor, had coined the phrase with reference to the ancient Greek historian’s observation that the war between Athens and Sparta in the fifth century BC was caused by Sparta's fears of a rising Athens. He has calculated that in 12 of 16 cases since 1500, the rivalry between a great power and a rising power had ended in war.
Despite Xi’s attempts at reassurance, there is no doubt that strategic tensions are rising between the US and China. Over the past year, China has attempted to re-enforce its disputed claims to most of the South China Sea by building artificial islands and military installations across the ocean. In response, the US navy has deliberately sailed through these disputed waters - prompting a furious rhetorical response in Beijing.
The rivalry between the US and China is one of the most striking and dangerous themes in international politics. But rising tensions in East Asia are just part of a larger story. The Obama years have been characterised by a series of challenges to the west’s dominance of international politics. In the Middle East, a state-system largely constructed by Britain and France in the early 20th century - and which was then maintained by American power after 1945 - is now crumbling, amid violence and political anarchy. In Europe, Russia’s occupation of Crimea in 2014 marked the first forcible annexation of territory on the European landmass since 1945.
The red thread connecting these seemingly regional crises is the west’s growing inability to function as a pole of stability and power, imposing order on a chaotic world. In the US, President Barack Obama’s critics often argue that western weakness is the fault of Obama himself. But in fact there are much deeper historical forces at work. For more than 500 years, ever since the dawn of the European colonial age, the fate of countries and peoples in Asia, Africa and the Americas were shaped by developments and decisions made in Europe - and, later, the US. But the west’s centuries-long domination of world affairs is now coming to a close. The root cause of this change is the extraordinary economic development in Asia over the past 50 years. Western political power was founded on technological, military and economic dominance - but these advantages are fast eroding. And the consequences are now being felt in global politics.
. . .
The idea that the rise of Asia might one day threaten the west’s geopolitical dominance still seemed like a remote prospect when I first moved to Asia as a foreign correspondent in 1993. China was growing at double-digit rates, but it was still an obviously impoverished country. Even in Shanghai, the country’s commercial capital, there were still more mopeds than cars on the streets. The gleaming skyscrapers of Pudong, which today symbolise the city’s wealth - had not yet made it off the architects’ easel. Even then, there were military tensions between China and the US. But, in 1996, when Beijing attempted to intimidate Taiwan by staging missile tests in the waters around its “rebel province”, the US swiftly dispatched aircraft carriers to the region - and Beijing backed off. There was still no doubt that America was the sole superpower.
Twenty years on, China is challenging the balance of power in the Pacific with much greater determination. But to truly understand the significance of the era we are living through, you need to go back to the era before European imperialism. At the beginning of the 1400s, China and the Islamic world were at levels of economic and political power and sophistication that were at least equivalent to those attained in Europe. The global balance of power began to tip with the great European voyages of exploration of the 1490s. In 1492, Christopher Columbus, a Genoese explorer employed by the Spanish crown, crossed the Atlantic. In 1498, Vasco da Gama, a Portuguese explorer, reached India.
Over the succeeding centuries, Europe’s edge in military, seafaring and industrial technology allowed other European nations to build global empires. By the early 20th century, the British empire alone covered almost a quarter of the world’s land area.
Two world wars and a wave of decolonisation led to the collapse of European imperialism during the second half of the 20th century. But the emergence of the US as the world’s pre-eminent power, in the aftermath of the second world war, prolonged the hegemony of the west. Even the Soviet Union - which represented the alternative to the political “west” during the cold war - was a European power.
Over the past 50 years, however, the west’s dominance of the global economy has steadily eroded. The economic transformation of Asia first became evident in Japan in the 1960s and then in South Korea, Taiwan and parts of Southeast Asia in the 1970s. From 1980 onwards, the Chinese economy began to grow at the double-digit rates pioneered by Japan in the 1960s. India also grew strongly, albeit not quite as fast, after economic reforms in the early 1990s.
A symbolic moment was reached in 2014 when the IMF announced that, measured in terms of purchasing power, China is now the world’s largest economy. The US had been the largest since the early 1870s; now China was “number one”. China’s rise is just part of a larger shift in economic power. According to the IMF, three of the world’s four largest economies are now in Asia. China came first, America second, India third and Japan fourth.
The fundamental reason for the shift in economic power to Asia is simple: weight of numbers. By 2025 some two-thirds of the world’s population will live in Asia. By contrast the US will account for about 5 per cent of the world’s population and the European Union about 7 per cent.
Hans Rosling of Sweden’s Karolinska Institute puts it nicely when he describes the world’s pin code as “1114” - meaning that of the planet’s 7bn people, roughly 1bn live in Europe, 1bn live in the Americas, 1bn in Africa and 4bn in Asia. By 2050, the world’s population is likely to be 9bn, and the pin code will change to 1125, with both Africa and Asia adding a billion people.
For centuries, the wealth and technology gap between west and east was so enormous that western nations dominated international affairs and business - no matter the difference in population. But rapid economic development in Asia during the past two generations means that this wealth-gap has narrowed sufficiently for the weight of numbers in Asia to begin to tilt the balance of power in the world.
Above and below: photos from Weng Fen’s series ‘Sitting on the Wall’, taken between 2001 and 2010. Each year he photographed the same spot in Haikou, China. In the pictures, which were taken to show the pace of economic growth, the buildings in the original pictures are eventually obscured by new developments © Weng Fen
Photographs: Reuters; Weng Fen/Art Statements Hong Kong
Photographs: Reuters; Weng Fen/Art Statements Hong Kong
Photographs: Reuters; Weng Fen/Art Statements Hong Kong
Western anxiety about the implications of the rise of Asia has played out in different forms. On the left — and now on the nationalist right, as expressed by Donald Trump and Marine Le Pen - there is a great focus on the impact on the living standards of western workers. For much of the US establishment, however, there is also often a tendency to dismiss the rise of Asia as a mirage or a phase - that does not truly threaten US primacy. Any sign of economic and political weakness in China in particular is seized upon - and there is no shortage of warnings signs in the country, both political and economic, to highlight.
But, in geopolitical terms, a slowdown in Chinese or Asian growth would no longer be transformative. The economic development allowing China and India to push for great-power status has already happened. The most senior analysts in western governments are already operating on the assumption that the shift in economic power from west to east will continue and that this economic change will translate into strategic power. America’s National Intelligence Council, the centre for strategic thinking within the United States Intelligence Community, which brings together all of the country’s intelligence agencies, including the CIA, predicted in 2012 that “by 2030 Asia will have surpassed North America and Europe combined in terms of global power, based on GDP, population size, military spending and technological investment”.
The NIC was not shy of spelling out the implications of this trend for US power. It wrote that: “Pax Americana - the era of American ascendancy in international politics that began in 1945 - is fast winding down.” Those words, published just before the beginning of Obama’s second term, have come to seem prophetic over the ensuing four years. The US has stood aside while the fighting in Syria escalated and Russia - counted out as a great power after the cold war - has once again emerged as a threat to European security.
But it is the threat to Pax Americana in the Pacific that may matter most in the long term. The Americans know that Asia is now the core of the global economy. As a result, one of the Obama administration’s signature foreign policies has been the “pivot to Asia” - a transfer of military and diplomatic resources to Asia, in response to the easternisation of the global economy and the challenge of a rising China. The Obama administration has also sought to be more cautious and strategic about how and when it uses American power. The US has deliberately hung back from deeper involvement in the Middle East, partly because it is attempting to preserve its power and resources for a struggle with a rising China. Yet power is also a matter of perceptions. So the vision of an America that is less committed to playing the role of global policeman in Europe and the Middle East has - ironically - also sown doubts about the durability of US power within Asia itself.
The Obama administration’s ability to preserve the Pax Americana has also been eroded by the chronic problems of Washington’s European allies. For all the accusations of “weakness” levelled at the Obama administration, the fact is that the US is easily the most robust part of the western alliance. With the European economy in crisis and European military spending falling, the US now accounts for almost 75 per cent of Nato military spending.
In his incoherent and crude way, Donald Trump has put his finger on some of the emerging dilemmas for American power in the age of easternisation. He has questioned whether the US can continue to shoulder the financial burden of protecting its European and Asian allies from the potential aggression of Russia or China. And he also cast himself as the enemy of the “globalism” and the “terrible” trade deals that have provided the international economic framework for the rise of Asia.
So Trumpism potentially presents both peril and opportunity for China. On a geopolitical level, it flirts with a pullback of American power in the Pacific - which would grant Beijing the sphere of influence that it longs for in its near-neighbourhood. But, economically, Trump’s rampant protectionism threatens all the rising Asian economies with heavily restricted access to the world’s largest market - the US.
For the Clinton camp and most of the American establishment, the Trump political formula is geopolitical and economic heresy. At the Democratic convention in Philadelphia last week, I heard stalwarts of the US foreign policy establishment, such as Madeleine Albright and Tom Donilon, make it clear that the maintenance of open global markets and the US alliance system remain the twin pillars of American foreign policy - as since 1945.
A Clinton victory in November will mean that the US will persevere with this tried-and-trusted formula. But the easternisation of economic and political power suggests that the years of uncontested western primacy are coming to a close - whoever wins the White House.
Gideon Rachman
Gideon Rachman became chief foreign affairs columnist for the Financial Times in July 2006. He joined the FT after a 15-year career at The Economist, which included spells as a foreign correspondent in Brussels, Washington and Bangkok.
He also edited The Economist’s business and Asia sections. His particular interests include American foreign policy, the European Union and globalisation.
Gideon Rachman is the FT’s chief foreign affairs commentator. His new book, ‘Easternisation’ has just been published in the UK by Bodley Head. (From Financial Times).
Gideon Rachman (born 1963) is a journalist who has been the Financial Times chief foreign affairs commentator since July 2006. He studied at Gonville & Caius College, Cambridge University where he obtained a first class honours degree in History in 1984. While at Gonville and Caius, he was a friend of future MI6 renegade agent Richard Tomlinson, whom he provided with a reference for his Kennedy Scholarship application.
He started his career with the BBC World Service in 1984. From 1988 to 1990, he became a reporter for The Sunday Correspondent, stationed in Washington DC.
He spent 15 years at The Economist; first as its deputy American editor, then as its South-east Asia correspondent, stationed in Bangkok. He then served as The Economist's Asia editor before taking on the post of Britain editor from 1997 to 2000. Following which he was stationed in Brussels where he penned the Charlemagne European-affairs column.
At The Financial Times, Rachman writes on international politics, with a particular stress on American foreign policy, the European Union and globalisation.
Gideon Rachman maintains a blog on the FT.com site.
Views: Rachman is noted for adopting a sceptical view of the European Union. In 2002, he staged a debate in Prospect Magazine with Nick Clegg, who was later to become Britain's Deputy Prime Minister. Clegg argued strongly that Britain should join the European single currency. Rachman disagreed, writing that - "I believe the political changes involved in joining the Euro carry enormous risks. I do not believe it is 'progressive' or 'self-confident' to take those risks." More recently, Rachman has argued in the FT that the Euro needs to be broken up.
Rachman has twice endorsed Barack Obama for the presidency, although he has also argued that the president is vastly over-rated as a public speaker. He has also been sceptical of the case for intervention in Syria and argued that economics is a pseudo-science.
In December 2008, Rachman published a controversial column in the Financial Times online entitled, "And now for a world government" which radio show host Alex Jones among others have cited as proof of an elitist plot to establish global governance.
His brother is Tom Rachman, the author of the novel The Imperfectionists.
Books: In 2010, Rachman published his first book, "Zero-Sum World" in the UK. It was published under the title Zero-Sum Future in the US and translated into seven languages, including Chinese, German and Korean. The book was part history and part prediction. It argued that the thirty years from 1978-2008 had been shaped by a shared embrace of globalisation by the world's major powers that had created a "win-win world", leading to greater peace and prosperity. Rachman predicted that the financial and economic crisis that began in 2008 would lead to a zero-sum world, characterised by increasing tensions between the world's major powers. He stressed rising tensions between the US and China, and political disarray inside the European Union. The New York Times praised the book as "perhaps the best one-volume account now available of the huge post-Communist spread of personal freedom and economic prosperity."
Awards: Rachman was named foreign commentator of the year in Britain's comment awards in 2010. He has been short-listed twice for the Orwell Prize for Political Journalism. The Observer has also listed him as one of Britain's 300 leading intellectuals. He has been a visiting fellow at the Woodrow Wilson School at Princeton University (1988–89) and at the Noble Institute in Oslo (2013). (From Wikipedia, the free encyclopedia)
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
Xem bài trên trang Anh ngữ, click vào đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net