Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 23, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
TẬP CẬN BÌNH KHÔNG PHẢI LÀ MAO TRẠCH ĐÔNG
Webmaster

 

Đề tài liên hệ:

- CHÂN DUNG TẬP CẬN BÌNH (Born Red)

- TẬP CẬN BÌNH, NHÂN VẬT SỐ MỘT ĐANG VIẾT LẠI LUẬT CHƠI QUYỀN LỰC CỦA TRUNG CỘNG

 

(Xi Jinping is No Mao Zedong)

By Keyu Jin

Nguyễn Thị Kim Phụng dịch

Project Syndicate

August 04-2016

 

 

Gần như cả thế giới đều đang quan sát Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với nhiều quan ngại. Ông Tập không chỉ tái tập trung quyền lực vào tay của chính quyền trung ương; mà nhiều người còn tin rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông thực chất chính là một cuộc thanh trừng chính trị. Họ lo rằng Tập đang xây dựng một sự “súng bái cá nhân”, giống như những gì Mao Trạch Đông đã tạo nên, và cũng là điều thúc đẩy sự bùng nổ Cách mạng Văn hóa.

 

Tuy nhiên, sự thật lại khác xa điều chúng ta nghĩ. Dù đúng là ở một mức độ nào đó, Tập đang tập trung quyền lực, nhưng động cơ của ông là mong muốn giúp Trung Quốc mạnh lên - cả về chính phủ lẫn kinh tế. Để thành công, ông sẽ phải đưa một bộ máy quan liêu - vốn đã phần nào vượt khỏi tầm kiểm soát - trở lại trật tự.

 

Trong ba thập niên vừa qua, quyền lực chính trị ở Trung Quốc đã được phân cấp đáng kể, chính quyền các tỉnh và thành phố ngày càng có nhiều quyền tự chủ trong việc cải cách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng GDP. Hơn nữa, họ còn được cấp quyền trực tiếp kiểm soát các nguồn tài nguyên – như đất đai, tài chính, năng lượng, nguyên liệu thô – và phát triển cơ sở hạ tầng địa phương. Kết quả là, chính quyền địa phương chiếm trung bình khoảng 71% trong tổng chi tiêu công giai đoạn 2000 – 2014, lớn hơn rất nhiều so với những nước liên bang lớn khác trên thế giới (chẳng hạn, các chính quyền tiểu bang của Mỹ chỉ chiếm khoảng 46% chi tiêu công).

 

Mục đích của việc này là để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên tổng thể bằng cách khuyến khích sự cạnh tranh giữa các vùng. Các lãnh đạo đảng ở địa phương hiểu rằng con đường sự nghiệp của họ phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế của địa phương họ. Và bằng cách làm việc chăm chỉ để thúc đẩy tăng trưởng, họ đã thúc đẩy sự trỗi dậy của Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (theo một số khía cạnh thì thậm chí còn là lớn nhất thế giới) và bảo đảm tính chính danh của Đảng Cộng sản cầm quyền trong thời kỳ hậu Mao.

 

Nhưng phân cấp quyền lực cũng có nhược điểm. Nó đã dẫn đến sự lãng phí đáng kể, điển hình là các khoản nợ khổng lồ của chính quyền địa phương. Và nó cũng là nguyên nhân của tham nhũng trên quy mô lớn, khi các quan chức địa phương có các “thỏa thuận” nhằm cắt giảm thuế, cho vay tín dụng giá rẻ, hoặc cấp đất với giá thấp hơn giá thị trường cho các doanh nghiệp.

 

Ở một đất nước với hệ thống quy định nghiêm ngặt và thị trường tài chính chưa phát triển, doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt với rất nhiều rào cản khi khởi nghiệp và tiến hành kinh doanh. Nếu giao dịch bất hợp pháp là cần thiết để được tiếp cận tài nguyên và thị trường, các công ty tư nhân sẽ rất sẵn sàng làm điều đó, bằng tiền mặt hoặc các khoản chi khác cho những vị cán bộ giúp họ lách luật hay phá luật.

 

Những vụ dàn xếp kiểu này đã tạo điều kiện để hàng trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân – có vai trò thúc đẩy tăng trưởng – xâm nhập thị trường Trung Quốc vào cuối thập niên 1990. Trong một thời đại mà tăng trưởng kinh tế là ưu tiên hàng đầu, thì nạn tham nhũng thúc đẩy tăng trưởng cũng được ngầm chấp nhận, và thậm chí còn được vui vẻ tha thứ.

 

Nhưng giờ đây, tham nhũng đã vượt tầm kiểm soát, đe dọa đến sự ổn định của Trung Quốc và tính chính danh của Đảng Cộng sản. Hơn ba thập niên quản trị lỏng lẻo, một số chính quyền địa phương đã hình thành bè phái chính trị để bảo vệ lợi ích bất hợp pháp của họ về kinh tế và nhiều mặt khác. Tham ô và biển thủ công quỹ sẽ chẳng thể xảy ra nếu không có đồng phạm bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau để leo lên bậc thang chính trị.

 

Những mạng lưới chính trị ngầm này trở nên gần như bất khả xâm phạm, nhiều cán bộ mặc nhiên trở thành đối thủ của chính quyền trung ương, quyết liệt bảo vệ lợi ích kinh tế của họ bằng cách bảo vệ các chức vụ chính quyền và bổng lộc. Trừ phi kiểm soát được các “quan trấn thủ”, còn không thì chính quyền trung ương sẽ chẳng thể cải cách.

 

Vì vậy, ông Tập đã ngưng làm ngơ trước tham nhũng. Ông đem một số quyền của chính quyền địa phương trở lại vào tay của chính quyền trung ương, và phát động một chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng.

 

Trong hai năm qua, nhiều quan chức ở tất cả các tỉnh của Trung Quốc - từ cấp thấp đến cấp cao - đều đã bị giam giữ. Cân nhắc về mặt địa lý cũng đôi khi được xét đến, với việc bắt giữ một quan chức từ một tỉnh ngoại vi thường xảy ra sau khi bắt giữ một người từ một thành phố trực thuộc trung ương.

 

Bắt giữ một số lượng lớn các quan chức (và sĩ quan quân đội) cấp cao, những người được xem là đối thủ chính trị, có thể trông giống như một cuộc thanh trừng. Nhưng thực tế là tất cả những người bị truy tố và kết án đều được chứng minh là có tội, dựa trên bằng chứng rõ ràng. Nước Trung Quốc ngày nay, dù có một ngành tư pháp không hoàn hảo, thì cũng chẳng thể bỏ tù các quan chức hoàn toàn vì lý do chính trị như dưới thời Mao.

 

Nỗ lực của Tập nhằm kiểm soát bộ máy quan liêu ở Trung Quốc vẫn tiếp tục được duy trì. Trong ngắn hạn, hoạt động kinh tế có thể sẽ bị ảnh hưởng, khi các quan chức địa phương trì hoãn việc ra quyết định, để tránh thu hút quá nhiều sự chú ý đến mình. Nhưng một khi hệ thống đã được “làm sạch”, Trung Quốc sẽ có cơ sở mạnh mẽ hơn để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định.

 

Những người lo sợ Cách mạng Văn hóa 2.0 cần phải hiểu rằng Trung Quốc đã không còn là đất nước của 50 năm trước. Mảnh đất của chuyên quyền độc đoán và sùng bái cá nhân đã trải qua ba thập niên mở cửa và tăng trưởng kinh tế. Sẽ chẳng ai hiểu điều này hơn Tập Cận Bình.

 

Keyu Jin

Nguyễn Thị Kim Phụng dịch

 

 

Keyu Jin là Giáo sư Kinh tế tại Trường Kinh tế London, là thành viên của nhóm Lãnh đạo Trẻ Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Ban Tư vấn Tập đoàn Richemont. (Theo Project Syndicate)

 

Xi Jinping is No Mao Zedong

By Keyu Jin

Project Syndicate

August 04-2016

 

 

BEIJING – Much of the world is watching Chinese President Xi Jinping with concern. Not only has he been re-concentrating power in the hands of the central government; many believe that his radical anti-corruption campaign is a fig leaf for a political purge. They worry that Xi is building a cult of personality, much like the one that surrounded Mao Zedong and fueled the Cultural Revolution.

 

The truth is far less sinister. While it is true that Xi is, to some extent, amassing power, his motivation is the need to strengthen China – both its government and its economy. To succeed, he must bring a bureaucracy that has spun somewhat out of control back in line.

 

Over the last three decades, power in China has been decentralized considerably, with provincial and municipal governments receiving, in an incremental fashion, substantial autonomy to experiment and test reforms aimed at attracting foreign investment and spurring GDP growth. Moreover, they have been granted direct control over resources – such as land, finance, energy, and raw materials – and local infrastructure development. As a result, subnational governments accounted for an average of 71% of total public expenditure in 2000-2014 – a far larger share than in the world’s largest federal countries (US states’ share of public spending, for example, is 46%.)

 

The goal was to spur overall economic growth by encouraging competition among regions. Local party bosses knew that their career paths depended on their municipalities’ economic performance. And by working hard to spur growth, they have fueled China’s rise to become the world’s second-largest economy (by some measures, the largest) and secured the ruling Communist Party’s legitimacy in the post-Mao era.

 

But decentralization has had its downsides. It has led to substantial waste, exemplified in local governments’ massive debts. And it has spurred large-scale corruption, with local officials striking special deals with businesses to provide, say, tax breaks, cheap credit, or land at below-market prices.

 

In a country with stringent regulations and underdeveloped financial markets, private entrepreneurs face high barriers to starting and operating businesses. If illicit deals are what it takes to gain access to the resources and markets they needed, private firms have been more than willing to strike them, offering cash or other payments to officials who bent or broke rules on their behalf.

 

Such arrangements facilitated the entry of hundreds of thousands of growth-enhancing private firms into the market in the late 1990s. In an era when economic growth was the top priority, the corruption that fueled it was tacitly accepted, and even blithely condoned.

 

But corruption has spun out of control, and now threatens both China’s stability and the Communist Party’s legitimacy. Over three decades of lax governance, some local authorities have formed political cliques that work together to protect their illicit gains and economic interests. Embezzlement and misappropriation of astronomical sums of public funds would have been impossible without accomplices to provide protection and help one another ascend the political ladder.

 

These stealth political networks became virtually impenetrable, with many officials, by default, becoming the central government’s rivals, fiercely defending their economic interests by safeguarding their official posts and perquisites. Unless it reined in the municipal satraps, the central government could essentially kiss its reform plans goodbye.

 

So Xi stopped turning a blind eye to corruption. He put some local-government powers back into the hands of the central authorities. And he launched his far-reaching anti-corruption campaign.

 

Over the last two years, officials from all China’s provinces – ranging from low-ranking department chiefs in ministries to senior provincial leaders – have been incarcerated. Geographical considerations have sometimes been taken into account, with the arrest of an official from a peripheral province followed by the arrest of one from a central municipality.

 

Rounding up a large number of senior officials (and military officers) who are perceived to be political rivals may look like a purge. But the fact is that all those who have been prosecuted and sentenced to prison terms were found guilty, based on hard evidence. Present-day China, even with its imperfect judiciary, can no longer imprison officials purely on political grounds, as was the case under Mao.

 

Xi’s efforts to rein in China’s bureaucracy continues unabated. In the short term, economic activity could suffer, as local authorities delay decisions, so as to avoid attracting too much attention to themselves. But once the system is cleaned up, China will be in a much stronger position to achieve sustainable and stable economic growth.

 

Those who fear Cultural Revolution 2.0 need to understand that China is not the country it was 50 years ago. The soil for authoritarianism and a cult of personality has been plowed under by three decades of increasing openness and economic growth. No one understands this better than Xi.

 

Keyu Jin

 

 

Keyu Jin, a professor of economics at the London School of Economics, is a World Economic Forum Young Global Leader and a member of the Richemont Group Advisory Board. (From Project Syndicate).

Keyu Jin is a tenured professor of economics at the London School of economics. Her field of expertise is international macroeconomics and the Chinese economy. Her research has focused on global imbalances and global asset prices, as well as on what drives China’s growth model, the Chinese saving puzzle, and ramifications of the one child policy. Her academic articles are published in leading journals such as the American Economic Review. For the media, she has written and spoken widely on the myths and realities of China’s macro-economy, on growth sustainability, financial liberalization, and government reforms. She has written for the Financial Times Op-ed, and is a columnist for the Project Syndicate, through which her articles are disseminated to over 70 countries around the world. She sits on the advisory board of Richemont, and has consulted for the World Bank, the IMF, the New York Fed, Bank of England, along with many other financial institutions. Dr. Jin is from Beijing, China, and holds a B.A., M.A., and PhD from Harvard University. (From www.linkedin.com).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ với đề tài, click vào đây

Read more English topic, please click here

Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây

Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh