Đề tài liên hệ:
- ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐỒNG NGUYÊN TRỞ THÀNH ĐỒNG TIỀN DỰ TRỮ
- NẾU ĐỒNG NGUYÊN CẠNH TRANH VỚI ĐỒNG ĐÔ-LA MỸ
(The rise of the renminbi)
By William Overholt
Dương Huy Quang dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
East Asia Forum
September 12-2016.
Đức và Nhật Bản từng không muốn toàn cầu hóa đồng tiền của mình vì lo sợ đồng nội tệ tăng giá và làm suy giảm lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước. Trái ngược với 2 nước này, Trung Quốc lại đang nỗ lực biến đồng nhân dân tệ (NDT) của mình thành một đồng tiền chủ chốt của thế giới. Để hiện thực hóa tham vọng này, Trung Quốc đã tạo ra một mạng lưới các thiết chế thương mại trên toàn cầu, một thị trường mua bán NDT ở nước ngoài không chịu sự kiểm soát về vốn của chính phủ, và một chính sách mở cửa thị trường từng bước.
Một đồng tiền dự trữ quốc tế đảm nhận nhiều chức năng khác nhau như tài trợ thương mại, thanh toán các giao dịch, mua bán ngoại hối, thước đo giá trị; nó đồng thời còn là một thành phần trong dự trữ ngoại hối của một quốc gia.
Năm 2013, đồng NDT đã vượt qua đồng Euro để trở thành đồng tiền quan trọng thứ hai trong tài trợ thương mại, chiếm 9% thị trường toàn cầu. Tuy vậy, đồng đô la Mỹ vẫn chiếm vị thế thống trị với 81%. Còn với tư cách một đồng tiền thanh toán được sử dụng rộng rãi hơn, năm 2014, NDT xếp vị trí thứ 5 sau đô la Mỹ, euro, bảng Anh và yên Nhật. Đồng NDT khi đó chỉ chiếm vỏn vẹn 2,2% thị trường toàn cầu trong khi đô la Mỹ chiếm 44%. Tuy nhiên, tỷ trọng này hiện đang tăng lên nhanh chóng.
Tương tự, trong mua bán ngoại hối toàn cầu, do những chính sách kiểm soát ngoại hối của Trung Quốc, tỷ trọng của đồng NDT cũng chỉ chiếm 1% so với 44% của đồng đôla Mỹ. Tuy vậy, tỷ trọng này đang tăng lên với tốc độ ngoạn mục và hoàn toàn có thể tăng trưởng bùng nổ nếu Trung Quốc nới lỏng những chính sách kiểm soát này.
Bất cứ một đồng tiền dự trữ chủ chốt nào cũng cần được hậu thuẫn bởi những thị trường vốn có chiều sâu, có tính thanh khoản và có tính mở – đặc biệt là thị trường trái phiếu – và những thiết chế có khả năng tạo dựng sự tin tưởng sâu sắc trên phạm vi toàn cầu. Hình mẫu của một đồng tiền dự trữ chủ chốt chính là đồng đô la Mỹ. Các thị trường trái phiếu tại Mỹ có chiều sâu tới mức một giao dịch trị giá tới hàng chục tỷ đôla cũng không thể khiến thị trường biến động. Bên cạnh đó, thị trường Mỹ còn chứng tỏ nó luôn có tính mở, ngay cả trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt trên khắp toàn cầu. Nhờ những kinh nghiệm đúc rút được sau nhiều thập kỷ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được tín nhiệm trao trọng trách tạo thanh khoản cho thị trường bất cứ khi nào cần thiết.
Đồng euro chỉ thỏa mãn một số trong những điều kiện này, chứ không thỏa mãn được tất cả. Lý do là thị trường đồng euro bị chia nhỏ thành thị trường trái phiếu Tây Ban Nha, thị trường trái phiếu Italia, v.v… Điều này dẫn tới việc ngay cả những giao dịch nhỏ cũng khiến thị trường biến động. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thì lại không được tín nhiệm như Fed. Hệ quả là đồng euro cũng được nhiều nước sử dụng làm đồng tiền dự trữ, nhưng không nhiều như đôla Mỹ. Kinh nghiệm từ đồng euro và đồng đô la Mỹ đem lại những chuẩn mực mà chúng ta có thể căn cứ vào để đánh giá sự trỗi dậy của đồng NDT.
Thị trường trái phiếu Trung Quốc có quy mô bằng khoảng 10% thị trường trái phiếu của Mỹ và bị chia nhỏ cho bốn cơ quan điều hành. Mặc dù những cơ quan này đều bảo vệ lãnh địa của riêng mình, nhưng nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực sự muốn thì họ có thể thống nhất thị trường trái phiếu thành một thị trường gắn kết duy nhất trong vòng vài năm. Trong cuốn sách có tựa đề Renminbi Rising (Đồng nhân dân tệ trỗi dậy), chúng tôi đã tính toán rằng trong vòng vài năm, quy mô thị trường trái phiếu Trung Quốc có thể đạt tới 40% quy mô thị trường Mỹ.
Để làm được điều này, Trung Quốc cần hợp nhất phần lớn nợ công của các chính quyền địa phương vào thị trường trái phiếu quốc gia. Nước này cũng sẽ phải khuyến khích các doanh nghiệp tìm đến thị trường trái phiếu nhiều hơn để huy động vốn và coi biện pháp này như là thuốc giải cho căn bệnh dựa dẫm quá nhiều vào vay nợ ngân hàng như hiện nay. Những bước đi này sẽ giúp thỏa mãn điều kiện về “chiều sâu” của thị trường.
Trung Quốc cũng sẽ cần mở cửa hoàn toàn các thị trường vốn của mình, đồng thời phải thuyết phục được các thị trường trên thế giới rằng sự mở cửa này sẽ vẫn được đảm bảo duy trì trong bất cứ thời kỳ căng thẳng nào. Mức độ mở cửa đòi hòi phải mất một số năm và sẽ không thể diễn ra ngay lập tức do những căng thẳng và áp lực tài chính của việc dịch chuyển vốn.
Các thiết chế của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong thời gian qua; nhất là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (tức ngân hàng trung ương – NBT) đã gây dựng được uy tín về năng lực. Uy tín này được dựa trên khả năng kiềm chế lạm phát ở mức thấp và duy trì một đồng tiền ổn định cũng như một đội ngũ lãnh đạo chất lượng cao. Nhưng yếu điểm chủ chốt về mặt thiết chế của Trung Quốc lại nằm ở hệ thống pháp lý của nước này. Nếu các quốc gia đánh cược sự an toàn của mình trong một cuộc khủng hoảng vào các khoản tiền gửi bằng đồng nhân dân tệ, thì đương nhiên họ phải có sự tin tưởng tuyệt đối vào những phán quyết pháp lý trong bất cứ tranh chấp nào. Chừng nào các phán quyết pháp lý còn nằm trong tay một ủy ban thuộc Đảng Cộng sản thay vì một hệ thống tòa án độc lập, thì hầu hết các quốc gia đều sẽ hạn chế mức độ rủi ro cho mình.
Tại thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai gần, trong vai trò một đồng tiền dự trữ, nhân dân tệ sẽ được sử dụng phổ biến về bề rộng nhưng hạn chế về chiều sâu. Hiện nay đã có tới 60 quốc gia sở hữu nhân dân tệ trong dự trữ của mình – một con số ấn tượng về bề rộng. Các nước này sở dĩ thực hiện chính sách dự trữ như vậy là vì muốn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, đồng thời để thanh toán những khoản nợ phát sinh khi mua hàng hóa, dịch vụ từ nước này. Tuy vậy, quy mô của những khoản dự trữ nhân dân tệ này nhìn chung còn rất nhỏ do các thị trường vẫn chưa đủ chiều sâu, chưa đủ mở và hệ thống pháp lý vẫn bị chính trị hóa. Khoảng 1% dự trữ toàn cầu hiện nay là bằng nhân dân tệ. Dự báo một cách lạc quan thì tỷ lệ này có thể tăng lên 5% vào năm 2020.
Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với hệ thống tiền tệ toàn cầu lớn hơn nhiều so với mức độ mà những tỷ lệ nêu trên cho thấy. Do Hoa Kỳ cho đến nay vẫn cố chống lại việc hiện đại hóa việc quản trị cũng như việc cấp vốn cho IMF và Ngân hàng Thế giới, các thiết chế do Trung Quốc khởi xướng đã nổi lên với sự hậu thuẫn trên toàn cầu và theo kế hoạch sẽ vượt các thiết chế Bretton Woods về mặt cấp vốn. Những thiết chế này gồm có Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB), Ngân hàng Phát triển mới, Quỹ Con đường tơ lụa và các cấu phần quốc tế của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Sau khi hết ảo tưởng về IMF và Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998, các nước Châu Á đã phát triển một mạng lưới các hợp đồng hoán đổi (swap) với mục đích bổ sung và thay thế cho dự trữ ngoại hối. Trung Quốc hiện có các hợp đồng swap trị giá 499 tỉ đôla Mỹ với 29 nước trong khi Hoa Kỳ có 333 tỉ đôla với 5 nước.
Bất chấp tỷ trọng hiện tại nhỏ hơn, đồng NDT của Trung Quốc đang tạo dựng cho chính nó một địa vị lớn hơn trong hệ thống tài chính quốc tế. Mức độ của sự lớn mạnh tiếp theo sẽ phụ thuộc vào tốc độ và mức độ cải cách trong nước cũng như sự thành công trong quá trình giảm nợ của các thiết chế tài chính hiện đang quá nhiều nợ của nước này.
William Overholt
Dương Huy Quang dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
William H. Overholt là Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Châu Á, Đại học Harvard. Cùng với Guonan Ma và Cheung-kwok Law, ông là đồng tác giả của cuốn “Remninbi Rising” (London: Wiley, 2016). (Theo East Asia Forum).
Nguồn: nghiencuuquocte.org
The rise of the renminbi
By William Overholt, Harvard
East Asia Forum
12 September 2016
Germany and Japan didn’t want their currencies to go global, fearing appreciation and the resulting blow to their manufacturers’ competitive edge. China, in contrast, seeks to turn the renminbi (RMB) into a major global currency. To do this, it has created a global network of trading institutions, an offshore RMB market that trades outside China’s capital controls and a policy of gradual market opening.
An international currency serves multiple functions: trade finance, payments for transactions, foreign exchange trading, measures of value and a component of foreign exchange reserves.
The RMB surpassed the euro in 2013 to become the second most important trade finance currency, with 9 per cent of the global market. But the United States still held a dominant 81 per cent. As a broader payment currency, in 2014 the RMB ranked fifth behind the US dollar, euro, sterling and yen. It accounted for just 2.2 per cent of the global market compared with 44 per cent for the United States, but its share is rising very fast.
Likewise, in global foreign exchange trading, the RMB’s share was only 1 per cent versus 44 per cent for the US dollar because of China’s foreign exchange controls. But its share has been rising at a spectacular rate and could rise explosively if China relaxes these controls.
Any major reserve currency needs to be backed by deep, liquid and open capital markets — especially the bond market — and institutions that inspire deep global trust. The template for a major reserve currency is the US dollar. US bond markets are so deep that a trade of tens of billions of dollars does not move the market. The US market has proved to be always open, even under conditions of extreme global stress. Based on the experiences of many decades, the Fed is trusted to provide liquidity when needed.
The euro satisfies some of these conditions but not all. Because the euro market is fragmented into Spanish bonds, Italian bonds and so forth, relatively small trades move the market. The European Central Bank is not trusted as much as the Fed. As a result, the euro is used by many countries as a reserve currency but not nearly as much as the dollar. The experiences of the dollar and the euro provide benchmarks against which we can calibrate the rise of the RMB.
China’s bond market is about 10 per cent of the size of the US bond market and is fragmented among four regulators. Although those regulators defend their turf, China’s leaders could unify the bond market into a single coherent market within a few years if they desired to do so. In our book, Renminbi Rising, we calculate that the size of the market could be increased in a few years to about 40 per cent of the size of the US market.
For this to occur, China needs to consolidate much of the debt of local governments into the national bond market. It would have to encourage more financial reliance on the bond market as an antidote to today’s overreliance on bank debt. These actions would satisfy the ‘deep’ market requirement.
China would also need to fully open its capital markets and convince world markets that the openness would remain during any period of stress. That degree of opening will require a number of years and is not possible immediately because of domestic financial stresses and pressures for capital flight.
China’s institutions have developed rapidly and the People’s Bank of China, in particular, has developed a reputation for competence. This is based on its ability to keep inflation low and to maintain a stable currency, as well as its reputation for high quality leadership. But China’s crucial institutional weakness is its legal system. If countries are going to bet their safety in a crisis on RMB deposits, then they must have total confidence in objective legal settlement of any disputes. As long as legal decisions ultimately reside with a Communist Party commission rather than an independent court system, most other countries will limit their exposure.
At present and for the foreseeable future, the RMB will see wide but very thin use as a reserve currency. Over 60 countries have some RMB in their reserves — impressive breadth. They do this to remain on good terms with China and to cover some RMB liabilities they may have as a result of purchases from China. But the size of these RMB reserves typically remains small because the markets are not yet sufficiently deep and open and the legal system remains politicised. About 1 per cent of global reserves are in RMB. Optimistically, this could rise as high as 5 per cent by 2020.
China’s impact on the global monetary system is far greater than these market shares suggest. Because the United States has been recalcitrant in modernising IMF and World Bank governance and capitalisation, Chinese-initiated institutions have emerged with global support and are scheduled to surpass the Bretton Woods institutions in capitalisation. These include the Asia Infrastructure Investment Bank, the New Development Bank, the Silk Road Fund and the international components of the China Development Bank.
Following Asian disillusionment with the IMF and the United States in the Asian financial crisis of 1997–1998, Asian countries have developed a network of swap agreements intended to supplement and substitute for foreign exchange reserves. China has US$499 billion of swap agreements with 29 countries whereas the United States has US$333 billion with five countries.
Despite smaller market shares today, the RMB is carving a bigger place for itself in the global monetary system. The extent of its continued rise will depend on the pace and extent of domestic reforms and on successful deleveraging of its currently overstretched financial institutions.
William Overholt
William H. Overholt is a Senior Fellow at the Harvard Asia Center. He is the co-author, with Guonan Ma and Cheung-kwok Law, of Renminbi Rising (London: Wiley, 2016). (From East Asia Forum).
Dr. William H. Overholt (born March 7, 1945) is President of Fung Global Institute and an expert on Asia and US-Asia relations. He is Senior Research Fellow at John F. Kennedy School of Government's Ash Center for Democratic Governance and Innovation, at Harvard University, and is Principal of AsiaStrat LLC, a consulting firm.
Overholt has a long history of analyzing Asia for both the public and private sectors. He has served as political advisor to several of Asia's major political figures and has done consulting projects for Korea Development Institute, The Nuclear Threat Initiative, the Philippine Department of Agrarian Reform, and Thailand's Ministry of Universities. His consulting experience ranges from strategic planning to foreign affairs to the Conference Board, U.S. Army Strategic Studies Institute, the Foreign Service Institute, Dean Witter Reynolds, A.G. Becker & Co., MacMillan Bloedel, Honda Motor Company, Tong Yang Securities, 13-D Research, Matterhorn Palmyra Fund, and numerous other corporations.
He is the author of six books, including Asia, America and the Transformation of Geopolitics (Cambridge University Press, 2008). The Rise of China (W.W. Norton, 1993, and many foreign language editions) was the first book to predict China’s economic and geopolitical success and won the Mainichi News/Asian Affairs Research Center Special Book Prize. His work on forecasting methods includes books on Political Risk (Euromoney, 198_) and (with William Ascher) Strategic Planning and Forecasting (Wiley, 1983). He edited the first book on nuclear proliferation and nuclear strategies in Asia, Asia’s Nuclear Future (Praeger, 1976). His edited volume, The Future of Brazil (Praeger, 1978) evolved from a country risk that inspired considerable early work in the field of political risk analysis.
Overholt’s political advising has included intense involvement in Zimbabwe’s movement to independence (1979-1981), South Korean domestic conflicts in 1980, the Philippines revolution of 1986, Burma’s insurgent wars of the late 1980s, and Hong Kong’s transition. He served as head of the Asia Policy Task Force for the 39th President of the United States Jimmy Carter’s campaign in 1976.
Education: Overholt received his B.A. (magna, 1968) from Harvard University and his Master of Philosophy (1970) and Ph.D. (1972) from Yale University.
Career: He held the Asia Policy Distinguished Research Chair at RAND Corporation’s California headquarters from 2002-2008 and was Director of RAND’s Center for Asia Pacific Policy.[17] During his time at RAND he held concurrent appointments as Distinguished Visiting Professor at Yonsei University in South Korea and as Visiting Professor at Shanghai Jiao Tong University in China. In 2002 Overholt was Joint Senior Fellow at Harvard University’s Asia Center and the Harvard Kennedy School’s Center for Business and Government.
During 21 previous years in investment banking, he served as Head of Strategy and Economics at Nomura Research Institute’s regional headquarters in Hong Kong from 1998 to 2001, and as Managing Director and Head of Research at BankBoston's regional headquarters in Singapore. At Bankers Trust, he ran a country risk team in New York from 1980 to 1984, then was regional strategist and Asia research head based in Hong Kong from 1985 to 1998.
At Hudson Institute 1971 to 1979, Overholt directed planning studies for the United States Department of Defense, United States Department of State, National Security Council, National Aeronautics and Space Administration, and Council on International Economic Policy. As Director of Hudson Research Services, he did strategic planning for corporations.
Overholt serves on the Board of the Korea Society and the International Center for Conciliation. He was a Governor of the American Chamber of Commerce in Hong Kong and an Executive Committee member of the Business and Professionals Federation of Hong Kong, both for six years. He has served on advisory boards for Harvard University’s Asia Center; the US-China Institute of the University of Southern California; the Asia Society of Southern California; the Hang Lung Center for Organizational Research at Hong Kong University of Science and Technology; and Chinavest Ltd. (From Wikipedia, the free encyclopedia).
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net