Đề tài liên hệ:
- BÀI HỌC TỪ TRẬN TRÂN CHÂU CẢNG CHO NƯỚC MỸ NGÀY NAY
- 10 LÝ DO KHIẾN TRUNG CỘNG GẶP KHÓ KHĂN TRONG CHIẾN TRANH HIỆN ĐẠI
[US Military’s Worst Nightmare: A War with Russia and China (at the Same Time)]
By Robert Farley
Nguyễn Hải Hoành dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
The National Interest
August 26-2016.
Lời mở đầu: Tựa đề trên đây là do webmaster đặt lại cho sát nghĩa với tựa đề của tác giả bài tiểu luận bằng Anh ngữ dưới đây. Tựa đề của dịch giả là “Mỹ có thể thắng hai cuộc chiến đồng thời với Nga và Trung Quốc không?” Bài dịch nên phải làm sao càng sát nghĩa càng tốt. Xin giới thiệu cùng độc giả. (Webmaster).
Một chiếc B-1B Lancer tăng vọt trên Thái Bình Dương như diễn tập việc tiếp
nhiên liệu trên không từ một KC-135 Stratotanker vào ngày 30-9-2005
Ảnh: Wikimedia Commons/U.S. Air Force
Vào cuối thập niên trước, nước Mỹ đã từ bỏ học thuyết “Hai cuộc chiến” thường bị hiểu lầm; học thuyết đó được coi là khuôn mẫu cung cấp các biện pháp giúp Mỹ đồng thời tiến hành hai cuộc chiến tranh cục bộ.
Được thiết kế để ngăn chặn Bắc Triều Tiên gây ra một cuộc chiến tranh trong khi Mỹ đang can dự vào cuộc chiến chống Iran hay Iraq (hoặc ngược lại), ý tưởng này đã giúp Bộ Quốc phòng Mỹ hình thành kế hoạch tổ chức mua sắm, hậu cần và sắp đặt căn cứu quân sự trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ không cần đối phó với mối đe dọa từ Liên Xô. Do hệ thống quốc tế đã có thay đổi, bao gồm sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự gia tăng mạng lưới khủng bố có hiệu quả cao, nước Mỹ đã từ bỏ học thuyết nói trên.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ngày nay nước Mỹ phải tiến hành hai cuộc chiến tranh, và không phải là chống lại các nước như Bắc Triều Tiên và Iran? Nếu Trung Quốc và Nga phối hợp tốt với nhau đồng thời có hành động đối địch với Mỹ ở Thái Bình Dương và ở châu Âu thì tình hình sẽ như thế nào?
Phối hợp về chính trị
Liệu Bắc Kinh và Moskva có thể phối hợp gây ra hai cuộc khủng hoảng cùng lúc làm cho quân đội Mỹ phải có hai phản ứng riêng rẽ hay không? Có thể như thế, nhưng cũng có thể không. Nga và Trung Quốc mỗi nước đều có mục tiêu riêng và họ hành động theo thời gian biểu của mình. Có nhiều khả năng là một trong hai nước đó sẽ không bỏ lỡ cơ hội tận dụng lợi thế của một cuộc khủng hoảng hiện hữu để thúc đẩy các yêu sách chủ quyền trong khu vực. Chẳng hạn, nếu Mỹ dính líu vào một cuộc giao tranh lớn tại Biển Đông thì Moskva có thể sẽ quyết định tấn công các quốc gia vùng Baltic.
Trong bất cứ trường hợp nào, Moskva hoặc Bắc Kinh cũng sẽ là bên chủ động gây chiến trước. Nước Mỹ đang được hưởng lợi từ nguyên trạng ở cả hai khu vực nói trên, và nói chung (ít nhất là trong quan hệ giữa các cường quốc) Mỹ muốn sử dụng các biện pháp ngoại giao và kinh tế để theo đuổi mục đích chính trị của mình hơn. Dù Mỹ có thể tạo ra các điều kiện cho chiến tranh thì chính Nga hay Trung Quốc mới là bên sẽ nổ súng trước.
Sự linh hoạt
Điều có lợi cho Mỹ là chỉ một số yêu cầu đối với tác chiến ở châu Âu và tác chiến ở Thái Bình Dương bị trùng lặp. Như tình hình hồi Thế chiến II, lục quân Mỹ sẽ đóng vai trò chủ lực bảo vệ châu Âu trong khi hải quân Mỹ sẽ tập trung vào vùng Thái Bình Dương. Không quân Mỹ sẽ có tác dụng hỗ trợ chi viện cho cả hai chiến trường.
Tại vùng Bắc Đại Tây Dương, Nga thiếu khả năng để đánh NATO và có lẽ họ cũng không có lợi ích chính trị để thử làm việc đó. Điều này có nghĩa là tuy rằng Mỹ và các đồng minh NATO có thể bố trí một số lực lượng quân sự để đe dọa không gian trên biển của Nga (và đề phòng hải quân Nga xuất kích), song Hải quân Mỹ vẫn có thể tập trung lực lượng vào vùng Thái Bình Dương. Tùy theo thời gian cuộc xung đột dài hay ngắn và tùy theo mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa, Mỹ có thể gửi khá nhiều lực lượng lục quân sang châu Âu nhằm chi viện các vùng có chiến sự ác liệt.
Phần lớn tàu sân bay, tàu ngầm và tàu chiến mặt nước của Mỹ sẽ tập trung vào vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhằm trực tiếp tấn công hệ thống chống tiếp cận/ chống xâm nhập (A2/AD) của Trung Quốc, cắt đứt đường vận chuyển trên biển của Trung Quốc. Các loại máy bay tầm xa, gồm máy bay ném bom tàng hình và các phương tiện tương tự, sẽ tùy theo nhu cầu mà tham gia tác chiến ở cả hai chiến trường.
Quân đội Mỹ sẽ có thể phải chịu sức ép rất lớn, buộc phải nhanh chóng giành được thắng lợi quyết định tại ít nhất một chiến trường. Điều đó sẽ có thể khiến cho Mỹ phải dồn quá lệch các lực lượng trên không, trên vũ trụ và không gian mạng vào một trong hai chiến trường nhằm giành thắng lợi về chiến lược và về chính trị, qua đó cho phép sau chiến thắng Mỹ có thể chuyển dịch lực lượng còn lại vào một chiến trường khác. Nếu xét sức mạnh của các đồng minh châu Âu của Mỹ, có lẽ trong thời gian đầu Mỹ có khả năng tập trung sức mạnh để đánh thắng cuộc chiến ở vùng Thái Bình Dương.
Kết cấu đồng minh
Đồng minh của Mỹ tại vùng Thái Bình Dương có cơ cấu khác hẳn đồng minh tại châu Âu. Cho dù có lo ngại về việc liệu một số quốc gia đồng minh châu Âu của Mỹ có thi hành các cam kết của NATO hay không, nhưng ngoài việc giữ gìn sự nguyên vẹn của khối liên minh NATO ra, Mỹ chẳng có lý do nào khác để giao chiến với Nga. Nếu Mỹ đánh nhau với Nga thì Đức, Pháp, Ba Lan, và Anh đều sẽ theo Mỹ. Trong trường hợp chiến tranh dùng vũ khí thông thường [không dùng vũ khí hạt nhân], ngay cả khi chỉ có các đồng minh châu Âu tác chiến thôi thì cũng đủ để NATO giành được ưu thế lớn về trung hạn so với người Nga. Tuy rằng Nga có thể chiếm được một phần vùng Baltic nhưng họ sẽ bị không quân NATO đánh cho thiệt hại nặng, và có lẽ họ cũng không có khả năng giữ lâu các vùng đã chiếm được. Trong tình hình đó, hải quân và không quân Mỹ chủ yếu sẽ phát huy tác dụng chi viện và phối hợp tác chiến, giúp các quốc gia đồng minh NATO có ưu thế cần thiết để đánh bại Nga. Lực lượng hạt nhân Mỹ sẽ cung cấp sự bảo đảm ngăn ngừa Nga quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc chiến lược.
Nước Mỹ sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn tại Thái Bình Dương. Tuy rằng Nhật hoặc Ấn có thể có lợi ích ở Biển Đông, song điều đó rất khó bảo đảm họ sẽ tham dự vào một cuộc chiến tranh (thậm chí chẳng thể bảo đảm rằng lập trường trung lập của họ có thiện chí tới mức nào). Cơ cấu khối liên minh [với Mỹ] sẽ tùy thuộc vào tình hình cụ thể của cuộc xung đột đó; bất kỳ nước nào trong số các nước Philippines, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật hoặc Đài Loan đều có thể trở thành mục tiêu [tấn công] chính của Trung Quốc. Cho dù Mỹ có gây sức ép hay không, các quốc gia còn lại rất có thể sẽ đứng ngoài cuộc. Tình hình đó sẽ tạo thêm sức ép buộc Mỹ phải sử dụng sức mạnh của mình để giành được ưu thế tại vùng Tây Thái Bình Dương.
Triển vọng dài hạn
Mỹ vẫn có thể đồng thời đánh thắng cả hai cuộc chiến tranh lớn, hoặc ít nhất tiến gần đến một chiến thắng đủ để cảnh báo Nga hoặc Trung Quốc thấy rằng họ sẽ chẳng có hy vọng gì trong cuộc chơi này. Sở dĩ Mỹ có thể làm được điều đó là do họ tiếp tục có được một quân đội mạnh nhất thế giới, và do họ đứng đầu một liên minh quân sự cực mạnh. Ngoài ra thách thức chiến tranh của Nga và Trung Quốc tạo ra những vấn đề quân sự rất khác nhau, cho phép Mỹ có thể phân phối một số lực lượng vào việc đối phó với một đối thủ này và sử dụng phần lực lượng còn lại để đối phó với một đối thủ khác.
Thế nhưng cần nhấn mạnh là tình hình nói trên sẽ không kéo dài mãi mãi. Mỹ không thể giữ được mức độ ưu thế này, và trong dài hạn Mỹ sẽ phải thận trọng lựa chọn các cam kết của mình. Đồng thời nước Mỹ đã tạo dựng ra một trật tự quốc tế có lợi cho nhiều quốc gia mạnh nhất và giàu nhất thế giới; tạm thời nước Mỹ có thể đặt niềm tin vào vào sự ủng hộ của các quốc gia đó.
Robert Farley
Nguyễn Hải Hoành dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
Robert Farley là giảng viên cao cấp tại Trường Patterson về Ngoại giao và Thương mại Quốc tế, Đại học Kentucky. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về học thuyết quân sự, an ninh quốc gia và các vấn đề hàng hải.
US Military’s Worst Nightmare: A War with Russia and China (at the Same Time)
By Robert Farley
The National Interest
August 26-2016.
A B-1B Lancer soars over the Pacific Ocean as it maneuvers in for
aerial refueling by a KC-135 Stratotanker on September 30, 2005.
Wikimedia Commons/U.S. Air Force
The United States discarded its oft-misunderstood “two war” doctrine, intended as a template for providing the means to fight two regional wars simultaneously, late last decade. Designed to deter North Korea from launching a war while the United States was involved in fighting against Iran or Iraq (or vice versa,) the idea helped give form to the Department of Defense’s procurement, logistical and basing strategies in the post–Cold War, when the United States no longer needed to face down the Soviet threat. The United States backed away from the doctrine because of changes in the international system, including the rising power of China and the proliferation of highly effective terrorist networks.
But what if the United States had to fight two wars today, and not against states like North Korea and Iran? What if China and Russia sufficiently coordinated with one another to engage in simultaneous hostilities in the Pacific and in Europe?
Political Coordination
Could Beijing and Moscow coordinate a pair of crises that would drive two separate U.S. military responses? Maybe, but probably not. Each country has its own goals, and works on its own timeline. More likely, one of the two would opportunistically take advantage of an existing crisis to further its regional claims. For example, Moscow might well decide to push the Baltic States if the United States became involved in a major skirmish in the South China Sea.
In any case, the war would start on the initiative of either Moscow or Beijing. The United States enjoys the benefits of the status quo in both areas, and generally (at least where great powers are concerned) prefers to use diplomatic and economic means to pursue its political ends. While the U.S. might create the conditions for war, Russia or China would pull the trigger.
Flexibility
On the upside, only some of the requirements for fighting in Europe and the Pacific overlap. As was the case in World War II, the U.S. Army would bear the brunt of defending Europe, while the Navy would concentrate on the Pacific. The U.S. Air Force (USAF) would play a supporting role in both theaters.
Russia lacks the ability to fight NATO in the North Atlantic, and probably has no political interest in trying. This means that while the United States and its NATO allies can allocate some resources to threatening Russia’s maritime space (and providing insurance against a Russian naval sortie,) the U.S. Navy (USN) can concentrate its forces in the Pacific. Depending on the length of the conflict and the degree of warning provided, the United States could transport considerable U.S. Army assets to Europe to assist with any serious fighting.
The bulk of American carriers, submarines and surface vessels would concentrate in the Pacific and the Indian Oceans, fighting directly against China’s A2/AD system and sitting astride China’s maritime transit lanes. Long range aviation, including stealth bombers and similar assets, would operate in both theaters as needed.
The U.S. military would be under strong pressure to deliver decisive victory in at least one theater as quickly as possible. This might push the United States to lean heavily in one direction with air, space and cyber assets, hoping to achieve a strategic and political victory that would allow the remainder of its weight to shift to the other theater. Given the strength of U.S. allies in Europe, the United States might initially focus on the conflict in the Pacific.
Alliance Structure
U.S. alliance structure in the Pacific differs dramatically from that of Europe. Notwithstanding concern over the commitment of specific U.S. allies in Europe, the United States has no reason to fight Russia apart from maintaining the integrity of the NATO alliance. If the United States fights, then Germany, France, Poland and the United Kingdom will follow. In most conventional scenarios, even the European allies alone would give NATO a tremendous medium term advantage over the Russians; Russia might take parts of the Baltics, but it would suffer heavily under NATO airpower, and likely couldn’t hold stolen territory for long. In this context, the USN and USAF would largely play support and coordinative roles, giving the NATO allies the advantage they needed to soundly defeat the Russians. The U.S. nuclear force would provide insurance against a Russian decision to employ tactical or strategic nuclear weapons.
The United States faces more difficult problems in the Pacific. Japan or India might have an interest in the South China Sea, but this hardly guarantees their participation in a war (or even the degree of benevolence of their neutrality.) The alliance structure of any given conflict would depend on the particulars of that conflict; any of the Philippines, Vietnam, South Korea, Japan or Taiwan could become China’s primary target. The rest, U.S. pressure aside, might well prefer to sit on the sidelines. This would put extra pressure on the United States to establish dominance in the Western Pacific with its own assets.
Parting Shots
The United States can still fight and win two major wars at the same time, or at least come near enough to winning that neither Russia nor China would see much hope in the gamble. The United States can do this because it continues to maintain the world’s most formidable military, and because it stands at the head of an extremely powerful military alliance. Moreover, Russia and China conveniently pose very different military problems, allowing the United States to allocate some of its assets to one, and the rest to the other.
However, it bears emphasis that this situation will not last forever. The United States cannot maintain this level of dominance indefinitely, and in the long-term will have to choose its commitments carefully. At the same time, the United States has created an international order that benefits many of the most powerful and prosperous countries in the world; it can count on their support, for a while.
Robert Farley
Robert Farley, a frequent contributor to the National Interest, is author of The Battleship Book. He serves as a senior lecturer at the Patterson School of Diplomacy and International Commerce at the University of Kentucky. His work includes military doctrine, national security and maritime affairs. He blogs at Lawyers, Guns and Money, Information Dissemination and the Diplomat. (From The National Interest).
Robert Farley, Assistant Professor, started at the Patterson School in 2005 as a post-doc scholar. He received his Ph.D. from the University of Washington Department of Political Science in 2004. His dissertation, "Transnational Determinants of Military Doctrine," investigated the role that transnational networks of military officers play in the diffusion of military doctrine. In addition to a forthcoming book on the organization of American airpower, he is working on projects involving anti-submarine warfare, naval doctrine, and the relationship between military procurement and national prestige.
Areas of Specialization, Military Diffusion, Maritime Affairs, National Security. (From www.uky.edu)
Dr. Robert Farley is an associate professor for the Patterson School of Diplomacy and International Commerce at the University of Kentucky, where he specializes in military doctrine, transnational politics, and national security. He is the author of several journal articles and book chapters, and contributes weekly to World Politics Review, where he writes the column “Over the Horizon” , in addition to frequent commentaries at a variety of publications.
His commentaries have also appeared in publications such as the Guardian, the American Prospect, Foreign Policy, International Fleet Review, and the Korea Times. He also contributes to the popular political blog, Lawyers, Guns, and Money, and the noted naval and maritime affairs blog Information Dissemination.
* * *
Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net