(Crackdown in China: Worse and Worse)
By Orville Schell
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch
The New York of Books,
April 21-2016 issue
“Là người có tư tưởng tự do, tôi không còn cảm thấy mình có tương lai ở Trung Quốc.” Viện trưởng một viện nghiên cứu độc lập có tiếng ở Trung Quốc đang chuẩn bị di cư ra nước ngoài gần đây đã than như vậy. Những điệp khúc như vậy vang lên quá thường xuyên thời buổi này khi giới trí thức Trung Quốc tỏ vẻ ngày càng lo sợ về tương lai đất nước. Thật vậy, kể từ những năm 1970 khi Mao Trạch Đông vẫn còn trị vì và Cách mạng Văn hóa vẫn còn hoành hành, chưa bao giờ giới lãnh đạo Trung Quốc lại quá bị ám ảnh bởi nỗi luyến tiếc về chủ nghĩa Mao và kiểu lãnh đạo Leninist như hiện nay.
Trải qua nhiều đời lãnh đạo khác nhau, các chuyên gia Trung Quốc ở hải ngoại đã quen tiên đoán chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc là những chu kỳ dao động giữa “nới lỏng” và “siết chặt” chính trị. Trung Quốc từ lâu đã là một nhà nước Leninist độc đảng với chế độ kiểm duyệt toàn diện và hệ thống mật vụ có lẽ là lớn nhất thế giới. Nhưng những gì đã và đang diễn ra gần đây ở Bắc Kinh dưới sự lãnh đạo của tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình không hề là một sự dao động đơn giản như vậy. Đó là một biến chuyển căn bản về định hướng ý thức hệ và cơ cấu tổ chức mà đang bắt đầu ảnh hưởng tới cả nghị trình cải cách và các mối quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.
Nằm ở trọng tâm của xu hướng thụt lùi này là chiến dịch “đánh hổ đập ruồi” vô cùng tham vọng của Tập Cận Bình để thanh lọc ra khỏi hàng ngũ Đảng Cộng sản Trung Quốc những kẻ mà ông gọi là “hổ và ruồi”, tức là những quan chức và doanh nhân tham nhũng từ cao tới thấp. Kể từ khi bắt đầu vào năm 2012, chiến dịch này đã tóm được hơn 160 “hổ”, những người có chức vụ cao hơn hoặc tương đương với chức phó bí thư tỉnh ủy hoặc thứ trưởng, và hơn 1.400 “ruồi”, tất cả đều là cán bộ cấp thấp. [1] Nhưng nó cũng đã biến dạng từ một chiến dịch chống tham nhũng thành một cuộc thanh lọc kiểu Maoist mới rộng lớn hơn nhắm vào các đối thủ chính trị và những người bất đồng quan điểm ý thức hệ hoặc chính trị.
Để tiến hành phong trào đại trà này, Đảng đã huy động mạng lưới theo dõi, an ninh, và mật vụ vô song và rộng lớn của mình theo những cách có ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh của đời sống Trung Quốc. Các cơ quan báo chí chuyên về tin tức và thông tin đã bị dính đòn rất nặng. Bị ép phải tuân theo các mô hình Maoist cũ bắt buộc họ làm cái loa tuyên truyền cho Đảng, các biên tập viên và ký giả thấy mình ngày càng bị ràng buộc bởi những mệnh lệnh của Ban Tuyên giáo Trung ương. Do được chỉ thị những vấn đề được và không được phép đưa tin, họ cảm thấy quyền tự do mà họ có được để đưa tin viết bài vốn đã ít ỏi nay lại càng bị hạn chế đáng kể.
Hậu quả của việc không chấp hành mệnh lệnh của chính quyền đã ngày càng nặng nề hơn. Ví dụ hồi tháng 8 năm ngoái, một nhà báo tài chính của tuần báo kinh doanh Tài Kinh (Caijing) đã bị bắt giam sau khi đưa tin về việc chính phủ thao túng thị trường chứng khoán Trung Quốc và buộc phải bác bỏ tin bài của mình trong một lần thú tội bẽ mặt trên Đài Truyền hình Trung ương (CCTV). Và mới đây các cơ quan báo chí được nhắc nhở rất hịch toẹt là không được đi chệch đường lối của Đảng khi đích thân Tập Cận Bình ghé thăm Tân Hoa Xã, Nhân Dân Nhật Báo, và CCTV.
Ông Tập cảnh báo: “Tất cả các cơ quan báo chí do Đảng điều hành [mà bao gồm tất cả các cơ quan truyền thông lớn ở Trung Quốc] phải cố gắng đại diện cho ý chí và các ý kiến của Đảng, và bảo vệ quyền lực và sự đoàn kết của Đảng.” Trước một băng-rôn tuyên bố “Họ của CCTV là ‘Đảng’”, ông Tập kêu gọi những người làm trong ngành truyền thông phải “nâng cao nhận thức của mình để nhất quán với Trung ương Đảng về ý thức hệ, tư duy chính trị, và hành động”. Rồi chỉ vài ngày sau, bộ công nghiệp và công nghệ thông tin công bố các quy định mới cấm tất cả các công ty truyền thông có vốn đầu tư nước ngoài xuất bản trên mạng nếu không được chính phủ phê duyệt.
Nhưng sự đàn áp này không chỉ giới hạn ở ngành truyền thông. Hàng trăm cây thánh giá đã bị gỡ bỏ khỏi tháp chuông của các nhà thờ Cơ đốc giáo, nhiều nhà thờ bị phá hủy hoàn toàn, nhiều mục sư bị bắt, và các luật sư biện hộ cho họ bị giam giữ và buộc phải thú tội trước công chúng. Và cho dù xã hội dân sự đã phát triển trong vài thập niên qua, một luật xã hội dân sự mới có tính hạn chế hiện nay đang được soạn thảo mà hứa hẹn là sẽ cảnh báo các tổ chức phi chính phủ không được hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoặc thách thức chính phủ.
Đồng thời, những nhà nghiên cứu có tư tưởng độc lập ở các tổ chức nghiên cứu độc lập và những giáo sư nói thẳng nói thật tại các trường đại học lo ngại về “tác động ức chế” của các chính sách của Tập Cận Bình đối với đời sống học thuật ở cả Trung Quốc lẫn Hồng Kông. Những nhà đấu tranh nữ quyền biểu tình chống nạn quấy nhiễu tình dục đã bị bắt vì tội “cãi vả và gây rối”, còn các luật sư nhân quyền bị truy quét trong một đợt bắt bớ hàng loạt vì tội “gây mất trật tự công cộng”, và thậm chí vì tội “phá hoại quyền lực nhà nước”.
Nhưng có lẽ bất ngờ nhất về xu hướng này là cách Bắc Kinh bắt đầu mở rộng ý định kiểm soát những người và tổ chức nằm ngoài biên giới quốc gia của mình. Dù khăng khăng nhất quyết bảo vệ chủ quyền bất khả xâm phạm của mình, các đại diện của nhà nước Trung Quốc đã bắt đầu vươn ra hải ngoại để thao túng cuộc đối thoại ở nước ngoài bằng cấp lập hàng trăm Viện Khổng Tử, báo và tạp chí, và thậm chí cả các đài truyền hình mà chỉ nhận lệnh từ Ban Tuyên giáo Trung ương và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc cũng không cấp chiếu khán cho những ký giả và học giả nước ngoài bị coi là “bất hữu hảo” (buyouhao); chặn các trang mạng nước ngoài mà chính quyền không đồng ý; yêu cầu nước ngoài không cho phép những nhân vật nổi tiếng như Đạt Lai Lạt Ma, những nhà hoạt động đấu tranh Hồng Kông, hoặc những nhà bất đồng chính kiến của Trung Quốc tới diễn thuyết; đe dọa các khách hàng quảng cáo của các cơ quan truyền thông nước ngoài thách thức các quan điểm của chính quyền; hiện nay thậm chí bắt cóc người ngoại quốc ở nước ngoài và “dẫn độ đặc biệt” những người đó về Trung Quốc rồi buộc họ nên truyền hình thú tội. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi người Trung Quốc bắt đầu rỉ tai nhau về một “bầu không khí khủng bố” (kongbude qifen) mới, điều mà học giả Eva Pils ở Khoa Luật của Đại học King’s College London gọi là “sự cai trị bằng nỗi sợ” (“rule by fear”).
Điều đáng chú ý nhất về những thủ đoạn mới này là sự táo tợn và giọng điệu không hối hận của chúng. Thay vì phủ nhận hay xin lỗi về chúng, Đảng Cộng sản Trung Quốc dường như hãnh diện tuyên bố chúng là một phần trong mô hình phát triển mới của Trung Quốc, dù đó là mô hình không có chỗ cho các giá trị tự do từ phương Tây. Trong thế giới mới của tiền tài và sức mạnh Trung Quốc đang trỗi dậy trở lại, giá trị được đề cao là sự lãnh đạo mạnh mẽ, tính ổn định ngắn hạn, và tăng trưởng kinh tế trước mắt.
Ủy ban Kỷ luật Kiểm tra Trung ương (CCDI) chễm chệ ở trung tâm của chiến dịch toàn quốc mới này nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn và khôi phục Trung Quốc bằng cách kết hợp sự lãnh đạo mạnh mẽ, tư tưởng bị kiểm soát chặt chẽ, và lòng trung thành sâu sắc hơn với Tập Cận Bình. Từ lâu vốn là một trong những cơ quan uy quyền, bí mật và được nể sợ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, CCDI chuyên trách “duy trì kỷ luật Đảng”. Nhưng khi Tập Cận Bình lên nắm quyền và bổ nhiệm phó thủ tướng và ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) làm bí thư phụ trách ủy ban này, ông cũng giao cho ủy ban này trách nhiệm khởi xướng một chiến dịch chống tham nhũng vô tiền khoáng hậu.
Tập Cận Bình, phải, và Vương Kỳ Sơn, tại Đại hội đại biểu nhân dân
toàn quốc ở Bắc Kinh, tháng 3-2015. (China Daily/Reuters)
Vương Kỳ Sơn là con rể “thái tử Đảng” của cựu phó thủ tướng Diêu Y Lâm (Yao Yilin). Là con trai của một giáo sư đại học và bản thân ông cũng là người nghiên cứu lịch sử, ông đã lãnh đạo Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc, và cũng đã đảm trách đầy sáng tạo các vấn đề tài chính và thương mại của Trung Quốc trong thời Hồ Cẩm Đào khi ông phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson để lèo lái những năm đầu của Đối thoại Chiến lược và Kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Thời kỳ đó được nhìn nhận là một thời kỳ đặc biệt có tính xây dựng giữa Mỹ và Trung Quốc. Chẳng ai rõ tại sao Vương Kỳ Sơn từ bỏ mảng quản lý này để trở thành một đại quan thanh tra, nhưng việc ông chấp nhận vị trí này có thể được giải thích bằng tình bạn của ông với Tập Cận Bình, vốn đã hình thành khi cả hai người là thanh niên bị “hạ phóng” (xiafang) về cùng một vùng nghèo xơ xác của tỉnh Thiểm Tây (Shaanxi) vào đầu những năm 1970. [Từ những năm 1950 tới cuối thời kỳ Cách mạng Văn hóa, nhiều thanh niên trí thức bị đưa xuống sinh sống và làm việc (hạ phóng) ở các vùng nông thôn trong phong trào Lên núi Về quê (thượng sơn hạ hương). N.D.]
Theo học giả Li Ling của Đại học Vienna, người đã viết CCDI, “Hệ thống kỷ luật của Đảng đã và đang chủ yếu là một phương tiện để củng cố quyền lực của Trung ương Đảng và bảo vệ tính đoàn kết của Đảng.” [2] Nhưng kể từ khi Vương Kỳ Sơn nhận nhiệm vụ vào năm 2012, mạng lưới vốn đã đáng kể gồm 12 văn phòng chi nhánh đã cùng với Ủy ban Trung ương tăng số cuộc điều tra từ 20 vào năm 2013 lên tới hơn 100 vào năm 2016 để biến nó trở thành một trong những cơ quan quan trọng nhất trong nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm củng cố chế độ độc đảng của Trung Quốc. Công tác của ủy ban này được xem là quan trọng tới nỗi ủy ban thậm chí được phép bổ nhiệm và cách chức không cần tới Ban Tổ chức Trung ương, cơ quan kiểm soát việc bổ nhiệm các cán bộ cấp cao khác.
Là một đảng Leninist kiểu cũ trong một thế giới hiện đại, Đảng Cộng sản Trung Quốc gặp phải hai thách thức lớn: một là làm thế nào duy trì kỷ cương “ý thức hệ” trong rừng 89 triệu đảng viên trong một thế giới toàn cầu hóa dư thừa tiền bạc, nhiều cơ hội chu du quốc tế, tràn ngập thông tin chuyển tải bằng phương tiện điện tử, và đầy những tư tưởng bất đồng. Hai là thanh lọc hết nạn tham nhũng kinh niên cho Đảng, một tai họa mà chính Tập Cận Bình gọi là “vấn đề sống còn”.
Lý do chủ yếu khiến Đảng rất dễ bị tham nhũng là tuy được trả lương ít ỏi, cán bộ quan chức lại kiểm soát các tài sản quốc gia quý báu. Vì vậy, ví dụ như các thương vụ phát triển địa ốc có liên quan tới bất động sản (toàn bộ đất đai thuộc sở hữu nhà nước) và hoạt động ngân hàng (tất cả các ngân hàng lớn cũng thuộc nhà nước), những cán bộ quan chức xét duyệt các thương vụ này rơi vào tình thế dễ bị cám dỗ bổ sung đồng lương còm cõi của mình bằng cách nhận hối lộ hoặc lén lút ăn chia phần trăm. Vì thành công mà không tham nhũng ở Trung Quốc gần như là chuyện phi lý, các quan chức và doanh nhân (và những người đứng đầu các doanh nghiệp quốc doanh vừa là quan chức vừa là doanh nhân) điều dễ dàng phạm phải điều mà người Trung Quốc gọi là “nguyên tội” (yuanzui), tức là có dính líu ít nhiều tới tham nhũng.
Tuy những cuộc điều tra bí mật, kiểm duyệt, và các phiên tòa chính trị không phải là chuyện mới ở Trung Quốc, điều khác thường về vai trò của CCDI trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình là vị thế công khai đứng trên pháp luật của cơ quan này. Các cuộc điều tra do Ủy ban này thực hiện rõ ràng được ưu tiên hơn các tiến trình tư pháp mà cảnh sát, luật sư, và thẩm phán thường thực hiện trong các xã hội dân chủ. CCDI không bị cản trở bởi bất kỳ chi tiết pháp lý nào như vậy, ngoại trừ khi cần có các phiên tòa chỉ để phô diễn vào ngay lúc kết thúc vụ án để một bản án chính thức, chẳng hạn cho tội tham nhũng, như như có thể được đưa ra “theo quy định của pháp luật”, một cụm từ mà Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng không biết mệt mỏi như thể chỉ cần niệm chú như vậy là có thể biến nó thành sự thật. Nhưng tất nhiên, tới lúc đó thì “tội” đã được xác định từ lâu và thường chỉ cần chút ít màn kịch pháp lý là đủ để giúp cho cuộc điều tra của CCDI có vẻ chính danh.
Ngoài việc điều tra tham nhũng và các vi phạm “kỷ luật Đảng”, CCDI có một nhiệm vụ mờ ám hơn: “tạo được ảnh hưởng uy hiếp” đối với hành động sai trái, như lời mô tả trên trang mạng của ủy ban ngày vào năm 2014. Nói cách khác, ủy ban này mong “giết gà để dọa khỉ” (sát kê cảnh hầu, xiaji jinghou), theo cách nói của ngạn ngữ xưa, với hy vọng ngăn chặn những người có thể sai phạm. Ủy ban này thậm chí mở một trang mạng mới và tung ra ứng dụng điện thoại thông minh để những người mật báo về hành động sai trái có thể tải lên những bức ảnh và video có thể buộc tội về những quan chức bị bắt quả tang vi phạm các quy định mới về hạn chế chi tiêu hoặc thậm chí đang mây mưa.
Như thể bộ phận điều tra của chính CCDI, Phòng Kỷ luật Kiểm tra Giám sát (Kỷ kiểm giám sát thất, Jijian jianchashi), chưa đủ sức đáp ứng tham vọng của cuộc thanh trừng của Tập Cận Bình, hiện nay Đảng cũng hồi sinh cơ quan thứ hai, Nhóm Theo dõi Kiểm tra Trung ương (CIPG, tuần thị tổ, xunshizu). Cơ quan này ban đầu được thành lập vào năm 2003 để điều tra “những cán bộ hàng đầu” mà CCDI có thể đã che chở do quan hệ gia đình và bạn hữu. Với mỗi nhóm do một quan chức cấp bộ đã về hưu đứng đầu và báo cáo lên “Nhóm Lãnh đạo Công tác Kiểm tra Trung ương” của Trung ương Đảng, CIPG đã nhanh chóng trở thành một đơn vị điều tra quan trọng và được nể sợ bên trong bộ máy an ninh vốn đã đồ sộ của Trung Quốc. Dù về lý thuyết cơ quan này báo cáo trực tiếp lên Trung ương Đảng, giống như CCDI, những hoạt động hàng ngày của cơ quan này chịu sự chỉ đạo của Vương Kỳ Sơn, khiến ông trở thành ông trùm của những ông trùm của các đơn vị điều tra bí mật ở Trung Quốc.
Khi một “hổ hay ruồi” bị một trong hai cơ quan điều tra này nghi ngờ, nghi can có thể bị bắt giữ cho một tiến trình gọi là song quy (shuanggui), nghĩa là họ tự đưa mình tới chịu điều tra vào thời điểm và tại nơi được chỉ định, nhưng chỉ do CCDI quy định. Họ bị biệt giam – thường có nhiều “người bảo vệ hộ tống” canh gác suốt ngày đêm để đề phòng nghi can tự sát – chỉ có những giới hạn mơ hồ về thời gian một nghi can có thể bị giam giữ và không có quy định gì về bảo thân (habeas corpus), quyền được có luật sư đại diện, hay kháng cáo. Theo học giả Li Ling, mục tiêu của song quy là “phá hủy hệ thống phòng vệ tâm lý của người bị giam để họ sẽ ‘chịu khai’”. Dù một số biện pháp cải cách gần đây đã được thực hiện, trong quá khứ việc ép cung và hành hạ thể xác, thậm chí tra tấn và gây chết người, không phải là không phổ biến. Vì bất cứ cuộc điều tra nào cũng có những suy đoán chắc chắn là nghi can có phạm tội, song quy thường vừa là bản án vừa là quy trình thu thập bằng chứng. Khỏi cần phải nói là hiếm khi các cán bộ quan chức đứng tim vì sợ như khi biết tin họ, hoặc “đơn vị công tác” (danwei) của họ nằm trong danh sách xử lý của CCDI.
Một nhà tư vấn doanh nghiệp mê sử nói với tôi: “Chiến dịch chống tham nhũng của CCDI khiến ta rùng mình nhớ lại những kiểu đàn áp tàn bạo do Đông Xưởng thực hiện thời nhà Minh.” Cô nhắc tới một thời kỳ trong lịch sử triều đình đại diện cho cao trào của chế độ chuyên quyền Trung Hoa. Nhưng phần lớn người Trung Quốc được biết từ sử sách, văn chương và kịch nghệ, đặc trưng của nhà Minh là nạn chia rẽ bè phái, mưu đồ thâm độc, nghi kỵ, uy hiếp, anh em giết nhau, và tàn nhẫn bất chấp pháp luật. Không tin ai và nhìn đâu cũng sợ có kẻ mưu phản, [Minh Thành Tổ] Vĩnh Lạc Đế (Yongle Emperor, trị vì từ năm 1402 tới năm 1424) tìm cách bảo vệ ngai vàng bằng một mạng lưới theo dõi và gián điệp nội bộ tinh vi.
Giống như Tập Cận Bình, khi Minh Thành Tổ nghĩ rằng bộ máy an ninh hiện có của ông, Cẩm Y Vệ (jinyiwei), không đủ sức đảm trách việc bảo vệ vương triều tránh bị lật đổ, ông đã lập “Đông Xưởng” (dongchang) khét tiếng và giao quyền lãnh đạo nó cho các thái giám trung thành. Tại đây có lưu trữ các hồ sơ bí mật về tất cả các quan trong triều, giống hệt như hệ thống “đáng án” (dangan) giữ hồ sơ về người Trung Quốc hiện nay. Với lịch sử đầy rẫy những trường hợp ép cung, tra tấn, và ám sát rùng rợn, bộ máy an ninh nhà Minh đã trở thành một “thế lực hiểm ác đằng sau ngai vàng”, theo sử gia Shih-shan Henry Tsai, “một bộ máy mật vụ tàn ác có quyền lực vươn rộng như con bạch tuộc khổng lồ, chạm tới mọi ngóc ngách của đế chế”.
Tuy nhiên, triều đình nhà Minh gieo rắc quá nhiều nghi kỵ tới nỗi các hoàng đế về sau thậm chí không tin “Đông Xưởng” nên lập “Tây Xưởng” (xichang), cũng lại là một cơ quan an ninh nằm ngoài các kênh quan lại thông thường. Sự nở rộ các cơ quan an ninh trong thời Tập Cận Bình hiện nay gợi lại ký ức bất an về tổ chức tiền thân thời nhà Minh này.
Đi chệch khỏi đường lối “lãnh đạo kiểu tập thể đồng thuận” đã giúp phân biệt Trung Quốc từ sau thời kỳ cai trị bức của Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình không chỉ tái thâu tóm quyền lực, Mà cũng như các hoàng đế nhà Minh phế bỏ chức tể tướng, ông gạt ra bên lề chức vụ thủ tướng thời hiện đại. Thay vì thế, ông đã lập một loạt các “tiểu tổ lãnh đạo” (lingdao xiaozu) mới và tự phong cho mình là người đứng đầu các tiểu tổ quan trọng nhất (đảm trách những lĩnh vực như tái tổ chức quân sự, tin tặc trực tuyến, cải cách kinh tế, quyền trên biển, vân vân). Không chỉ là đệ nhất đồng chí Tập Cận Bình đã trở thành “hạch tâm” (hexin) của Đảng, như cách tung hô trang trọng hiện nay của các bộ máy tuyên truyền của Đảng. Như một nhân vật văn hóa nổi tiếng Trung Quốc gần đây than vãn ở chỗ riêng tư: “Giới lãnh đạo của chúng tôi giờ đây đã có một “tính cách độc tài” (ducaide xingge) khó xóa nhòa.”
Dù cuộc chiến chống tham nhũng của Tập Cận Bình rất được lòng dân thường – một cuộc nghiên cứu năm 2014 của Đại học Harvard cho thấy ông có tỉ lệ ủng hộ cao nhất trong số các lãnh đạo trên thế giới – nó đã có tác động uy khiếp không thể chối cãi đối với bất cứ ai mong phát biểu trung thực với giới cầm quyền. Và do nó đã biến chuyển từ một chiến dịch chống tham nhũng thành một cuộc thanh trừng các đối thủ chính trị và ý thức hệ sâu rộng hơn nhiều, nhiều người lo sợ rằng Trung Quốc hiện nay đang thụt lùi về một thời kỳ tân chủ nghĩa Mao.
Tập Cận Bình, giữa, gặp đại diện và hậu duệ của các liệt sĩ cách mạng ở
Nam Xương, tỉnh Giang Tây, trong chuyến đi dịp Tết Nguyên đán mà cũng
bao gồm chuyến hành hương tới Tỉnh Cương Sơn, căn cứ cách mạng đầu tiên
của Mao Trạch Đông, tháng 2-2016. (Lan Hongguang/Xinhua/Eyevine/Redux)
Những nỗi lo sợ như vậy càng được củng cố khi trong dịp Tết Nguyên Đán, Tập Cận Bình đã có một chuyến hành hương được truyền hình tới Tỉnh Cương Sơn (Jinggangshan), nơi Mao Trạch Đông đã lập căn cứ cách mạng đầu tiên của mình vào năm 1927. Ở đây Tập Cận Bình Được thể hiện một cách trịch thượng là “người hòa đồng với quần chúng”, ngồi ăn chung với nông dân trước một áp-phích trang trọng hình Mao Chủ tịch. Chuyến đi của ông đã tạo nên nhiều bức ảnh, tin tức, bản nhạc pop xun xoe nịnh hót, và video, tất tất đều ca ngợi lòng nhân từ của “Bác Tập” (Tập đại đại, Xi dada).
Rồi vào cuối tháng 2, ông chỉ thị thực hiện một chiến dịch giáo dục xã hội chủ nghĩa kéo dài cả năm, đặc biệt dành cho những đồng chí có thể đang “lung lay niềm tin về chủ nghĩa cộng sản”. Ông đặc biệt đề nghị nghiên cứu kỹ tiểu luận “Các phương pháp công tác cho các ủy ban Đảng” của Mao năm 1949.
Chuyện “Tư tưởng Mao Trạch Đông” vốn đã thống lĩnh Cách mạng Văn hóa sẽ có dịp tái xuất ở Trung Quốc đã từ lâu dường như là điều vừa bất khả vừa không được hoan nghênh. Nay khi Trung Quốc đang trượt lùi không thể tránh khỏi trở lại một bầu không khí chính trị gợi nhớ tới Mao Trạch Đông trong những năm 1970 hơn là Đặng Tiểu Bình trong những năm 1980, ngày càng có nhiều trí thức Trung Quốc ám chỉ tới những giai đoạn kinh hoàng của lịch sử Trung Quốc như Cách mạng Văn hóa và triều đại nhà Minh. Và ngày càng có nhiều những người trong số họ cũng đang cố gắng neo đậu tài chính an toàn ở nước ngoài bằng cách tìm chỗ cất giữ tài sản ở hải ngoại, nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên về việc Trung Quốc thất thoát ngoại tệ, với khoảng 1.000 tỷ đô được cho là đã bỏ xứ ra đi chỉ riêng trong năm ngoái.
Khi Đặng Tiểu Bình, người đã hai lần bị thanh trừng, trở lại nắm quyền vào năm 1978 để vạch ra một nghị định cải cách đầy tham vọng cho phép Trung Quốc thời kỳ hậu Mao Trạch Đông được tự do nhiều hơn về cả đời sống kinh tế lẫn chính trị, thiên hạ đã thở phào nhẹ nhõm. Và trong thập niên tương đối bao dung sau đó, trước khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn năm 1989, người ta đã có thể tưởng tượng rằng sớm muộn gì Trung Quốc cũng không chỉ có định hướng thị trường hơn, cởi mở chính trị hơn, và chấp nhận chế độ pháp trị, mà còn hội nhập nhiều hơn với thế giới. Tâm trạng lạc quan như vậy càng được củng cố bằng những quan niệm như “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc về sau được hô hào trong thời Hồ Cẩm Đào.
Tuy nhiên, kể từ khi Tập Cận Bình nhậm chức, những hy vọng lạc quan như vậy về một đất nước Trung Quốc dần dần biến chuyển để từ bỏ quá khứ Leninist của mình đã ngày càng trở nên xa vời. Thật vậy, trong những tuần gần đây, ngay lúc “Lưỡng Hội” (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, và Đại hội hiệp thương chính trị nhân dân) hàng năm của Trung Quốc đang được tổ chức ở Bắc Kinh, những nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm kiểm soát kỷ cương Đảng chặt chẽ hơn và kiểm duyệt báo chí đã bắt đầu khiến dân chúng phản đối với những mức độ đáng ngạc nhiên, trong đó có một loạt những chỉ cách công khai chưa từng thấy được đăng tải trên Internet về các chính sách và quyền lực của ông. Ví dụ, một bức thư ngỏ của phóng viên Tân Hoa Xã Chu Phương (Zhou Fang) phê phán cơ quan kiểm duyệt về những vi phạm “thô bạo” và “quá đáng” của họ về quyền tự do ngôn luận trên mạng. Chu Phương viết: “Dưới sự quản lý thô bạo của giới kiểm soát Internet, ngôn luận trên mạng đã bị kiềm chế đáng kể Và quyền tự do ngôn luận của công chúng đã bị vi phạm tới mức quá đáng.”
Bức thư của Chu Phương đã lan nhanh như đám cháy rừng trước khi bị cơ quan kiểm duyệt rút xuống. Một bức thư trên mạng khác xuất hiện trên trang mạng tin tức “Vô giới” (Wujie), tên tiếng Anh là Watching) có liên quan tới chính quyền. Bức thư này có chữ ký của một nhóm nặc danh tự xưng là “các đảng viên cộng sản trung thành”, và không chỉ tố cáo Tập Cận Bình khởi xướng “nạn sùng bái cá nhân”, mà còn công khai kêu gọi ông từ chức. Thư tuyên bố: “đồng chí không có năng lực dẫn dắt Đảng và đất nước hướng tới tương lai.”
Kiểu lãnh đạo độc đoán trong nước và thái độ hiếu chiến ở nước ngoài của ông là điều đáng ngại vì chúng khiến cho Trung Quốc ngày càng khó có cơ hội thành công trong việc cải cách nền kinh tế của mình – nền kinh tế mới hiện nay toàn thế giới đang phụ thuộc vào. Đồng thời, vì chúng dường như chắc chắn sẽ khiến Đảng phụ thuộc hơn vào chủ nghĩa dân tộc và tính bài ngoại, Các chính sách của Tập Cận Bình cũng dường như tất yếu sẽ khiến Bắc Kinh không thể viết lại các mối quan hệ Căng thẳng với các nước láng giềng xung quanh các vùng biển Nam Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) và Đông Hoa. Cuối cùng, vì những chính sách như vậy cũng xuất phát từ một cách nhìn nghi kỵ về thế giới dân chủ, chúng khiến cho Trung Quốc hết sức khó hợp tác hữu hiệu với các nước như Mỹ về những lĩnh vực các bên cùng quan tâm như chống khủng bố, biến đổi khí hậu, các bệnh dịch, và phổ biến hạt nhân.
Bất luận chuyện gì sẽ xảy ra, Trung Quốc đang trải qua một thay đổi thụt lùi mà sẽ đòi hỏi tất cả mọi người, doanh nghiệp, và quốc gia có quan hệ với Trung Quốc phải tái đánh giá triệt để về việc Trung Quốc có muốn hội nhập với phần còn lại của thế giới.
Orville Schell
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch
(Bản dịch, ký tên Khương An, đã đăng trên Thời Mới - Canada ngày 13/4/2016)
[1] Xem Susan Jakes, “Visualizing China’s Anti-Corruption Campaign,” China File.com, January 21, 2016.
[2] Li Ling, “The Rise of the Discipline and Inspection Commission, 1927–2012: Anticorruption Investigation and Decision-Making in the Chinese Communist Party,” Modern China, February 16, 2016.
Bài liên quan: Trung Cộng mạnh tay săn “cọp tham nhũng”, cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang khốn đốn
Crackdown in China: Worse and Worse
By Orville Schell
The New York of Books,
April 21-2016 issue
“As a liberal, I no longer feel I have a future in China,” a prominent Chinese think tank head in the process of moving abroad recently lamented in private. Such refrains are all too familiar these days as educated Chinese professionals express growing alarm over their country’s future. Indeed, not since the 1970s when Mao still reigned and the Cultural Revolution still raged has the Chinese leadership been so possessed by Maoist nostalgia and Leninist-style leadership.
As different leaders have come and gone, China specialists overseas have become accustomed to reading Chinese Communist Party (CCP) tea leaves as oscillating cycles of political “relaxation” and “tightening.” China has long been a one-party Leninist state with extensive censorship and perhaps the largest secret police establishment in the world. But what has been happening lately in Beijing under the leadership of Chinese Communist Party General Secretary Xi Jinping is no such simple fluctuation. It is a fundamental shift in ideological and organizational direction that is beginning to influence both China’s reform agenda and its foreign relations.
At the center of this retrograde trend is Xi’s enormously ambitious initiative to purge the Chinese Communist Party of what he calls “tigers and flies,” namely corrupt officials and businessmen both high and low. Since it began in 2012, the campaign has already netted more than 160 “tigers” whose rank is above or equivalent to that of the deputy provincial or deputy ministerial level, and more than 1,400 “flies,” all lower-level officials.1 But it has also morphed from an anticorruption drive into a broader neo-Maoist-style mass purge aimed at political rivals and others with differing ideological or political views.
To carry out this mass movement, the Party has mobilized its unique and extensive network of surveillance, security, and secret police in ways that have affected many areas of Chinese life. Media organizations dealing with news and information have been hit particularly hard. Pressured to conform to old Maoist models requiring them to serve as megaphones for the Party, editors and reporters have found themselves increasingly constrained by Central Propaganda Department diktats. Told what they can and cannot cover, they find that the limited freedom they had to report on events has been drastically curtailed.
The consequences of running afoul of government orders have become ever more grave. Last August, for instance, a financial journalist for the weekly business magazine Caijing was detained after reporting on government manipulation of China’s stock markets and forced to denounce his own coverage in a humiliating self-confession on China Central Television (CCTV). And more recently media outlets were reminded in the most explicit way not to stray from the Party line when Xi himself dropped by the New China News Agency, the People’s Daily, and CCTV.
“All news media run by the Party [which includes every major media outlet in China] must work to speak for the Party’s will and its propositions, and protect the Party’s authority and unity,” Xi warned. In front of a banner declaring “CCTV’s family name is ‘the Party,’” Xi urged people who work in the media to “enhance their awareness to align their ideology, political thinking, and deeds to those of the CCP Central Committee.” Then, only days later the Ministry of Industry and Information Technology announced new regulations banning all foreign-invested media companies from publishing online in China without government approval.
But the crackdown has hardly been limited to the media. Hundreds of crosses have been ripped from the steeples of Christian churches, entire churches have been demolished, pastors arrested, and their defense lawyers detained and forced to make public confessions. And even as civil society has grown over the past few decades, a constraining new civil society law is now being drafted that promises to put NGOs on notice against collaborating with foreign counterparts or challenging the government.
At the same time, independent-minded researchers at think tanks and outspoken professors at universities worry about the “chilling effect” of Xi’s policies on academic life in both China and Hong Kong. Feminist activists demonstrating against sexual harassment have been arrested for “picking quarrels and provoking trouble,” while human rights lawyers have been swept up in a mass wave of arrests for “creating public disorder,” and even for “subverting state power.”
But what has been perhaps most unexpected about this trend is the way that Beijing has begun to extend its claim to control people and organizations beyond its borders. Despite its stubborn defense of the sanctity of sovereignty, its agents have begun reaching overseas to manipulate the foreign dialogue by setting up hundreds of Confucius Institutes, newspapers, magazines, and even TV networks that answer to the Central Propaganda Department and the CCP.
The Chinese government is also denying visas to “unfriendly” (buyouhao) foreign journalists and scholars; blocking foreign websites with which it disagrees; demanding that public figures like the Dalai Lama, Hong Kong activists, or Chinese dissidents be refused foreign platforms; threatening the advertising bases of overseas media outlets that challenge its positions; and now even abducting foreign nationals abroad and “renditioning” them back to China where it forces them into making televised confessions. It is hardly surprising that Chinese have started whispering about a new “climate of fear” (kongbude qifen), what Eva Pils of King’s College London School of Law calls “rule by fear.”
What is most striking about these new tactics is their boldness and unrepentant tone. Instead of denying or apologizing for them, the CCP seems to proudly proclaim them as part of a new Chinese model of development, albeit one that has no use for liberal values from the West. In the new world of resurgent Chinese wealth and power, what is valued is strong leadership, short-term stability, and immediate economic growth.
Sitting at the very epicenter of this new nationwide campaign to more tightly control and rejuvenate China through a combination of more muscular leadership, regimented thought, and deeper loyalty to Xi is the Central Commission for Discipline Inspection (CCDI). Long one of the Party’s most powerful, secretive, and feared internal organs, the CCDI is dedicated to “maintaining Party discipline.” But when Xi came to power and appointed Vice-Premier and Politburo Standing Committee member Wang Qishan as its secretary, he also charged it with launching an unprecedented new anticorruption campaign.
Wang is the “princeling” son-in-law of former Vice-Premier Yao Yilin. The son of a university professor and himself a student of history, he has headed up the China Construction Bank and also creatively handled China’s financial and commercial affairs under Hu Jintao when he worked closely with US Secretary of the Treasury Henry Paulson to guide the early years of the Strategic and Economic Dialogue between the US and China. That period is looked back on as a particularly constructive one between the US and China. Why Wang gave up this portfolio to become an anonymous grand inquisitor is unknown, but his friendship with Xi, formed when both were “sent down” (xiafang) as youths to the same dirt-poor region of Shaanxi province in the early 1970s, may help explain his willingness.
According to Li Ling of the University of Vienna, who has written about the CCDI, “the party disciplinary system was and remains primarily a means for consolidating the authority of the Party Central Committee and preserving party unity.”2 But since Wang took over in 2012, its already significant network of twelve branch offices have along with the Central Commission expanded their number of investigations from twenty in 2013 to more than a hundred in 2016 to make it one of the most important organs in Xi’s effort to bolster China’s one-party system. Its work is considered so important that it is even allowed to hire and fire outside the Organization Department, the centralized clearing house that controls other high-level appointments.
As an old-style Leninist party in a modern world, the CCP is confronted by two major challenges: first, how to maintain “ideological discipline” among its almost 89 million members in a globalized world awash with money, international travel, electronically transmitted information, and heretical ideas. Second, how to cleanse itself of its chronic corruption, a blight that Xi has himself described as “a matter of life and death.”
The primary reason the Party is so susceptible to graft is that while officials are poorly paid, they do control valuable national assets. So, for example, when property development deals come together involving real estate (all land belongs to the government) and banking (all the major banks also belong to the government), officials vetting the deals find themselves in tempting positions to supplement their paltry salaries by accepting bribes or covertly raking off a percentage of the action. Since success without corruption in China is almost a non sequitur, officials and businessmen (and heads of state-owned enterprises are both) are all easily touched by what Chinese call “original sin” (yuanzui), namely, some acquaintance with corruption.
Although secret investigations, censorship, and political trials are nothing new in China, what is unique about the CCDI’s part in Xi’s anticorruption campaign is its explicitly extrajudicial status. The investigations it launches take clear precedence over the judicial processes that police, lawyers, and judges would normally carry out in democratic societies. The CCDI is unencumbered by any such legal niceties, except when show trials are needed at the very end of a case so that a formal sentence for, say, corruption, can seem to have been delivered “according to law,” a phrase the CCPtirelessly uses as if incantation alone could make it true. But by then, of course, “guilt” has long since been established and all that is usually needed is a little legal theater to give the CCDI’s investigation an air of legitimacy.
Besides investigating corruption and violations of “Party discipline,” the CCDI has one other more nebulous charge: to “achieve an intimidating effect” on wrongdoing, as its website described it in 2014. In other words, it hopes “by killing a few chickens to frighten the monkeys” (shaji jinghou), as the ancient adage puts it, in hopes of discouraging other potential malefactors. The commission has even launched a new website and smartphone app that allows whistle-blowers to upload incriminating photographs and videos of officials caught violating new sumptuary rules or even in flagrante delicto.
As if the CCDI’s own investigative arm, the Discipline Inspection Supervision Office (Jijian jianchashi), was not up to the ambition of Xi’s purge, the Party has now also breathed new life into a second organ, the Central Inspection Patrolling Group (CIPG, xunshizu). It was originally set up in 2003 to investigate “leading cadres” whom theCCDI may have shielded owing to its own nepotism and cronyism. With each of their teams headed by a retired ministry-level official and reporting to the Central Committee’s new “Central Leadership Inspection Work Leading Group,” the CIPG has grown quickly into an important and feared investigatory unit within China’s already extensive security apparatus. Although it technically reports directly to the Party Central Committee, like the CCDI, its day-to-day activities are under the command of Wang Qishan, making him the capo di tutt’i capi of China’s secretive investigations units.
When a “tiger or fly” comes under suspicion by either investigative branch, the suspect can be detained for what is called “double designation” (shuanggui), meaning that they give themselves up for investigation at a designated time and place, but only by the CCDI. Kept in isolation—often under an around-the-clock suicide watch by multiple “accompanying protectors”—there are only murky limitations on the length of time a suspect can be held and no provisions for habeas corpus, legal counsel, or appeal. The object of shuanggui, according to the scholar Li Ling, “is to destroy the detainees’ psychological defense system so that he or she will ‘start to talk.’” Although some reform measures have recently been taken, in the past forced confession and physical abuse, even torture and death, have not been uncommon. Because any investigation comes with strong presumptions of guilt, shuanggui is usually as much a verdict as the start of an evidentiary process. Needless to say, few things strike more terror in the hearts of officials than news that they, or their “work unit” (danwei), are on the CCDI’s hit list.
“The CCDI’s anticorruption campaign is chillingly evocative of the draconian repressions launched by the Eastern Depot during the Ming dynasty,” one historically minded corporate consultant told me. She was referring to a period in imperial history that represented a high tide of Chinese despotism. As most Chinese know from histories, popular novels, and TV dramas, the Ming dynasty was characterized by factionalism, intrigue, paranoia, intimidation, fratricide, and extrajudicial ruthlessness. Trusting no one and fearing treason everywhere, the Yongle Emperor (reigning 1402–1424) sought to protect the throne with an elaborate network of internal surveillance and espionage.
When, like Xi Jinping, the Ming emperor decided that his existing security apparatus, the so-called “Embroidered Guard” (jinyiwei), was inadequate to the task of protecting his reign against subversion, he set up the infamous “Eastern Depot” (dongchang) and put it under the leadership of loyal palace eunuchs. Here secret files were maintained on all officials, just as today’s “dossier” (dangan) system keeps files on contemporary Chinese. With its epic history of forced confessions, torture, and grisly assassinations, this Ming dynasty security apparatus became a “diabolical force behind the throne,” writes historian Shih-shan Henry Tsai, “a monstrous secret police apparatus” whose “power grew like a giant octopus, extending to every corner of the empire.”
However, so rife with paranoia was the Ming court that later emperors came to distrust even the “Eastern Depot” and so set up the “Western Depot” (xichang) as well, yet another security organ outside of regular bureaucratic channels. The proliferation of security organizations under Xi Jinping today is hauntingly suggestive of this Ming precursor.
Moving away from the “consensus-style leadership” that came to distinguish China since Mao’s repressive rule, Xi Jinping has not only recentralized power, but just as Ming emperors abolished the position of prime minister, he has marginalized the position of the modern-day premier. Instead, he has set up a series of new “leading small groups” (lingdao xiaozu) and made himself head of the most important ones (covering such fields as military reorganization, cyberhacking, economic reform, maritime rights, etc.). More than primus inter pares, Xi has become what Party propaganda organs now grandly tout as the “core” (hexin) of the Party. As a well-known Chinese cultural figure recently complained in private, “Our leadership now has an indelibly ‘dictatorial personality’ (ducaide xingge).”
As popular as Xi’s battle against corruption has been among ordinary people—a 2014 Harvard study showed him as having the highest approval ratings of any world leader—it has had an undeniably chilling effect on anyone hoping to speak truthfully to power. And with its evolution from an anti-corruption drive to a far broader purge of political and ideological rivals, many fear that China is now regressing into a period of neo-Maoism.
Such fears were only reinforced when over the New Year’s holiday Xi made a televised pilgrimage to Jinggangshan where Mao had set up his first revolutionary base in 1927. Here Xi was seen paternalistically “at one with the masses,” sharing a meal with peasants in front of a reverential poster of Chairman Mao. And his trip has generated a great many photographs, news clips, fawning pop tunes, and videos all extolling the benevolence of “Uncle Xi” (Xi dada).
Then in late February, he ordered a yearlong socialist education campaign, especially designed for those comrades who might be experiencing “wavering confidence in communism.” He particularly recommended careful study of Mao’s 1949 essay “Methods of Work for Party Committees.”
The notion that the “Mao Zedong Thought” that had dominated the Cultural Revolution would ever make a comeback in China had long seemed as unlikely as it was unwelcome. But now that China is sliding ineluctably backward into a political climate more reminiscent of Mao Zedong in the 1970s than Deng Xiaoping in the 1980s, more and more educated Chinese are making allusions to such frightening periods of Chinese history as the Cultural Revolution and the Ming dynasty. And more and more of them are also seeking to financially anchor themselves abroad by finding ways to park assets outside their country, making it hardly surprising that China has been hemorrhaging foreign currency, with $1 trillion said to have fled the country last year alone.
When in 1978 the twice-purged Deng returned to power to lay out an ambitious reform agenda that allowed post-Mao China to enjoy greater liberalization in both its economic and political life, there was great relief. And during the relatively tolerant decade that followed, prior to Tiananmen Square in 1989, it was possible to imagine that with the passage of time China would not only become more market-oriented, politically open, and committed to the rule of law, but more in the world. Such optimism was only reinforced by such notions as China’s “peaceful rise” propounded later under Hu Jintao.
However, since Xi Jinping’s investiture such roseate hopes of a China slowly evolving away from its Leninist past have become increasingly remote. Indeed, in recent weeks, just as China’s annual “Two Meetings” (the National People’s Congress and the People’s Political Consultative Congress) were being held in Beijing, Xi’s efforts to command greater Party discipline and to censor the media began to provoke surprising levels of popular protest, including a flurry of unprecedented public challenges to both his policies and authority posted on the Internet. For example, an open letter by New China News Agency reporter Zhou Fang criticized censors for their “crude” and “extreme” violations of online freedom of expression. “Under the crude rule of the Internet control authorities,” Zhou wrote, “online expression has been massively suppressed and the public’s freedom of expression has been violated to an extreme degree.”
Zhou’s letter spread like wildfire online before being taken down by censors. Another online letter appeared in the government-linked news site “Watching” (Wujie). It was signed by an anonymous group labeling themselves as “loyal Communist Party members” and not only accused Xi of launching “a cult of personality,” but publicly urged him to step down from office. “You do not possess the capabilities to lead the Party and the nation into the future,” it declared.
His authoritarian style of leadership at home and belligerent posture abroad are ominous because they make China’s chances of being successful in reforming its own economy—on which the entire world now depends—increasingly unlikely. At the same time, because they seem bound to make the Party more dependent on nationalism and xenophobia, Xi’s policies also seem destined to prevent Beijing from being able to recast its inflamed relations with its neighbors around the South and East China seas. Finally, because such policies also grow out of a deeply paranoid view of the democratic world, they make it extremely difficult for China to effectively cooperate with countries like the US on crucial areas of common interests such as antiterrorism, climate change, pandemics, and nuclear proliferation.
Whatever may come, China is undergoing a retrograde change that will require every person, business, and country dealing with it to make a radical reassessment of its willingness to seek convergence with the rest of the world.
Orville Schell
The New York of Books
1. See Susan Jakes, “Visualizing China’s Anti-Corruption Campaign,” ChinaFile.com, January 21, 2016.
2. Li Ling, “The Rise of the Discipline and Inspection Commission, 1927–2012: Anticorruption Investigation and Decision-Making in the Chinese Communist Party,” Modern China, February 16, 2016.
Orville Hickock Schell III (Chinese: pinyin: Xià Wěi; born May 20, 1940 in New York City) is an American writer, academic, and activist. He is well known for his works on China, and is the Arthur Ross Director of the Center on U.S.-China Relations at the Asia Society in New York. He previously served as Dean of the University of California, Berkeley Graduate School of Journalism.
Background and education: Schell's father Orville Hickok Schell, Jr., was a prominent lawyer who headed the New York City Bar Association, chaired the human rights group Americas Watchfrom its founding in 1981 until his death in 1987, co-founded Helsinki Watch, forerunner to Human Rights Watch, and became the namesake of the Orville H. Schell, Jr. Center for International Human Rights at Yale Law School. Orville Schell III is the older brother of writer Jonathan Schell.
Schell attended Pomfret School in Pomfret, Connecticut, after which he attended Harvard University, leaving in 1960 after his junior year to study Chinese, first atStanford University and then at National Taiwan University from 1961 to 1964. While in Taiwan, Schell began writing columns for the Boston Globe as its "Man in Asia". He then returned to Harvard and studied Asian history, culture and politics under John Fairbank and Edwin Reischauer, and completed his bachelor's degree in 1964.
In 1964-65 Schell worked for the Ford Foundation in Jakarta, Indonesia. He then pursued Chinese studies at the University of California, Berkeley, earning a master's degree in 1967, becoming researcher for sociology and history professor Franz Schurmann (head of the school's Center for Chinese Studies) on a three-volume work The China Reader (1967, Random House). Schell was named as a co-author, establishing him as a China scholar, expert and pundit on Asia.
Schell continued his academic studies at University of California, Berkeley, completing all but his Ph.D. dissertation. As anti-Vietnam War protests shook the campus, he became involved in anti-war activism and journalism, and in 1967 he signed the Writers and Editors War Tax Protest pledge, vowing to refuse to pay tax as a protest against the Vietnam War.
Journalism career: In 1969 Schell and Schurmann co-founded Pacific News Service (PNS) to create and distribute news and commentary from a broader spectrum of voices, especially viewpoints from abroad. The PNS was critical of the United States role in Indochina during the Vietnam War and supportive of establishing diplomatic relations with the PRC.
Before his 1974 departure for China, Schell had already published three scholarly books, The China Reader, Starting Over: A College Reader and Modern China: The Story of a Revolution.
In 1975 Schell and his younger brother Jonathan Schell (who would later write the bestseller The Fate of the Earth, and join The Nation and the Nation Institute) became correspondents at The New Yorker. Schell has also served as a correspondent for the Atlantic Monthly and the New Republic. He has written widely for many other magazine and newspapers, including The New Yorker, Time magazine, Harper's, The Nation, The New York Review of Books, Wired, Foreign Affairs,Newsweek, the China Quarterly, and the New York Times, Washington Post and Los Angeles Times.
In 1980 Schell won an Alicia Patterson Journalism Fellowship to research and write about the reliance on drugs in the U.S. meat industry.
He has also been a co-producer for the Public Broadcasting Service (PBS) production center WGBH-TV in Boston (1984), NBC Nightly News (1987), CBS' 60 Minutes (1991), and helped produce Peter Jennings' specials at ABC Television. In 1994 he worked for the PBS documentary program Frontline.
In 1992 Schell won an Emmy Award and an Alfred I. duPont Award - Columbia University Silver Baton for producing 60 Minutes' Made in China, a documentary about the 1989 Tiananmen Square massacre. In 1997, Schell won a George Peabody Award for his production of Frontline's documentary Gate of Heavenly Peace.
Schell's selection as Dean of the UC Berkeley Graduate School of Journalism elicited one unusual attack from right-wing radio talk show host and health guru, Michael Savage, who alleged the head of the search committee, sociology professor Troy Duster, had refused to interview him. Savage considered himself a qualified conservative journalist for the job, and claimed that Schell's appointment constituted political patronage, which is illegal under California's labor laws. The suit also argued that a political litmus test for the deanship illegally denied public employment and First Amendment rights to a conservative applicant. The lawsuit was dropped as having little merit and when all conservative applicants withdrew from consideration.
During his tenure at UC Berkeley, Schell was responsible for the hirings of Christopher Hitchens, Michael Lewis, Cynthia Gorney, Michael Pollan, Louis Rossetto,Charles Ferguson, Barbara Ehrenreich, Mark Danner, Steve Wasserman, Stephen Talbot and Tom Engelhardt, among others.
In April 2006, Schell announced his intention to resign as dean.
Schell is now the Arthur Ross Director of the Center on U.S.-China Relations at the Asia Society in New York, which focuses on multimedia journalism, original research and public events to bring attention to areas of mutual interest to the United States and China. Since its inception, the Center has focused primarily on issues of energy and global climate change. Schell is currently overseeing "The China Boom Project", "On Thinner Ice", a joint multimedia project with David Breashears' Glacier Research Imaging Project (GRIP) and MediaStorm, and a new policy effort to maximize American interest in response to investment from China.
A frequent participant in the World Economic Forum, Schell is a member of the Council on Foreign Relations, The Climate Policy Initiative, GE's Eco Imagination Advisory Board and the Council on the Future of Media, which claims to be "championing a new global, independent news and information service whose role is to inform, educate and improve the state of the world-one that would take advantage of all platforms of content delivery from mobile to satellite and online to create a new global network".
Farming career: Schell has criticized factory farming. In 1976 he published The Town That Fought to Save Itself, about the San Francisco suburb of Bolinas, where he has a ranch. In 1978 he co-founded the company Niman Ranch (then named "Niman-Schell") with Bill Niman with the objective of raising cattle in a humane and environmentally sound manner. He left the company in 1999. In 1984 he published the book Modern Meat: Antibiotics, Hormones, and the Pharmaceutical Farm, criticizing meat production in the United States.
Views on China: Schell first visited the People's Republic of China in 1974, during the last years of Mao Zedong. After Mao's death, Schell wrote: "He conceived of the Chinese revolution, and then helped cause it to happen. And, in the process, the thought of Chairman Mao became inculcated in almost every Chinese. The word almost literally became flesh. And it seemed clear, even before Mao died, that his death could not erase the way in which he had almost become transubstantiated in his people."
His sorrow at the excesses of Mao's socialist regime was evident in a winter 1988 interview with the magazine Whole Earth Review:
"China was one model in the '60s and '70s for Westerners looking for new credos and new alternative belief systems. Well, it turned out that China consumed itself. It did not necessarily disprove that certain socialist models are completely inappropriate for Third World developing countries. Rather it simply showed that the extremism of the Maoist experiment sabotaged that model...It's a great shame that Mao screwed up. His megalomania overpowered his efforts to see if China could be the first country that would find some different way to put itself together and to develop."
"There isn't much I'd recommend anybody imitate in China now, because China is becoming an imitation of us...Now among the young there's enormous amounts of crime and disaffection and skepticism and cynicism, along with disillusionment, and its analogue, a greed for money. People always reach for money when everything else fails."
In a September/October 1997 interview with Mother Jones magazine, he described Deng Xiaoping as "the counterrevolutionary par excellence in history", and China's capitalist bloc in the Communist Party as "using their positions both in the party and in the government to make money"
Asked if China is ready for democracy, Schell answered "No...Some of [Deng Xiaoping's successors] fought for almost 50 years for the Marxist revolution, and I think it's very naïve for Westerners to assume that that experience, that mindset, that whole ideology just simply vanished with Deng's reforms"
In 2004 Schell called China's Communist-Capitalist mix "Leninist capitalism".
In an interview with Terri Gross of NPR's Fresh Air broadcast November 19, 2009, Schell stated that whether or not China's "autocratic capitalism" could deliver economic growth better than democracy was a question he faced "with some trepidation." He suggests the Chinese form of government may be more adaptive than democracy because it is not encumbered by the special interest power blocks found in the United States, and can sometimes be able to act more decisively to deal with the complexities of the world of today, although it can also more quickly implement poor decisions. But, he emphasized that he personally preferred living in an open society. (From Wikipedia, the free encyclopedia)
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
Read related story: please click here
More in English topic: please click here
Về trang chính: www.nuiansongtra.net