Đề tài liên hệ:
- CALM DOWN, AMERICA. DEMOCRACY WILL SURVIVE TRUMP
(Trump's Victory Proves the U.S. Is Unexceptional)
By Leonid Bershidsky
Phạm Nguyên Trường dịch
Bloomberg
Nov 09-20163:31 AM EST
Thưa các bạn người Mỹ thân mến của tôi, chẳng cần khóc, cũng chằng cần phải bẻ ngón tay như thế. Sự kiện xảy ra hôm thứ ba vừa rồi không phải là sự sụp đổ chế độ dân chủ của các bạn – nó chỉ là một cú đấm mạnh vào quan niệm cho rằng Mỹ là trường hợp ngoại lệ và thói kiêu ngạo không đúng chỗ của giới ăn trên ngồi trốc của Mỹ mà thôi.
Donald Trump thắng vì ông ta đã biết sử dụng biện pháp hỗn hợp, tỏ ra có hiệu quả ở Đông Âu từ đầu thế kỉ XX: Kết hợp giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ trương bài trừ nạn tham nhũng.
Tại một khách sạn ở Orlando, bang Florida, lúc 7 giờ tối hôm thứ ba, hàng chục đảng viên Cộng Hòa quận Osceola nhìn chằm chằm vào bản tin của Fox News đang truyền trên TV. Họ là những người đầu tiên tới đây nhân sự kiện này – đảng bộ Cộng Hòa quận Osceola chuẩn bị ăn mừng một vài chiến thắng nho nhỏ trong cuộc bầu cử vừa qua – nhưng tất cả đều quan tâm hơn tới cuộc tranh cử tổng thống.
Trông họ có vẻ tự mãn và quá tự tin trước thành tích của Trump. “Ông ta sẽ dẫn trước” – một người đàn ông tóc bạc đội mũ của Air Force nói, khi vừa có những kết quả đầu tiên. Họ cụng li. “Chúc mừng thất bại”, một người phụ da ngăm ngăm nói, rồi giải thích rằng bà là người nhập cư gốc Romania.
Họ không thực sự cảm thấy tự tin như họ muốn thể hiện. Khi số liệu trên màn ảnh thay đổi, nét mặt mọi người đều trông có vẻ nghiêm trọng và điệu bộ thì tỏ ra lo lắng. Những người ủng hộ Trump lôi điện thoại ra và vừa xem bản đồ những khu vực bầu cử khác nhau vừa nói về con đường đưa ứng viên của họ tới chiến thắng, mặc dù lúc đó chưa rõ ràng lắm.
Ba giờ sau, một người đàn bà đội mũ cowboy nhảy lên bàn và hét lên: “Vừa có tin Florida bầu cho Donald Trump!”. Rồi bà ta vẫy cái mũ chùm đầu có hình Hillary Clinton trông như đầu của ứng viên Dân Chủ vừa bị cắt ra vậy. Cuộc vui bùng nổ. Nói cho cùng, đây đúng là chiến thắng của đảng Cộng Hòa.
Nhiều người sẽ nói rằng chiến thắng của Trump được hun đúc bởi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và kì thị người ngoại quốc. Nhưng không đơn giản như thế.
Trong đám đông ủng hộ Trump ở Orlando không chỉ toàn đàn ông da trắng. Trước đó một ngày, cố vấn về quan hệ với chính quyền của Orlando, Bertica Cabrera Morris, cũng là người đại diện của Trump, nói với tôi rằng, thực ra đảng Cộng Hòa không kì thị người gốc Mỹ Latin và họ sẽ dành khá nhiều phiếu cho ứng viên Cộng Hòa. Tôi chỉ có thể nói là không tin. Nhưng bà ta có lí: Tôi nghe thấy tiếng Tây Ban Nha trong căn phòng này. Có khá nhiều phụ nữ nữa. Rõ ràng là có nhiều người gốc Mỹ Latin và phụ nữ không cho rằng những lời Trump nói về họ là những từ có tính nhục mạ đặc biệt.
Phụ nữ Mỹ biểu tình phản đối Trump
Dĩ nhiên, đây chỉ là những bằng chứng đơn lẻ mà thôi, cũng như sự kiện là trong suốt cuộc hành trình qua nước Mỹ trong năm nay, tôi đã gặp nhiều người say mê Trump hơn là say mê Clinton. Nhưng, mặt khác, chúng ta có gì hơn, ngoài những bằng chứng riêng lẻ?
Rõ ràng là, hầu hết các thăm dò dư luận và giới chuyên gia đã sai đến mức tất cả điều họ nói trong suốt một năm qua đều đáng vứt đi. Tôi lấy làm tiếc là không đủ can đảm để làm như vậy, tức là khác với một số người mà tôi đã gặp - ví dụ, luật sư ở Las Vegas, Robert Barnes, ngay từ cuộc bầu cử sơ bộ, ông này đã luôn luôn dự đoán rằng Trump sẽ thắng; bây giờ ông đã có hàng trăm ngàn USD trong tài khoản của mình cũng như của các khách hàng, những người mà ông khuyên nên đặt cược vào Trump với các nhà cái ở châu Âu. Tín hiệu mà ông và các con bạc khác thấy - nhiều tín hiệu không có tính khoa học - hóa ra lại có nhiều giá trị hơn là những ý kiến kiêu ngạo và những tính toán dựa vào các cuộc thăm dò dư luận, các học giả, các nhà hoạt động chính trị và các bình luận viên kỳ cựu.
Đáng lẽ tôi phải nghe lời Barnes, và hàng chục người Mỹ bình thường khác, những người đã giải thích cho tôi vì sao họ thích Trump hơn Clinton. Chỉ có một ít người nói rằng họ là những người bài ngoại. Hầu hết đều tỏ ra bất mãn với tình hình kinh tế, đặc biệt là phí bảo hiểm y tế (Obamacare) gia tăng và sự bấp bênh về thu nhập và tất cả mọi người đều cho rằng Hilary Clinton là người tham nhũng. Đêm thứ ba vừa qua, một trong những người ủng hộ Trump ở Orlando còn nói: “Tôi thích Mafia cai quản chính phủ Mỹ hơn là Hillary Clinton: Họ không quanh co như bà ta”.
Đáng lẽ những chuyện này đã phải cho tôi biết một cái gì đó quan trọng – hay, đúng hơn, khẳng định một cái gì đó mà tôi đã biết từ những khu vực khác trên thế giới.
Trump có thể đã thắng vì vào giai đoạn cuối của chiến dịch tranh cử, ông không chỉ là một người dân túy, dân tộc chủ nghĩa, tương tự như những người mà trong thời gian gần đây đã đạt được thành công ngày càng cao ở châu Âu, nhưng không giành được những đỉnh cao chỉ huy. Ông là chiến sĩ thập tự chinh trong cuộc chiến chống tham nhũng. Ông đã khéo léo tận dụng cơ hội do WikiLeaks tạo ra, đêm thứ ba vừa qua WikiLeaks đã viết trên Tweeter: “Người Mỹ không thích tham nhũng”.
Thành tích lớn nhất mà các đảng bài tham nhũng giành được trong các cuộc bầu cử là ở Trung và Đông Âu, các đảng này tham gia hay lãnh đạo các liên minh cầm quyền ở một số nước - Ba Lan, Slovakia, Estonia, Latvia, Slovenia, Bulgaria - trong những năm 2000. Nhưng chẳng có mấy đảng sống sót qua kì bầu cử thứ hai, chưa nói tới kì bầu cử thứ ba. Thành công nhất trong số đó – Đảng Luật pháp và Công lý (PiS) của Ba Lan hiện đang nắm quyền lãnh đạo nước này vì đã khéo léo kết hợp cương lĩnh bài trừ tham nhũng với chủ nghĩa dân túy, dân tộc chủ nghĩa.
Sự kết hợp này có sức hấp dẫn đối với nhiều chính trị gia của các nước thuộc Liên Xô cũ. Cựu tổng thống Gruzia, Mikheil Saakashvili, đã sử dụng cương lĩnh này sau cuộc “Cách mạng Hoa hồng” năm 2003, và sau đó, khi bị hất ra khỏi quyền lực - sau khi đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong đất nước của mình - ông đã mang nó tới Ukraine. Ông vừa từ chức thống đốc Odessa của Ukraine, để dành tâm trí xây dựng một đảng đầy sức mạnh và đấu tranh đòi tổ chức bầu cử quốc hội trước thời hạn. Ông tuyên bố từ chức bằng một bài diễn văn theo kiểu Trump, đầy những lời lẽ tự thán và oán hận. Ông lên án nạn tham nhũng trong chính quyền và nội các của tổng thống Petro Poroshenko, và cho rằng đấy là nguyên nhân là cho công cuộc cải cách hải quan và các dịch vụ công cộng trong khu vực bị thất bại. Ông nói rằng chính tổng thống ủng hộ các “băng đảng” tham nhũng ở Odessa, và tuyên bố sẽ “bắt đầu giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh”.
“Tôi là người chiến binh sẽ làm hết sức mình và sẽ đến nơi cần đến”, Saakashvili nói. “Đi đến thắng lợi cuối cùng, cho đến khi Ukraine thoát khỏi bọn tham nhũng bẩn thỉu này”.
Ngồi nghe ông ta nói, tôi nghĩ rằng thính giả sẽ bắt đầu hô “Tháo đầm lầy”, như đám đông từng hò hét trong các cuộc biểu tình gần đây của Trump. Thực ra là Ukraine chưa biết cách hô hào trong các chiến dịch của Saakashvili.
Nực cười là Nga đã cung cấp cho Trump “đạn dược” WikiLeaks. Ở đấy, một chiến binh chống tham nhũng, một người dân túy, dân tộc chủ ngĩa, Aleksey Anatolyevich Navalnyy, có lẽ là nhân vật mạnh mẽ nhất trong phe đối lập đang bị chế độ của Vladimir Putin bao vây. Putin không phải là người sùng bái dân bản xứ, xung quanh ông ta là nhóm người nổi tiếng là tham nhũng, là kẻ thù của phong trào bài trừ tham nhũng; trong những lân bang của Nga, ông ta là đối tượng số một của họ. PiS ở Ba Lan cũng là tổ chức đối đầu với Putin.
Giành thắng thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống theo công thức của Đông Âu, Trump đã chứng minh rằng không nhiều khác biệt, ví dụ, giữa Mỹ và Ba Lan hay giữa Mỹ và Gruzia. Dễ thấy sức mạnh của niềm tự hào dân tộc, liên kết với sự bất bình về kinh tế và nhận thức của họ về nạn tham nhũng của chính quyền là tương tự như nhau.
Tháng 8 vừa rồi, Navalny công bố bài viết so sánh dinh thự ngày càng đắt đỏ của bà Clinton với các cung điện ngày càng uy nghi của các quan chức Nga. Đấy là nhận xét quan trọng, nhưng đối với các cử tri có tinh thần bài trừ tham nhũng ở Đông Âu, được dạy trong hơn một thập kỷ về chính trị: Sau điều tra phải là tố cáo; thì Hillary Clinton dường như vẫn là một kẻ tham nhũng. Ở Ukraine hay Georgia, người ta vẫn coi tiền thù lao quá cao cho những bài nói chuyện của bà là một dạng tham nhũng. Bà Hillary Clinton không thể phân định rạch ròi giữa quĩ từ thiện và doanh nghiệp nhân – bị ngờ là vận động hành lang - làm hoen ố danh tiếng của bà ở những nước này, có lẽ còn hơn là ở Mỹ.
Vấn đề không phải là Hillary Clinton có thực sự tham nhũng hay không, hay bà là người tham nhũng như các chính trị gia thới hậu Liên Xô: Đấy chỉ là quang học. “Nếu họ làm công chức suốt đời, vì sao họ lại giàu có đến như thế?” – trong các nền dân chủ mới, câu hỏi đó sẽ là một loại vũ khí đầy sức mạnh. Ở Ukraine, nơi cuộc cách mạng dân tộc, có tinh thần bài trừ tham nhũng, lật đổ được vị tổng thống vào năm 2014, câu hỏi đó sẽ được nêu ra trong chiến dịch kê khai tài sản, với kết quả là các quan chức địa phương ăn cắp hàng trăm triệu USD tiền mặt.
Chưa có ai so sánh Mỹ với các nền dân chủ trẻ tuổi ở Trung và Đông Âu, vì những nhóm ăn trên ngồi trốc của Mỹ đã thất bại thảm hại trong năm nay cũng là những người từng rất tự hào về truyền thống chính trị của Mỹ. Còn khi truyền thống đã sụp đổ thì một số học giả phải công nhận rằng họ không thực sự hiểu đất nước mình. “Nước Mỹ, chúng tôi hầu như không hiểu được người”, kinh tế gia Paul Krugman viết trên Tweeter như thế. “Chắc chắn là tôi đã đánh giá sai đất nước này”.
Đã đến lúc từ bỏ thái độ ngạo mạn. Trong những khía cạnh quan trọng nhất, Mỹ cũng chỉ là đất nước như nhiều nước khác mà thôi. Tất cả những thứ có thể xảy ra ở những nước khác cũng có thể xảy ra ở đây. Ví dụ như Trump.
Leonid Bershidsky
Phạm Nguyên Trường dịch
Leonid Bershidsky là nhà bình luận của Bloomberg. Ông là biên tập viên sáng lập tờ Vedomosti ra hàng ngày ở Nga và là người thành lập website Slon.ru.
Trump's Victory Proves the U.S. Is Unexceptional
Bloomberg
Nov 09-20163:31 AM EST
How sweet it is.
Photographer: Leonid Bershidsky/ Bloomberg
No need for tears and hand-wringing, U.S. friends. What happened on Tuesday was not a collapse of your democracy -- just a powerful blow to American exceptionalism and the misplaced arrogance of the U.S. elite.
Donald Trump won by using a mix that has been effective in Eastern Europe since the turn of the century: a combination of strong nationalism and an anti-corruption agenda.
At a hotel in an Orlando, Florida, suburb at 7 p.m. Tuesday night, a dozen Osceola County Republicans gathered around a TV tuned to Fox News. They were early comers to an event billed as a victory party -- the Osceola Republican Party was going to celebrate some modest down-ballot wins -- but these people were more interested in the presidential race.
They looked cocky and overconfident about Trump's performance. "He's going to run the table," a gray-haired gentleman in an Air Force cap said as the first results came in. They toasted one another with beer. "To the wall," said an olive-skinned woman who explained that she was herself an immigrant, from Romania.
They didn't really feel this confidence. As the numbers changed on the screen, faces grew tense, and the body language betrayed anxiety. Mobile phones came out of pockets as the Trump fans perused the various online election maps and discussed their candidate's paths to victory, still unlikely at that point.
Three hours later, a woman in a cowboy hat climbed up on a chair and screamed: "They've just called Florida for Donald Trump!" And she brandished a rubber mask of Hillary Clinton as a witch as if it was the Democratic nominee's severed head. A huge cheer went up. It did turn out to be a real victory party, after all.
Many will say Trump's victory was fueled by racism and xenophobia. It's more complicated than that.
The pro-Trump Orlando crowd wasn't an all-white, all-male audience. The day before, when Orlando government relations consultant Bertica Cabrera Morris, a Trump surrogate, told me the Republicans hadn't really botched Hispanic outreach and would deliver plenty of votes to their candidate, it was all I could do not to show disbelief. Yet she was right: Spanish was heard in that hotel ballroom. Women, too, were well-represented. Clearly, enough Latinos and enough women didn't believe Trump's words about them had been particularly offensive.
This is just anecdotal evidence, of course, and so is the fact that, in my travels around the U.S. this year, I met far more people who were enthusiastic about Trump than about Clinton. But then, do we have anything but anecdotal evidence to go on anymore?
Clearly, most pollsters and pundits were so wrong that everything they said all year should have been disregarded. I am sorry I didn't have the courage to do so, unlike some people I met -- for example, Las Vegas lawyer Robert Barnes, who has, since the primaries, consistently predicted a Trump victory and who has now made hundreds of thousands of dollars for himself and the clients he advised to place bets on Trump with European bookmakers. The signshe and other gamblers saw -- many of them rather unscientific -- turned out to be more valid than the arrogant opinions and authoritative-looking calculations of pollsters, academics, political operatives and veteran commentators.
I should have listened to Barnes, and to dozens of ordinary Americans who explained to me why they preferred Trump to Clinton. Only a small number of them indicated they were xenophobic. Most were unhappy about their economic situation, particularly rising Obamacare premiums and the precariousness of their incomes, and every one of them considered Clinton corrupt. As one Trump supporter in Orlando put it Tuesday night, "I'd rather have the mafia run the U.S. government than Hillary Clinton: They are less crooked."
That should have told me something important -- or, rather, confirmed something I'd known from another part of the world.
Trump probably won because, by the end of his campaign, he wasn't just a nationalist populist, like the kind that has recently achieved increasing success in Europe, without, however, winning commanding heights. He was also an anti-corruption crusader. He was smart to pick up on the opportunity given to him by WikiLeaks, which tweeted on Tuesday night, "The American people don't like corruption."
Anti-corruption parties saw major electoral success in Central and Eastern Europe, joining or leading governing coalitions in a number of countries -- Poland, Slovakia, Estonia, Latvia, Slovenia, Bulgaria -- in the 2000s. Far from all of them, however, survived their second, not to mention their third election. The most successful of them -- Poland's Law and Justice (PiS) -- runs the country today because it has artfully combined an anti-corruption agenda with nationalist populism.
This combination has tempted many post-Soviet politicians, too. Former Georgian President Mikheil Saakashvili honed it after his country's 2003 "Rose Revolution," and then, when he was swept out of power after significantly changing his country, he brought it with him to Ukraine. This week, he resigned as governor of Ukraine's Odessa region to build a strong party and fight for an early parliamentary election. He announced his resignation in a Trump-like self-pitying, vindictive speech. He blamed corruption in President Petro Poroshenko's administration and cabinet for his failure to reform customs and public services in the region. He said the president personally supported corrupt "criminal clans" in Odessa, and he vowed to "begin a new stage of the struggle."
"I am the soldier who forges ahead while he can and then as long as he must," Saakashvili said. "As long as he must until a total victory, until Ukraine is purged of this filth, of this corrupt dirt."
As I watched the speech, I half expected the audience to start chanting "Drain the swamp," as crowds have done at recent Trump rallies. Ukrainians may yet learn the chant as Saakashvili's campaign progresses.
It's highly ironic if it was Russia that provided Trump with his WikiLeaks ammunition. There, an anti-corruption, nationalist populist, Alexei Navalny, is probably the strongest figure in the beleaguered opposition to Vladimir Putin regime. Putin, who is not a nativist and whose close circle is notoriously corrupt, is the sworn enemy of nationalist anti-corruption movements in Russia's immediate vicinity, and he is their number one target. PiS in Poland is strongly anti-Putin, too.
By winning a presidential election with a distinctly Eastern European recipe, Trump has shown that there's not that much difference between, say, Americans and Poles or Americans and Georgians. It's as easy to appeal to their national pride, tying it in with their economic discomfort, and their understanding of official corruption is quite similar.
In August, Navalny published a post comparing Clinton's increasingly expensive residences with the far grander palaces of Russian officials. He made an important point, but to the anti-corruption voter in Eastern Europe, schooled by more than a decade of politics as investigation followed by invective, Clinton still looks corrupt. Her exorbitant speaking fees would have been decried in Ukraine or Georgia as a form of graft. The Clinton's failure to draw clear lines between their charitable foundation and their private business -- which looks suspiciously like influence peddling -- would have tarnished their reputations in these countries, probably to a greater extent than they did in the U.S.
It didn't matter if Clinton was really corrupt, or if she was as corrupt as post-Soviet politicians: It's all about the optics. "If they were public servants all their lives, why are they so rich?" -- that question would have been a powerful weapon against them in the young democracies. In Ukraine, where a nationalist, anti-corruption revolution ousted the previous president in 2014, it is being asked right now in the wake of a property declaration campaign that revealed local officials have stashed away hundreds of millions of dollars in cash.
The U.S. is never compared to the young democracies of Central and Eastern Europe because the same arrogant U.S. elite that failed so miserably this year has been so proud of the U.S. political tradition. As the tradition collapsed, some members of the pundit class have had to admit they didn't really understand the country. "America, we hardly knew ye," economist Paul Krugman tweeted. "Certainly I misjudged the country."
It's time to give up the hubris. The U.S. is a country like many others in most important respects. Everything that can happen elsewhere can happen here. Trump has just happened.
This column does not necessarily reflect the opinion of the editorial board or Bloomberg LP and its owners.
Leonid Bershidsky is a Bloomberg View columnist. He was the founding editor of the Russian business daily Vedomosti and founded the opinion website Slon.ru. (From Bloomberg).
Leonid Davidovich Bershidsky (Rus: Леонид Давидович Бершидский; born November 23, 1971, Moscow, USSR) is a journalist and the former editorial director of "Eksmo" Agency of Bloomberg magazine. From 2009 to 2011, he was the editor in chief of the website Slon.ru. Since 2011, he has been the consultant editor of Media Group Ukraine. Since 2012, has been the chief editor of the Ukrainian edition of the portal Forbes.ua.
Education: Leonid Bershidsky studied but did not finish at the Moscow State Linguistic University, the University of California. He spent a year in France on his MBA in business from INSEAD in Fontainebleau.
Career: In the late 1980s and early 1990s, he worked at the The Philadelphia Inquirer, Newsweek, The Moscow Times, and was the chief editor of "Capital" weekly. From 1999 to 2002, he was the first editor in chief of the newspaper Vedomosti. In 2007, at the invitation of businessman Alexander Vinokourov, Bershidsky went into business as the managing director of "KIT Finance" bank and later as general director of "KIT Finance" investment banking holding. In 2009, Bershidsky became a co-owner and chief editor of the business website Slon.ru. In 2010 he was appointed editorial director of Eksmo publishing house. He became the author of several novels in the genre of art-detective: "Rembrandt must die" (2011), "Devil's Trill, or test Stradivari" (2011), "Eight Faberge" (2012). In 2011, Bershidsky retired from Slon.ru and began working in the Ukrainian magazine consultant project "Focus." In 2012, the edited the Ukrainian web portal “Forbes.UA.". In 2014 after the Russian annexation of Crimea, Bershidsky announced his immigration to Germany. He lives in Berlin and works as a columnist for Bloomberg News. Bershidsky is Jewish. (From Wikipedia, the free encyclopedia).
* * *
Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Xem các bài trên trang Anh ngữ: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net