Lời giới thiệu: Đây là một trang đặc biệt không nằm trong chủ đề nào của "cột mục lục", với mục đích gởi đến độc giả vài chủ đề nhỏ, có thể là: một bài tiểu luận, một tin thời sự nóng, một bài điểm sách, một bức hình, một chuyện vui, một chuyện lạ hay một giai thoại (chính trị, văn chương), nội dung có khác với các bài trong các chủ đề chính. Phần viết trên trang nầy cũng ngắn hơn các bài trong các tiểu mục chính bên trái. Chúng tôi cũng mong đón nhận tài liệu ngắn cho tiểu mục nầy từ quý vị độc giả. Trân trọng. Webmaster.
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 25.6.2017 đến ngày 01.7.2017.
VÌ SAO NGŨ GIÁC ĐÀI QUAN NGẠI NĂNG LỰC QUÂN SỰ CỦA TRUNG CỘNG?
2. Chuyện thương tâm:
3. Hình đặc biệt:
Half Dome at Sunset, Yosemite National Park, California
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 18.6.2017 đến ngày 24.6.2017.
CHÌA KHÓA CHO CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO THÀNH CÔNG CỦA TRUMP
2. Kiến thức phổ thông: Công trình xây dựng điện Parthenon.
Điện Parthenon ở Athens không những là thành tựu kiến trúc xuất sắc và sáng tạo mà còn là biểu tượng về sự độc lập, văn hoá và niềm tự hào của đất nước Hy Lạp.
Điện nổi bật trong một khung cảnh điêu tàn. Năm 480 TCN, người Ba Tư tràn xuốn tấn công thành Athens. Họ phá huỷ các công thự và công trình tưởng niệm, thảm sát người dân thành Athens hàng loạt, cướp phá đền đài và nổi lửa đốt thành. Phải mất 30 năm mới được yên bình, thành Athens bắt đầu tự mình khôi phục thông qua một chương trình đổi mới và tái xây dựng đầy tham vọng cho chính khách Pericles đề xuớng.
Đỉnh cao trong chương trình này là điện Parthenon, khởi công năm 447 TCN, chiếm vị trí nổi bật trên đồi Acropolis nằm trên phần còn lại của ngôi đền xây dựng trước đó. Điện sử dụng như một công trình ca tụng thành Athens cùng những thành tựu đạt được cũng như xem đây là một trung tâm thờ kính nữ thần Athena.
Do các kiến trúc sư Ictinos và Callicrates thiết kế, điện Parthenon kết hợp nhiều yếu tố kiến trúc theo phong cách chưa từng có trước đây...Với kích thước 69,5 x 30,88 m, cùng bệ đỡ hàng cột stylobate gồm 8 cột Doric ở các đầu và 17 cột ở bên sườn, phòng chính hay cella được chia hai. Người ta cho rằng đầu phía Tây là một kho báu trong khi đầu phía Đông lớn hơn đặt pho tượng khổng lồ Athena bằng ngà và vàng, tác phẩm của Pheidias, một điêu khắc gia nổi tiếng nhất của Hy Lạp đương thời. Lối vào điện qua một cổng gồm 6 cột Doric.
Tác phẩm điêu khắc
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của điện Parthenon là tác phẩm điêu khắc chia thành 3 nhóm. Thứ nhất, có các tượng chạm táo bạo trên trán tường hình tam giác ở hai đầu. Thứ hai, 92 “ metopes” hay pa- no hình chữ nhật chạm trổ nông hơn, xen kẽ là nét chìm ba đơn giản hơn chạy vòng quanh ngoại thất của toàn bộ công trình nằm sát bên duới mái hiên. Nhóm sau cùng, nhưng chưa phải hết là trụ ngạch liên tục dài 160m đặt cao phía trên, bên trong dãy cột, quanh quẩn trên cùng của phòng trong cella.
Không có gì phải ngạc nhiên đối với một ngôi đền nguy nga được xây dựng tốn kém như thế, người dân Athens yêu cầu Pheidias thiết kế và giám sát sự phối hợp các tác phẩm điêu khắc này. Ở tít trên các giàn giáo gỗ trên cao, Pheidias cùng ê- kíp thợ của mình làm việc ròng rã trong 5, 6 năm (khoảng 438- 432 TCN) để chạm trổ và tô màu các bức tượng vốn được nhiều thế hệ sau này xem là biểu tượng cao nhất trong thành tựu nghệ thuật Hy Lạp cổ đại, kể cả “ Đá cẩm thạch Elgin” nổi tiếng, di dời khỏi điện Parthenon năm 1801 về nước Anh.
Quá trình xây dựng:
Ngoài các gối tựa mái gỗ, toàn bộ kiến trúc thượng tầng của điện Parthenon - kể cả ngói lợp mái đều được xây dựng bằng đá cẩm thạch đẽo gọt từ các mỏ đá ở núi Pentelicon, cách Đông Bắc Athens 13 km.
Tiến trình xây dựng điện Parthenon bắt đầu ở mỏ đá. Người ta sử dụng một hệ thống gồm nêm và đòn bẩy sắt, chày vồ và sức người để nạy các tảng đá ra khỏi tầng đá. Nơi nào có thể được, thì người ta tận dụng các kẽ nứt tự nhiên, để công tác nạy dời đá dễ dàng hơn.
Chèn nêm vào trong các hốc ở rìa tảng đá muốn lấy, dùng chày vô búa mạnh lên nêm. Cùng lúc, nhiều người dùng đòn bẩy gia tăng lực tác động lên tảng đá cho đến khi tảng đá long ra. Ít nhất phải có bốn người dùng nêm, bốn người dùng đòn bẩy. Thế nhưng, nhiều tảng đá to hơn để làm các khúc đá lắp cột nặng đến 5-10 tấn và mũ cột 8-9 tấn cần đến số người đông hơn.
Có lẽ sử dụng các thanh trượt để kéo các tảng đá khổng lồ ra khỏi khu mỏ đá: đòn bẩy phải đủ lực để nâng đá tảng sao cho rầm có thể trượt bên dưới để tạo thành thanh trượt. Đối với các khúc đá lắp cột có kích thước trung bình, cần khoảng 28 người là đủ sức kéo một tải trọng trên thanh trượt ra khỏi khu mỏ đá đến xe bò để tải đá về Athens.
Tư liệu văn học cho biết, người ta dùng xe bò và la để tải đá từ mỏ về đồi Acropolis. Có lẽ xe bò phải đủ sức để chịu đựng các tảng đá nặng hơn 10 tấn. Muốn kéo khúc đá ngắn lắp cột cỡ trung bình, ít nhất phải cần đến 33 con la và một người điều khiển nhóm, nếu đá to hơn và đường dốc nhiều hơn, phải huy động nhiều người hơn.
Đẽo gọt đá
Nếu không tạo dáng đá tại khu mỏ, phải thực hiện công việc này ngay tại hiện trường theo mục đích và vị trí trong sơ đồ tổng thể. Kết quả, không hề có chuyện hai tảng đá giống nhau. Người ta đưa vào các đường cong và góc nhỏ tuỳ theo tỷ lệ toán học xác định trước, dùng để thiết lập đối trọng và di chuyển trong toàn bộ cấu trúc và để chỉnh sửa tất cả những bất cập về thị giác. Tất cả những đường nằm ngang uốn cong hướng lên trên để tạo thành những mặt phẳng hơi cuốn thành hình vòng cung. Các cột ngoại thất, mũ cột, cùng các tường dài của phòng cella nghiêng hướng vào trong so với chiếu thẳng đứng. Các cột góc cũng nghiêng hướng vào trong, nhưng theo đường chéo góc. Tác động toàn bộ là một cấu trúc đầy sức sống và vững chãi, không có nét tinh xảo này thì công trình có vẻ nặng nề ở phần trên cùng, như thể sắp muốn đổ đối với người xem.
Những người thợ xây có tay nghề chỉ hoàn thiện mặt dưới của các đoạn ngắn lắp cột và các chi tiết khác trong phần đá xây dựng. Những mẫu lồi, những chỗ nhỏ nhô ra có tính toán trên tảng đá, dùng làm tay nắm khi di chuyển và nâng nhấc đá, khi đã vào đúng vị trí, người ta sẽ gọt phần lồi này đi. Sau đó những người thợ xây lại tiếp tục hoàn thiện. Thế nhưng, phải hoàn tất mũ cột trước khi nhắc vào đúng vị trí.
Phải mất 9 năm mới xây dựng xong điện Parthenon, với hơn 230.000 tấn đá tảng được sử dụng. Điều này có nghĩa hơn 70 tấn đá khai thác từ mỏ, vận chuyển, đẽo gọt và di chuyển đến hiện trường mỗi ngày. Thực tế, con số này có thể nhiều hơn vì chưa tính đến các ngày nghỉ và lễ hội tôn giáo, cũng như chưa tính đến vật liệu khác ngoài số đá cẩm thạch. Chúng ta biết các má kẹp bằng sắt được sử dụng để liên kết cả đá tảng xây dựng lẫn tác phẩm điêu khắc, gỗ dùng để lợp mái và sơn các pho tượng cũng như chi tiết kiến trúc. Ngoài ra, các tác phẩm điêu khắc trên trán tường cũng chưa tính đến. Điều chắc chắn rằng ngay cả cách phỏng đoán cực kỳ kỹ lưỡng này, cũng cần đến rất nhiều toán nhân công.
Phải có hơn một toán nhân công để di chuyển đá xây dựng từ xe bò đến khu vực làm việc, trong khi những toán khác dựng thẳng đá vào đúng vị trí. Các toán hoàn thiện các chi tiết kiến trúc khác nhau trên mặt đất và khi đá đã vào đúng vị trí. Đối với một khúc ngắn lắp cột cỡ vừa, tối thiểu phải cần đến 28 người để di chuyển đá trên một thanh trượt từ xe bò đến khu vực làm việc thích hợp. Một người thợ xây đẽo gọt khúc đá lắp cột dưới mặt đất trong khi người thứ hai tiếp tục khâu hoàn thiện khi đá đã vào đúng vị trí. Phải cần đến nhiều người khác dùng cần cẩu kéo và dời đá đến vị trí.
Người ta ước tính rằng xe bò đi từ mỏ đá Pentelicon về đến đồi Acropolis phải mất cả ngày. Nếu mỗi xe chở khúc ngắn lắp cột nặng khoảng 70 tấn, cần ít nhất 9-14 xe, hơn 300 con la, 250 người vận chuyển 18-28 thợ xây cùng hàng trăm người khác khai thác đá và nhấc tải trọng. Thật ra, Athens trưng dụng hầu hết thợ thủ công và nhân công trong thành. Họ phải chịu đựng nhiều năm để chiến đấu, sự tàn phá của các tác động bên ngoài với ý thức quyết tâm cao; đồng thời, đây cũng là dịp tái khẳng định sức mạnh của người dân Athens thông qua sự tuyên truyền của nhà nước. Quy mô và tầm vóc của điện Parthenon củng cố thêm sự thịnh vượng, năng lực và vinh quang của người dân thành Athens.
(Theo 70 kỳ quan thế giới cổ đại)
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 11.6.2017 đến ngày 17.6.2017.
CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG, XEM XÉT NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG. (Phần đầu)
2. Kiến thức phổ thông:
INTERNET LÀ GÌ? AI LÀM CHỦ? (Phượng Nghi)
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 04.6.2017 đến ngày 10.6.2017.
NĂM MƯƠI NĂM SAU CUỘC CHIẾN SÁU NGÀY
2. Một đoản văn:
TÌNH CHIẾN BINH (Trần Ngân Tiêu)
3. Hình đặc biệt:
Núi lửa Halema’uma’u.Hawaii
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 28.5.2017 đến ngày 03.6.2017.
NHỮNG CHỐNG PHÁ BẨN THỈU CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ SAU BẦU CỬ 2016 ĐẾN HIỆN NAY (Khuyết danh)
2. Kiến thức phổ thông: Tại Sao Máy Bay Thương Mại Không Bay Nhanh Hơn?
Kỹ thuật siêu âm không phải là mới mẻ, thế nhưng, cho đến nay, tốc độ các máy bay hàng không dân dụng vẫn không được cải thiện, thậm chí còn giảm đi. Tại sao lại như vậy?
Câu trả lời trước tiên là vì lý do hiệu quả kinh tế. Cụ thể hơn là bay càng nhanh thì càng tốn nhiên liệu.
Theo giới chuyên gia, nếu máy bay tăng tốc độ thêm 10%, thì khối lượng nhiên liệu tiêu thụ sẽ tốn thêm 21%. Tăng tốc độ thêm 40% thì mức tiêu thụ kerozene sẽ tăng gấp đôi. Trong khi đó, tiền mua nhiên liệu chiếm tới 35% tổng chi phí cho một chuyến bay, tức là còn cao hơn cả mức chi cho nhân viên phục vụ chuyến bay, 30%.
Tuy vậy, việc các máy bay hàng không dân dụng giảm tốc độ cũng không chỉ do tiết kiệm nhiên liệu, mà còn do sự phát triển của các chuyên cơ tư nhân hoặc máy bay của các doanh nghiệp. Các máy bay này ngày càng hiện đại và được ưu tiên khi hạ cánh. Không những thế, theo thông lệ hàng không, máy bay hàng không dân dụng sẽ phải giảm tốc độ khi phía trước có các chuyên cơ, máy bay tư nhân. Chẳng lẽ đi chuyên cơ mà lại còn đến chậm hơn là đi máy bay của các hãng hàng không dân dụng?
Ngoài ra, vì lý do thương mại và tạo uy tín, kể từ những năm 1980, các hãng hàng không thường thông báo thời gian bay lâu hơn nhiều phút so với thực tế. Điều này giúp cho hành khách có cảm giác là máy bay đến đúng giờ, hoặc rất phấn khởi khi thấy đến trước giờ theo dự kiến.
Về mặt kỹ thuật, các tập đoàn công nghiệp hàng không hoàn toàn đủ khả năng chế tạo các máy bay dân dụng đạt tốc độ xấp xỉ siêu âm. Tuy vậy, trừ quân đội, đơn đặt hàng loại máy bay này rất hiếm. Năm 1961, tập đoàn Convair của Mỹ đã tung ra loại máy bay thương mại đạt tốc độ Mach 0,91. Tốc độ Mach 1 tương đương với tốc độ âm thanh.
Máy bay Concorde đã từng là niềm tự hào của Pháp. Ở độ cao từ 16 đến 18 ngàn mét, Concorde đạt tốc độ Mach 2,02, tức là hơn hai lần tốc độ âm thanh. Các chuyến bay thương mại được bắt đầu từ năm 1976 và kết thúc vào năm 2003, sau một tai nạn kinh hoàng ở ngoại ô Paris. Do mức độ ngốn nhiên liệu khủng khiếp, máy bay Concorde không hề mang lại lợi nhuận. Trong suốt 27 năm khai thác thương mại máy bay siêu âm Concorde, nước Pháp đã chấp nhận bù lỗ, chỉ vì đó là niềm tự hào về trình độ kỹ thuật cao.
Vào cuối những năm 1960, Liên Xô cũ cũng có máy bay siêu âm Tupolev Tu-144, đạt tốc độ Mach 2,0 ở độ cao 20.000 mét. Máy bay được đưa vào hoạt động từ tháng 12/1975. Hãng hàng không Nga Aeroflot đã rút bỏ loại máy bay này vào tháng 4/1999.
Cho dù giá nhiên liệu có thể hạ, nhưng rất ít hãng hàng không sẵn sàng ưu tiên tăng tốc độ, chấp nhận tốn thêm xăng dầu. Bên cạnh đó, các máy bay siêu âm không được phép bay qua các vùng có dân cư. Những chuyến bay siêu âm thường được dùng cho các tuyến bay qua đại dương, nối liền các khu đô thị giầu có miền duyên hải. Tiếng ồn khủng khiếp, xé không khí như một vụ nổ lớn, khi máy bay vượt qua bức tường âm thanh có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của những người ở dưới đất.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 21.5.2017 đến ngày 27.5.2017.
DONALD TRUMP VÀ CUỘC “NỘI CHIẾN LẠNH” CỦA HOA KỲ (Lâm Viên)
2. Chuyện khoa học: Nếu xem bộ não trưởng thành trung bình của con người là một đĩa cứng thì nó sẽ chứa được bao nhiêu gigabyte?
Terry Mikiten, Thạc sĩ PhD., Phó chủ nhiệm Ban Cao học Khoa học Sinh Y Đại học Trung tâm Khoa học Y tế Texas tại San Antonio trả lời:
Đây là một câu hỏi thú vị, nhưng ngay cả những nhà thần kinh học danh tiếng nhất cũng bất đồng về việc liệu nó có phải là một câu hỏi hợp lý hay không. Một số người cho rằng không thể so sánh giữa việc lưu trữ vật lý các dự kiện trong máy điện toán và việc lưu trữ tin tức trong bộ não con người (hay bất cứ một loài vật nào khác). Một số người thì lại bảo rằng khả năng lưu giữ thông tin của bộ não gần như không có giới hạn, căn cứ vào các phép tính toán về những phương thức khả thi khác nhau mà 100 tỷ neuron - số neuron trong não - có thể kết nối với nhau. Do đó khi tính toán như vậy, bạn sẽ thu được một con số lớn hơn nhiều so với số electron trong vũ trụ.
Nhưng những người khác nói rằng đây không phải là cách suy luận đúng đắn về bộ nhớ, vì không phải mỗi liên kết chỉ lưu được một mẩu thông tin mà thôi. Do đó có nhiều ý kiến khác về việc lưu giữ ký ức trong não cho rằng mỗi liên kết giữa hai neuron có thể tham gia lưu giữ nhiều ký ức khác nhau. Khuôn mẫu này được áp dụng vào máy điện toán và được gọi là mô hình mạng neuron. Nếu bạn chấp nhận giả thuyết này thì số ký ức có thể được lưu giữ thậm chí sẽ còn lớn hơn nữa.
Tóm lại, câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi của bạn là thực sự không có cách nào để so sánh cả.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 14.5.2017 đến ngày 20.5.2017.
2. Chuyện thiên văn: Khi các nhà thiên văn học đưa ra khoảng cách đến một vì sao, có phải họ muốn nói về vị trí ban đầu trước khi ánh sáng của nó đến với chúng ta phải không? Lẽ ra ngôi sao phải tiếp tục di chuyển và khi đó thì nó đã ở một vị trí khác rồi đúng không?
Mike Turner, ban thiên văn học và vật lý học thiên thể thuộc Đại học Chicago, trả lời:
Đúng vậy - vì tốc độ ánh sáng là có hạn nên vào lúc chúng ta nhận được ánh sáng mà ngôi sao phát ra thì nó đã chuyển sang một khoảng cách khác rồi. Nhưng ngay cả ngôi sao nhanh nhất trong thiên hà chúng ta cũng không di chuyển nhanh bằng 0,1% tốc độ ánh sáng. Nghĩa là chúng không dịch chuyển quá 0,1% khoảng cách mà chúng ta đo được. Đối với những ngôi sao thuộc các thiên hà khác thì mọi chuyện thú vị hơn nhiều. Sự chia cắt giữa tất cả các thiên hà đang gia tăng một cách có hệ thống nhờ sự giãn nở vũ trụ, nhiều thiên hà ở xa lại lùi xa nhanh hơn những thiên hà ở gần. Vật thể xa nhất mà chúng ta biết đến, một chuẩn tinh, di chuyển nhanh đến mức khoảng cách giữa nó với chúng ta tăng lên theo hệ số 7,2 kể từ khi nó phát ra ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy hôm nay. Ngày nay chuẩn tinh này cách chúng ta 25 triệu năm ánh sáng. Lúc đầu, nó chỉ cách chúng ta có 3,5 triệu năm ánh sáng mà thôi.
Một khoảng cách 25 triệu năm ánh sáng có vẻ như mâu thuẫn với giới hạn tốc độ ánh sáng của Einstein, vì vũ trụ chỉ mới được tạo thành 14 triệu năm trước mà thôi. Nhưng giới hạn của Einstein chỉ áp dụng trong việc đo tốc độ ánh sáng và những vật chất hữu hình chứ lý thuyết của ông không nói gì về việc vũ trụ có thể giãn nở nhanh đến mức nào. Nhưng lý thuyết này thực sự đã gây lẫn lộn trong việc xác định vị trí "hiện tại" của một vật thể. Không có cách nào đo được một chuẩn tinh xa xôi đang ở đâu vào thời điểm hiện tại. Chúng ta chỉ có thể thấy được khoảng cách quá khứ của nó mà thôi.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 07.5.2017 đến ngày 13.5.2017.
VIỆT NAM: CUỘC CHIẾN GIẾT CHẾT NIỀM TIN
2. Chuyện khoa học: Dùng gián đoạn hay liên tục làm pin hết nhanh hơn?
Một thiết bị chạy pin liên tục 10 giờ liền sẽ làm pin hết nhanh hơn là dùng nó trong 1 giờ, sau đó tắt đi một giờ, 10 lần như vậy. Nguyên nhân là pin có xu hướng khôi phục lại chút ít nếu không bị sử dụng trong một khoảng thời gian.
Dòng điện của pin xuất phát từ các hạt điện tử được sinh ra từ một phản ứng hóa học giữa hai chất. Thời gian nghỉ cho phép các thành phần tham gia phản ứng hóa học quân bình lại.
Dù việc sử dụng liên tục cũng vẫn có sự phục hồi, nhưng không nhiều bằng việc dùng gián đoạn. Sự chênh lệch giữa dùng gián đoạn và dùng liên tục thể hiện rõ hơn ở một thiết bị làm pin nhanh hết, chẳng hạn, một đồ chơi dùng pin để chạy bánh xe so với một chiếc đồng hồ với những cái kim rất nhẹ chạy liên tục.
Việc sử dụng không đúng cách cũng sẽ làm cho pin nhanh bị hỏng, bị chai. Ví dụ, nếu một viên pin được thiết kế để sử dụng trong nhiều giờ nhưng được dùng trong có 10 phút, sau đó đem sạc lại và nếu quá trình này lặp lại vài lần, đến lần tiếp theo viên pin được dùng tới một giờ, nó sẽ hết nhanh hơn so với một viên pin khác cùng loại được sạc đầy đủ, sau đó dùng trong 1 giờ rồi mới được đem ra sạc lại để dùng cho lần sau.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 30.4.2017 đến ngày 06.5.2017.
2. Kiến thức phổ thông:
3. Hình đặc biệt:
3 chiến hạm tuần duyẹn của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa
đang nghỉ bến tại cầu tàu ở BTL/HQ, Sài Gòn
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 23.4.2017 đến ngày 29.4.2017.
TÌNH CẢNH NHỮNG CỰU BINH MỸ TRỞ VỀ TỪ VIỆT NAM
2. Kiến thức phổ thông: Thuyết tương đối là gì?
Thuyết tương đối của Albert Einstein bao gồm 2 lý thuyết vật lý là thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng. Einstein đưa ra một ví dụ rất thông minh để giải thích lý thuyết này: "Khi một người đàn ông ngồi cạnh một phụ nữ xinh đẹp trong 1 giờ đồng hồ thì cũng chẳng khác gì so với một phút. Nhưng để anh ta ngồi cạnh một đống lửa cháy lớn thì một phút đối với anh ta dài hơn bao giờ hết". Đó là thuyết tương đối. Trước Einstein, con người đều tin rằng thời gian và không gian là cố định, không thể thay đổi vì đó là cách họ nhìn con người từ vị trí thuận lợi của con người trên mặt đất. Nhưng Einstein đã sử dụng toán học để chứng minh rằng các điểm tuyệt đối đều hoàn toàn là ảo giác. Ông giải thích, không gian và thời gian đều có thể trải qua những sự biến đổi: không gian có thể co lại, giãn ra hay bị uốn cong, và tỷ lệ mà tại đó thời gian trôi đi có thể thay đổi cũng như nếu có một đối tượng chịu tác động của một trường hấp dẫn mạnh hoặc đối tượng bị chuyển động rất nhanh. Hệ thống định vị toàn cầu GPS có vệ tinh phụ thuộc vào sự đo lường chính xác thời gian để cung cấp vị trí bản đồ trên trái đất là một minh chứng. Các vệ tinh đang chuyển động rất nhanh quanh trái đất với vận tốc khoảng 14.000km/ giờ và nếu các kỹ sư không gian không điều chỉnh giờ của chúng để bù lại khoảng tương đối thì trong vòng một ngày, Google Maps trên điện thoại sẽ đưa cho chúng ta các vị trí cách vị trí thực sự 9,86 km.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 16.4.2017 đến ngày 22.4.2017.
NHỮNG PHỤ NỮ MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM
2. Chuyện phiếm: GIÀN MƯỚP
Chiều nay, một buổi chiều chủ nhật đẹp trời, phải nói là rất đẹp mới đúng. Căn nhà trên triền dốc nhìn xuống thành phố, ánh nắng chiều rực rỡ khắp thung lũng. Bầu trời dường như trong hơn và sạch hơn sau những trận mưa phùn đổ về thành phố; gió mang hơi lạnh về, cây trong vườn, cây trên đường phố đã đổi màu, cho người ta biết mùa thu đã trở lại.
Trong không khí vui tươi đó, căn phòng đầy ắp tiếng cười, những “hội viên” của hội “Tam điểm” đang quây quần trong căn nhà mát (patio) đằng sau nhà (Tam điểm ở đây là 3 điểm chứ không dính dáng gì đến hội Tam Điểm thời Đệ nhị thế chiến).
Những hội viên tôn trọng 3 điểm làm nền tảng xây dựng hội, đó là: “nhất vợ, nhì trời, ba mới tới tôi”. Cũng có thể gọi đó là hội “vivo” (vì vợ). Hội này sinh hoạt rất hòa thuận, “thuận vợ, thuận chồng”. Hôm nay hội nhóm họp để ăn uống.
Trong khi các chị lăng xăng, náo nhiệt trong bếp thì các ông đang túm tụm hút thuốc, lai rai chờ bữa ăn chính. Nhìn quanh khu vườn nhỏ của chủ nhà, miếng vườn tuy nhỏ nhắn mà dễ thương, trong vườn có trồng đủ các loại cây ăn trái, ở góc vườn, bà cụ đã khoanh một góc nhỏ làm một chiếc giàn trồng su su.
Một anh trong nhóm hỏi:
-“Trái su su trồng làm gì, đâu có bổ béo chi đâu, sao không làm giàn bầu, giàn muớp”.
Một anh khác, nhìn theo đồng tình:
-“Ừ nhỉ! Trồng giàn bầu, giàn mướp mình còn thơ thẩn được… Trông lên giàn mướp ra hoa, nhìn xuống sân nhà cúc đã đơm bông…”.
Chưa hết câu thì một ông khác:
-“Thôi cho tôi xin… nhại thơ, nhại phú của người ta đấy à”.
Anh nọ cười huề vốn:
-“Có sao đâu bạn. Tức cảnh sinh tình đấy mà thôi”.
- “Giữ thần hông. Ông mới về thăm bà cụ bên nhà… có gì đâu mà nhớ, mà tức… với cảnh để sanh tình… không khéo ông bị đuổi ra khỏi hội bây giờ”.
- “Sao thế?”.
- “Có gì đâu, dễ quá mà. Câu thơ đó như thế nào các ông cũng biết rồi đấy… bà nhà mà nghe được thì chỉ có nước chết. Bà ấy sẽ hỏi: “Nụ tầm xuân nào? Về Việt Nam có con nhỏ nào nó hớp hồn rồi phải không nào? v.v... và v.v...”.
-“Ông khéo lo thì thôi. Hay là có tật giật mình đấy?”.
Câu chuyện sẽ kéo dài nếu không có sự chuyển mạch của một ông khác.
- “Nè cho tôi hỏi nhé, các ông là nhà báo, nhà văn, nhà thơ… các ông có thể lý giải giúp tôi là tại sao cái nhà là phải đi đôi với mảnh vườn?”.
- “Dễ ẹt. Nhà phải xây trên đất, trên vườn… do đó khi có nhà là có vườn… đơn giản vậy thôi”.
- “Đúng là đơn giản như là đang giỡn vậy”.
- “Đâu có lý nào? Phải có ý nghĩa thâm sâu nào đó chớ”.
- “Có gì đâu. Đời sống dân Việt là đời sống nông nghiệp, trồng trọt, canh tác là chính… thì nhà và vườn phải có thôi”.
- “Ừ nhỉ!”. (Trong nhóm có một anh có biệt danh là anh Ừ Nhỉ. Cái gì cũng ừ nhỉ là xong hết mọi việc)
- “Nhưng các ông này, tôi thấy rằng ông bà ta có mảnh vườn thì hay trồng các loại rau, quả như bầu bí, rau, hành… đủ cả. Nhưng tại sao khi nhắc đến căn nhà, mảnh vườn thì người ta hay nhắc đến cái giàn… như là giàn bầu, giàn mướp nhỉ?”.
“Tới đây mướp lại gặp dưa
Bầu kia gặp bí sao chưa chung giàn?” (Ca dao)
- “Ừ nhỉ!”.
- “Thôi đi cha nội. Ừ nhỉ hoài. Nói gì thì nói ra cho người khác nghe với. Cứ ngồi đó ừ nhỉ, ừ nhỉ…”.
- “Ừ nhỉ". Tôi nói đây này. Ông bạn nói sao lạ thế. Đây này:
“Mồng tơi mướp đắng ớt cà
Bí đao, đậu ván, vốn nhà trồng nên
Anh giúp em đôi quan tám để cho bền
Mượn người lịch sự gánh lên kinh kỳ…".
Có giàn mướp, giàn bầu nào đâu?”
Cái nhà và miếng vườn đi vào đời sống Việt từ ngày xưa. Mảnh vườn không cần lớn, nhưng phải đủ. Trong mảnh đất nhỏ quanh nhà được các bà nội trợ trồng đủ thứ rau. Các ông thì làm giàn trồng các loại quả. Rau và quả đi vào bữa ăn đạm bạc của gia đình. Từ đó, “cây nhà lá vườn” mang ý nghĩa của sự sung túc, no đủ. Vườn ở quê không thiếu một thứ rau đậu nào, lên thành phố đất hẹp người đông, nhà nhà sát vách, vườn thì tráng xi măng, nhưng người Việt vẫn có một chút vườn.
Thói quen đó đi vào đời sống làm nên nếp sống riêng. Đến Mỹ, người Việt đôi khi quên mất những cái “giàn” cho nên nhà ở Mỹ chỉ có cây trái làm kiểng, trong bữa ăn cũng thiếu mất hương vị của các loại trái leo giàn. Giàn đậu, giàn bí, giàn bầu… và giàn mướp. Trái mướp trong bữa ăn ở Mỹ không được thấy nhiều. Thảng hoặc trong các bữa ăn gia đình có món canh mướp, tuy rất hiếm. Trong khi đó, tại siêu thị có bán mướp. Nhưng thực đơn nhà hàng lại thiếu món canh mướp, mướp xào v.v... Mướp là món ăn dân dã, không được ưa chuộng chăng?
Trong thực tế đời sống, trái mướp đã đi vào văn học bình dân qua ca dao tục ngữ:
“Quả dưa gang ngoài xanh trong trắng
Quả mướp đắng ngoài trắng trong vàng
Từ ngày anh gặp mặt nàng
Lòng càng vương vấn, dạ còn ngẩn ngơ”
Mướp đối với dân quê là hình ảnh của thanh bình, ổn định và điền viên. Khi cất nhà, việc đầu tiên là làm một cái giàn, bỏ xuống vài hạt mướp để có cái ăn, vì mướp dễ trồng: “Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt mướp”. Hình ảnh trái mướp trên giàn với những bông hoa vàng lung linh trong nắng sớm, ong bướm dập dìu tạo nên sức sống. Dây mướp, dây bầu là hình ảnh của cuộc sống mới bắt đầu:
“Dây bầu dây mướp cùng leo
Sớm nuôi cha mẹ, nghèo giàu sá chi”
Mướp là loại rau của nhà nghèo? Người trồng mướp với ước mơ ổn định chăng? Giàn mướp là tình yêu? Là hẹn hò? Mướp trong đời sống là hình ảnh:
“Ao sen dàn mướp luỹ tre
Nhắc chi những nỗi đi về năm xưa
Đầu xanh độ ấy đang vừa
Rủ nhau chui lách rào thưa vào vườn”
Mướp là xao xuyến con tim, là đợi chờ mong ngóng đến với nhau của đôi nhân tình thôn giả, ít học nhưng lễ nghĩa đủ đầy. Yêu là yêu quá nhưng chẳng thế nào vượt qua lễ giáo:
“Chiều chiều gọt mướp nấu canh
Thấy anh qua lại bỏ hành lộn om"
hay:
“Mướp hương bỏ ngọn qua rào
Bây giờ gặp mặt biết chừng nào gần em?”
Biết bao nhiêu hình ảnh của đời sống được tượng hình nơi quả mướp:
“Ngọn lang trắng ngọn vắn ngọn dài
Cây thài lài ngả dọc ngả ngang
Cây dưa gang sọc đen sọc trắng
Quả mướp đắng, trong trắng, ngoài xanh
Lòng em ăn ở với anh
Trách cái thân lận đận nên ta đành xa nhau”
Qua sách vở ghi lại, trong kho tàng văn chương bình dân, ca dao, tục ngữ, v.v... mướp được ví von:
“Xanh xanh dây mướp leo rào
Đôi ta mới gặp biết chào sao đây?”
Ta cũng có thể nghe được lời than của mướp hay của con người:
“Bèo than phận bèo nằm trên mặt nước,
Mướp than phận mướp bắc ngọn leo giàn”
Gia đình Mỹ cũng có mướp, nhưng mướp không đi vào bữa ăn. Thế người ta trồng mướp để làm gì? Trái mướp trong tiếng Anh, Mỹ là Luffa, còn một loại khác cùng dòng mướp là mướp khía Angle Type Luffa. Mướp không đi vào bữa ăn, nhưng mướp Mỹ đi vào kinh tế. Người Mỹ trồng mướp để lấy xơ. Nghe lạ? Hãy đi vào các tiệp bán tạp phẩm sẽ thấy “xơ mướp” được dùng ở trong phòng tắm “sponge”. Người Mỹ dùng xơ mướp để chà lưng, chà chân khi tắm.
Trái mướp khi đã già, vỏ khô lại, khi cầm trái mướp già lắc nhẹ ta có thể nghe tiếng khua lọc cọc ở bên trong. Lúc đó, hạt được làm giống, còn xơ làm “sponge”. Lấy trái mướp già ngâm trong một loại dung dịch 10% thuốc tẩy (bleach) và 90% nước khoảng 1 hoặc 2 giờ, đem xả sạch, phơi khô. Thân phận của mướp già là thế.
Mướp trồng bằng hạt, leo giàn, cho hoa vàng và ra trái. Mướp cần nước và nắng. Có thể trồng vào mùa nắng. Trái mướp có chiều dài trung bình là 16”, đường kính là 9”. Khi trái còn non, có thể nấu canh với tôm, thịt hoặc xào. Đặc biệt canh mướp ăn nóng ăn nguội đều ngon, tánh mát bổ tỳ, vị.
Một người bạn của tôi có trồng giàn mướp. Anh nói “Với tôi, giàn mướp là hình ảnh của sự an cư lạc nghiệp. Mỗi chiều khi tắt nắng, ra vườn quanh quẩn bên giàn mướp thấy đỡ nhớ nhà.” Anh còn ước thêm “Nếu được phép mình nuôi thêm đàn gà, tiếng chíp chíp của gà con, tiếng cục cục của gà mẹ vào những buổi trưa hè dưới giàn mướp…không có loại nhạc nào hay hơn, phim ảnh nào tình hơn.” Anh đã vào tuổi “cổ lai hy”, anh muốn tạo dựng cho anh một cảnh quan Việt Nam trên đất Mỹ. Anh đến Mỹ vào năm 75 với đại gia đình, không còn thân nhân, không còn nhà cửa. Anh chọn nơi này làm quê hương.
Tôi cảm được tấc lòng anh khi mơ màng bên giàn mướp. Đèn nhà ai nấy sáng, biết thế nào mà khuyên bảo chia sẻ cho nhau.
Lê Bình
* Bài viết có tham khảo Tục Ngữ Phong Dao của Nguyễn Văn Ngọc và e-cadao.com của Hà Phương Hoài.
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 09.4.2017 đến ngày 15.4.2017.
LIỆU TRUMP VÀ TẬP CÓ THỂ TRÁNH CHIẾN TRANH VÀ ĐẠT ĐƯỢC THỎA THUẬN VỚI BẮC HÀN?
2. Chuyện miền Bắc: CHUYỆN TỤC VỀ MỘT VÙNG THANH (Xuân Vũ)
Trời rét, mặt ao đóng váng. Tôi đang ngủ mê mệt sau một buổi gánh nước dân vận mệt nhừ. Bỗng giật mình. Có tiếng léo nhéo ngoài đường.
Giọng đàn bà lọt qua phên liếp hở hang, rõ từng tiếng:
"Mày ăn l. bà, mày uống nước l. bà."
Bất giác tôi kéo tuột chăn xuống khỏi mép tai để nghe cho rõ. Chuyện gì vậy? Chuyện gì mới sáng đã chào nhau kinh khủng đến thế? Một giọng khác cũng đàn bà nhưng đã sồn sồn:
"Mày giành cả cứt cho bố mày đây hở? Đã đến giỗ tổ tiên nội ngoại mày rồi đấy hở?"
"Phải, cứt béo nên mày mới giật mang về!"
"Của anh đội miền Nam, anh ấy tứa vào đầu chỗ ấy được, tao không giành, tao không giật!"
"Đứa nào giành đứa nào giật bà bắt bà bỏ l. bà, bà khép lại cho chết bố chúng nó."
Càng đối đáp, chữ nghĩa càng thơ mộng hơn và hình như hai đối phương đang tiến lại gần nhau, sẵn sàng xáp chiến.
Bọn tôi là lũ dân tập kết mới từ tàu Arkhangels Liên Xô leo lên bờ Sầm Sơn và cuốc bộ về đây với những đồ lề cõng trên lưng như những con lạc đà bất đắc chí. Người ta bảo cho biết nơi đóng quân là một vùng đã giảm tô từ hồi kháng chiến. Đó là làng Phượng Vỹ có chợ Nghè chợ Phủ cách cầu Hàm Rồng không xa. Tên làng tên xóm và cảnh trí đều đẹp như tranh. Đúng là một bức tranh sơn thủy sống mênh mông, tình tứ: Thanh Hóa.
Những thằng bạn từ ngoài Bắc vô Nam đã khoe với chúng tôi như vậy và khi ra đây, chúng tôi cũng thấy như vậy.
Người ta cũng còn cho biết ở đây đang tiến hành cải cách ruộng đất đợt 3. "Có tên địa chủ lọt lưới X. giả nghèo giả khổ đi ăn xin, chớ có nhầm ném cái gì cho hắn ăn là phạm chính sách. Lại còn một đám con địa chủ bị tống ra khỏi nhà, chúng đi lang thang đụng đâu ngủ đó và ăn cắp kinh hồn!" Đám trẻ này tôi gặp hàng ngày: Những con người đang biến thành súc vật. Còn tên X., sau này tôi biết ra thì hắn chỉ có đâu dăm sào ruộng. Tôi nghĩ, làm chủ một khoảng đất chó ngồi ló đuôi mà là địa chủ, thì dân Nam Kỳ có bao nhiêu địa chủ? (90%). Thì còn ai đấu? Nhưng bởi cái chính sách nó treo lững lơ trước mặt, bọn tôi không đứa nào dám nói gì. Sợ lắm nữa là đằng khác. Ra đường, ngó thẳng như ngựa bịt mắt. Gặp mấy chị đàn bà vén váy tiểu roong roỏng trong chiếc nồi su ở góc sân, miệng vui vẻ "Mời anh đội miền Nam về nhà em xơi nước," cũng không dám đáp, sợ phạm chánh sách.
Ra đây tôi mới được biết nước tiểu cũng dùng tưới rau không bỏ phí của “giời” như ở trong Nam. Thực ra việc dùng những bài tiết của người để bón hoa màu đã thấy V. Hugo nói tới trong một đoạn sách viết về người Tàu, không lạ lùng gì. Có lạ chăng là bây giờ ta mới biết.
Ra miền Bắc thì rõ ràng là ta độc lập rồi: Tây đã rút. Còn Hạnh Phúc thì chánh sách bảo phải đi tới đó bằng "hai chân" của mình. Chân thứ nhất là nông trường thì chờ Liên Xô viện trợ máy cày. Còn chân thứ hai là hợp tác xã thì đang tiến hành mà Thanh Hóa là lá cờ đầu.
Đọc tiếp chuyện nầy, click vào đây.
3. Hình đặc biệt:
Chim đại bàng khoan cổ (Eagle)
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 02.4.2017 đến ngày 08.4.2017.
CÁC TÒA ÁN MỸ KIỂM SOÁT CHÍNH PHỦ NHƯ THẾ NÀO?
2. Đây Nước Mỹ: Xa lộ đắt tiền nhất thế-giới.
Hoa-Kỳ là quốc gia có nhiều cái "nhất thế giới" theo các tổ-chức làm thống kê công-bố. Hệ-thống xa-lộ xuyên bang của Hoa-Kỳ được mô-tả là một thành-tựu lớn của con người, là một trong bảy kỳ-quan của nước Mỹ. Trong hệ-thống xa lộ đó có một xa lộ mới hoàn thành không lâu trước đây, được cho là: Xa lộ đắt tiền nhất thế-giới tính đến thời đó nếu tính theo chiều dài và phí tổn xây dựng trên đất liền. Xa lộ mang tên là Century Freeway (Xa lộ Thế-kỷ) hay gọi đơn-giản là Interstate-105 (viết tắt là I-105, đọc là “one-oh-five”), với chiều dài chỉ có 18,82 dặm (30,29 km), chạy theo hướng Đông Tây, chạy dài từ Los Angeles International Airport, miền Nam của Quận hạt Los Angeles (Southern of Los Angeles County), bắt đầu từ giao-lộ Imperial Highway và Sepulveda Boulevard chạy tới xa-lộ I-605 thuộc thành-phố Norwalk, miền Nam California. Theo tổ-chức Public Roads, I-105 được gọi là "Siêu xa-lộ kỹ-thuật của Los Angeles". Đây là xa-lộ tối-tân và đắt tiền nhất Hoa-Kỳ và cũng là cả thế-giới vào thời xây cất nó vì chỉ có một đoạn nhưng phí tổn lên đến 2,3 tỷ Đô-la, một số tiền khổng-lồ vào thời đó.
Đầu tiên, vào năm 1987 xa lộ được mang tên Glenn Anderson Freeway để vinh danh ông Gleen M. Anderson, là dân-biểu thuộc khu vực South Bay-Mid Cities của quận hạt Los Angeles, là người đứng ra tài-trợ cho kế-hoạch lập nên quỹ tài-chánh để có tiền xây xa-lộ này. Cũng cần nên biết thêm, ông Anderson còn là người bảo-trợ cho việc xây xa-lộ I-880, chạy từ thành phố Oakland, nối dài của xa lộ I-80, xuyên qua các thành-phố Fremont, Milpitas, San Jose rồi tiếp giáp với Highway 17 đi Santa Cruz, tại miền Bắc California. Ông Anderson về hưu năm 1993 và qua đời vào năm 1994.
Chính giữa xa-lộ I-105 còn có một đường hỏa xa không dài lắm mà phí-tổn lên đến 1 tỷ Đô-la, gọi là đường Green Line cùng với 6 lằn đường lưu-thông và 2 lằn đường HOV. Xa-lộ Century Freeway có một giao lộ (interchange) lớn nhất Hoa-Kỳ (nối với Xa-lộ San Diego) vì cao tới 7 tầng, có 7 dặm ramps, với 11 cầu và 2 dặm đường hầm.
Giao lộ Harry Pregerson giữa I-105 với Harbor Freeway I-110
Ở trên mặt đường được thiết-kế những sensor tối-tân nhất vào thời xây dựng nó, các video camera cũng như các máy-móc nối tiếp với hệ-thống computer lưu-thông để các chuyên-viên ở trung tâm kiểm-soát lưu-thông theo-dõi sự lưu-thông, kiểm-soát tốc-độ của các dòng xe cộ lưu-thông, để đáp-ứng nhanh chóng các tai-nạn xảy ra, thong báo trên phương tiện thong tin cho dân chúng biết các biến cố khác thường xảy ra trên xa lộ do đó tránh được nạn kẹt xe. Những thống-kê cho biết mỗi ngày có vào khoảng hơn 230,000 xe lưu-thông trên xa-lộ này, một số lượng không phải nhỏ. Nhờ có xa-lộ I-105 nên làm giảm bớt tình-trạng kẹt xe vào các giờ cao điểm (tiếng Anh gọi là rush hour) ở xa-lộ Santa Monica cũng như các xa-lộ lân-cận, làm giảm thì-giờ trên xe của các tài-xế khi xử-dụng xa-lộ nầy.
Chương-trình xây-dựng xa-lộ này có từ năm 1958 nhưng chỉ ở mức dự trù, đến năm 1968 thì có chương-trình nối thêm vào hệ-thống xa-lộ liên-bang đã có từ trước. Đến năm 1970 hoàn-tất dự-định chương-trình như xa-lộ hôm nay có nhưng đã qua không biết bao nhiêu trở ngại, phải qua nhiều cuộc họp, cuộc bàn thảo giữa chính-quyền, đại diện của cư dân, của các kỹ-sư xây dựng, của các nhà thầu, nhất là các ban ngành liên-quan đến kinh-phí, điều quan-trọng hàng đầu. Vào năm 1972, những nhà bảo-vệ môi-sinh và cư-dân dọc theo hành-lang (corridor) của xa-lộ thưa ra tòa để đóng cửa chương-trình xây-cất. Đến năm 1979, một sắc lệnh chấp-thuận (consent decree) được ban-bố về kích-thước của xa-lộ cùng các chi-tiết khác cũng như thành-lập một chương-trình hỗ-trợ gia-cư và huấn-nghệ cho các cư dân mà xa lộ đi qua. Khi khởi công xây xa-lộ này, chính-phủ bắt các nhà thầu phải bồi thường cho tất cả những người phải rời nhà cửa, các cơ-sở thương-mại phải di-chuyển để xây xa-lộ. Nhà thầu phải xây thêm 5,500 ngôi nhà cho những dân nghèo ở trong vùng; đồng thời mở các lớp huấn-nghệ cho 3,400 người và nhiều chương-trình xã-hội khác để giúp-đỡ cho những người nghèo khổ, trong đó có những người bị bệnh AIDS, các bịnh kinh niên và các chương trình trợ cấp an sinh xã-hội. Phí-tổn cho các chương-trình này lên tới 300 triệu Đô-la vào thời đó, một số tiền không nhỏ.
Công-trình xây-cất khởi công vào ngày 1-5-1982 và sau khi khánh thành, xa-lộ được mở vào lúc 3:13 PM Ngày 12-10-1993. Thật ra, phí-tổn để xây xa-lộ này chỉ tốn 54% tổng-số tiền 2,3 tỷ Đô-la mà thôi. Số tiền còn lại dành cho các chi-phí khác. Việc xây xa-lộ I-105 này đã làm cho Los Angeles bị thiệt-hại rất nhiều về ngân-khoản của thành-phố vì theo luật định, Los Angeles City phải chịu chi-phí theo sự đồng thuận trước.
Phí-tổn xây xa-lộ này quá cao, có lẽ tự hậu sẽ không có thành-phố nào dám bắt chước Los Angeles mà xây xa-lộ ở trong thành-phố hay chạy ngang qua thành-phố nữa. Phí tổn của Century Freeway tính trung-bình là $127 triệu Đô-la cho mỗi dặm đường, được coi là xa-lộ đắt tiền nhất trong lịch-sử xưa nay và có thể cả trong tương-lai. Thí-dụ như nếu so với xa-lộ Pasedena xây vào năm 1940, chỉ tốn có 1 triệu Đô-la cho mỗi dặm đường, chi phí của I-105 cao gấp nhiều lần cho dù tính theo thời giá. Vào những năm 1960, phí-tổn cho mỗi dặm trung-bình là $40 triệu Đô-la mà thôi. Tuy nhiên, tiểu-bang California nổi tiếng là tiểu-bang luôn dẫn đầu Hoa-Kỳ về khoa-học kỹ-thuật, biết đâu trong tương-lai lại sẽ có những xa-lộ đắt tiền, tối-tân hơn xa-lộ Century Freeway ra đời để phục-vụ cho dân chúng California.
Dù phải đi... cày nhiều hơn để đóng thuế cho chính-phủ, có tiền chi phí cho các công cuộc xây cất như vậy, nhưng bù lại, được xử dụng các tiện-nghi, các phúc-lợi tân tiến, hiện đại của xã-hội vẫn sướng hơn. Còn gì khổ sở cho bằng sau 8 giờ làm việc mệt-mỏi, tan sở ra về lại gặp nạn kẹt xe (tiếng Anh gọi là traffic jam) trên xa-lộ khi con ngựa sắt "bò" như rùa, tại sao ta phải tính toán so đo, phải không quý vị? (Lê Chánh Thiêm, San Jose, 1996).
3. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 26.3.2017 đến ngày 01.4.2017.
b. Kiến thức phổ thông: Tại sao một số quốc gia lái xe bên trái?
(Why do some countries drive on the left side of the road?)
Bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng những người La Mã cổ đại có thể đã lái các xe đẩy và xe ngựa của họ ở phía bên trái, và thông lệ này dường như đã được mở rộng sang các khu vực ở châu Âu trung cổ. Nguyên nhân của điều này chưa hoàn toàn chắc chắn, nhưng một số người tin rằng nó phát sinh vì lý do an toàn. Một lý thuyết cho rằng đa số mọi người thuận tay phải, nên việc lái xe hoặc cưỡi ngựa ở bên trái sẽ cho phép họ sử dụng vũ khí với tay thuận của mình nếu họ đối đầu với kẻ thù.
Mãi cho đến những năm 1700, lưu lượng ngựa và xe kéo vẫn còn ít nên quyết định lái xe về phía bên trái hay bên phải thường xuyên thay đổi theo phong tục địa phương. Việc đi về phía bên trái rốt cuộc được pháp luật quy định ở Anh sau khi thông qua các biện pháp của chính phủ vào các năm 1773 và 1835, nhưng truyền thống ngược lại lại chiếm ưu thế ở Pháp, quốc gia ủng hộ việc đi về bên phải vào đầu thế kỷ 18. Hai quốc gia này sau đó đã đưa phong cách đi lại tới các thuộc địa của mình, đó là lý do tại sao nhiều lãnh thổ từng là thuộc địa của Anh như Australia, New Zealand, Nam Phi và Ấn Độ vẫn lái xe bên trái.
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về việc bắt đầu đi lại ở bên phải từ thế kỷ 18 cùng với sự nổi lên của các toa xe vận tải được kéo bởi các đàn ngựa lớn. Vì những chiếc xe này thường không có chỗ ngồi cho lái xe, lái xe có xu hướng cưỡi trên con ngựa sau cùng ở bên trái để dễ dàng kiểm soát đàn ngựa với tay phải của mình. Khi xe kéo trở nên phổ biến hơn, một cách tự nhiên giao thông cũng chuyển sang bên phải để lái xe có thể ngồi gần với trung tâm của đường và tránh va chạm với nhau. Tuy nhiên, một tác nhân gây ảnh hưởng lớn là nhà sản xuất xe hơi Henry Ford, người đã sản xuất hàng loạt mẫu xe Model-T với tay lái bên trái, điều này đã buộc mọi người phải lái xe ở phía bên phải của đường.
Ngày nay, lái xe bên trái vẫn là chuẩn mực ở Anh và nhiều nước thuộc địa cũ của của quốc gia này cũng như ở Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan và một số nước khác. Tuy nhiên, với sự gia tăng của ô tô, nhiều nước đã chuyển sang lái xe bên phải để phù hợp với các nước láng giềng của họ. Canada bãi bỏ việc lái xe bên trái vào những năm 1920 để thuận lợi hóa giao thông đi và đến từ Hoa Kỳ. Trong khi đó, năm 1967, chính phủ Thụy Điển đã dành khoảng 120 triệu USD để chuẩn bị cho các công dân của mình chuyển sang lái xe bên phải.
Evan Andrews (History.com), Lê Thị Hồng Loan dịch.
c. Hình đặc biệt:
Thiên nhiên hùng vĩ
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 19.3.2017 đến ngày 25.3.2017.
TRUYỀN THÔNG BẤT LƯƠNG LÀ KẺ THÙ CỦA NHÂN DÂN HOA KỲ (Phan Nguyên Luân)
b. Chuyện thiên văn: Tại sao lại có cầu vồng?
Cầu vồng là hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp. Khi khoa học chưa phát triển, cầu vồng cũng đã khiến cho con người tin rằng khi cầu vồng xuất hiện ẩn chứa điều kỳ diệu và huyền bí. Trong sách Kinh Thánh Sáng Thế của Thiên Chúa Giáo có ghi chép lại rằng Thiên Chúa đặt cầu vồng trên bầu trời sau trận Đại Hồng Thủy và nói với ông Noah rằng "đây là dấu hiệu của một giao ước mới giữa Thiên Chúa và Trái Đất". Còn đối với người Hy Lạp cổ đại, họ cho rằng cầu vồng chính là nữ thần Iris. Và qua nhiều thế kỷ, các tư tưởng khoa học vĩ đại khác nhau từ Aristotle đến Rene Descartes đều tìm cách để lý giải cho hiện tượng cầu vồng tuyệt đẹp này.
Về căn bản, cầu vồng được tạo ra bởi những giọt nước lơ lửng trong không khí sau một trận mưa. Các giọt nước có mật độ lớn hơn mật độ của các phân tử không khí xung quanh. Chúng ta biết rằng ánh sáng mặt trời đi thẳng nhưng sẽ bị lệch khi đi qua ranh giới các chất có mật độ khác nhau vì vậy khi ánh sáng mặt trời chiếu qua chúng, chúng giống như các lăng kính nhỏ, uốn cong ánh sáng. Đó là hiện tượng khúc xạ. Như vậy những giọt nước ở trong không khí có thể làm khúc xạ tia sáng Mặt trời, nhưng với điều kiện tia nắng phải bắt gặp giọt nước dưới một góc tương đối nhỏ, gọi là góc lệch của cầu vồng (khoảng 40 độ so với mặt đất). Điều đó giải thích tại sao ta lại nhìn thấy cầu vòng vào buổi sáng hoặc buổi chiều, chứ không bao giờ vào buổi trưa. Thật thú vị khi bạn nhìn thấy cầu vồng khi đang trên máy bay, bạn sẽ thấy nó có hình chiếc đĩa hơn là hình vòng cung.
c. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 12.3.2017 đến ngày 18.3.2017.
SỰ THOÁI TRÀO CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
b. Chuyện thiên văn: Mặt trời có khi nào ngừng chiếu sáng?
Câu hỏi nhắc chúng ta liên tưởng đến bài hát "The End of The World" của Skeeter Davis. Trong lời bài hát nữ ca sĩ tự hỏi "tại sao mặt trời vẫn còn chiếu sáng khi người cô yêu dường như đã rời bỏ cô". Ca từ trong bài hát là thực tại xung quanh chúng ta: cho dù mặt trời vẫn chiếu sáng hoặc chim vẫn hót trên cành cây - tất cả đều bền chặt hơn cảm xúc mong manh trong mỗi con người. Cho dù cô gái thất tình trong bài hát cảm thấy bất hạnh khi được sinh ra quá sớm - khoảng 5,5 tỷ năm - đều nhận được hay mất đi một vài thứ trong đời. Đó là thời điểm khi mặt trời, cũng như bao ngôi sao khác, là một lò phản ứng nhiệt hạch khổng lồ, sẽ bị cạn kiệt khí hydro trong lõi đến nỗi bốc cháy như nhiên liệu để tạo ra ánh sáng mặt trời và bắt đầu đốt cháy hydro ở các lớp xung quanh nó. Đó là sự khởi đầu của cái chết của mặt trời mà ở đó lõi của mặt trời sẽ bị co lại và các lớp bên ngoài của nó sẽ nới ra khủng khiếp, biến mặt trời thành một hành tinh đỏ khổng lồ. Ở vụ nổ cuối cùng, mặt trời sẽ "quay chín" hệ mặt trời bằng một vụ nổ nhiệt, biến ngay cả những vùng băng giá thường xuyên nhất của sao Diêm Vương và vành đai Kuiper (tên gọi trước đây là Neptune) thành một lò tắm hơi. Có khả năng các hành tinh trong hệ mặt trời (bao gồm cả trái đất) cũng sẽ bị cuốn vào hành tinh rực lửa này hoặc bị biến thành tro. Trừ khi con người tìm được hành tinh khác để ẩn náu, không ai muốn ở lại để trải nghiệm địa ngục cuối cùng này. Mặt trời ở khoảng nửa tuổi thọ dự kiến của mình đã dần dần nóng lên, và một triệu năm sau tính từ thời điểm hiện tại, mặt trời sẽ sáng hơn bây giờ khoảng 10%. Sự gia tăng bức xạ mặt trời đó đủ đun sôi tất cả các đại dương trên hành tinh của chúng ta.
c. Hình đặc biệt:
Màn lửa khủng khiếp khi Thiết giáp hạm Mỹ USS Iowa BB-61 tác xạ, trong Chiến tranh Cao Ly năm 1950. Ngày nay, hải quân thế giới hủy bỏ loại tàu nặng nề, súng lớn cồng kềnh nầy thay bằng các loại tàu chiến nhỏ, nhẹ, nhanh với các loại hỏa tiễn tiện lợi và hiệu quả hơn.
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 05.3.2017 đến ngày 11.3.2017
CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO “BẪY NỢ” CỦA TRUNG CỘNG
b. Chuyện nước Mỹ: Vài điều về Bưu Điện Hoa Kỳ.
Bưu Điện Mỹ (The United States Postal Service - USPS, còn gọi là Post Office, U.S. Mail hay Postal Service, là một cơ quan thuộc chính quyền Liên bang, có nhiều chuyện cần biết. Trong phần nầy, chúng ta xem qua 2 chuyện “đặc biệt” trong nhiều “chuyện lạ”.
1. Dùng hỏa tiễn chuyển thư: Ngày 8-6-1959 (June 8), tiềm thủy đĩnh USS SSG-317 Barbero của Hải Quân Hoa Kỳ thay thế đầu đạn nguyên tử của hỏa tiễn tuần dương (cruise missile) bằng hai thùng thư bưu điện và từ căn cứ ở vùng biển Norfolk, Virginia, bắn hỏa tiễn này đến căn cứ Hải Quân ở Mayport, Florida. Hai mươi phút sau hai thùng thư đến mục tiêu. Đây là lần đầu tiên và là lần duy nhất Bưu Điện Hoa Kỳ dùng hỏa tiễn để đưa thư.
2. Vài chuyện đặc biệt về USPS: Bưu Điện Mỹ ngày nay mướn nhiều nhân viên xếp thứ nhì trên nước Mỹ (sau Walmart), và là công ty sở hữu nhiều xe hơi nhất thế giới để chuyển thư, với 214,933 chiếc xe. USPS cũng sở hữu phi cơ nhiều nhất để vận chuyển hàng hóa so với các hãng vận chuyển khác trên nước Mỹ và thế giới, ngoại trừ các hãng vận chuyển hành khách. Theo Historian United States Postal Service công bố vào January 2017, năm 1926, USPS có 245.769 nhân viên, năm 2016 có 625.113 người làm việc. Theo luật pháp Mỹ, USPS cũng là cơ quan phải mua bào hiểm sức khỏe cho nhân viên đông nhất nước Mỹ. Số lượng thư, hàng hóa từ Bưu Điện Hoa Kỳ gửi đi cũng là một con số đáng kể: nó bằng 47% tổng số lượng thư từ trên toàn thế giới. Mỗi năm, 155 triệu địa chỉ trên toàn nước Mỹ có dấu chân của nhân viên bưu điện. So với thế giới, phương tiện giao thư của Bưu Điện cũng thật là xuất chúng. Ở Mỹ, ngay cả ngày nay, có những vùng đất của những bộ lạc người da đỏ cấm xe cộ, máy móc,… nói chung các vật dụng của thế giới văn minh đang sử dụng được phép di chuyển, sử dụng… trên vùng đất của họ. Nếu ta muốn gửi thư, hàng hóa đến Khu Đất của người Da Đỏ ở đáy thung lũng của Grand Canyon, khi mà xe hơi, trực thăng bị cấm đến, Bưu Điện Mỹ sẽ dùng lừa dắt bộ xuống đáy vực để giao thư cho ta. Nếu ta muốn gửi thư hay một thùng hàng đến khu rừng hoang dã ở Alaska ư? Bưu Điện sẽ dùng máy bay thả dù xuống, hay dùng xe trượt tuyết gửi cho ta (trước năm 1963 Bưu Điện dùng chó kéo xe trượt tuyết để gửi thư). Nếu bạn muốn gửi thư đến những hải cảng dọc theo sông Magnolia của Alabama ư? Bưu Điện sẽ dùng thuyền gửi thư đến cho bạn. Điều đáng kể là tất cả dịch vụ gửi thư (từ “hạng nhất” (First Class) đến “hạng tư” (Four class)) này đồng giá ở tất cả mọi nơi, không phân biệt ở thành thị hay nông thôn, xa hay gần, khó khăn hay dễ miễn là đồng hạng! (Lê Chánh Thiêm sưu tầm).
c. Hình đặc biệt:
"Bạn chiến đấu", lính Mỹ và quân khuyển, trong lúc dừng quân nghỉ chân.
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 26.02.2017 đến ngày 04.3.2017
NHỮNG CÁI VÔ LÝ TRONG CÂU CHUYỆN DI DÂN
b. Chuyện văn chương:
CHÚT ƯU TƯ VỀ DÒNG VĂN CHƯƠNG TIẾNG VIỆT Ở HẢI NGOẠI (Ngô Viết Trọng)
c. Hình đặc biệt:
Nụ cười sơn cước
Quăng chài
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 19.02.2017 đến ngày 25.02.2017
- TẠI SAO HOA KỲ PHẢI NHẬN DI DÂN BẤT HỢP PHÁP MÀ ÚC ĐÃ TỪ CHỐI? (Nguyễn Thị Bé Bảy)
b. Chuyện đời thường: Tạp ghi: VÀI Ý KIẾN, ĐỀ NGHỊ KHI XỬ DỤNG CÁC DIỄN ĐÀN TRÊN INTERNET.
Sinh hoạt trên nhiều diễn đàn internet trong thời gian qua, chắc chắn ai trong chúng ta cũng thấy có nhiều điều “chướng tai gai mắt” và không khỏi khó chịu vì nó. Dù nói ra hay không, ai nấy đều thấy cần nên chấn chỉnh. Sẽ có nhiều người không vừa lòng {những người "vô tình” nhiều lần, hay "cố ý” khi coi thường việc làm chuyện sai quấy nầy} khi có ai đó nói ra những chuyện nầy. Tuy nhiên, nếu không nói ra, những sự kiện đó cứ tiếp diễn, tạo nên những “khó chịu triền miên” cho nhiều người khác mà số người “thầm lặng” nầy thì đông mà đa số ngại không nói ra, qua ý nghĩ “thôi kệ, sao cũng xong”.
Chúng ta biết rằng một gia đình, nếu mọi thành viên thành công trên trường học, trường đời, trong nhân quần xã hội, v.v… chắc chắn gia đình đó được người khác nể trọng. Tương tự, trên một diễn đàn, nếu mọi thành viên đều có “ý thức” khi xử dụng diễn đàn: dùng ngôn từ chuẩn mực, tranh luận – nếu có – trong tinh thần tương kính và lành mạnh, những tài liệu chuyển gởi cho nhau đều hay, có giá trị, hữu ích v.v… chắc chắn diễn đàn đó có một "chỗ đứng nhất định" trong sinh hoạt giao lưu. Ngược lại, một diễn đàn, chỉ cần vài người “không ý thức” trước việc làm của mình sẽ gieo những khó chịu cho nhiều người; đó là chưa nói đến việc “làm hại” cho nhiều người khác, trực tiếp hay gián tiếp. Tôi sẽ nói đến điều này trong phần sau. Xin đưa ra vài nhận định cùng các đề nghị sau đây:
1. Việc chuyển tiếp (forward) điện thư (email):
Nhiều người “không biết” hay “biết nhưng coi thường” việc forward email đã nhận được mà “quên đi” trong đó có nhiều địa chỉ email của người khác. Một cách gián tiếp, họ đã phổ biến địa chỉ email người khác - mà điều nầy nhiều người không muốn (giống như việc phổ biến số điện thoại, địa chỉ… của người khác mà không hỏi ý kiến người ta trước). Việc làm nầy xem như xâm phạm vào chuyện riêng tư người khác, và nguy hại hơn, phổ biến nầy vô tình cung cấp địa chỉ email của nhiều người khác cho bọn hackers phá hoại máy computer của vô số người khác, mang lại thiệt hại khôn lường. Có khi, 1 email được forward cả chục lần sau, số địa chỉ đưa ra vô số kể: RẤT NGUY HIỂM CHO RẤT NHIỀU NGƯỜI KHÁC!! (Số lần forward được biểu thị bằng số lượng gạch thẳng đứng bên trái textbox của email đó).
Đề nghị: Muốn forward email nào, sau khi nhấn vào “forward”, highlight tất cả địa chỉ email thấy được của người khác trong textbox của email, rồi nhấn delete. Mục đích: xóa các địa chỉ người khác mà chỉ giữ nội dung email mình muốn forward mà thôi. Điều nầy dễ thôi! Lấy motto của Nike: “Just do it!” làm kim chỉ nam.
2. Nội dung 1 email được forward nhiều lần trên cùng 1 diễn đàn.
Nhiều người “không ý thức” được việc làm của mình khi forward 1 email mà nội dung email đó đã có người phổ biến trên diễn đàn nầy rồi. Việc làm nầy tạo khó chịu cho người đọc, làm cho bộ mặt của diễn đàn nó “tầm thường” đi vì sự vô tình hay cố ý của người chuyển. Điển hình, email “13 Hải Quân Trung Tá Hoa Kỳ Gốc Việt được chọn thăng cấp Đại Tá”, có nhiều người cùng forward trên cùng 1 diễn đàn, và nhiều diễn đàn đều gặp phải. Nếu nội dung email đó quan trọng hay cần thiết thì còn có thể chấp nhận chút ít nhưng thuộc loại “xe cán chó” hay “chuyện dài nhân dân tự vệ” thì không nên.
Đề nghị: Muốn forward một email có nội dung gì, ít nhất, nên xem lại chủ đề (subject) các email trên diễn đàn mình mình muốn chuyển, nếu mình không có thì giờ đọc hết nội dung các email nhận được. Nếu thấy chưa thì chuyển, nếu có rồi, XIN ĐỪNG CHUYỂN NỮA.
3. Xin ghi “chủ đề” tài liệu muốn gởi vào ô “subject”.
Nhiều người gởi đi (hay forward) một tài liệu mà ở cột “subject” không ghi gì cả hay có ghi mà không ai hiểu được gì, thí dụ từ ngữ của “đại học Trường Sơn” made in xã… nghĩa). Điều “ghi chủ đề” nầy cần thiết để cho người đọc biết mình muốn gởi tài liệu gì? chủ đề gì? v.v… để người đọc thấy rằng “có cần đọc tài liệu nầy không?” hay tài liệu đó họ đã đọc chưa? Một người thích “đá gà” nhưng không thích chuyện “mèo mỡ”, người thích “văn chương” nhưng lại không thích chuyện “cờ bạc rượu chè”, v.v… nhiều người, nhiều sở thích không giống nhau. Khi đúng chủ đề “ruột”, chắc chắn họ khó bỏ qua và ngược lại. Nếu không ghi chủ đề, đề tài họ không thích đó (do không biết) đã làm mất thì giờ của họ, làm sao họ không khỏi bực mình?!
Nếu lý luận rằng “tôi gởi là việc của tôi, tôi không cần biết ai đọc hay không” thì vô lý quá: “mình gởi cho người khác đọc, đó là mục đích của mình, sao lại có việc không cần người đọc?”.
4. Xử dụng ngôn từ “vừa phải” trên diễn đàn.
Trên một diễn đàn, nếu tất cả thành viên đều tôn trọng nhau trong cách diễn đạt ý của mình qua cách xử dụng ngôn từ, nếu người ngoài có dịp đọc được, chắc sẽ được sự “nể trọng” diễn đàn nầy. Không ai “kính trọng” những kẻ “gieo tiếng ra gãy cây gãy cối, mở miệng thì có ngọn có ngành”, xử dụng ngôn từ “dao to búa lớn”, chửi rủa tục tằn. Trong một cuộc tranh luận hay biện hộ, cho dù đúng 100%, dù cho sự thật như thế, nhưng nếu dùng ngôn từ không “vừa phải”, mặc dù trong thế thắng vẫn nhận sự chê bai của người thứ 3, thứ 4, ngoài đối phương. Chẳng hạn, chúng ta nghĩ sao nếu một người dùng câu “con chó 2 chân” để nói, để gọi một “con người”?
Tưởng cũng nên liên hệ cách dùng ngôn từ, trong vụ cái logo trên Thiệp Mời Đại Hội của một hội đoàn quân đội (có hình giống cờ đỏ sao vàng nằm giữa logo in trên Thiệp Mời), khi nội vụ vở lỡ, bị một số người đưa lên vài diễn đàn phê bình. Thế là có một người trong hội đoàn đó “biện hộ” trong 1 bài viết, có dùng thí nghiệm Pavlov (phản xạ có điều kiện) làm lý luận chính để phản bác lại mọi chỉ trích về hội đoàn của ông ta. Bài của ông ta đã bị “phản ứng ngược” quyết liệt khi ông ta dùng thí nghiệm cho một con chó để áp dụng cho con người. Cho dù nếu ông ta đúng hoàn toàn cũng không thể lấy thì nghiệm đó làm luận cứ trong bài viết. Tôi có đọc được vài lời “ta thán” đáng suy gẫm: “chả lẽ trình độ của 1 SQ … (tên của hội đoàn đó) chỉ có như vậy sao?!, và “quả là quân mất dạy!”.
Đề nghị: Nên sử dụng những từ ngữ xứng hợp trên tất cả các diễn đàn, cho dù với “đối thủ” mình không thích..
5. Phải xác định được “vị trí” của mình và diễn đàn mình đang xử dụng.
a. Mọi thành viên trong một diễn đàn phải biết “chỗ đứng” của mình trên một diễn đàn để có hành động thích hợp, vừa phải. Đừng nên lạm dụng diễn đàn để mưu cầu cho cá nhân mình hay cho phe nhóm mình hoặc được dịp là “xổ” cho vừa miệng của mình mà không cần biết đến người khác.
Trong việc post ý kiến cá nhân, mình phải biết mình ở chỗ nào: nếu là một diễn đàn gồm những người cùng một quê hương, trường học, cảnh ngộ, đơn vị, v.v… và những thân hữu của tổ chức đó, thì một “thân hữu” phải nằm ở “vế dưới” của một đồng hương, một cựu học sinh, v.v…; và tốt hơn hết, theo tôi, vị thân hữu đó nên “xem chơi cho biết” mà đừng nên “tham gia” như một hội viên chính thức để làm “thầy dùi”. Đây không phải là sự phân chia giai cấp nhưng sự thật phải là như vậy, cần phải biết, ý thức điều nầy.
b. Một điều khác nữa, mọi thành viên nên hiểu diễn đàn mình đang tham gia thuộc loại nào? Đem chuyện chính trị, tôn giáo, đảng phái,…vào diễn đàn của một hội “đồng hương”, một trường học v.v… chắc chắn sẽ gặp chống đối, gặp rắc rối. Dùng diễn đàn của một Hội đoàn A để cố xúy, hô hào, vận động… cho một đoàn thể B, đảng phái C, v.v…; chắc chắn sẽ không hay, chưa nói đến chuyện vì cá nhân người post ý kiến sẽ đưa hai tổ chức vào một “cuộc chiến” không cần thiết.
Nhiều người có dịp là “phang” ngay, không cần hiểu là mình “đang đứng” ở chỗ nào?, không cần biết những thành viên của diễn đàn đó có dính líu gì đến “chuyện đó” không. Đó là chưa kể có người còn “hướng dẫn dư luận” đi theo họ, theo phe nhóm họ, truyền-bá một chủ-nghĩa phi-nhân, tuyên truyền hay ủng hộ chủ thuyết Cộng sản, cổ-xúy hay đả phá một cá nhân, đoàn thể, tôn giáo, đảng phái, vi-phạm pháp-luật xã hội, v.v...
Đề nghị: Nên “ý thức” được chỗ đứng và diễn đàn khi sử dụng diễn đàn.
6. Nên chú ý tránh những lỗi “sơ đẳng” trong cách hành văn.
Trong việc sử dụng các diễn đàn, chuyện sơ sót là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, cố gắng tránh những lỗi nhỏ nhặt làm giảm giá trị của nội dung tài liệu muốn chuyển gởi là điều nên làm. Ta cố gắng xem lại những lỗi chính tả, cách hành văn, cách đặt câu của mình trong đoạn văn ta vừa gởi ra, ngoài việc đã dẫn trong mục số 4 nêu trên.
Khi gởi đi một tài liệu, người gởi muốn người đọc nhận được trong sự thoái mái lẫn kính trọng. Chỉ vì những lỗi nhỏ đó làm ngược lại mong ước của mình, có phải uổng công không? Chỉ cần một hạt sạn nhỏ trong chiếc giày ta đang đi sẽ làm cho chân ta khó chịu, huống hồ những sai sót đập vào mắt người khác, làm sao họ không phiền hà. Đó là chưa nói đến việc họ đánh giá thấp người đưa (chuyển) đề tài đó ra.
7. Cần xác định “giới tính” của đối tượng đang nói đến.
Trên lãnh vực giao tế công cộng, ta nên xử dụng từ ngữ thế nào để tránh việc xúc phạm đến giới tính người khác qua việc dùng từ ngữ khi xác định họ. Một người thuộc một giới tính nọ mà ta gọi họ thuộc giới tính kia, làm sao họ không giận? Nếu ta không thể phỏng đoán giới tính của họ qua tên được đăng trên diễn đàn thì ta dùng các từ ngữ chung chung (như: quý vị, hay dung dấu chấm hỏi (?) sau mỗi chữ ông, bà, anh, chị, cô,...) chứ không nên dùng từ ngữ “xác định” (ông, bà, anh, chị), lỡ sai thì nguy hại vô cùng. Còn gì khôi hài hơn khi một vị nữ lưu được một người gọi là “anh” chắc nịch trên một diễn đàn! Ngược lại, một MC, khi giới thiệu một “ông” Hội trưởng của một hội đoàn, lại xướng to trên micro bằng “cô” trong buỗi lễ ra mắt hội đoàn mà ông ta được cử làm MC, khác gì xem vị khách nầy như vừa từ San Francisco (thành trì của giới đồng tính tại Mỹ) đến vậy! Do đó, nếu không biết chắc giới tính của người khác, cách gọi “hàng hai” bao giờ cũng hơn, đó là lời đề nghị vậy.
Trên đây là vài điều ghi nhận cá nhân cùng những đề nghị nhỏ để chúng ta tránh được những sai sót không đáng có trong khi sử dụng các diễn đàn, một phương tiện giao tiếp trong thời đại internet tiện dụng hiện nay. Ước mong chúng ta nên ý thức được những chuyện nhỏ nhặt nêu trên để mang lại sự thoải mái cho mọi người khác khi cùng sinh hoạt trên các diễn đàn. (Lê Chánh Thiêm).
c. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 12.02.2017 đến ngày 18.02.2017
LÝ GIẢI TRẬT TỰ QUỐC TẾ THEO CÁCH NHÌN CỦA TRUMP
b. Kiến thức phổ thông: Về đồng Đô la Mỹ (trích)
(. . . . . . . )
10. Tạo ra (create) tiền (Đô la) & phát hành tiền (emission of bank-note).
Đi vào chi tiết nầy là bước vào “rừng” của những chuyện khó hiểu. Trên nguyên tắc, Bộ Tài Chánh Mỹ đảm trách việc phát hành tiền ở Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, cơ quan nầy chỉ có quyền phát hành tiền “coins” (tiền đúc, tiền cắc, tiền xu), nghĩa là đúc (mint) ra tiền coin mà thôi. Federal Reserve (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, viết tắt là FED) mới có quyền phát hành tiền giấy. (Xem thêm: HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?)
Trên bạc giấy Đô la Mỹ có in hàng chữ “Federal Reserve Note”, trong đó, chữ “note” có nghĩa (Anh ngữ) “a paper acknowledging a debt and promising payment; promissory note”, tức là “tờ giấy nợ”: chính phủ Mỹ nợ FED. Chính phủ Liên Bang cần số tiền chi dùng nhiều hơn số tiền thu vào (như: tiền được đánh vào mọi sắc thuế, từ đóng góp của mỗi tiểu bang cho Liên bang, từ tiền cho các ngân hàng vay, từ tiền lời trong kinh doanh v.v…) nên phải “mượn” của FED, cơ quan duy nhất có quyền in ra tiền. Chính phủ ủy quyền cho Bộ Tài Chánh (The Treasury Department) in “giấy nợ” dưới hình thức “Federal Bonds”, gọi là giấy IOU (I Owe You, chúng tôi nợ anh).
Điều khôi hài cần biết là FED là một cơ quan mang tên là “Liên Bang” (Federal) nhưng không phải của Liên bang mà là một công ty độc lập của tư nhân (a corporation independent privately owned), không dính dáng gì đến chính quyền Liên bang của Mỹ. FED gồm có 12 cái FED Bank địa phương (12 regional federal reserve banks), mà mỗi chi nhánh là sở-hữu của những ngân hàng (bank) tư nhân, thành viên của cái FED địa phương đó. Các FED ở 12 thành phố trên nước Mỹ là: 1- Boston (thuộc tiểu bang Massachusetts-MA), 2- New York (New York, NY), 3- Philadelphia (Pennsylvania, PA), 4- Cleveland (Ohio, OH), 5- St Louis (Missouri, MO), 6- San Francisco (California, CA), 7- Richmond (Virginia, VA), 8- Atlanta (Georgia, GA), 9-Chicago (Illinois, IL), 10- Minneapolis (Minnesota, MN), 11- Kansas City (Missouri, MO) và 12-Dallas (Texas, TX).
Lấy thí dụ FED Bank của New York thì hai đại công ty Citibank và J. P. Morgan Chase Co. nắm đa số cổ phần. Cần biết thêm về ảnh hưởng của ngân hàng ở New York nầy. Citibank của gia-đình Rockefeller và J. P. Morgan Chase Co. là của gia-đình Morgan. Hai đại gia đình này (trong đó có thêm gia đình Harriman, Kutny và Loeby) và 2 gia đình Carnegie & Rothschild là những thế lực lớn, hầu như nắm nền kinh tế nước Mỹ, được nhiều người gọi là “the Robber Barons” (những Nam-tước trộm cắp). Đứng đầu các nhà tài phiệt là John Pierpout Morgan (chết năm 1913) và John Davison Rockefeller (chết năm 1937), hai tay tài phiệt mạnh nhất nước Mỹ thời đó, ngày nay con cháu của họ cũng vẫn "thống trị" hệ thống ngân hàng thế giới nhưng không ra mặt như thời hai nhân vật vừa nói ở thuở sanh tiền.
Ta hãy tìm hiểu trở lui lại lịch sử tiền tệ Mỹ một chút. Ngày 22/11/1910, đại diện và cộng sự của 2 gia đình Morgan và Rockefeller xuất hiện tại câu lạc bộ Jeckyll Island mà John P. Morgan là đồng chủ nhân. Trong số quan khách có thượng nghị sĩ Nelson Aldrich, thông gia của John P. Morgan; cùng với Henry P. Davison, Fank A. Vanderlip, Phó chủ tịch Ngân hàng National City of New York của Rockefeller. Họ đến đó với họ tên giả, đi xe hơi thuê để cùng nhau soạn thảo các văn kiện liên quan đến tài chánh. Trong sáu ngày họ đã viết xong sắc luật ngân hàng - tài liệu sau đó được thượng nghi sĩ Aldrich giới thiệu trước Quốc hội và năm 1913, Cục Dự trữ Liên bang (hay là Ngân hàng Trung ương Mỹ) FED đã được khai sinh qua “Federal Reserve Act” (đạo luật) năm 1913 do Tổng Thống Woodrow Wilson ký. Trong Ban Quản Trị (board) của FED có Bộ Trưởng Bộ Tài Chánh (Treasury Secretary) và Giám Sát Ngân Khố (Comptroller of Treasury) là nhân viên chánh phủ Liên Bang. Tổng Thống Mỹ bổ nhiệm (qua sự chấp thuận của Quốc Hội) ông Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị (Chairman of The Governing Board) của FED, cho nên FED được coi như là một cơ-quan “gần như của chính phủ (chính thức)” (quasi-governmental). Ban Quản Trị này gồm có 7 người với nhiệm kỳ là 14 năm. Theo luật Mỹ, Tổng Thống chỉ có quyền thay thế một người mỗi hai năm. Ban Quản Trị không kiểm soát được cả 12 FED bank địa phương tuy rằng dự luật (bill) H.R. 4316 được đưa ra năm 1975 cho phép chánh phủ có quyền “audit” (soát xét) FED. Tuy nhiên, dự luật nầy chưa thông qua (passed) được để “thành luật” nên kể từ khi thành lập cho tới nay, Cục Dự trữ Liên bang FED chưa bị chánh phủ Mỹ “audit” lần nào. Nhiều người Mỹ thường ví FED như một con “hydra”, [theo thần thoại, là một con rắn có 9 cái đầu, nếu chặt đầu này thì nó mọc đầu khác, có nhiều cái vòi (tentacles) rất dài để bắt mồi từ xa]. Quả thật, hydra FED “bị chặt đầu” nhiều lần trong dĩ vãng nhưng sau mỗi lần đó nó sống lại với một cái tên khác.
Nếu nói về lịch sử tiền tệ của Mỹ là một “thiên trường ca” với nhiều tình tiết éo le, ly kỳ, gay cấn, hấp dẫn v.v…, qua nhiều “cuộc chiến sống còn” giữa một bên là những người nắm vận mạng nước Mỹ trước và sau ngày tuyên bố độc lập (tức chính quyền Liên bang) đối đấu cùng phía kia là các tay tài phiệt; là “cuộc tranh đấu gay cấn” giữa chính quyền Liên bang với các “đại gia” của mẫu quốc (nước Anh), Hòa Lan,…qua những cái tên đã đi vào lịch sử: ”Boston Tea Party”, “Bản Tuyên Ngôn Quyền Của Người Mỹ Có Đóng Thuế”, “British bankers”, “England Bank” “US Bank”, “First US Bank”, “Second US Bank”… Trong lịch sử các cuộc chiến nầy, vị tổng thống thứ 7 của Mỹ, Andrew Jacksaon (1829-1837), là người quyết liệt nhất, đã tuyên chiến với giới tài phiệt tiền tệ, giới chủ nhà băng trong vấn đề tài chánh; đến nỗi ông cử đến vị Bộ trưởng Tài Chánh thứ 3 mới “dám” thi hành lệnh của ông nhưng bị giới “tài phiệt ngân hàng” vận động hành lang (lobby) với quốc hội Mỹ để không đồng ý bổ nhiệm ông Bộ trưởng này. Thêm vào đó, họ gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế bằng việc siết chặt sự cung cấp tiền để tạo ra xáo trộn về tài chánh để đổ tội Tổng Thống Jackson cùng với việc một năm sau đó TT Jackson bị mưu sát bằng 2 phát đạn nhưng ông thoát chết. Tập đoàn tài phiệt tiền tệ tạo ra sự thiếu hụt tiền bạc để khuynh loát và buộc chính phủ thi hành theo điều kiện có lợi cho họ. Tuy vậy, sau cùng thì TT Jackson đã chiến thắng. Trước đó, Tổng Thống Thomas Jefferson (1801-1809) vị TT thứ 3 từng thấy cái nguy hại cho đất nước và gọi liên đoàn các nhà bank (the banking cartel) là “con quái vật ăn thịt người có cái đầu của con hydra”. Ông còn nói: “Nếu dân Mỹ để cho nhà bank kiểm soát việc phát hành tiền tệ của mình, thì trước hết bằng sự lạm phát (inflation) rồi bằng sự kém phát (deflation) các nhà bank và các công ty (corrporations) sẽ phát triển và tước đoạt hết tài sản của dân, thì con cháu chúng ta sẽ thức dậy vô gia-cư trên cái lục địa mà cha mẹ của chúng đã chiếm được”.
Vị tổng thống dám chống lại “tập đoàn tài phiệt tiền tệ” hay “con quái vật tài chánh” sau TT Jefferson là TT. Abraham Lincoln (1861-1865), vị TT thứ 16 của Mỹ. Sau khi ông đắc cử thì xảy ra nội chiến Nam - Bắc (The Civil War) vì vấn đề “Nô-lệ” (Slavery). Các nhà bank ở miền Đông (thuộc về Union) đề nghị cho chánh phủ vay $150 triệu với phân lời từ 24 tới 26%. Thấy vậy, Lincoln từ chối và quyết định chánh phủ sẽ tự in tiền tên là “United Note” mà dân chúng gọi là “Greenback” (phía sau in màu xanh). Tiền nầy không phải là một giấy nợ (IOU) với cam kết trả lại bằng vàng hay bạc mà là một tờ giấy chứng nhận công lao. Lãnh lương là lãnh giấy chứng nhận công lao để mua thức ăn đồ dùng, trao giấy chứng nhận công lao của mình để nhận lấy món hàng được sản xuất với người bán. Tiền được chính phủ in ra theo nhu cầu của dân, do dân và vì dân nên trong 4 năm tại chức, T.T. Lincoln đã làm được những thành quả to lớn mà việc chống lại tập đoàn tài chánh là điểm then chốt. Ta có thể kể những thành quả trong thời Lincoln lãnh đạo nước Mỹ: biến Hoa-Kỳ thành một quốc gia kỹ-nghệ khổng lồ (industrial giant), kỹ nghệ thép (steel industry) được thành lập, xây dựng và võ trang quân đội lớn mạnh, thành lập hệ thống đại học miễn phí, làm nên hệ thống hỏa-xa xuyên lục-địa, lập nên bộ máy hành chánh cho vùng Miền Tây vốn là vủng hoang dã (wild West), tăng mức sản xuất lao động (labor productivity) từ 50% lên đến 75%...ngoài việc giải phóng mấy triệu người da đen nô lệ.
Ảnh hưởng của những thành viên trong gia đình nhà Morgan và Rockefeller rất lớn, ngay cả những người đã từng giúp việc cho họ. Điển hình là ông Alan Greenspan (1), trước khi làm “xếp” FED, ông ta từng là ủy viên trong Ban điều hành Morgan Guarantee Strust Company, ngân hàng chính của gia đình Morgan. Ông Paul Volcker, người tiền nhiệm của Greenspan, nhiều năm là cố vấn kinh tế của tập đoàn dầu lửa Exxon và ngân hàng Chase Manhattan của gia đình Rockefeller. Quyền lực của FED rất lớn trong cán cân quyền lực Mỹ giữa chính trị và kinh tế. Hội đồng quản trị Cục Dự trữ Liên bang không chịu sự kiểm soát cũng như không hề có trách nhiệm phải giải thích những quyết định chi tiền như thế nào với bất cứ cơ quan nào của chính phủ Mỹ. Giáo sư Murray N. Rothbard, nhà kinh tế (đã qua đời), một trong số những nhà lý luận chính của trường phái Kinh tế cho biết ý kiến: "Không phải CIA, mà chính Cục Dự trữ Liên bang FED là cơ quan chính phủ hoạt động mờ ám nhất ở Mỹ".
Điều đặc biệt là chính tổng thống đề cử và được Thượng viện Mỹ thông qua danh sách 7 thành viên Hội đồng quản trị FED, nhiệm kỳ 14 năm, thủ tục tương tự với chức danh Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, điều khác hơn là nhiệm kỳ chỉ có 4 năm. Sẽ không ngạc nhiên khi Cục dự trữ Liên bang tìm mọi cách che giấu những gì diễn ra sau lưng họ. Năm 1993, thượng nghị sĩ Texas, ông Henry B. Gonzales, đã đưa ra Quốc hội dự luật, theo đó sẽ đề ra một số biện pháp nhằm công khai hóa hoạt động của FED, trong đó có kiểm toán độc lập FED và cần phải ghi lại hình ảnh các phiên họp của Hội đồng Quản trị FED. Dự luật đã bị bác bỏ ngay, trong đó có Tổng thống Mỹ. Ông Bill Clinton đã viện lý do: "Việc chấp nhận đạo luật như thế có thể làm suy giảm lòng tin của thị trường đối với Cục Dự trữ Liên bang"(?!).
Phần ông Ben Bernanke, từng là một trong những người ủng hộ hăng hái nhất chủ trương “minh bạch hơn hoạt động của FED” khi ông còn giảng dạy kinh tế tại Đại học Priceton nhưng khi trở thành sếp Ngân hàng trung ương (năm 2007), ông ta quay ngoắt 180 độ quan điểm của mình. (Hết trích)
Trích trong bài "Đồng Đô la Mỹ", xem chi tiết tại đây)
Xem thêm: Cuốn sách "QUÁI VẬT ĐẢO JEKYLL: LẬT LẠI HỒ SƠ CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ"
c. Hình đặc biệt:
Máy in bạc tại Cục Khắc Dấu và In Ấn Mỹ (Bureau of Engraving and Printing, BEP)
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 05.02.2017 đến ngày 11.02.2017
THẾ GIỚI ĐANG TIẾN VÀO KỶ NGUYÊN SIÊU BẤT ĐỊNH
b. Chuyện khoa học: Tại sao trạm Không Gian của Trung Cộng không hoạt động được lâu dài như của Mỹ?
Trái đất chúng ta có ngày dài khoảng chừng 12 giờ và đêm là 12 giờ. Vì trạm không gian bay ở quỹ đạo thấp (low orbital) nên Trạm không gian có ngày dài khoảng 60 phút và đêm là 30 phút. Vì trên không gian có nhiều tia sáng tử ngoại, Cosmic ray, tia sét đánh… và Plasma… do dó các đồ điện tử phải đặc biệt (Hardness, double screen) và tối thiểu phải có 100KRad mới chịu nổi các khắc nghiệt của cosmic ray.
Trong trạm không gian, nếu chúng ta hắt xì hơi mà không kịp che miệng thì nước miếng văng ra và nhảy như cào cào (bouncing back and forth!)
Chế cái cầu tiêu trong trạm không gian là cả một vấn đề nhức đầu… người ta phải chế các máy hút (Vacuum), máy hút yếu thì nước văng ra tùm lum, nhảy như cào cào còn nếu máy hút mạnh thì nó kéo cả “bộ lòng chay” ra ngoài!
Chế cái cầu tiêu là “tuyệt mật Hi-Secrete” vì Trung Cộng không chế được là không ở lâu được, sau vài hôm là phải bịt mũi trở về trái đất.
Cái máy giặt cũng là một trong cái nhức đầu, vậy xin các bác động (nhưng không đậy) não design tí coi nào!
Ở dưới đất, dây lạnh (Negative-Return & Chassis) nối vào dây đất (EarthGround) nhưng ở trên tàu vũ-trụ, (Space ship), tại môi trường Plasma, dây nóng (Positive) nối vào vỏ phi thuyền (Chassis), có mỗi chuyện này mà NASA phải trả cho một viện đại-học 200 ngàn dollars để research!
Còn về Vệ-tinh, hầu như tất cả Vệ-tinh bay theo đường xích-đạo. Khó nhất là chế vệ-tinh bay theo đường bắc cực và nam cực vì từ-trường bắc cực và nam cực rất mạnh làm mất data information nên phải dùng magnetic compensate method mà từ trường làn onlinear! Tới năm 2005, chỉ có chế và launched đươc 1 cái mà thôi.
Chế Vệ tinh viễn thông rẻ hơn vệ tinh G-Synchronous, đồ điện tử của vệ tinh viễn thông chỉ cần 100kRad tới 150Krad là đủ sống cho 10 năm tới 15 năm và bay ở low orbital còn đồ điện tử của vệ tinh G-Synchronous cần trên 300kRad và bay ở quỹ đạo cao (high orbital 35,786km; 22,236Miles)
Nói về trạm không gian của Trung Cộng, đồ điện tử của Trung Cộng là Transistor bình thường chỉ có 5Krad tới 10Krad là cùng nên thời gian sống vài năm là cùng. Mấy tháng trước đứa em dại Bắc-Hàn thử bom nguyên tử làm đám “mây Ion” bay lên làm hư hay yếu đi mấy cái vệ-tinh rồi!
Hôm nào đó có người nói rằng "Trung Cộng sẽ dùng tia sáng Laser chiếu lên Vệ-tinh Mỹ", xưa rồi! Vệ tinh mới bây giờ có thể “lánh sang chỗ khác - Moving Target” khi biết tia sáng Laser chiếu lên! Trung Cộng chưa chế ra được Atomic clock, và vẫn dùng Atomic clock và hằng số Pi của Mỹ, khi chiến tranh xảy ra, Vệ-tinh Mỹ sẽ tắt đài (Channel) hay cộng trừ đi vài chục độ, hỏa tiễn của Trung Cộng sẽ bắn sai và rơi xuống biển hết nếu đã may mắn thoát khỏi hỏa tiễn Patriot (PAC-3) hay hỏa tiễn Thaad của Mỹ.
(Andrew Trần)
c. Hình đặc biệt:
Vệ tinh do thám hồng ngoại tiên tiến nhất thế giới GEO-1 của Mỹ
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 29.01.2017 đến ngày 04.02.2017
LỊCH SỬ CHỦ NGHĨA WAHHABI VÀ SỰ TRỖI DẬY CỦA ISIS
b. Chuyện suy gẫm: Một bài viết dành cho những người Việt tại hải ngoại: QUÊ NHÀ, QUÊ NGƯỜI, QUÊ MỸ, QUÊ VIỆT NAM
Phát Trần Nguyên
Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi bảy của một người tị nạn.
Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.
Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi.
Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm.
Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm vẫn có vấn đề, đôi khi nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị chê là nói tiếng Anh bể (broken English). Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài, tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc.
Nhưng khi bước vào nhà tôi, từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi là người San Jose hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà.
Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội; người ở Hải Phòng, Hải Dương vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam.
Tôi ở Mỹ tìm về Việt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan, có gặp lại họ hàng nước mắt khôn cầm thì khi thăm viếng, hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự nhiên: chị đâu có phải là người Việt nữa, bây giờ chị là người Mỹ rồi, chắc cái này không hạp với chị, cái kia chị không ăn được, cái nọ chị không biết đâu.
Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào cho đúng. Cứ cãi tôi vẫn Việt, hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không, cả hai cùng sai cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ở Việt Nam thì ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người Việt Nam chính gốc. Rằng tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước, đồng bào. Tình thương thì nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi, tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi… nghĩ lại.
Tôi đã đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối tình chết tức tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước, xương thịt của người tôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than, bị đuổi mộ như đuổi nhà, đã trả bổn phận đó thay tôi rồi. Không đủ hay sao?
Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi những người ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn phận công dân.
Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi chiều mưa mùa thu; hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả, đứng trong nhà nhìn ra mặt hồ, tôi cảm nhận được nơi mình đang hiện diện không phải là quê mình, không phải nước mình.
Chẳng có một lý do gì cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng. Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà mình ở Trần Quý Cáp, nhà anh ở trước rạp ciné Eden đứng trú mưa với nhau.
Nước ở hồ San Jose trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằng mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu. Những lúc đó tôi bất chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vì những cái bóng Việt Nam thật mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình. Và kỳ diệu làm sao, những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình đang ở Mỹ. Chắc tại tôi là người Việt Nam.
Lại có những lần ở Việt Nam, tôi bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình cũng biết mình từ đâu đến và đang đi lạc. Tiền bạc tính hoài vẫn sai. Nhiều khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn là quê hương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưng sao không giống Việt Nam của mình, hình như đã có điều gì rất lạ.
Ngôn ngữ Việt thì thay đổi quá nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là “ấn tượng”. Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.
Ngửng mặt lên nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi trẻ, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng hoang mang quá đỗi, và thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô hình giữa mình và quê hương đất Việt. Chắc tôi là người Mỹ!
So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thời gian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ, hai con số đó đã gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn. Ở trong nước có bài hát nổi tiếng “Quê hương mỗi người có một, như là chỉ một mẹ thôi”. Nhưng có người lại nói: Nơi nào mình sống ở đó suốt một quãng đời dài, có những người thân chung quanh mình, hưởng những ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là quê hương mình. Như vậy thì tôi có một hay hai quê?
Tôi sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen.
Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc, dù mình có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam mình đều lạc chỗ cả.
Tôi nhớ mấy năm trước có lần trò chuyện với mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ nhau theo đạo Công giáo. Găp tôi, cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khi chết thì đi đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì cho anh ấy vào, vì anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và không may, cụ bị Alzheimer. Vậy là cụ không còn minh mẫn để lo con mình không có chỗ dung thân cho phần hồn. Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái thân cỏ bồng!
Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt, nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!
Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa về người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa. Hồi đó sao mà mình thương những ông già trong thơ đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác như mình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình.
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.
"Khi về đổi họ thay tên.
"Núi chùng bóng tủi, sông ghen cạn dòng".
Phát Trần Nguyên
c. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 22.01.2017 đến ngày 28.01.2017
TƯƠNG LAI CỦA XE TỰ LÁI (Phạm Vũ Lửa Hạ dịch)
b. Chuyện suy gẫm: MỘT NGÀY ĐẶC BIỆT
Đây là một mẩu chuyện thật:
Bạn tôi mở ngăn tủ của vợ mình và lấy ra một gói nhỏ… Gói kỹ càng trong lớp giấy lụa. Anh bảo:
"Đây không phải là gói đồ bình thường, đây là một chiếc áo lót thật đẹp."
Anh vứt lớp giấy bọc và lấy ra chiếc áo lót mịn màng.
"Tôi mua chiếc áo này tặng cô ấy, lần đầu tiên chúng tôi sang New York, cách đây 8 - 9 năm rồi, nhưng cô ấy chưa bao giờ mặc!". Cô ấy muốn dành cho một dịp nào đặc biệt. Vậy thì hôm nay, tôi nghĩ là dịp đặc biệt nhất rồi."
Anh đến cạnh giường và đặt gói áo ấy cạnh những món đồ mà tí nữa sẽ được bỏ vào áo quan mà liệm. Vợ anh vừa mới qua đời! Quay sang tôi, anh bảo:
"Đừng bao giờ giữ lại một cái gì mà chờ cơ hội đặc biệt cả. Mỗi ngày sống đã là một cơ hội đặc biệt rồi!"
Tôi suy đi nghĩ lại câu nói này, và nó đã thay đổi cuộc đời tôi. Hiện nay tôi đọc sách nhiều hơn trước và bớt dọn dẹp nhà cửa. Tôi ngồi trước mái hiên mà ngắm cảnh chứ không buồn để ý đến cỏ dại mọc trong vườn. Tôi dành nhiều thì giờ cho gia đình và bạn hữu hơn là cho công việc. Tôi hiểu rằng cuộc đời là những cảm nghiệm mình cần phải nếm. Từ ngày ấy, tôi không còn cất giữ một cái gì nữa. Tôi đem bộ ly pha lê ra sử dụng mỗi ngày; tôi mặc áo mới để đi siêu thị, nếu mình bỗng thấy thích. Tôi không cần dành nước hoa hảo hạng cho những ngày đại lễ, tôi xức nước hoa khi nào mình thấy thích.
Những cụm từ như “một ngày gần đây” và “hôm nào” đang bị loại khỏi vốn từ vựng của tôi. Điều gì đáng bỏ công, thì tôi muốn xem, muốn nghe, muốn làm ngay bây giờ.
Tôi không biết chắc là vợ của bạn tôi hẳn sẽ làm gì nếu cô ấy biết trước rằng mai đây mình không còn sống nữa. (một ngày mai mà tất cả chúng ta xem thường). Tôi nghĩ rằng cô ấy hẳn sẽ mời mọi người trong gia đình, mời bạn bè thân thích đến. Có thể cô sẽ điện cho vài người bạn cũ và làm hòa hay xin lỗi về một chuyện bất hòa trước đây. Tôi đoán rằng cô ấy sẽ đi ăn các món Tàu (vì cô rất thích ăn đồ Tàu!)
Chính những chuyện vặt vãnh mà tôi chưa làm khiến cho tôi áy náy, nếu tôi biết rằng thì giờ tôi còn rất có hạn. Tôi sẽ rất áy náy vì không đi thăm một vài người bạn mình cần phải gặp mà cứ hẹn lần hồi. Áy náy vì không nói thường hơn với những người thân của mình rằng mình yêu thương họ. Áy náy vì chưa viết những lá thư mà mình dự định “hôm nào” sẽ viết.
Giờ đây, tôi không chần chờ gì nữa, tôi không hẹn lại và không cất giữ điều gì có thể đem lại niềm vui và nụ cười cho cuộc sống chúng tôi. Tôi tự nhủ rằng mỗi ngày là một ngày đặc biệt. Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút đều đặc biệt cả.
Nếu bạn nhận được thư này, ấy là vì có một ai muốn điều hay cho bạn, và vì bạn cũng có quanh mình những người bạn quý yêu. Nếu bạn quá bận đến độ không thể dành ra vài phút gửi đến cho ai khác và tự nhủ: “mai mốt tôi sẽ gửi” thì mai mốt đó có thể là một ngày thật xa hoặc là bạn không bao giờ gửi được.
Bạn nghĩ thế nào? (Khuyết danh).
c. Hình đặc biệt:
* * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 15.01.2017 đến ngày 21.01.2017
CHỦ NGHĨA DÂN TÚY, QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI
b. Chuyện nhân gian:
HỒNG THẤT CÔNG TÁI THẾ VÀ ĐÀN CON (Đoàn Xuân Thu)
c. Hình đặc biệt:
Huấn luyện ngựa, bức ảnh chụp ở Bayankhongor, Mông Cổ.
Photo: Beniamino Pisati.Chủ đề: "Hành trình và sự phiêu lưu".
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 08.01.2017 đến ngày 14.01.2017
NHẬN ĐỊNH VỀ CHIẾN LƯỢC HỢP TÁC LỰC LƯỢNG TRÊN BIỂN THẾ KỶ 21
b. Chuyện cơ thể con người:
a. Tại sao con người lại có những phản ứng khác nhau với cùng một mùi vị?
Lera Boroditsky, giáo sư khoa học nhận thức tại Massachusetts Institute of Technology (MIT) trả lời:
Sự khác biệt về di truyền có thể đóng một vai trò quan trọng. Một số người tự nhiên cảm thấy một loại hóa chất nào đó hoàn toàn không phân biệt được mùi vị, trong khi những người khác cảm nhận chúng hơi đắng hoặc quá đắng. Nghiên cứu cho thấy rằng những người nhạy cảm nhất – những người cảm thấy vị đắng nhiều nhất – có mật độ nụ vị giác trên lưỡi cao hơn những người chỉ có cảm giác nhạt nhẽo. Những "chuyên gia nếm" này cảm thấy thật khó chịu hoặc thậm chí thật khốn khổ khi phải ăn hay uống cà phê, ớt hoặc một số loại phó mát của Thụy Sĩ chẳng hạn, dù những người khác có thể nuốt chúng vào bụng mà không gặp vấn đề gì.
Kinh nghiệm cá nhân cũng góp phần hình thành sở thích mùi vị. Vì những món ăn đầu tiên được nếm cũng ảnh hưởng đến mùi vị ưa thích của chúng ta nên những món ăn do mẹ hiền nấu luôn có vẻ ngon nhất. Sự khác biệt về văn hóa cũng tham gia vào quyết định của bạn trong việc đánh giá cá trích muối, gan băm hay cải bắp lên men là những món ăn tuyệt vời hay những món bạn sẽ né tránh bằng mọi giá. Cuối cùng, thức ăn ngon hay dở còn tùy thuộc vào hoàn cảnh. Ăn kem vào một ngày mùa hè nóng nực ngon hơn nhiều so với giữa mùa đông. Một chai rượu trắng sẽ rất tuyệt khi đi kèm với vài chục con hào nhưng sẽ rất tệ hại khi uống chung với món sườn nướng. Và dĩ nhiên, mọi chuyện còn phụ thuộc nhiều vào việc bạn đã ăn bao nhiêu rồi. Khi no bụng, bạn khó thưởng thức cái ngon của món ăn.
b. Tóc trên đầu liên tục mọc dài ra nhưng lông trên người thì không. Điều gì quy định lông và tóc phải dài bao nhiêu?
Julianne Dunphy, nhà nghiên cứu ban Sinh hóa và Sinh lý thuộc Đại học California tại San Francisco, trả lời:
Lông tóc được tạo ra nhờ những cơ quan nhỏ dưới da gọi là nang. Tất cả các nang đều trải qua ba giai đoạn: anagen, giai đoạn phát triển tích cực; catagen, một giai đoạn ngắn kế tiếp, khi đó lông và tóc phát triển chậm lại; và telogen, giai đoạn phát triển cuối cùng. Cuối giai đoạn telogen, lông tóc rụng và những sợi mới bắt đầu mọc lên.
Giai đoạn anagen ở tóc kéo dài từ bốn đến tám năm còn giai đoạn telogen chỉ có hai đến bốn tháng. Kết quả là tóc có rất nhiều thời gian để phát triển. Lông mày, lông tay và lông ở những bộ phận khác trên cơ thể có giai đoạn phát triển anagen ngắn hơn, từ một đến sáu tháng, sau đó là hai đến bốn tháng cho các giai đoạn còn lại. Đó là lý do vì sao những sợi lông này ngắn hơn và dường như có độ dài không đổi.
c. Hình đặc biệt:
Lighting Up the Night. Photo by Manish Mamtani
* * * * * *
a. Tài liệu cần biết: của tuần lễ từ 01.01.2017 đến ngày 06.01.2017
THẾ GIỚI NĂM QUA: TỔNG HỢP THỜI SỰ NĂM 2016
b. Chuyện người chuyện ta: Anh ngữ tại Pháp.
Có thể nói nước Pháp là một quốc gia cưỡng lại sự áp đặt của tiếng Anh trong mọi giao dịch. Có lẽ vì tự ái dân tộc, và cũng có lẽ vì người Pháp bảo thủ và không thích học thêm tiếng nước ngoài? Hàng năm chính phủ Pháp vẫn chi tiêu hàng trăm triệu Mỹ kim cho các chương trình hỗ trợ tiếng Pháp ở nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia thuộc địa cũ, trong đó có Việt Nam.
Người Pháp đã từng hãnh diện về văn minh, văn hóa của họ. Họ vẫn còn đang tự hào về một sắc dân thuần chủng gaulois, văn minh nhất thế giới ở thế kỷ 21 nầy. Họ cũng đã phủ nhận Anh ngữ như là một ngôn ngữ của toàn cầu. Hậu quả, dân Pháp là một trong những dân tộc kém ngoại ngữ trên thế giới. Với những suy nghĩ trên và cung cách tiếp cận còn khép kín trong hành xử và trong tư tưởng, với tâm khảm đầy tự hào và tự mãn dân tộc, người Pháp từ ở thế cường quốc số một trên thế giới từ thế kỷ 19, đã đi xuống và tuy vẫn được xem là một cường quốc nhưng tiếng nói của nước Pháp bớt được lắng nghe.
Với tầm quan trọng của Anh ngữ trước tiến trình toàn cầu hóa, cũng như cảm nhận được tính cực đoan và bảo thủ của dân Pháp, người Pháp, trong lãnh vực internet, cố gắng dịch thuật các từ thông dụng trên truyền thông tin học ra Pháp ngữ mà đôi khi không hiểu rõ ý nghĩa thực sự của các từ đó. Đại để như CD rom ra Cédérom, start-up ra jeunes pousses, hoặc stock option ra option sur titre. Quốc gia nầy đã thể hiện hai luồng tư tưởng hoàn toàn trái ngược và có cung cách hành xử “không giống ai” trước sự toàn cầu hóa ngôn ngữ. Hiện tượng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược thật rõ ràng. Chính quyền và người dân Pháp không đi cùng một hướng. Kể từ tháng 2/2000, chính phủ Pháp đã đề ra trong luật an toàn không lưu về việc sử dụng Anh ngữ khi đi và đến phi trường De Gaulle (Paris). Nhưng phi công Pháp vẫn không chấp hành luật trên và vẫn dùng Pháp ngữ trong trao đổi. Năm 1994, Bộ trưởng Giáo dục Pháp Claude Allègre yêu cầu các nhà nghiên cứu, khoa học gia trình bày bằng Anh ngữ trong khi viết khảo luận hay báo cáo; tuy nhiên, kết quả cho thấy rằng tuyệt đại đa số các tài liệu nghiên cứu từ Pháp vẫn hoàn toàn được soạn thảo bằng Pháp ngữ do quan điểm thủ cựu của dân Pháp.
c. Hình đặc biệt:
Chú gấu chơi gậy ở Kamchatka Nga.Ảnh: Marco Urso.Italy.
Giải đặc biệt 2016 với chủ đề "Thiên nhiên và động vật hoang dã".
Pháo bông đón mừng Năm Mới 2017
* * * * * *
Xem trang Kiến thức, tài liệu, click vào đây
Trở về trang chính, www.nuiansongtra.com