Diễn đàn của người dân Quảng Ngãi
giới thiệu | liên lạc | lưu niệm

 April 13, 2025
Trang đầu Hình ảnh, sinh hoạt QN:Đất nước/con người Liên trường Quảng Ngãi Biên khảo Hải Quân HQ.VNCH HQ.Thế giới Kiến thức, tài liệu Y học & đời sống Phiếm luận Văn học Tạp văn, tùy bút Cổ văn thơ văn Kim văn thơ văn Giải trí Nhạc Trang Anh ngữ Trang thanh niên Linh tinh Tác giả Nhắn tin, tìm người

  Kiến thức, tài liệu
TẠI SAO CÁC NHÀ LẬP QUỐC MỸ HẠN CHẾ QUYỀN LỰC CỦA HÀNH PHÁP?
Webmaster

 

Why the Founders Limited Executive Power?

By Trevor Burrus

Phạm Nguyên Trường dịch

Foundation for Economic Education

Friday, November 11, 2016

 

 

TT Obama và TT tân cử Donald Trump trong buổi gặp mặt

đầu tiên tại Nhà Trắng ngày 10-11-2016. Ảnh: Twitter.

 

Xin đừng lo lắng, nước ta đủ mạnh để có thể đối phó với tất cả những gì nó sẽ gặp trong trương lai. Nhưng thật không may là, bản hiến pháp của chúng ta có một số lỗ hổng, nhiều lỗ hổng đã được hai chính phủ gần đây tạo ra, tạo điều kiện cho tổng thống nắm được quyền lực rộng rãi đến mức làm nhiều người phải choáng váng.

 

Chúng ta sẵn sàng chào đón sự trở về của những bạn bè cánh tả của chúng ta (ý chỉ Đảng Dân Chủ trở về với nhóm những người chống đối sự lạm quyền của chính phủ – ND), họ là những người đã cổ vũ cho quyền hành pháp trong suốt tám năm qua. Dưới thời chính quyền Bush, họ đã chống lại chính quyền hành pháp, và chính quyền phải như người đi xe đạp vậy. Hi vọng chúng ta sẽ tham gia cùng với người có nguyên tắc bên cánh hữu, tức là người hiểu được nhu cầu của những giới hạn hiến định. Có lẽ, trong quá trình này, chúng ta có thể tạo ra sự đồng thuận mới về việc hạn chế quyền lực của hành pháp.


Chính phủ hạn chế là để bảo vệ quyền tự do của công dân khỏi những thăng trầm của chế độ dân chủ. Những người chấp bút bản hiến pháp của chúng ta biết rằng không phải lúc nào cũng bầu được một người tầm cỡ như George Washington làm tổng thống. Họ biết thói mị dân và chủ nghĩa dân túy. Đặc biệt là James Madison, ông sợ rằng cử tri ở các bang có thể bị cuốn theo làn sóng dân túy và, trong quá trình đó, sẽ tạo ra những chính sách gây thiệt hại cho thịnh vượng và tự do trong dài hạn của nhân dân.


Đáng tiếc là, sau khoảng hơn một thế kỉ bị xói mòn, hiến pháp của chúng ta đã không còn hạn chế được chính phủ của chúng ta như nó đã từng làm trước đây. Đặc biệt là, tổng thống có quyền lực vô cùng mạnh mẽ, và có khả năng đưa ra những quyết định quan trọng mà không có sự kiểm soát và đối trọng phù hợp. Đảng Dân chủ muốn có quyền lực như thế khi tổng thống Obama đang cầm quyền, nhưng quyền lực của nhánh hành pháp, nhất là sau tổng thống Obama, đang trở thành mối lo, đấy là khi nó rơi vào tay một người không thể đoán trước được, như Donald J. Trump.


Đây là nguyên tắc cơ bản của chính phủ tốt: Không giao cho chính phủ quyền lực mà bạn không muốn đối thủ chính trị tồi tệ nhất của bạn nắm được. Chẳng bao lâu nữa Đảng Dân chủ sẽ học được bài học đau đớn này.


Quyền tổng thống được mở rộng dưới thời Obama


Di sản đáng lo ngại nhất của Obama là đã lợi dụng thái độ bất động của quốc hội như sự biện minh cho việc ban hành hàng loạt quyết định hành chính. Ví dụ, chính sách DACA (cho trẻ em đến Mỹ được nhập cư – ND) và DAPA (cho người lớn đến Mỹ từ năm 2010 và có con được nhập cư – ND), tổng thống quyết định rằng, nếu quốc hội không có quyết định về nhập cư thì ông sẽ quyết. Đây là luận cứ khó chối cãi cho lời khẳng định về sức mạnh đơn phương trong hệ thống hiến định dựa vào kiểm soát và đối trọng lẫn nhau, và nó không phụ thuộc vào việc bạn có đồng ý với kết quả của chính sách hay là không. Tuy nhiên, đảng Dân Chủ, nói chung, đã ủng hộ hành động đó của Obama.

 

Obama còn lợi dụng sự bất động của quốc hội như lời biện minh cho quyền quyết định thượng viện có họp hay không. Sau những người do mình đề cử vào Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia (NLRB) và Cục bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB) bị thượng viện bác bỏ, tổng thống Obama sử dụng quyền bổ nhiệm trong thời gian thượng viện không họp – cho tổng thống quyền bổ nhiệm quan chức hành pháp trong giai đoạn thượng viện nghỉ - để thông qua ứng cử viên của mình. Khi làm như thế, ông tuyên bố đã có cuộc họp theo qui ước của thượng viện, mà cuộc họp giả đầu tiên như thế đã được Harry Reid (thượng nghị sĩ, tiểu bang Nevada –ND) lợi dụng nhằm ngăn chặn ứng viên do tổng thống George W. Bush đề cử, đấy không phải buổi họp “thực sự” của thượng viện. Đó là một bước đi táo bạo, liều lĩnh, chưa từng có, và nguy hiểm, đã bị tòa án tối cao nhất trí bác bỏ. Nhưng tòa án không thể can thiệp như thế vào nhiều hành động quá lạm của nhánh hành pháp. Nếu Obama cả gan thúc đẩy nhằm thông qua những người do mình bổ nhiệm thì Trump có thể đi xa đền mức nào khi đụng chạm tới những vấn đề khác?


Tổng thống và chiến tranh

 

Cuối cùng, sau Thế chiến II, quốc hội chưa từng tuyên bố chiến tranh. Các cuộc chiến ở Hàn Quốc, Việt Nam, chiến tranh Iraq lần thứ nhất, chiến tranh Iraq lần thứ hai và cuộc chiến ở Afghanistan đều được phát động mà không có lời tuyên chiến phù hợp với hiến pháp do quốc hội đưa ra. Hiện chúng ta chỉ mới có Ủy quyền sử dụng lực lượng quân sự, được ký một tuần sau khi xảy ra cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 mà thôi, Ủy quyền này đã được hai vị tổng thống sử dụng nhằm chống lại “những kẻ khủng bố” ở tất cả những nơi mà họ muốn. Tổng thống Trump cũng sẽ có quyền đó, đấy là điều đáng lo đối với tất cả mọi người.
 

Tương tự như hầu hết các tổng thống khác, tổng thống Obama đã xác lập cơ sở mới của quyền hành pháp. Hiện nay quyền lực đó sẽ được trao cho Donald Trump, và các nhóm cánh tả, tương tự như những người bạn của chúng tôi ở Trung tâm Trách nhiệm giải trình theo Hiến pháp (Constitutional Accountability Center) có thể sẽ đứng về phía chúng tôi khi Viện Cato chắc chắn sẽ tập hợp những bản tóm tắt phản đối những hành động quá lạm sắp tới của tổng thống Trump. Tôi sẽ cố gắng kiềm chế để không nói: “Tôi đã bảo như vậy rồi mà”.

 

Trevor Burrus

Phạm Nguyên Trường dịch

 

Trevor Burrus là nghiên cứu viên tại Trung tâm nghiên cứu hiến pháp của Viện Cato. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm luật hiến pháp, luật dân sự và hình sự, triết học pháp quyền và triết học chính trị, lịch sử luật pháp.

 

Why the Founders Limited Executive Power?

By Trevor Burrus

Foundation for Economic Education

Friday, November 11, 2016

 

 

Don’t worry, our country is strong enough to deal with what might be coming. Unfortunately, however, our Constitution has some holes in it, many of which were created by the last two administrations, that allow presidents to assert shockingly broad powers.

 

We will gladly welcome back to the fold our left-wing friends who have spent eight years cheering for executive power. They resisted executive power during the Bush administration, and it should be like riding a bike. We hope we will be joined by principled people on the right who understand the need for constitutional limits. Maybe, in the process, we can create a new consensus around limiting executive power.

 

Constitutionally limited government exists to protect the freedom of the citizens from the vicissitudes of democratic rule. The Framers of the Constitution knew that a person of George Washington’s caliber would not always be chosen president. They knew about demagoguery and populism. James Madison, in particular, was terrified of how voters in states could be swept up in waves of populist fury and, in the process, enact policies damaging to the long-term prosperity and freedom of the people.

 

Unfortunately, after a century or more of erosion, our Constitution doesn’t limit our government the way it once did. In particular, the president is incredibly powerful, and able to make significant decisions without proper checks and balances. Democrats wanted this power when President Obama was in office, but the powers of the executive, especially after President Obama, are now truly concerning when held by someone as unpredictable as Donald J. Trump.

 

Here’s a basic principle of good government: Don’t endorse a government power that you wouldn’t want wielded by your worst political enemy. Democrats will soon be learning that painful lesson.

 

Obama's Expanding Presidency

 

Obama’s most concerning legacy was to use congressional inaction as a justification for sweeping executive orders. In the DACA and DAPA immigration cases, the president decided that, if Congress didn’t do something about immigration, then he would. This is a shocking argument for asserting unilateral power in a constitutional system that depends on checks and balances, and it should not matter whether you agree with the policy outcome. Nevertheless, Democrats, by and large, endorsed Obama’s action.

 

Obama also used congressional inaction as a justification for claiming the power to decide whether the Senate was in session. After his nominees to the NLRB and CFPB were blocked by the Senate, President Obama used his recess appointment power—which gives the president the ability to appoint executive officers during Senate recesses—to push his nominees through. In so doing, he essentially declared that the Senate’s pro forma sessions, which were sham sessions first used by Harry Reid to block President George W. Bush’s nominees, were not “real” sessions of the Senate. It was a bold, reckless, unprecedented, and dangerous move that was struck down unanimously by the Supreme Court. On many types of executive overreaches, however, the Court will not be able to similarly intervene. If Obama had the temerity to push through those appointments, imagine how far Trump might go on other matters.

 

The President and War

 

Finally, the Congress hasn’t declared a war since World War II. Korea, Vietnam, First Iraq, Second Iraq, and Afghanistan were all fought without obtaining the constitutionally required declaration of war from Congress. We currently have the Authorization of the Use of Military Force, signed a week after the September 11th attacks and subsequently used by two presidents to fight “terrorists” wherever they wanted. President Trump will have that power too, which should concern anyone.

 

Like nearly every president, President Obama defined a new baseline of executive power. Now that power will be handed over to Donald Trump, and left-wing groups like our friends at the Constitutional Accountability Center will probably be on our side when Cato inevitably files briefs opposing Trump’s forthcoming executive overreaches. I’ll try to restrain myself from saying, “I told you so.”

 

Trevor Burrus 

 

 

Trevor Burrus is a research fellow in the Cato Institute’s Center for Constitutional Studies and managing editor of the Cato Supreme Court Review. His research interests include constitutional law, civil and criminal law, legal and political philosophy, and legal history.

His academic work has appeared in journals such as the Harvard Journal of Law & Public Policy, the NYU Journal of Law & Liberty, the NYU Annual Survey of American Law, the Syracuse Law Review, and many others. His popular writing has appeared in the Washington Post, the New York Times, USA Today, Forbes, the Huffington Post, the New York Daily News, and others.

Burrus lectures regularly on behalf of the Federalist Society, the Institute for Humane Studies, the Foundation for Economics Education, and other organizations, and he frequently appears on major media outlets.

He is also the co-host of “Free Thoughts,” a weekly podcast that covers topics in libertarian theory, history, and philosophy. He is the editor of A Conspiracy Against Obamacare (Palgrave Macmillan, 2013), and holds a BA in Philosophy from the University of Colorado at Boulder and a JD from the University of Denver Sturm College of Law. He is a member of the FEE Faculty Network. (From Foundation for Economic Education).

 

*  *  *

 

Xem bài liên hệ cùng chủ đề: click vào đây
Xem bài trang Kiến thức, tài liệu: click vào đây
Trở về trang chính: http://www.nuiansongtra.net

 


Nếu độc giả, đồng hương, thân hữu muốn: 

* Liên-lạc với Ban Điều Hành hay webmaster 
* Gởi các sáng tác, tài liệu, hình-ảnh... để đăng 
* Cần bản copy tài liệu, hình, bài...trên trang web:

Xin gởi email về: quangngai@nuiansongtra.net 
hay: nuiansongtra1941@gmail.com

*  *  *

Copyright by authors & Website Nui An Song Tra - 2006


Created by Hiep Nguyen
log in | ghi danh