Lời giới thiệu:
Dưới đây là các bài tiểu luận trong loạt bài viết về Biến cố Syria, “điểm nóng" về chính trị, quân sự... trên thế giới trong thời gian gần đây kéo dài đến hiện tại, "lò lửa" được đốt lên bởi nhiều thế lực, phe phái, tôn giáo, lôi kéo nhiều quốc gia vào thế đối đầu nhau, tạo nên nhiều mất mát to lớn và có nguy cơ khó thể chấm dứt trong một sớm một chiều.
Xem tiếp lời giới thiệu click vào đây
Webmaster.
* * *
(US primacy in a multiplex world)
By Amitav Acharya
Chu Tuấn Việt dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
The National Interest/ East Asia Forum
October 28-2016.
Như tôi đã từng lập luận, vấn đề thực sự đối với vai trò của Hoa Kỳ trong thế giới hiện nay không nằm ở việc phải chăng bản thân Hoa Kỳ đang xuống dốc mà là liệu trật tự thế giới do nước này dựng nên và thống trị có thể tiếp tục tồn tại lâu dài hay không.
Hai vấn đề này thường được gắn kèm với nhau nhưng thực ra chúng rất khác biệt. Trong khi việc Hoa Kỳ có thoái trào hay không còn cần tiếp tục tranh luận, thì số phận trật tự thế giới của Hoa Kỳ gần như đã được định đoạt. Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng Đức gần đây đã viết: “Nhìn lại 26 năm trước, chúng ta nên thừa nhận rằng sự tan rã của Liên Xô– và cùng với nó là sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh – không phải là sự kết thúc của lịch sử, mà là khởi đầu cho đoạn kết của trật tự tự do kiểu phương Tây”.
Vậy vai trò lãnh đạo (primacy) của Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng thế nào? Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta định nghĩa khái niệm này. Joseph Nye định nghĩa một quốc gia giành được vai trò lãnh đạo nếu có sức mạnh lớn từ 3 nguồn quân sự, kinh tế và sức mạnh mềm. Theo đó, ông kết luận rằng Hoa Kỳ sẽ duy trì vị thế lãnh đạo thế giới trong ít nhất là nửa đầu của thế kỷ này.
Nhưng việc Hoa Kỳ có thể tiếp tục đứng đầu ở 3 loại sức mạnh này là điều đáng ngờ. Theo một số tính toán, Trung Quốc đã sẵn sàng soán ngôi nền kinh tế lớn nhất thế giới của Hoa Kỳ. Một đánh giá gần đây của Bloomberg cho thấy năm 2001, GDP của Hoa Kỳ (10,6 ngàn tỷ USD) cao gấp 8 lần của Trung Quốc. Nhưng đến năm 2015, GDP của Hoa Kỳ chỉ cao gấp 1,6 lần của Trung Quốc – 18 ngàn tỷ so với 11,4 ngàn tỉ.
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới. Nhưng năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập (AC/AD) ngày càng tăng của Trung Quốc đã làm giảm lợi thế của Hoa Kỳ ít nhất là ở khu vực Đông Á. Sức mạnh mềm vượt trội của Hoa Kỳ – vốn rất khó đong đếm – đang phải đối mặt thách thức nghiêm trọng nhất, mà mỉa mai thay lại xuất phát từ chính nội bộ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ làm sao có thể hấp dẫn thế giới trong khi mà nước này ngày càng đi theo chủ nghĩa dân tộc hướng nội, chủ nghĩa bảo hộ và có thể là cả với sự nổi lên của Donald Trump.
Tôi xem xét vai trò lãnh đạo trên góc độ cấu trúc chứ không phải sức mạnh. Vị thế lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ không bắt nguồn từ các nguồn lực quốc gia mà dựa trên khả năng quản lý trật tự quốc tế, đặc biệt thông qua các thể chế do Hoa Kỳ tạo nên sau Thế chiến II để hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của nước này. Nhưng hệ thống đa phương này đang rạn nứt và dần bị thay thế bởi những mảnh ghép phức tạp của những thỏa thuận song phương, khu vực và nhiều bên (plurilateral).
Một số thể chế có tính song song được thiết lập bởi BRICS, một số là quan hệ đối tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp và phong trào xã hội. Nhiều thể chế trong số đó không phải là kết quả các sáng kiến của Hoa Kỳ hoặc chịu sự kiểm soát của nước này. Một số thể chế còn thách thức quyền lực của các cơ chế đa phương lớn do Hoa Kỳ tạo ra sau Thế chiến II.
Thách thức chủ yếu đối với vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ không đến từ đa cực hóa, hoặc sự trỗi dậy của các cường quốc mới, mà từ sự nổi lên của các nguy cơ mới. Dù được cường điệu hóa, BRICS không phải là một khối có sự gắn kết. Ấn Độ và Trung Quốc đang theo đuổi các mục tiêu đối lập nhau tại khu vực và trên toàn cầu, và đe dọa lẫn nhau trong tiến trình giành mục tiêu của mình. BRICS phải đối mặt với những bất ổn lớn về kinh tế và chính trị. Dường như khối này chỉ phối hợp hiệu quả trong việc cản trở những lợi ích và cách tiếp cận của Hoa Kỳ hơn là đưa ra giải pháp cho các vấn đề của thế giới.
Nhưng những đe dọa đối với lợi ích của Hoa Kỳ hiện nay phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với trước đây. Leslie Gelb nhấn mạnh: “Những kẻ khủng bố và các cuộc nội chiến là những mục tiêu quân sự khó đánh bại hơn so với các đội quân dàn trận ngoài chiến trường”. Chúng có thể là lý do thực sự giải thích tại sao vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ ngày nay đang bị thách thức.
Từ kinh nghiệm của châu Âu, tính đa cực dẫn đến một hệ thống quốc tế mà tại đó một số nước lớn có được vai trò lãnh đạo trên cả hai khía cạnh: thách thức và quản lý trật tự quốc tế.
Thế giới đang định hình hiện nay nên được hiểu là một thế giới đa tầng nấc. Một thế giới của nhiều chủ thể, đa dạng về chính trị và văn hóa nhưng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, phải đối mặt với các mối đe dọa toàn cầu phức tạp và có đặc trưng là một mớ lộn xộn các thể chế và mạng lưới từ to đến nhỏ, cả công và tư. Giống như ở một rạp chiếu phim đa tầng, thế giới hiện nay có nhiều diễn viên, màn lớp, nhà sản xuất và đạo diễn – không một cường quốc nào có thể chi phối cả 3 dạng quyền lực.
Hoa Kỳ sẽ ứng phó ra sao trong một thế giới đa tầng nấc? Trước hết, nước này phải rũ bỏ quan điểm cũ kỹ về vai trò lãnh đạo và áp dụng cách chia sẻ sự lãnh đạo. Trong bài phát biểu tại West Point năm 2014, Tổng thống Obama tuyên bố “Hoa Kỳ phải luôn đi đầu trên trường quốc tế. Nếu chúng ta không dẫn đầu, sẽ không ai khác làm việc đó”. Cách nói cường điệu đó không thực tế đối với Hoa Kỳ và không giúp được gì cho thế giới. Nó gây tâm lý ngồi không hưởng lợi từ những đồng minh của Hoa Kỳ vốn có đủ năng lực. Không chỉ thiếu nguồn lực và lợi ích, Hoa Kỳ cũng thiếu cả sự ủng hộ từ trong nước để dẫn dắt trong các lĩnh vực đa dạng đòi hỏi phải có hành động tập thể.
Một thế giới đa tầng nấc yêu cầu phải quan tâm nhiều hơn đến các trật tự khu vực. Henry Kissinger cho rằng “cuộc tìm kiếm một trật tự thế giới mới hiện nay cần có một chiến lược chặt chẽ nhằm xây dựng một khái niệm trật tự trong các khu vực khác nhau và gắn kết các trật tự khu vực với nhau”. Hoa Kỳ cần phi tập trung hóa (quyền lực của mình), xếp loại ưu tiên và khu vực hóa đại chiến lược của mình. Việc này sẽ khuyến khích các cường quốc tầm trung, các cường quốc khu vực và tổ chức khu vực tiến ra vũ đài quốc tế, khi mà nhiều đối tác trong số đó chia sẻ các mục đích chiến lược của Hoa Kỳ hoặc chia sẻ cách thức đạt được các mục đích đó.
Điều này nghĩa là Hoa Kỳ cần vươn ra khỏi các liên minh truyền thống và các tập hợp quốc gia cùng chung quan điểm như G7, TPP và TTIP. Việc ủng hộ và hợp tác thông qua các thể thế khu vực mang tính bao trùm như ASEAN và Liên minh châu Phi sẽ rất quan trọng trong việc quản lý các vấn đề khu vực.
Một thế giới đa tầng nấc sẽ không hoàn toàn yên bình. Nhưng một nền hòa bình tuyệt đối cũng là viển vông. Mục tiêu của chúng ta là sự ổn định tương đối, ngăn ngừa chiến tranh giữa các nước lớn, nạn diệt chủng, và quản lý được các xung đột khu vực có thể gây ra thiệt hại lớn cho con người. Việc đa dạng hóa mục tiêu chiến lược, chia sẻ vai trò lãnh đạo và cải cách hệ thống quản trị toàn cầu trên cơ sở đồng thuận sẽ đóng góp lâu dài cho việc hiện thực hóa mục tiêu đó./.
Amitav Acharya
Chu Tuấn Việt dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
Amitav Acharya là Chủ nhiệm Bộ môn Quan hệ quốc tế tại Chương trình học giả Schawarzman, Đại học Thanh Hoa (Tsinghua) và Giáo sư Xuất sắc về Quan hệ Quốc tế, Đại học American University, Washington D.C.
Nguồn www.nghiencuuquocte.org
US primacy in a multiplex world)
By Amitav Acharya, Tsinghua University
The National Interest/ East Asia Forum
October 28-2016.
The principal challenge to American primacy comes not from multipolarity, or the rise of new powers, but from the rise of new threats.
The real question about the United States’ role in the world today, as I have arguedpreviously, is not whether the United States itself is declining, but whether the international order it built and dominated will be enduring.
These two issues are often conflated but, in reality, they are very different. Whether the United States is declining is debatable but the fate of the US world order is less so. As Joschka Fischer, Germany’s former foreign minister, recently wrote: ‘Looking back 26 years, we should admit that the disintegration of the Soviet Union — and with it, the end of the Cold War — was not the end of history, but rather the beginning of the Western liberal order’s denouement’.
Where does that leave the issue of US primacy? It depends on how one defines the term. Joseph Nye defines primacy as the measurable share of three kinds of power: military, economic, and soft. On that basis, he concludes that the United States will retain its primacy through at least the first half of the present century.
But whether the United States can continue to lead in these forms of power is questionable. China by some measures is set to overtake the United States as the world’s leading economic power. A recent estimate in Bloomberg shows that in 2001, the GDP of the United States (US$10.6 trillion) was eight times that of China’s. By 2015, GDP was only 1.6 times China’s — US$18 trillion to China’s US$11.4 trillion.
The United States will continue to be the world’s leading military power. But China’s growing anti-access/area denial (ACAD) capabilities cuts the US edge at least in the East Asian region. The United States’ lead in soft power — which is much harder to measure — is facing its most serious challenge today, ironically not from outside but from within the United States itself. How attractive can the United States be to the rest of the world in an era of rising domestic nationalism, protectionism and possibly Donald Trump?
I view primacy mainly in terms of order, rather than power. US primacy rests not on its national power resources but on its ability to manage international order, especially through the institutions it created after World War II to legitimise its primacy. But this multilateral system is fragmenting and being replaced by a complex patchwork of bilateral, regional and plurilateral arrangements.
Some are parallel institutions established by BRICS, others are partnerships between governments, corporations and social movements. Many of these are neither the result of US initiatives nor under its control. Some challenge the authority of the big multilaterals created by the United States after World War Two.
The principal challenge to US primacy comes not from multipolarity, or the rise of new powers, but from the rise of new threats. Despite their hype, BRICS countries are not a cohesive lot. India and China are pursuing conflicting regional and global objectives and threatening each other in the process. The BRICS face major economic and political uncertainty. They seem more effective in frustrating US interests and approaches than providing solutions to world problems.
But the threats to US interests today are much more complex and challenging now than ever before. As Leslie Gelb points out, ‘Terrorists and civil wars are much more elusive military targets than troops fighting in battalions’. They could be the real reason why American primacy is under challenge in today’s world.
Multipolarity, as derived from past European experience, implies an international system in which a number of great powers enjoy primacy in both challenging and managing international order.
The emerging world is better described as a multiplex world. A world of multiple actors, culturally and politically diverse but economically interdependent, facing complex global threats and featuring a messy multitude of institutions and networks, large and small, public and private. As in a multiplex cinema, the world today has multiple actors, plots, producers and directors — no single power dominates across all three indices of power.
How can the United States cope in a multiplex world? To start, it must replace the old-fashioned notion of primacy and embrace shared leadership. In his West Point speech in 2014, President Obama declared, ‘America must always lead on the world stage. If we don’t, no one else will’. Such hyperbole is unrealistic for the United States and unhelpful for world order. It stokes a free-riding mentality even among America’s capable allies. Not only does the United States lack the interest and resources, it also lacks the domestic support to lead in diverse areas where collective action is needed.
A multiplex world requires more attention to regional orders. Henry Kissinger argues that, ‘The contemporary quest for world order will require a coherent strategy to establish a concept of order within the various regions and to relate these regional orders to one another’. The United States needs to decentre, prioritise and regionalise its grand strategy. This may encourage middle powers, regional powers and regional organisations to step up, as many share the US’s strategic goals if not its means.
This would mean going beyond its traditional alliances and like-minded groups such as G7, the TPP and TTIP. Supporting and working through inclusive regional institutions, such as ASEAN and the African Union, will be critical in managing regional issues.
The multiplex world will not be entirely peaceful. But absolute peace is illusory. The goal should be relative stability, preventing major power war, genocide, and managing regional conflicts resulting in acute human suffering. Strategic decentring, shared leadership and consensual reform of global governance will go a long way in realising that goal.
Amitav Acharya
Amitav Acharya is the Boeing Chair in International Relations at the Schwarzman Scholars Program, Tsinghua University and Distinguished Professor of International Relations, American University, Washington D.C. (From East Asia Forum).
Amitav Acharya (born 1962) is an Indian-born Canadian scholar, and professor of international relations at American University, Washington, D.C., where he holds the UNESCO Chair in Transnational Challenges and Governance at the School of International Service, and serves as the chair of the ASEAN Studies Center.
Career: Acharya was born in Jagatsinghpur, Orissa (now Odisha), India. After studying at Ravenshaw University and Jawaharlal Nehru University in India, he obtained his doctorate from Murdoch University in Australia in 1987.After a brief research and teaching stint in Singapore, he joined the faculty of York University, Toronto in 1993. During 1998–2001, he spent two stints at Harvard University's newly established Asia Center, first as a visiting scholar and then as a Fellow of the Center. During 2000–2001, he was concurrently appointed to be a Fellow of the Center for Business and Government at Harvard's John F. Kennedy School of Government. From 2001 and 2007, he worked in Singapore as the Deputy Director and Head of Research of the Institute of Defence and Strategic Studies, (which in 2007 became the S. Rajaratnam School of International Studies). In August 2007, he was appointed to the Chair of Global Governance at the University of Bristol. In January 2009, he moved to his present position at American University.
Acharya was elected to a Christensen Fellowship at St Catherine's College, Oxford in 2012. He was appointed to the Nelson Mandela Visiting Professorship in International Relations at Rhodes University, South Africa(2012–13). He has held a number of other visiting positions, including as the ASEM Chair in Regional Integration at the University of Malaya, the Direk Jayanama Visiting Professor of Political Science at Thammasat University, Bangkok, Visiting Professorial Fellow at the Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, Visiting Professor at the Lee Kuan Yew School of Public Policy, Singapore and Visiting Professor in the Faculty of Economics at Chulalongkorn University, Thailand (since 2004).
Other professional activities: In 2012,Acharya was elected President of the International Studies Association (ISA) for 2014–15. He was a vice-President of the ISA in 2008-9. He is one of the founders of the Asian Political and International Studies Association (APISA), and served as its inaugural co-president in 2003-4.
He is the joint chief editor of the Studies in Asian Security series for Stanford University Press.
Acharya's work has policy impact on Asian regionalism and human security. His 2001 book, Constructing a Security Community in Southeast Asia: ASEAN and the Problem of Regional Order, was the primary basis of the initial Indonesian concept paper which ultimately resulted in the establishment of the ASEAN Political-Security Community. His work on human security led to him being invited to address the UN General Assembly on the subject of human security on 14 April 2011.
He has been interviewed by CNN International, BBC T.V. BBC World Service Radio, CNBC, Channel NewsAsia, Canadian Broadcasting Corporation, Radio Australia, National Public Radio (NPR), RT, and Al Jazeera on current affairs.
Acharya has written numerous op-eds for international newspapers and magazines including The Financial Times, the International Herald Tribune, The New York Times, National Public Radio (NPR) online, The Huffington Post, The Australian Financial Review, Asia Times, The Times of India, The Indian Express, The Straits Times, The Jakarta Post, the Bangkok Post, Asiaweek, the Far Eastern Economic Review, The Japan Times, the South China Morning Post, YaleGlobal Online covering such topics as international and Asian security, regional integration, the war on terror, and the rise of China and India. (From Wikipedia, the free encyclopedia).
Amitav Acharya is the UNESCO Chair in Transnational Challenges and Governance and Distinguished Professor of International Relations at the School of International Service, American University, Washington, D.C., and the Chair of its ASEAN Studies Initiative. He is author of Whose Ideas Matter? (Cornell 2009), The Making of Southeast Asia (Cornell 2013), Rethinking Power, Institutions and Ideas in World Politics (Routledge 2013) and The End of American World Order (Polity 2014, Oxford 2015). He was a Fellow of the Asia Center, Harvard University, and a Fellow of Harvard’s John F. Kennedy School of Government. He was elected to the Christensen Fellowship at St Catherine’s College, Oxford University in 2012 and held the inaugural Nelson Mandela Visiting Professorship in International Relations at Rhodes University, South Africa during 2012-13. He is the first non-Western scholar to be elected as the President (for 2014-15) of the International Studies Association (ISA), the largest and most well-known scholarly association in international studies worldwide. He has contributed op-eds to foreignaffairs.com, Washington Post (Monkey Cage Blog), International Herald Tribune, Financial Times, Japan Times, Jakarta Post, Indian Express, and Times of India and interviewed by CNN International, BBC World Service, CNBC, Channel News Asia, Radio Australia, and Al Jazeera TV on current affairs. (From School of International Service).
* * *
mmmmm