(The Populism for the Rich)
By Ian Buruma
Trần Văn Thắng dịch
Nguyễn Huy Hoàng hiệu đính
Project Syndicate
November 04-2016.
Gần đây tôi tham gia một chuyến tham quan Cung điện Quốc hội ở Bucharest, một công trình khổng lồ tốn kém được xây dựng vào những năm 1980 theo lệnh của nhà độc tài người Rumani quá cố Nicolae Ceauşescu, người đã bị hành quyết trước khi có thể nhìn thấy nó được hoàn thành. Các số liệu thống kê mà hướng dẫn viên của chúng tôi kể lại thật đáng kinh ngạc: dinh thự lớn thứ ba trên thế giới, 20.500 mét vuông trải thảm, một triệu mét khối đá cẩm thạch, 3.500 tấn pha lê. Các cầu thang bằng đá cẩm thạch khổng lồ đã phải xây dựng nhiều lần cho phù hợp chính xác với bước chân của nhà độc tài, một người đàn ông nhỏ bé.
Để xây dựng công trình kỳ quái tân cổ điển này, cả một dải đất của thành phố, một khu vực tươi đẹp có những ngôi nhà, nhà thờ và giáo đường Do Thái thế kỷ 18, đã bị san bằng, di dời 40.000 người. Hơn một triệu người làm dự án này không nghỉ cả ngày lẫn đêm. Nó đã làm nhà nước vỡ nợ khá lớn, ngay cả khi người dân của Ceauşescu phải sống trong cảnh không có điện và không được sưởi ấm trong phần lớn thời gian. Nước này vẫn tốn hơn 6 triệu USD một năm để duy trì cung điện, nay là tòa nhà quốc hội Rumani và một bảo tàng nghệ thuật, bỏ lại 70% không được sử dụng.
Công trình tốn kém của Ceausescu là một tượng đài cho sự cuồng vọng. Nhưng nó không hề độc đáo, ngoại trừ kích thước (dù Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã cố cạnh tranh với nó về quy mô bằng cung điện mới của ông ở Ankara). Suy nghĩ giống nhau của một kiểu những kẻ vĩ cuồng nhất định, hoặc ít nhất có chung một khiếu thẩm mỹ kiến trúc, thực sự rất đáng chú ý. Những kế hoạch tái thiết Berlin của Hitler đã phản ánh trường phái khổng lồ tân cổ điển giống như vậy. Và nội thất của cung điện ở Bucharest, một kiểu phong cách vua Louis XIV quy mô lớn, chỉ là một phiên bản xa xỉ hơn của khu nhà ở của Donald Trump ở Florida và New York.
Những nơi này là cái mà bạn sẽ bắt gặp khi những kẻ ngoài cuộc thiếu nền móng xã hội ôm mộng làm Ông Vua Mặt trời (biệt danh của Vua Louis XIV – NBT). Nhắc đến Trump giống như Hitler và Ceauşescu có lẽ là không công bằng. Trump không phải là một tên bạo chúa giết người. Và nền tảng xã hội của ông thì phức tạp hơn.
Hitler là con trai của một quan chức hải quan nhỏ, còn Ceauşescu có xuất thân từ nông dân nghèo. Cả hai con người này đều cảm thấy mình nhỏ bé và quê kệch trong các thành phố thủ đô của mình. Cách chế ngự tầng lớp tinh hoa đô thị phức tạp hơn là đàn áp dữ dội tầng lớp này và xây dựng lại các thành phố theo những giấc mơ vĩ đại của mình.
Trump cũng muốn mọi thứ mang tên mình to lớn và sáng sủa hơn mọi thứ khác. Nhưng ông sinh ra ở New York và được thừa hưởng một khoản tiền đáng kể từ cha mình, Fred Trump, một nhà phát triển bất động sản với một danh tiếng có phần đáng ngờ. Thế nhưng dường như ông cũng sôi sục oán giận đối với tầng lớp tinh hoa, những người có thể coi thường ông là một kẻ mới phất thô kệch, với những tòa nhà chọc trời màu vàng lố bịch và những biệt thự lỗi thời chứa đầy ghế và đèn chùm lớn mạ vàng.
Chủ nghĩa dân túy hiện đại thường được mô tả như một cuộc chiến giai cấp mới giữa những người hưởng lợi từ một thế giới toàn cầu hóa với những người cảm thấy bị bỏ lại phía sau. Những người ủng hộ Trump ở Hoa Kỳ và Brexit ở Vương quốc Anh nói chung có học vấn thấp hơn “giới chính thống” mà họ phản đối. Nhưng đáng lẽ họ đã không bao giờ có thể tiến xa như khi chỉ có một mình. Đảng Trà ở Mỹ có lẽ vẫn tương đối ngoài lề nếu không có những người ủng hộ và những kẻ mị dân đầy quyền lực. Và đây thường là những kẻ nhà giàu mới, chia sẻ sự cay đắng của những người đi theo họ.
Đây rõ ràng là trường hợp của Ý, nơi cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi, người có nền tảng gần giống Trump, đã tìm cách khai thác những ước mơ và nỗi bất bình của hàng triệu người. Phong trào dân túy ở các nước khác cho thấy một mô hình tương tự. Ở Thái Lan, tài phiệt người Thái gốc Hoa Thaksin Shinawatra, con trai của một người cha mới giàu giống như Berlusconi và Trump, đã chống lại giới tinh hoa xã hội và chính trị của Bangkok, trở thành thủ tướng với sự ủng hộ của cử tri tỉnh lẻ và nông thôn, trước khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự. Ở Hà Lan, một tầng lớp người giàu mới gồm những ông trùm bất động sản đã ủng hộ nhà dân túy cánh hữu Pim Fortuyn và người kế nhiệm thô bạo hơn của ông, Geert Wilders.
Giới nhà giàu mới là một lực lượng quan trọng trong sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, tương đương những người nghèo và có học vấn thấp hơn, những người cảm thấy bị các tầng lớp tinh hoa bỏ rơi. Bất chấp những bất bình đẳng rất lớn về của cải, họ có chung một cơn oán giận sâu sắc đối với những người mà họ nghi là coi thường họ. Và họ không hoàn toàn sai. Bất kể tiền mới có thể mua được bao nhiêu cung điện hoặc du thuyền đi chăng nữa, tiền cũ vẫn sẽ tiếp tục khinh thường người thâu tóm tiền mới. Tương tự, tầng lớp thị dân có học thức có xu hướng xem thường những cử tri ủng hộ Brexit hoặc chống lưng cho Trump là ngu dốt và vô giáo dục.
Những nỗi bất bình mà người giàu mới cũng như người bị bỏ lại phía sau cảm thấy hòa trộn lại đã thúc đẩy chủ nghĩa dân túy cánh hữu. Trong những trường hợp cực đoan, điều này có thể dẫn đến chế độ độc tài, với các bạo chúa được tự do theo đuổi những huyễn tưởng kỳ quái với cái giá được chi trả bởi hàng triệu người nằm dưới quyền kiểm soát của họ.
Cho đến nay, ở châu Âu và Mỹ, những kẻ mị dân mới chỉ có thể mang tới những giấc mơ: lấy lại đất nước của chúng ta, làm cho nó vĩ đại trở lại, và cứ thế. Để ngăn chặn những giấc mơ như vậy trở thành những cơn ác mộng chính trị, cần nhiều điều hơn ngoài chuyên môn kỹ trị, hoặc những lời kêu gọi phép lịch sự và chừng mực. Những người oán giận không thể dễ dàng bị thuyết phục bởi lý do rõ ràng. Họ phải được cung cấp một tầm nhìn khác.
Vấn đề hôm nay, trên toàn thế giới, là một tầm nhìn thay thế như vậy không hề có sẵn trong tay. Cuộc cách mạng Pháp đã diễn ra hơn hai thế kỷ trước. “Tự do, bình đẳng, bác ái” ngày nay chỉ còn là một khẩu hiệu lịch sử. Nhưng đây có thể là một thời điểm tốt để cập nhật nó.
Ian Buruma
Trần Văn Thắng dịch
Nguyễn Huy Hoàng hiệu đính
Ian Buruma là Giáo sư về Dân chủ, Nhân quyền, và Báo chí tại Bard College. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có Murder in Amsterdam: The Death of Theo Van Gogh and the Limits of Tolerance và Year Zero: A History of 1945. (Theo Project Syndicate)
The Populism for the Rich
By Ian Buruma
Project Syndicate
November 04-2016.
BUCHAREST – I recently joined a tour in Bucharest of the Palace of Parliament, the gigantic folly built in the 1980s on the orders of the late Romanian dictator Nicolae Ceauşescu, who was executed before he could see it finished. The statistics rehearsed by our guide were staggering: the third biggest edifice in the world, 220,000 square feet of carpet, one million cubic meters of marble, 3,500 tons of crystal. The enormous marble stairways had to be rebuilt several times to match exactly the steps of the dictator, who was a small man.
To construct this neoclassical monstrosity, an entire swath of the city, a beautiful area of eighteenth-century houses, churches, and synagogues, was razed, displacing 40,000 people. More than a million people worked on the project non-stop day and night. It pretty much bankrupted the state, even as Ceauşescu’s subjects had to do without heat and electricity for much of the time. It still costs more than $6 million a year to maintain the palace, which now houses the Romanian parliament and an art museum, leaving 70% of the building unused.
Ceauşescu’s folly is a monument to megalomania. But it is by no means unique, except in its size (though Turkish President Recep Tayyip Erdoğan has tried to rival it in scale with his new palace in Ankara). It is indeed remarkable how megalomaniacs of a certain kind think alike, or at least share a similar taste in architecture. Hitler’s plans for the reconstruction of Berlin reflected the same neoclassical gigantism. And the interior of the palace in Bucharest, a kind of Louis XIV style on steroids, is just a more extravagant version of Donald Trump’s living quarters in Florida and New York.
These places are what you get when socially insecure outsiders dream of being the Sun King. To mention Trump in the same breath as Hitler and Ceauşescu is perhaps unfair. Trump is not a murderous tyrant. And his social background is more complicated.
Hitler was the son of a minor customs official, and Ceauşescu was of poor peasant stock. Both men felt small and provincial in their capital cities. Their way of dominating the more sophisticated urban elites was to oppress them violently and rebuild the cities according to their own grandiose dreams.
Trump, too, wants everything bearing his name to be bigger and shinier than everything else. But he was born in New York and inherited a considerable amount of money from his father, Fred Trump, a real-estate developer with a somewhat shady reputation. And yet he, too, appears to seethe with resentment against the elites who might look down on him as an uncouth arriviste, with his absurd golden skyscrapers and rococo mansions full of gilded chairs and massive chandeliers.
Modern populism is often described as a new class war between the beneficiaries of a globalized world and those who feel left behind. Supporters of Trump in the United States and of Brexit in the United Kingdom are, on the whole, less educated than the “establishment” they oppose. But they could never have gotten as far as they have on their own. The Tea Party in the US would have been relatively marginal without powerful backers and demagogues. And these are often newly rich men who share their followers’ bitterness.
This was clearly the case in Italy, where former Prime Minister Silvio Berlusconi, whose background is almost identical to Trump’s, managed to tap into the dreams and resentments of millions of people. Populist movements in other countries show a similar pattern. In Thailand, the Sino-Thai business tycoon Thaksin Shinawatra, the son of a nouveau-riche father like Berlusconi and Trump, ran against Bangkok’s social and political elites, becoming Prime Minister with the backing of provincial and rural voters, before being ousted in a military coup. In the Netherlands, a newly rich class of real-estate moguls backed the right-wing populist Pim Fortuyn and his cruder successor, Geert Wilders.
The newly rich are as important a force in the rise of populism as the poorer and less educated people who feel neglected by the elites. Despite huge inequalities of wealth, they share a deep anger at those whom they suspect of looking down on them. And they are not entirely wrong. No matter how many palaces or yachts new money can acquire, old money will continue to despise the acquirer. Likewise, the educated urban class tends to dismiss the voters who supported Brexit or back Trump as stupid and ill-bred.
It is the fusion of resentments, felt by the newly rich as much as by the left behind, that drives right-wing populism. In extreme circumstances, this can result in dictatorship, with the tyrant free to indulge bizarre fantasies at the expense of millions under their control.
So far, in Europe and the US, the demagogues can only serve up dreams: taking back our country, making it great again, and so on. To stop such dreams from becoming political nightmares, something more is needed than technocratic expertise, or calls for civility and moderation. Angry people cannot easily be persuaded by luminous reason. They must be offered an alternative vision.
The problem today, all over the world, is that such an alternative is not readily at hand. The French Revolution happened more than two centuries ago. “Liberty, Equality, and Fraternity” is only a historic slogan today. But this might be a good time to update it.
Ian Buruma
Ian Buruma is Professor of Democracy, Human Rights, and Journalism at Bard College. He is the author of numerous books, including Murder in Amsterdam: The Death of Theo Van Gogh and the Limits of Tolerance and Year Zero: A History of 1945. (From Project Syndicate).
Ian Buruma (born December 28, 1951) is a Dutch writer and historian who lives and works in the United States. Much of his work focuses on the culture of Asia, particularly that of China and 20th-century Japan. He has been the Paul W. Williams Professor of Human Rights and Journalism at Bard College since 2003.
Life and career: He was born in The Hague, Netherlands, to a Dutch father and British mother. He studied Chinese literature at Leiden University, and then Japanese film at Nihon University in Tokyo, Japan. He has held a number of editorial and academic positions, and has contributed numerous articles to The New York Review of Books. He has been noted as a "well-regarded European intellectual".
In 2000 he delivered the Huizinga Lecture (on "Neoromanticism of writers in exile") in the Pieterskerk in Leiden, Netherlands. He has held fellowships at the Woodrow Wilson International Center for Scholars in Washington, D.C., and St. Antony's College in Oxford, UK. In 2003 he became Luce Professor of Democracy, Human Rights & Journalism at Bard College, New York.
Buruma is a nephew of the English film director John Schlesinger, with whom he published a series of interviews in book form.
Scholarship: Buruma argues for wholehearted British participation in the European Union because they are the "strongest champions in Europe of a liberal approach to commerce and politics".
Awards: In 2008 Buruma was awarded the Erasmus Prize, which is awarded to an individual who has made "an especially important contribution to culture, society or social science in Europe".
He is among the 100 top global thinkers of 2010, as selected by the Foreign Policy magazine. Foreign Policy explained his contribution as a public intellectual: Many liberals these days seem at pains to establish their bona fides as tough-minded hawks when it comes to global threats, but the Dutch man of letters has made a career out of affirming the classic liberalism of the open-door variety. His writing in recent years has attracted the ire of critics who think he equivocates on the dangers of radical Islam, but Ian Buruma made his response this year with a typically judicious and politically relevant book, Taming the Gods, that reflects on the Western capacity for religious pluralism. According to Buruma, Western society is robust enough to embrace even illiberal practices, so long as these are not violent. "Living with values that one does not share", he wrote in a recent column on France's burqa ban, "is a price to be paid for living in a pluralist society".
In April 2012, he was awarded the Abraham Kuyper Prize for Excellence in Reformed Theology and Public Life at the Princeton Theological Seminary. (From Wikipedia, the free encyclopedia)
* * *
Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net