Why Africa’s borders are a mess?
By L.T./ KAMPALA
Lê Thị Hồng Loan dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
The Economist
Nov 17th 2016, 23:00
Các cuộc cãi vã về chỗ đậu xe hiếm khi chuyển biến thành sự kiện quốc tế. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm ngoái tại Vurra, một tỉnh nằm trên biên giới giữa Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), sự việc lại diễn ra như vậy. Những người Congo trẻ tuổi dường như đã vượt quá mốc hải quan 300m để xây dựng một bãi đậu xe, tại khu vực mà họ nói là đất vô chủ. Uganda bày tỏ sự phản đối, dùng các khúc gỗ để chặn đường. Biên giới đã đóng cửa trong hai tháng. Sự hiểu nhầm như vậy không phải là bất thường ở châu Phi. Chỉ có một phần ba trong số 83.000 km đường biên giới của khu vực này được phân giới một cách rõ ràng. Liên minh châu Phi (AU) đang giúp các nước xử lý tình trạng này, nhưng thời hạn hoàn thành công việc đã bị đẩy lùi nhiều lần. Công việc này được dự kiến hoàn thành vào năm 2012, sau đó là năm 2017, và bây giờ, thời hạn được công bố vào tháng trước là năm 2022. Tại sao việc phân định biên giới châu Phi lại khó khăn như vậy, và tại sao nó lại quan trọng?
Hầu hết các đường biên giới thời kỳ tiền thuộc địa đều không rõ ràng. Châu Âu đã thay đổi điều đó, xác định lãnh thổ bằng cách vẽ các đường biên giới trên bản đồ. “Chúng tôi đã trao các ngọn núi, các con sông và hồ cho nhau,” Thủ tướng Anh Lord Salisbury nói đùa vào năm 1890, “chỉ duy bị cản trở bởi những trở ngại nhỏ đó là chúng tôi không bao giờ biết những ngọn núi, các con sông và hồ nằm ở đâu”. Chẳng hạn, việc ấn định ranh giới giữa Congo và Uganda mất đến 30 năm, sau hai lần người Bỉ gặp phải tình trạng lẫn lộn các con sông. Năm 1964, các quốc gia châu Phi độc lập, với mong muốn tránh xung đột, đã đồng ý sử dụng các đường biên giới thời kỳ thuộc địa. Nhưng họ không thực hiện nhiều nỗ lực để phân giới trên mặt đất.
Gánh nặng bây giờ đặt lên vai các viên chức phải giải quyết mớ hỗn độn này. Nhiệm vụ của họ bắt đầu với các tài liệu đầy bụi, thường nằm trong các kho lưu trữ châu Âu. Các Hiệp ước cũ có thể đề cập đến các con sông nay đã thay đổi dòng chảy, hoặc các con đường mà đã biến mất. Sau đó, các đội khảo sát sử dụng GPS phải lang thang qua các vùng đất biên giới gồ ghề, dựng các cột mốc, trấn an người dân địa phương, và ở một số nơi còn phải tránh bom mìn. Vấn đề trên hết chắc chắn là chính trị. Nhiều vùng đất biên giới được các bên mong muốn bởi có các đồng cỏ và khoáng sản: các hồ bị tranh chấp là những khu vực chứa dầu mỏ, khí đốt và cá. Biến đổi khí hậu và sự gia tăng dân số đang đặt áp lực lên các nguồn tài nguyên, làm cho mâu thuẫn trở nên khó giải quyết hơn. Cuộc tranh chấp đối với Abyei, một tỉnh nằm trên đường biên giới quốc tế tương đối mới giữa Sudan và Nam Sudan, là một ví dụ minh họa: lịch sử rối rắm của nó bắt nguồn từ bản vẽ ranh giới tỉnh vào năm 1905, và cuộc xung đột sắc tộc của nó được khắc sâu bởi cuộc nội chiến, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với các vùng đất chăn thả và các mỏ dầu mà cho đến gần đây đã tạo ra một phần tư GDP của Sudan.
Các cuộc chiến tranh giành lãnh thổ toàn diện ở châu Phi hiếm hoi hơn so với lịch sử của châu Âu. Nhưng 19 tranh chấp biên giới đang nổi lên trên khắp lục địa này, ông Fred Gateretse-Ngoga, Giám đốc Ban phòng ngừa xung đột của AU, cho biết. Vào năm 1998, Ethiopia và Eritrea đã khởi đầu một cuộc chiến tranh để giành một thị trấn biên giới, mỗi bên chỉ ra một cách giải thích khác nhau về một hiếp ước thời thuộc địa. Nigeria và Cameroon gần như đã rơi vào tình trạng tương tự vì một bán đảo (Tòa án Công lý Quốc tế đã ra phán quyết có lợi cho Cameroon vào năm 2002). Việc phân định biên giới sẽ củng cố hòa bình và hỗ trợ các nền kinh tế địa phương. Mali và Burkina Faso, đã hai lần gây chiến với nhau, bây giờ cùng chia sẻ một trạm xá y tế chung trên biên giới. Có lẽ Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo, hai quốc gia đã bắt đầu tiến hành dự án phân giới cắm mốc chung với chi phí 200.000 USD tại Vurra tháng 04 năm ngoái, nên xem xét việc chia sẻ một bãi đậu xe chung.
By L.T./ KAMPALA
Lê Thị Hồng Loan dịch
Lê Hồng Hiệp biên tập
Why Africa’s borders are a mess?
By L.T. KAMPALA
The Economist
Nov 17th 2016, 23:00
ARGUMENTS over parking spaces rarely turn into international incidents. Not so in June last year at Vurra, on the border between Uganda and the Democratic Republic of Congo (DRC). Young Congolese walked 300 metres beyond the customs post ostensibly to build a parking yard, in what they said was no man’s land. Ugandans demurred, blocking the road with logs. The border was closed for two months. Such confusion is not unusual in Africa. Only a third of its 83,000km of land borders is properly demarcated. The African Union (AU) is helping states to tidy up the situation, but it has repeatedly pushed back the deadline for finishing the job. It was meant to be done in 2012, then 2017, and now, it was announced last month, in 2022. Why is it so hard to demarcate Africa’s borders and why does it matter?
Most pre-colonial borders were fuzzy. Europeans changed that, carving up territory by drawing lines on maps. ‘We have been giving away mountains and rivers and lakes to each other,” mused the British prime minister, Lord Salisbury, in 1890, “only hindered by the small impediments that we never knew where the mountains and rivers and lakes were.” It took 30 years to settle the boundary between Congo and Uganda, for example, after the Belgians twice got their rivers muddled up. In 1964 independent African states, anxious to avoid conflict, agreed to stick with the colonial borders. But they made little effort to mark out frontiers on the ground.
Pity the bureaucrats who have to sort out this mess. Their quest begins with dusty documents, often held in European archives. Old treaties may refer to rivers which have changed course, or tracks that have disappeared. Then teams of GPS-wielding surveyors must traipse through rugged borderlands, erecting pillars, reassuring locals and in some places dodging landmines. Above everything, inevitably, is politics. Many borderlands are coveted for pasture or minerals: disputed lakes harbour oil, gas and fish. Climate change and population growth are putting pressure on resources, making conflicts harder to resolve. The contest over Abyei, on the relatively new international border between Sudan and South Sudan, is illustrative: its knotty history goes back to the drawing of provincial boundaries in 1905, and takes in ethnic conflicts sharpened by civil war, growing competition for grazing lands and oil fields that until recently produced a quarter of Sudanese output.
Full-blown territorial wars have been rare in Africa when compared to the history of Europe. But 19 border disputes are bubbling across the continent, says Fred Gateretse-Ngoga, the AU’s head of conflict prevention. In 1998 Ethiopia and Eritrea went to war over a border town, citing different interpretations of colonial treaties. Nigeria and Cameroon almost did the same over a peninsula (the International Court of Justice ruled in Cameroon’s favour in 2002). Fixing frontiers would cement peace and help local economies. Mali and Burkina Faso, which have twice gone to war, now share a joint health clinic on the border. Perhaps Uganda and the DRC, which launched a $200,000 joint demarcation exercise in Vurra last April, should consider sharing a car park.
By L.T./ KAMPALA
The Economist
* * *
Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net