Đề tài liên hệ:
- CÁC KHÍA CẠNH TOÀN CẦU CỦA CUỘC ĐỐI ĐẦU MỚI NGA – MỸ
- MỌI ĐIỀU BẠN TƯỞNG BẠN BIẾT VỀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ ĐỀU SAI (Trần Ngọc Cư dịch)
(45 years ago, Kissinger envisioned a “pivot” to Russia. Will Trump make it happen?
By John Pomfret
Phạm Nguyên Trường dịch
The Washington Post
December 14-2016
Vấn đề bây giờ là, trong cái thế giới đã thay đổi rất nhiều sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, việc xoay trục của Trump có xảy ra được hay không? Mục tiêu, ngoài việc làm cho Bắc Kinh khốn đốn, là gì? Và Mĩ sẽ phải cho Nga những gì để có thể lôi nước này ra khỏi vòng tay của Bắc Kinh?
Tổng thống Richard Nixon
và cố vấn an ninh quốc gia, Henry Kissinger
Ngày 14 tháng 2 năm 1972, Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh quốc gia, Henry Kissinger, gặp nhau để thảo luận về chuyến đi sắp tới của Nixon tới Trung Quốc. Kissinger - đã từng bí mật tới Trung Quốc trước chuyến đi lịch sử của Nixon tới Bắc Kinh – nói rằng so với Nga, người Trung Quốc “nguy hiểm không kém. Trên thực tế, đến một giai đoạn lịch sử nào đó, họ còn nguy hiểm hơn”.
Lúc đó, Kissinger còn nói rằng “sau 20 năm nữa, người kế nhiệm ông, nếu đấy là người sáng suốt như ông thì ông ta sẽ ngả về phía Nga để chống lại Trung Quốc”. Ông khẳng định rằng Mỹ, vì đang tìm cách lợi dụng sự thù địch giữa Mạc Tư Khoa (Moscow) và Bắc Kinh, nên “cần phải nhảy vào trò chơi cân bằng quyền lực này, mà không được có một tí xúc động nào. Lúc này, chúng ta cần Trung Quốc để uốn nắn người Nga và đưa người Nga vào kỷ luật”. Nhưng trong tương lai, tình hình có thể xoay sang hướng ngược lại.
Có thể xảy ra sự kiện là, gần 45 năm sau vụ đột phá trong quan hệ với Trung Quốc của Nixon, Tổng thống thứ 45 của Mỹ sẽ thực hiện lời khuyên của Kissinger? Tổng thống Obama đã cố gắng làm cho việc “xoay trục” sang châu Á trở thành hòn đá tảng trong chính sách ngoại giao của mình. Donald Trump có làm cho việc “xoay trục” về phía Mạc Tư Khoa và quay lưng với Bắc Kinh là hòn đá tảng trong chính sách ngoại giao của mình hay không?
Bằng một loạt nhận xét trên tweetter, các cuộc điện đàm, phỏng vấn và tuyên bố của các trợ lý, Tổng thống đắc cử Trump đã đưa ra tín hiệu về chính sách mới, cứng rắn hơn với Trung Quốc. Đoạn tuyết với tiền lệ kéo dài nhiều thập kỷ, ông đã nói chuyện trực tiếp với Tổng thống của Đài Loan, ngày 02 tháng 12 năm 2016 bà này đã gọi điện chúc mừng chiến thắng của ông. Hai ngày sau, trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Fox News Sunday”, Trump tỏ ra nghi ngờ chính sách một Trung Quốc - Washington, Bắc Kinh và Đài Bắc đã giữ được hòa bình ở châu Á sau chuyến đi của Nixon trong khuôn khổ chính sách đó. Ông cáo buộc Trung Quốc về thao túng tiền tệ, gian lận thương mại trong giao thương với Mỹ và thất bại trong việc giúp đỡ Mỹ trong quá trình đàm phán chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Trong khi đó, Carly Fiorina, người được coi là sẽ trở thành giám đốc cơ quan tình báo quốc gia của Trump, hôm thứ hai vừa rồi đã gặp Tổng thống mới đắc cử, sau cuộc gặp đã thông báo rằng hai người đã thảo luận về Trung Quốc, nước này “có khả năng sẽ trở thành đối thủ quan trọng nhất và là đối thủ đang lên của chúng ta”.
Về phía Nga, trong chiến dịch tranh cử, Trump đã dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin những lời tốt đẹp. Hôm thứ hai vừa qua, ông tuyên bố rằng Rex Tillerson – vốn có mối quan hệ lâu dài với Putin - sẽ là ứng cử viên cho chức ngoại trưởng. Cố vấn an ninh quốc gia của Trump là trung tướng Michael T. Flynn, đã hồi hưu, cũng được cho là có nhiều quan hệ với Nga, và cũng là người đã và đang kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Mạc Tư Khoa và Washington trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo. Và hôm chủ nhật vừa rồi, Trump còn nói rằng lời cáo buộc của Cơ quan Tình báo Trung ương rằng chính phủ Nga - bằng cách xâm nhập vào máy tính của những người điều hành chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton – nhằm giúp ông chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng trước là “nực cười”.
Tam giác Washington, Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh có vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh. Trong những năm 1950, chính quyền Eisenhower cư xử với người Nga tốt hơn hẳn so với người Trung Quốc nhằm chia rẽ nhà các nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông của Trung Quốc và Nikita Khrushchev của Liên Xô. Cấm vận thương mại của Mỹ nhắm vào Trung Quốc nghiêm khắc hơn hẳn so với những biện pháp nhằm chống lại Liên Xô; người Mỹ có thể đi thăm Liên Xô, nhưng không được đến Bắc Kinh. Và Washington đã huấn luyện quân nổi dậy người Tây Tạng.
Chính sách đó đã mang lại một số kết quả và góp phần vào việc gây ra rạn nứt trong quan hệ Xô - Trung. Thật vậy, Mao tin rằng chính sách “chung sống hòa bình” với phương Tây của Khrushchev chứng tỏ rằng Mỹ đã làm suy yếu tinh thần cách mạng của Liên Xô. Tháng 10 năm 1959, Khrushchev đến Bắc Kinh ngay sau cuộc họp với Eisenhower ở trại David, với thông báo rằng, vì Liên Xô đã cải thiện quan hệ với Mỹ, ông ta sẽ buộc phải từ bỏ thỏa thuận giúp Trung Quốc sản xuất một quả bom nguyên tử. Khrushchev cũng chuyển yêu cầu của Mỹ đòi thả năm người Mỹ đang bị giam giữ. Mao giận tím người vì Liên Xô đã tìm cách chiều lòng Mỹ.
Mười năm sau, Nixon - từng là phó tổng thống của Eisenhower - đã xét lại chính sách này và lôi kéo Bắc Kinh vào cuộc cạnh tranh toàn cầu của Mỹ với Liên Xô. Vài năm sau, Tổng thống Jimmy Carter đã tăng gấp đôi số tiền đặt cược. Như một phương tiện nhằm ngăn chặn sự lây lan của ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á, các quan chức trong chính quyền Carter đã ủng hộ cuộc xâm lược của Trung Quốc vào Việt Nam, xảy ra ngay sau khi Đặng Tiểu Bình kết thúc chuyến đi đầu tiên trong vai trò nhà lãnh đạo Trung Quốc đến Mỹ vào tháng 1 năm 1979. Các chính quyền tiếp theo của Mỹ, cả Dân chủ lẫn Cộng hòa, đều hợp tác với Trung Quốc trong cuộc chiến ủy nhiệm nhằm chống lại Liên Xô ở Angola, Afghanistan và Campuchia, làm xói mòn đáng kể sức mạnh của Liên Xô và giúp đẩy nhanh sự sụp đổ của Liên Xô.
Vấn đề bây giờ là, trong cái thế giới đã thay đổi rất nhiều sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, việc xoay trục của Trump có xảy ra được hay không? Mục tiêu, ngoài việc làm cho Bắc Kinh khốn đốn, là gì? Và Mỹ sẽ phải cho Nga những gì để có thể lôi nước này ra khỏi vòng tay của Bắc Kinh?
Quan hệ Nga - Hoa là quan hệ làm ăn. Trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, hai nước này thường xuyên ủng hộ nhau. Trong mấy thập kỉ vừa qua, Trung Quốc đã mua hơn 30 tỉ USD vũ khí của Nga và tháng 9 vừa rồi hai nước này đã tiến hành cuộc tập trận chung ở Biển Đông, vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền.
Donald Trump và Henry Kissinger
Nhưng, Nga cảm thấy bực mình vì địa vị em út trong quan hệ với Bắc Kinh. Có thời nền kinh tế Trung Quốc chỉ là một phần của nền kinh tế Liên Xô; hiện nay kinh tế Trung Quốc lớn hơn khoảng năm lần kinh tế Nga. Trong những năm 1950, thời hoàng kim của quan hệ Trung - Xô, Trung Quốc gọi là Nga “anh cả”. Bây giờ họ gọi đùa là “chị cả”.
Rõ ràng là, Putin muốn có vai trò lớn hơn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông ta sẽ đi Nhật Bản trong tuần này, theo lời mời của Thủ tướng Shinzo Abe. Nga đã bán tàu ngầm Kilo cho Việt Nam, mà nước này sẽ sử dụng nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc không còn ao tù nước đọng nghèo túng như hồi năm 1972 nữa. Nước này đã phản ứng lại cuộc điệm đàm của Trump với Tổng thống Đài Loan bằng cách đưa máy bay ném bom bay mấy vòng trên Biển Đông. Và Nga được lãnh đạo bởi một người quyết tâm khôi phục ảnh hưởng của Nga thời Liên Xô, khi nước này gieo rắc nỗi sợ hãi cho tất cả các nước trên thế giới. Việc Trump sẵn sàng nhảy vào trò chơi cân bằng quyền lực của Kissinger hứa hẹn sẽ tạo ra kỷ nguyên mới, không thể nào đoán được, trong cái thế giới mà sức mạnh của Mỹ không còn là vô địch và không bị thách thức nữa.
John Pomfret
Phạm Nguyên Trường dịch
John Pomfret từng là trưởng văn phòng đại diện của tờ Washington Post ở Bắc Kinh, tác giả cuốn Đất nước tươi đẹp và Trung Hoa: Mĩ và Trung Quốc, từ 1776 cho đến nay (The Beautiful Country and the Middle Kingdom: America and China, 1776 to the Present).
45 years ago, Kissinger envisioned a ‘pivot’ to Russia. Will Trump make it happen?
By John Pomfret
The Washington Post
December 14-2016
U.S. President-elect Donald Trump and Russian President
Vladimir Putin. (Evan Vucci/ Associated Press)
On Feb. 14, 1972, President Richard Nixon and his national security adviser Henry Kissinger met to discuss Nixon’s upcoming trip to China. Kissinger, who had already taken his secret trip to China to begin Nixon’s historic opening to Beijing, expressed the view that compared with the Russians, the Chinese were “just as dangerous. In fact, they’re more dangerous over a historical period.”
Kissinger then observed that “in 20 years your successor, if he’s as wise as you, will wind up leaning towards the Russians against the Chinese.” He argued that the United States, as it sought to profit from the enmity between Moscow and Beijing, needed “to play this balance-of-power game totally unemotionally. Right now, we need the Chinese to correct the Russians and to discipline the Russians.” But in the future, it would be the other way around.
Could it be that, almost 45 years after Nixon’s breakthrough with China, the United States’ 45th president will be taking Kissinger’s advice? President Obama tried to make a “pivot” to Asia the capstone of his foreign policy. Will Donald Trump make a “pivot” toward Moscow, and away from Beijing, a capstone of his?
With a series of tweets, phone calls, interviews and statements by surrogates, President-elect Trump has signaled a new, tough policy against China. Breaking with decades of precedent, he spoke directly with the president of Taiwan, who called on Dec. 2 to congratulate him on his victory. Two days later, in an interview with “Fox News Sunday,” Trump raised questions about the one-China policy, under which Washington, Beijing and Taipei have kept the peace in Asia since the Nixon trip. He accused China of manipulating its currency, cheating the United States on trade and failing to help the United States deal with the North Korean nuclear program. Meanwhile, Carly Fiorina, who is reportedly under consideration to be Trump’s director of national intelligence, met with the president-elect Monday and emerged from the conversation announcing that the pair had discussed China as “probably our most important adversary and a rising adversary.”
On the Russian front, Trump had kind words for Russian President Vladimir Putin on the campaign trail. On Monday, he announced that Rex Tillerson, who has had a long relationship with Putin, will be his nominee for secretary of state. Trump’s pick for national security adviser, retired Lt. Gen. Michael T. Flynn, is also believed to have ties to Russia and has argued for closer coordination between Moscow and Washington in the fight against the Islamic State. And on Sunday, Trump labeled as “ridiculous” accusations from the Central Intelligence Agency that the Russian government, by hacking into computers used by officials from the campaign of Hillary Clinton, endeavored to help him win last month’s election.
CIA officials told senators it is now “quite clear” that
electing Donald Trump was Russia’s goal. In an interview
on Fox News Sunday on Dec. 11, President-elect Trump
denied the CIA's assessment. (Victoria Walker/The Washington Post)
The triangle between Washington, Moscow and Beijing figured mightily during the Cold War. In the 1950s, the Eisenhower administration treated the Russians significantly better than the Chinese in an effort to wedge itself between China’s leader Mao Zedong and the Soviet Union’s Nikita Khrushchev. The U.S. trade embargo on China was far tighter than it was against the U.S.S.R.; Americans could travel to the Soviet Union but were banned from going to Beijing. And Washington trained Tibetan rebels to rise up against Chinese rule.
That policy bore some fruit and contributed to the Sino-Soviet split. Indeed, Mao believed that Khrushchev’s embrace of “peaceful coexistence” with the West proved that United States had weakened the U.S.S.R.’s revolutionary resolve. In October 1959, Khrushchev, fresh from meeting Eisenhower at Camp David, arrived in Beijing with the news that because the U.S.S.R. had improved relations with the United States, he would have to scrap Moscow’s agreement to help China build an atomic bomb. Khrushchev also relayed a U.S. request to release five Americans in custody. Mao was livid that the Soviets were trying to make nice with the United States.
Ten years later, Nixon reversed the policy of Eisenhower, whom he had served as vice president, and engaged Beijing in the United States’ global competition with the Soviet Union. Several years later, President Jimmy Carter doubled down. As a means to block the spread of Soviet influence in Southeast Asia, Carter administration officials approved of the Chinese invasion of Vietnam, which occurred shortly after Deng Xiaoping concluded the first trip of a Chinese leader to the United States in January 1979. Subsequent U.S. administrations, both Democratic and Republican, cooperated with China in proxy wars against the U.S.S.R. in Angola, Afghanistan and Cambodia that significantly eroded Soviet power and helped speed the Soviet collapse.
The question now is, will Trump’s pivot work in a world that has changed vastly since the days of the Cold War? What, other than bedeviling Beijing, are its goals? And what will the United States have to give Russia to pry it from Beijing’s embrace?
China’s relations with Russia are businesslike. The two routinely back each other on the U.N. Security Council. China has purchased more than $30 billion in weapons from Russia over the last several decades and in September the pair conducted a joint military exercise in the South China Sea, which China claims.
But Russia has also chafed under the impression that it is now the junior partner in its relations with Beijing. China’s economy was once a fraction of the Soviet economy; now it’s about five times larger. In the 1950s, during the heyday of Sino-Soviet relations, Chinese called Russia “big brother.” Now they jokingly call it “big sister.”
Putin is clearly interested in playing a broader role in the Asia Pacific. He is scheduled to travel to Japan this week at the invitation of Prime Minister Shinzo Abe. Russia has sold Kilo-class submarines to Vietnam, which it will use to counter Chinese expansionism in the South China Sea.
China is no longer the poor backwater it was in 1972. It responded to Trump’s call with Taiwan by flying a bomber over the South China Sea. And Russia is led by a man who is dedicated to restoring Russia’s influence to the days when the Soviet Union struck fear in countries around the world. Trump’s willingness to play Kissinger’s “balance-of-power game” promises a new era of unpredictability in a world where American power is no longer unparalleled and unchallenged.
John Pomfret
John Pomfret, a former Washington Post bureau chief in Beijing, is the author of “The Beautiful Country and the Middle Kingdom: America and China, 1776 to the Present.” (From The Washington Post).
John Pomfret is an American journalist and writer.
Biography: Pomfret was born in Milwaukee, Wisconsin, and raised in New York City. He attended Stanford University, receiving his B.A. and M.A. in East Asian Studies. In 1980, he was one of the first American students to go to China and study at Nanjing University. Between 1983 and 1984 he attended Singapore’s Institute of Southeast Asian Studies as a Fulbright Scholar, researching the Cambodian conflict.
He started his journalistic career at the Stanford Daily as a photographer. After that he worked at a newspaper in Riverside County, California, and after a year was hired by the Associated Press to work in New York City, covering the graveyard shift.
After two years with the AP in New York, in 1988, he was sent to China as a foreign correspondent, thanks to his knowledge of Mandarin and his Asian studies background. There he covered the 1989 student protests in Beijing, after which he was expelled from China because of alleged links with student ringleaders. He then worked in Bosnia, the Democratic Republic of Congo, Rwanda, Sri Lanka, Afghanistan, Iraq, Turkey and Iran. For more than 15 years he covered the armed conflicts in these countries and the politics of the post-Cold War era. He later served as the editor of the Washington Post′s weekend opinion section, Outlook.
During his career, he received several awards, including 2003's Osborne Elliot Prize for the best coverage of Asia by the Asia Society and 2007's Shorenstein Prize for coverage of Asia.
The experiences he had when he attended Nanjing University, and his perspective of the Chinese opening, are narrated in his 2006 book Chinese Lessons: Five Classmates and the Story of the New China.
Pomfret won an Alicia Patterson Journalism Fellowship in 2004 writing about education in China. In 2011, he was award the Edward Weintal Award for Diplomatic Reporting from Georgetown University for his work covering America's relations with China. He was a Fulbright senior scholar in China in 2013, where he researched a book on the interactions between Americans and Chinese. That book, The Beautiful Country and the Middle Kingdom, was published in November 2016.
He speaks, reads and writes Mandarin, and speaks French, Japanese, and Serbo-Croatian. He lives near Berkeley, California with his wife Zhang Mei and family. (From Wikipedia, the free encyclopedia)
* * *
Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net